PDA

View Full Version : Nobuyoshi Tamura



aiki
05-01-2006, 10:09 AM
Thầy Tamura là 1 trong những ''thần tượng sống'' ở hải ngoại của hệ phái Aikikai bây giờ. Shihan đã được tổ sư gửi sang Pháp năm 1964 và từ đó tới giờ ông ấy cư ngụ tại Pháp và là 1 trong những cột trụ Aikikai Âu Châu.
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/NTAMURA.jpg

Cuối năm 2005, Shihan đã được Hombu dojo thăng cấp 9 đẳng nhưng Shihan đã xin khước từ. Nay đã về già, cách dạy của Shihan cũng rất ''hiền'' đi so với lúc còn trẻ. Shihan bây giờ chú trọng nhiều vô cách thức thở (khí) và cách thoát đòn hơn là phần kết thúc đòn.

Theo nhận xét của tui, những người đai cao và/hoặc ngũ tuần trở lên thì sẽ thích cách thầy chỉ, nhưng đối với đai thấp thì ''không ưa chuộng'' mấy vì không có quăng quật ầm ầm. Cách đánh của Shihan khá trực tiếp, vòng tròn khá nhỏ và trông rất nhẹ nhàng. Tui đã tham dự vài seminar của thầy và đã hân hạnh tập Kokyuho với thầy.

http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/Tamura-aikido.jpg

Hôm seminar đó, tui còn đai thấp và lúc cuối giờ trong khi tập Kokyuho, khi thầy đi ngang, tui làm bộ như không biết gì hết và làm sai tùm lum. Thầy thấy vậy, ngừng lại và chỉ tui. Thầy nói nắm tay thầy đi và đẩy hết sức.

Thầy thì gầy tong teo, tuy nắm chọn cổ tay thầy trong tay tui nhưng lạ lùng thay là lúc nắm hết sức, da thịt thầy cứ như là 1 cái bông goòng/ khăn thấm nước (sponge) và tui có cảm tưởng như tay tui bị ''hút'' chặt'' vào tay thầy, không làm gì được. Cảm giác thật là lạ lùng và tui không biết nói hoặc tả làm sao hết. Cứ như chuyện kiếm hiệp của Kim Dung vậy đó.

http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/tamura.jpg

Học lớp thầy nhiều người ''ghét'' lắm. Cua thì 1g mà hơn 30phút là thở và làm nóng người theo kiểu khí công. Đòn thì nhẹ nhàng, không vũ phu tý nào hết. Dân mà không hiểu khí thì ngáp mỏi cả miệng vì đòn thầy khá tế nhị. Khí và lực hông rất là nhiều, nhìn thì không thấy nhưng khi làm Uke thì biết liền. Tụi Mỹ trẻ quen tập kiêủ Yamada, Chiba và Kanai shihan bên này thì tụi nó chả hiểu chi ráo.

Muốn mời Tamura shihan tham dự seminar thì phaỉ mời ông gần 2 năm trước thì may ra mới được. Tui tui hên vì gần gũi với Yamada nên nhờ Yamada nói qua 1 câu là xong.

Cũng vì cách tập của thầy nên ngoài những học trò cao cấp của thầy, những học trò đai thấp đánh đòn không được ''thực tế'' lắm. Tui xin nói rõ. Cách thoát đòn (các thế nắm) rất là hay nhưng vì thầy không kết thúc đòn nên làm ra mất hiệu nghiệm. Mình thoát/né tấn công, làm Uke mất thăng bằng nhưng lại không ''nhấn đầu'' Uke xuống đất mà chỉ ''đâỷ'' nhẹ cho té thôi thì uổng công quá .... (cái này là tính 'hung bạo' của tui nói, chắc phải đi tu cho hiền bớt wá ...)

