JUDO PHYSICS I A - ASHI WAZA






" Hãy cho tôi một điểm tựa , tôi có thể nâng bổng cả trái đất lên " -. Archimedes

Nếu như Hy Lạp cổ đại có môn phái Judo thì Inzaghi chắc chắn rằng nhà bác học Ác-si -mét sẽ là một Judoka xuất sắc :!: ... nhưng có lẽ nói :" Thầy Jigoro Kano là một học trò xuất chúng của Archimedes " thì chính xác hơn .


----------------





( 1 ) - Hình bên phải cho ta thấy một hệ cân bằng :

- Bên trái đòn cân là một xô nước khối lựong m kg ( A )
- Bên phải đòn cân là một lực tác động F ( B )
- Điểm tựa ( C )
- Khoảng cách AC = l
- Khoảng cách CB = d
- g là gia tốc trọng trường
- P là trọng lượng xô nước ( A )

Vì hệ cân bằng nên : mg. l = F . d hay P. l = F . d

Do l < d ( hình vẽ ) suy ra P > F

Kết luận : Phía ( A ) của đòn cân sở dĩ không nghiêng hẳn xuống và thăng bằng với phía ( B ) là do vị trí điểm tựa ( C ) ở gần điểm A và xa điểm B .


( 2 ) - Trong hình bên trái , hai chân của ngưòi bị nâng bổng là ( A ) , đầu của anh ta là ( B ) . Phía chân nặng hơn phía đầu do tác dụng của trọng lực trái đất . Điểm tựa ( C ) lúc này là hông của người phía dưới ( Tori ) .


Kết luận : Chân Uke nặng hơn đầu Uke nhưng bởi chân ( A ) gần hông Tori ( C ) hơn là đầu ( B ) , cộng với lực kéo của hai cách tay Tori cho nên lúc này phía đầu Uke nặng hơn phía chân Uke .

Đầu đã nặng hơn chân thì ngưòi to lớn đến nhừong nào cũng phải mất thăng bằng vì vậy tất nhiên Uke bị quật ngã xuống dễ dàng .



--------------------


Tùy theo điểm tựa là chân Tori ( Ashi ) , hông Tori ( Goshi ) , vai Tori ( Seoi ) hay cổ Tori mà thầy Jigoro Kano phân chia hệ thống kỹ thuật quật của Judo thành :

Ashi Waza ( Kỹ thuật chân )
Goshi Waza ( Kỹ thuật hông )
Seoi Waza ( Kỹ thuật vai )
Sutemi Waza ( Kỹ thuật hy sinh )


Các kỹ thuật trong từng hệ thống trên sẽ được giới thiệu trong các bài nhỏ lần lựot là :

JUDO PHYSICS - PHẦN I A - Ashi Waza
JUDO PHYSICS - PHẦN I B - Goshi Waza
JUDO PHYSICS - PHẦN I C - Seoi Waza



Hagakure ( 16 - 01 - 2007 )