
Gửi bởi
Guest
Thiền !
Bố tôi có ông bạn già người Hoa, làm thầy thuốc Bắc vừa dạy võ Thiếu Lâm. Ở tuổi 70, hàm răng ông chắc và đẹp trắng như ngà, giọng nói ông san sảng, lưng thẳng như cây thông. Cách đây mấy năm ông đi rút tiền ở mấy cái máy tự động bên ngoài ngân hàng, có 2 cậu Tây con nhào vào xin tiền một cụ già Việt Nam đứng phía trước ông, mấy cậu Tây say rượu giựt lạng quạng sao đó bị ông đánh mấy cú nằm gục bên đường phải vào nhà thương, ông ra tòa được phán trắng án vì tự vệ, nhưng phạt phải trả cho mấy cậu Tây gần cả ngàn đô tiền thuốc men. Tôi nghe một câu ông nói, nhớ mãi đến bây giờ và lấy nó làm kim chỉ nam trong đời sống riêng "Thông bất thống, thống bất thông", cứ thông suốt là không đau, cứ đau là có một nơi nào tắt tị. Sự bế tắt tin thần đưa đến bết tắt thể chất: buồn giận, lo âu, thù hằn ganh ghét làm rối loạn hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn và hô hấp, bắp thịt sinh ra nhiều độc tố khiến thân thể trở nên mệt mỏi, trì trệ, bi quan, cáu kỉnh, ung nhọt... Tục ngữ Tây phương có câu "Một tâm hồn lành mạnh trong một thân thể cường tráng", người Phật tử Đông phương chúng ta thì hay chúc "Thân tâm thường an lạc", rõ ràng tâm linh và thể xác con người ảnh hưởng hỗ tương lên nhau. Nếu một người tập trung ý chí đủ mạnh, có cơ thể trong trẻo để tiếp nhận thần thức, người ấy có thể khiến một số cơ năng và tập thành thói quen, ví dụ: thức dậy đúng giờ mổi buổi sáng mà không cần để đồng hồ reo, không ăn 1,2 ngày mà thần sắc vẫn thanh thót, thậm chí có thể bỏ những thói hư như tật hút thuốc lá thật dễ dàng mà một người bình thường phải cần trợ lực của các loại thuốc hầu cung cấp Nicotine cho thân thể.
Anh Đ, bạn đồng nghiệp làm chung khoa với tôi, nói rằng mỗi khi anh bị cảm cúm, anh không dùng thuốc men gì cả dù anh là một dược sĩ bào chế đầy kinh nghiệm, chỉ lấy 2 ngày phép anh nằm nhà, uống sáng chiều 2 ly sữa và ngủ. Qua ngày thứ ba, anh trở dậy đi làm và vẫn khỏe mạnh như cũ. Anh suy nghiệm như sau "Nếu cơ thể không phải tiếu phí năng lực vào vấn đề tiêu hóa thức ăn bề bộn hoặc lao động chân tay hay trí óc quá mức, nó đủ sức tự phục hồi". Quả thật vậy khoa học ngày nay đã quá tinh vi để chứng minh xác đáng rằng cơ thể con người vốn là một cái máy siêu đẳng không bao giờ nhân loại có thể tìm cách chế ra được (điển hình như tim ta đập liên tiếp cả 50 - 60 năm không hề hư hại, bộ nhớ của ta tốt và thực dụng hơn bất cứ đĩa cứng nào, mắt tốt hơn bất cứ ống kính chụp hình nào hiện có trên thế giới v.v..), đặc biệt hơn thân thể con người có hệ thống báo động các nguy cơ sinh lý nó phải và sắp đương đầu, chỉ vì thiếu mẫn cảm, nhiều trường hợp người ta không nhận ra các tín hiệu, bỏ qua và không hiểu để sự việc trở nên quá trể (thèm ăn hay sợ ăn một món nào đó, nhức đầu, chóng mặt, lạnh nóng thất thường, ngứa ngái v.v..)
Ngoài trừ trẻ bẩm sinh khiếm tật do nguyên nhân xa hơn, con người chỉ cần luyện tập để làm phát triển thể lực hầu quân bình sự phung phí sức qua công việc hàng ngày, tục ngữ Pháp có câu khá lý thú "mỗi 1 cây số chạy bộ, 1 ngày tuổi sống dai hơn", thiếu rèn luyện thể lực cũng mai một như bất kỳ một khả năng nào khác của con người, sự luyện tập thể lực tương đối dễ thực hiện, chỉ cần một chút thiện chí và thói quen, mà trong đó võ thuật là môn tương đối tiện lợi cả đôi phần tâm và xác. Chúng ta thường bắt gặp những người hay chạy trên các hè phố hay công viên lúc sáng sớm hay buồi chiều gần tối, đôi người dắt con chó làm bạn, có người để máy nhạc nghe trong lỗ tai. Trường hợp sau, theo tôi, chỉ tốt một nửa vì tuy thân xác thân xác họ đang trao dồi nhưng tin thần họ vẫn bị đóng trong những tạp âm của đời sống xoay cuồng thay vì thong dong mở ra, hòa nhập vào cái uyên nguyên cực kỳ diễm lệ của trời đất, của thiên nhiên bao la hằng cửu, nó khiến cho con người chợt ý thức rằng nguồi gốc của sự sống là đem cho thay vì đòi lại, là cái mới tái tạo trên cái đã mất, là sự tiếp nối bất tận trong chuỗi sinh diệt làm nên kiếp nhân sinh. Cho nên, rèn luyện thể lực cũng cần thiết và đi song song với sự rèn luyện tâm linh, phải chăng một Đạt ma sư tổ bất bình trước đám sư bệnh hoạn chỉ biết ngồi đó tụng niệm những bài kinh Phật một cách vô hồn, nên người đã nổi lên tâm hùng chí làm nên một "Dịch chân kinh" hầu thay đổi bộ mặt của Thiếu Lâm Tự.
(Còn tiếp).