Tại vì không quen kết thúc đòn nên học như vậy riết thành thói quen, học sinh của thầy trông ra ''yếu đuối'' nhưng căn bản rất vững. Không phải họ không quen kết thúc đòn không, họ cũng không quen bị quăng như bịch gạo nên lúc tâp với họ mình hơi ''quê'' vì thấy mình quá vũ phu ....

Đây cái website cho mấy ngươì coi. Coi zậy thôi nhưng không phải zậy đâu nhe ...

http://www.aikido.co.at/german/reports/tamura01.shtml

Có cở 11 clip đó. Khí thầy rất mạnh và ai đã thấy rồi thì rất kính nể. Chính mắt tui thấy thầy hất 4 người Mỹ to con cỡ 5 đan trở lên, trong đó có Donovan Waite, ngươì trong Aikido 3D và cũng là 1 trong 4 người trong ban kỹ thuật chấm thi đan USAF East. Kỳ đó thầy nói 4 người kia nắm 1 đầu Jo và đâỷ hay kéo tùy ý. Thầy đứng yên, thư thả, chỉ cầm gậy bằng 1 tay, bên kia 4 người lực lưỡng mà không làm thầy nhúc nhích 1 tý nào. Sau cỡ 30 giây, thầy cười, xong kéo tới và đâỷ lui cái gậy. 4 người kia bước tới và ngã lăn ra sau, trông như con nít vậy đó. Phaỉ mắt thấy mới tin.

So với Shioda của Yoshinkan thì khác hẳn, nhưng bản lãnh thì chẳng kém gì. Thật là tùy tính người.

aikidude
05-01-2006, 10:43 AM
Bai` viết hết xẩy, anh Aiki. Tamura Sensei la` "trum`" trong mắt dude ma` :biggrin: Dude khoái nhất đon` Ikkyo của thây`. Uke ma` vô lẹ, la` té dập mặt :lol:

NgDaLat
05-01-2006, 11:37 AM
Cuối năm 2005, Shihan đã được Hombu dojo thăng cấp 9 đẳng nhưng Shihan đã xin khước từ. ....,

Hiếm ai vậy lắm ha

Bushido
08-11-2007, 09:45 PM
Có một số clip của thầy Tamura. Mời mọi người xem:

http://www.youtube.com/watch?v=d-ikl7fJCr0


http://www.youtube.com/watch?v=2iOil7fjtxA


http://www.youtube.com/watch?v=uX95981f9XQ

cucat
08-11-2007, 10:34 PM
Hehe, cc thích thầy Tamura lắm! :laugh: :laugh: , xin cảm ơn chú Aiki rất nhiều! Hehe

aiki
01-06-2008, 01:35 PM
Mới thấy cái clip này của thầy Tamura trên Youtube! Kỹ thuật sắc bén! nhìn nhẹ nhàng, trông mê quá. Cái randori, nhìn thấy thầy quăng uke nào vào uke kia hay trên đường công của uke như đã nói trong mấy bài về randori. :smile: :smile:

Kiếm thầy hay ghê!


http://www.youtube.com/watch?v=VJy6pcJY6Ac

aikidude
01-15-2008, 08:33 PM
Anh Aiki kiếm được mấy cái link nay` ở đâu ma` hay ghê. Coi thấy ghiên`.
Thank you, thank you!!! :-)

aiki
03-11-2008, 11:27 AM
Bài này được dịch ra từ nhiều bài phỏng vấn của thầy Tamura, được gom góp lại và sắp xếp theo nhiều chủ đề.


Sự khác biệt giữa võ thời xưa và võ bây giờ

Lúc xưa, võ được dạy trong trường học thay thế cho lớp thể thao. Lúc đó khg ai biết hay nói tới thể thao là gì. Thời đó, mọi người rất phục khi thấy 1 thầy TDTT làm nhửng động tác thể dục như bây giờ. Thời đó, nữ thì học Naginata, nam thì Judo hay Kendo. Học những môn võ đó là điều đương nhiên.

Giới trẻ Nhật bây giờ khg hiểu cái tinh thần, cái lối nghĩ của nước Nhật thời trước. Họ hoàn toàn khg biết những nhân vật quan trọng như tướng Nogi và những đức tính mà ông ấy tượng trưng. Những phương cách để đào tạo đức tính con người và để bảo trì truyền thống đối với họ rất xa lạ.

Vả lại, những phong tục, tập quán, cái giá trị của những phương cách đó khg còn quan trong cho họ nữa, và bây giờ, võ thuật đối với họ chả khác gì tập đánh quyền anh. Ngay cả những môn võ truyền thống như Kendo và Judo cũng chỉ còn là 1 môn thể thao và chỉ chú trọng tới thi đấu.

Bên Nhật bây giờ, những môn võ tuy được gọi là " khg có luật ", tha hồ đánh đấm tự do, tuy nói vậy nhưng khg có nguy hiểm. Cái khái niệm " sinh tử " hoàn toàn khg có trong những bộ môn đó.

http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/shihan/tamura-sensei.jpg


Hồi xưa, 1 samourai khi giao đấu, tuy chỉ với 1 cây kiếm gỗ, cũng có thể chết. Cách tập của họ làm cho họ quen thuộc với những tình thế sinh tử. Cách đó là sự khác biệt rõ giữa võ xưa và nay. Bây giờ, vận động viên, lực sĩ sẵn sàng làm đủ mọi thứ, kể cả gian lận hay uống thuốc kích thích để đoạt 1 huy chương. Chữ " VÕ " bây giờ khg là chữ võ thời xưa nửa, khg phải là " budo ", và giới trẻ khg biết budo là gì nữa.

Nhưng cũng hên là bây giờ còn 1 vài người, như thầy Kuroda để duy trì những di sản đó. Nhờ những người đó mà may ra budo vẫn sống mãi ... Lúc Nhật bản đi vào thời Meiji (Minh Trị ??), võ đạo cũng biến mất trong vòng vài chục năm. Thời đó, đâu có video và sách vở nói về võ cũng rất ít. Mặc dù vậy, Budo vẫn tồn tại được.


HKD ở ngoài nước Nhật

HKD ở ngoại quốc nói chung và Pháp nói riêng có vài cá tính riêng biệt. Dân Tây Âu lúc nào cũng muốn hiểu, muốn có 1 cái logic. Họ có thể giải thích được nhiều điều mà tôi khg thể cát nghĩa ra. Nhưng hiểu và thực hiện được lại là 1 chuyện khác.

http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/shihan/tamura-ken-005.jpg


Vũ khí trong HKD

Sư tổ là người sáng lập ra HKD. Mỗi lần Sư tổ giải nghĩ 1 đòn, ông ấy dùng vũ khí. Khg phải những môn sinh như mình lấy quyết định là tập vũ khí hay khg.

Chữ AikiKen hay AikiJo khg phải sư tổ đặt ra. Sư tổ khg có dùng tiếng gọi gì hết. Ổng chỉ lấy 1 vũ khí xong rồi ra tập ! chấm hết.


http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/shihan/tamura-leo-tamaki.jpg


Sư tổ hay dùng từ " shochikubai no ken " có nghĩa là kiếm bằng gỗ thông, tre hay cây mận. Cây thông (matsu), tượng trưng cho sống lâu (Thọ) và sự dẻo dai vì cây thông lúc nào cũng xanh khắp 4 mùa.

Cây tre (take) là biểu tượng cho sự mềm dẻo và nhuệ khí, khi mọc cao lên trời và cây mận (ume), bên Nhật, có hoa trong khi trời còn lạnh, trong cái mùa khó khăn nhất của 4 mùa, là biểu tượng cho vượt qua tất cả những khó khăn con người thường gặp.
Sư tổ khi dạy vũ khí, khg cát nghĩa gì hết. Lúc đó hầu như khg ai hiểu gì và chỉ bắt trước những động tác của sư tổ. Sư tổ chỉ nói là tấn công, chém hay đâm, và khi tấn công thì bị đánh hay chém. Tuy cá vỏ sinh ráng chăm chú nhìn, họ vẫn khg hiểu tại sao sư tổ có thề dùng những kỹ thuật đó.

Đã khg được gỉai thích, khg được chĩ bảo, đã thế, khi nhìn sư tổ thì hầu như ai cũng bị thu hút bởi sư tổ. Từ sư tổ có 1 cái uy lực phát ra làm ai cũng bị thu hút hết. Khi sư tổ nhìn học trò thì ai cũng có vẻ tội lỗi hết.

http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/shihan/tamura-tamaki-001.jpg


Khi những võ sinh thủ những gì sư tổ đã làm, họ đều khg làm được và chính họ bị chém. Tập thế nào đi nữa, khg ai làm được gì sư tổ đã làm. Vì khg ai hiểu những gì sư tổ đã làm nên chả ai học được gì hết. Nếu khg nhìn thấy thì thế nào võ sinh cũng có cảm tưởng bị lừa phỉnh. Giác quan của sư tổ rất thính. Tuy khg nhìn nhưng sư tổ nghe và biết hết những chuyện xẩy ra chung quanh ổng.


còn tiếp ...

aiki
03-22-2008, 06:11 AM
Nguồn gốc của Ken và Jo trong HKD



Sư tổ đã chế ra những kỹ thuật ken từ nhiều nguồn và nghiên cứu cá nhân.


Thầy Takeda Sokaku là 1 võ sĩ đáng sợ. Cá ba toong của ổng là 1 cây kiếm từ lúc bên Nhật cấm mang kiếm bên người. Thầy Takeda khg phải chỉ là VS của Daito-ryu mà cũng là VS kiếm đạo, của trường phái Ono-ha Itto ryu. Thầy Takeda phần lớn dạy đòn tay jujitsu, nhưng có nhiều lúc ông ấy cũng dạy xử dụng vũ khí. Thời đó, nếu có dịp thấy thầy dùng những kỹ thuật đó, phong tục thời bấy giờ khg cho phép xin được chỉ dạy đòn đã thấy. Kh ai làm vậy hết.


http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/shihan/tamura-tamaki-002.jpg



Về sau, ĐC Kisshomaru cũng có học le Kashima shinto ryu. Con rể sư tổ cũng là 1 kiếm đạo gia nổi tiếng (Nakakura Kiyoshi). 1 số học trò của sư tổ như Sugino Yoshio và Mochizuki Minoru cũng là môn sinh của trường kiếm Katori shinto ryu.

Từ bạn cho tới học trò, những người chung quanh sư tổ đều là những kiếm đạo gia lão luyện. Kiếm của sư tổ là kết quả của sự hoà hợp từ nhiều nguồn : từ kinh nghiệm cá nhân, sự nghiên cứu và gặp gỡ với 1 số VS. Những thế đó được thay đổi và trao dồi theo thời gian.

Khi tập võ (budo), phải nhìn mọi hướng, phải biết nhận xét và ghi chú những cái hay, phải dám thí nghiệm những gì mình tưởng hay, giữ lại điều tốt và loại bỏ điều dở. Học võ là phải vậy.


Sư tổ dạy học trò sống như vậy và khuyến khích tất cả mọi người phải tự học hỏi, tự tìm tòi và tìm hiểu lấy.



http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/shihan/tamura-tamaki-003.jpg



Sư tổ có chế ra những bài quyền như Ichi no tachi không ?

Những bài quyền đó là thầy Saito chế ra. Sư tổ chỉ dạy những thế kiếm " shochikubai " chứ khg chỉ bài quynề.

Thầy Hirokazu Kobayashi ở Osaka có rất nhiều kinh nghiệm với kiếm. Thầy ấy là 1 kendoka nổi tiếng. Thầy xuất thân từ 1 gia đình quý phái và cũng là 1 bạn hay tháp tùng sư tổ trong mấy chuyến du ngoạn. Thầy Kobayashi đã nói là có giúp thầy Saito xửa nhiều thế kiếm của sư tổ.

Sư tổ dạy kiếm bằng cách thực tập. Học trò tấn công và sư tổ đánh lại. Thế là học trò " ăn đòn " và sư tổ chỉ nói là nếu tấn công như vậy thì đương nhiên sẽ bị đánh thế kia ...cách học đó hơi ... nhức nhối nhưng khá hiệu nghiệm. Kinh nghiệm thầy Kobayashi đã giúo ích rất nhiều cho thầy Saito.

Saito sensei đã có công ghi ra giấy những đòn thế và kỹ thuật vũ khí mà sư tổ đã dạy.



http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/shihan/tamura-rire.jpg


Sư tổ khg có chỉ bài quyền 2 người, bất cứ ở đâu, Iwama hay Hombu dojo.

Ổng khg chỉ 1 cái gì hết, ngay cả Ikkyo. Khi nào sư tổ hứng, ổng ra xửa học trò thế lả hết. Ổng khg có biết gỉảng dạy như 1 gíao viên. Võ sinh thì khg ai dám nói 1 câu nào. Lúc đó võ sinh cứ như trẻ em lớp mẫu giáo đang nghe 1 sinh viên đại học nói chuyện: chữ hiểu chữ khg, nhưng với thời gian thì cũng hiểu được 1 phần...

Khi tập với nhau, khg bao giờ 2 vũ khí chạm nhau và gây ra tiếng động. Sư tổ tập như vậy vì đối với ổng, nếu vũ khí chạm nhau thì có nghĩa là block và khi va chạm như vậy thì có nghĩa là bị chém.




còn tiếp ...

aiki
04-01-2008, 10:57 AM
Các loại kiếm

Thầy Saito thì dùng cây bokken dầy và đặt tên là Iwama Bokken. Sư tổ thì dùng 1 cây bokken thon hơn bằng gỗ mun, kiểu Yagyu. Thầy Tamura lúc đó mong sẽ được sư tổ cho cây bokken đó, nhưng rút cuộc sư t3ô đã cho người khác. Sư tổ rất rộng rãi và độ lượng, và hay cho đồ của mình cho người khác lắm.

Khg biết lúc trẻ thì sao chứ lúc thầy Tamura làm ushideshi cho sư tổ, thì sư tổ dùng loại bokken nhẹ. Khi tập thì sư tổ lấy bất cứ bokken nào trong tầm tay, nhưng cây kiếm mà sư tổ thích thì là loại kiếm dài và thon, kiểu Yagyu shinkage hay Jiki shinkage


Yagyu shinkage

http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Divers%20aikido/250.gif



Jiki shinkage

http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Divers%20aikido/BU_BO_JIK_RYU_2.jpg




Sư tổ chỉ dùng bokken dày khi tập Tanren.

http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/shihan/tamura-nobuyoshi-kata.jpg



Jo của aikido và Jodo thì khg có gì giống nhau. Hoàn toàn khác biệt. Hình như kỹ thuật Jo của aikido là từ Yari (thương) ra. Có rất nhiều động tác giống nhau. Khi sư tổ xử dụng vũ khí, ông ấy đánh như là dùng tay khg và khi ra đòn tay khg thì như là cầm vũ khí.





Khác biệt giữa kỹ thuật kiếm của HKD, Kendo và Iaido.

Kỹ thuật thì khác nhưng cùng bản chất.

Kiếm trong Kendo, bây giờ khg có cắt nữa. Khi thi đấu, chỉ cần đụng địch thủ là thắng. Kendo bây giờ theo kiếm Tây phương, chỉ cần đụng đối thủ là xong, tuy khg đụng 1 yếu hay tử huyệt. Mấy môn đó bây giờ đã trở thành 1 trò chơi ...

Kendo là 1 bộ môn đã ráng duy trì truyền thống cổ điền, như phong trào thi đấu đã làm mất đi cái tính chất " budo ".

Nhu Đạo hiện thời cũng vậy. Cái tính chất chính của Judo là sự uyển chuyển, sự khéo léo, sự mềm dẻo cũng khg còn thấy nữa. Đa số VDV bây giờ tựa trên vài đòn chính và nhiều khi ráng áp dụng những dòn đó mặc dù tình huống khg cho phép.

Những môn này đã mất đi cái tinh hoa của nó vì cái tính cách " phải thắng ".

http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/shihan/tamura-ken-008.jpg

Sư tổ hồi xưa có 1 thời gian dùng thương nhiều lắm. Ở Dojo có 1 cây thương dài mà sư tổ hay dùng. Thầy Tamura nghe nói là lúc xưa, sư tổ nổi tiếng với kỹ thuật dùng thương trước khi được mọi người để ý tới kỹ thuật tay khg.

Sư tổ cũng biết xử dụng lưỡi lê nữa. Hình như có 1 phim quay khoảng thập niên 193x trong đó có thấy sư tổ biểu diễn lưỡi lê.


Chưa bao giờ thầy Tamura thấy sư tổ dùng dao (tanto). Lúc đó, dân anh chị, thế giới đen chuyên dùng dao. 1 hôm, 1 tên du đãng có hỏi phải làm sao nếu gặp người dùng dao tấn công. Đòn dao là do mấy sư huynh sáng chế ra. Buổi biểu diễn đó rất là ngoạn mục.





Tân môn sinh nên chú trọng tới những điểm nào ?

Tân môn sinh nên chú trọng tới 4 điểm : dạng của đòn, lý thuyết căn bản, bộ pháp và thân pháp. 4 điểm này đi chung với nhau và phải coi như là 1. cái đòi hỏi này khó, nhưng phải để ý tới 4 điểm đó từ lúc đầu.


Khi tập, khg nên phân tích 1 đòn ra nhiều động tác. Nguyên cơ thể phải hoà hợp di chuyển. 1 đòn sẽ khg thành công nếu khg liên tục. Vì dụ như đ ixe đạp, khg thể nào phân tích động tác đạp, động tác lái xe, động tác thắng ...


HKD cũng vậy. Khg thể phân tích 1 đòn ra nhiều động tác. Cách học HKD đó và khg có cách nào khác hết. Lúc đầu thế nào cũng có sự xê lệch giữa nhửng động tác, nhưng với thời gian, cơ thể sẽ quen và những xê lệch đó sẽ khg còn nữa.



http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/shihan/tamura-ken-005.jpg


Khi tập, người võ sinh phải tập hết mình, vững chắc (Kotai) nhưng vẫn phải mềm dẻo, khg gồng cơ bắp (jutai). Cũng cùng lối nghĩ đó, mềm dẻo khg có nghĩa là chiều ý (chiều ý nage / uke). Cũng như cơ thẻ con người. Ở phía trong là xương, xong tới thit và da. Xương da và thịt lúc nào cũng đi chung với nhau như 1 khối. Cái cứng phải có trong sự mềm dẻo, và sự mềm dẻo phải có trong cái cứng.

Nắm vững 2 phần đó rồi mới uyển chuyển (Ryutai) và sau cùng là tới Kitai, sự cảm nhận, ra đòn, bao trùm khi địch thủ mới có ý định tấn công

Bước đầu của học võ (Shu) là theo lời giảng dạy của thầy 1 cách chu đáo cho tới khi làm được kỹ thuật y hệt thầy những kỹ thuật được chỉ.

Giai đoạn tới là (Ha),tìm hiểu được quan hệ lien quan khi thay đổi vài chi tiết của đòn.

Sau cùng là giai đoạn Ri,. Lúc này là mình tìm kiếm thấy đường hướng riêng của mình.

Thời buổi này, rất nhiều người bắt đầu bằng giai doạn Ri ... vì họ khg làm được những gì HLV chỉ nên họ tự kiếm ra cách đánh lấy. Họ khg làm được điều này nên họ làm điều khác.

Khi thầy chỉ hay sửa 1 võ sinh, nhiều người nói là họ khg cách nào làm được. Đối với họ thật là vô dụng khi ráng làm những gì họ khg làm được.
Học võ là phải thử những điều mà mình khg làm được. Khg có cách nào khác hết.



còn tiếp ...

David
04-01-2008, 06:57 PM
Bài này hay quá anh Aiki ơi :friends:

lanhtu
04-02-2008, 03:20 AM
bài hay tuyệt, có thể coi đây như 1 tổng hợp nhỏ về lịch sử đòn thế aikido vậy, cang đọc càng hay :laugh:
phần hướng dẫn cuối dành cho tân môn sinh thật hữu ích quá

Tân môn sinh nên chú trọng tới những điểm nào ?

Tân môn sinh nên chú trọng tới 4 điểm : dạng của đòn, lý thuyết căn bản, bộ pháp và thân pháp. 4 điểm này đi chung với nhau và phải coi như là 1. cái đòi hỏi này khó, nhưng phải để ý tới 4 điểm đó từ lúc đầu.


Khi tập, khg nên phân tích 1 đòn ra nhiều động tác. Nguyên cơ thể phải hoà hợp di chuyển. 1 đòn sẽ khg thành công nếu khg liên tục. Vì dụ như đ ixe đạp, khg thể nào phân tích động tác đạp, động tác lái xe, động tác thắng ...


HKD cũng vậy. Khg thể phân tích 1 đòn ra nhiều động tác. Cách học HKD đó và khg có cách nào khác hết. Lúc đầu thế nào cũng có sự xê lệch giữa nhửng động tác, nhưng với thời gian, cơ thể sẽ quen và những xê lệch đó sẽ khg còn nữa.


Khi tập, người võ sinh phải tập hết mình, vững chắc (Kotai) nhưng vẫn phải mềm dẻo, khg gồng cơ bắp (jutai). Cũng cùng lối nghĩ đó, mềm dẻo khg có nghĩa là chiều ý (chiều ý nage / uke). Cũng như cơ thẻ con người. Ở phía trong là xương, xong tới thit và da. Xương da và thịt lúc nào cũng đi chung với nhau như 1 khối. Cái cứng phải có trong sự mềm dẻo, và sự mềm dẻo phải có trong cái cứng.

Nắm vững 2 phần đó rồi mới uyển chuyển (Ryutai) và sau cùng là tới Kitai, sự cảm nhận, ra đòn, bao trùm khi địch thủ mới có ý định tấn công

Bước đầu của học võ (Shu) là theo lời giảng dạy của thầy 1 cách chu đáo cho tới khi làm được kỹ thuật y hệt thầy những kỹ thuật được chỉ.

Giai đoạn tới là (Ha),tìm hiểu được quan hệ lien quan khi thay đổi vài chi tiết của đòn.

Sau cùng là giai đoạn Ri,. Lúc này là mình tìm kiếm thấy đường hướng riêng của mình.

Thời buổi này, rất nhiều người bắt đầu bằng giai doạn Ri ... vì họ khg làm được những gì HLV chỉ nên họ tự kiếm ra cách đánh lấy. Họ khg làm được điều này nên họ làm điều khác.

Khi thầy chỉ hay sửa 1 võ sinh, nhiều người nói là họ khg cách nào làm được. Đối với họ thật là vô dụng khi ráng làm những gì họ khg làm được.
Học võ là phải thử những điều mà mình khg làm được. Khg có cách nào khác hết.

em cũng bắt đầu sai lầm với cái Ri đó rồi :wacko: thật may là vẫn chưa muộn để thay đổi :suicide:

em cảm ơn anh Aiki rất nhìu, các tài liệu của anh về các thầy thực sự làm em càng ngày càng thấy được sự cuốn hút (và cả hơi huyền bí:laugh: ) của Aikido, càng ngày càng bất ngờ và cuốn hút :laugh:

cucat
04-02-2008, 03:37 AM
Con xin cảm ơn chú Aiki rất nhiều! Hehe, bài hay quá chú ơi ! :laugh: :smile:

thevagrant
04-02-2008, 05:37 AM
Có vài dòng nhắn nhủ với tân môn sinh mà thấm thía quá !
Cảm ơn anh Aiki nhiều.

aiki
04-02-2008, 06:23 AM
Khg ngờ những lòi thầy nhắn mà mấy người thích thế!:biggrin: :biggrin:

Vài câu nhưng công nhận là thấm thía! cái khổ là nếu HLV chỉ sai mà bắt chước theo thì cũng "tiêu" luôn. Nếu thầy hay HLV mà đúng lò ra thì những gì thầy nói quá đúng!:blink: :blink: :friends: :friends:

Mong rằng vài câu nói này giúp tân hay cựu môn sinh có được 1 cách nhìn mới với cách tập của HKD! Sắp sửa có thêm 1 bài nữa về cách tập đó!:smile: :smile:

Bài tới bề thầy Tamura sẽ có nhiều điều "vui" lắm! nhớ đón đọc nhe! (quảng cáo ghê chưa?) :laugh: :laugh: :laugh:

NgDaLat
04-02-2008, 12:42 PM
Đang đợi đọc đây anh aiki. Dịch mau mau nha.

aiki
04-18-2008, 07:25 AM
Sau đây là chuyện 1 người học trò thầy Tamura, tên Leo, kể lại khi anh ấy sang Nhật làm việc và có vô Hombu dojo ghi tên học và tập với thầy Tamura.

Thầy Tamura có cho anh ấy hay là sẽ về Nhật vào khoảng tháng 9. Leo hay gặp thầy ở lớp của thầy Sasaki.

Có rất nhiều thầy hay về Nhật chơi. Thầy Tamura khác mấy thầy khác là khi về Nhật, thầy hay tới Hombu như 1 võ sinh thường để tập chứ khg phải để đứng lớp. Leo thật sững sờ khi thấy thầy Tamura đi vô lớp như bất cứ 1 người võ sinh nào đó.

Leo đã có dịp tập với thầy Tamura trong những trường hợp trên. Thường thường thì có 3-4 người tới tập chung với thầy Tamura và thầy chấp nhận chuyện đó, tập với những người đó như là mèo vờn chuột, ra đòn 1 cách dễ dàng. Thời đó leo chưa nhiều kinh nghiệm với HKD và hay tập với 1 số đệ tử nội trú của Hombu. Sau mỗi buổi tập với thầy Tamura, ai cũng mệt đừ và thầy lúc nào cũng chỉ cho 1 vài mánh trước khi ra về.

Cách đây vài ngày, thầy Tamura chịu tập với Leo nguyên cả giờ và khg tập với ai khác hết. Kết quả là Leo chưa bao giờ mệt nhừ như vậy.


http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/shihan/tamura-005.jpg


Trong lớp đó, mọi người chỉ tập kỹ thuật căn bản : Ikkyo, irimi nage, Kokyuho và Shihonage. Mới sau vài phút tập mà Leo đã ra mồ hôi nhễ nhại. Sau 15 phút thì bắt đầu hết hơi, tới 20 phút thì cơ thể như tê liệt, nhất là ở vai và chân.


Trình độ kỹ thuật của Leo khg được cao cho lắm, nhưng về thể lực thì Leo tự coi như là kha khá. Nhịp tim cỡ 60/phút, 700 cái tập bụng (sit-up) và 150 cái hít đất là chuyện thường tình. Vả lại, Leo cũng nghĩ là mình biết thả lỏng cơ thể, khg dùng sức cơ bắp khi ra đòn ... Với trình độ đó, Leo nghĩ mình sẽ khg tệ đến nỗi nào ... và có thể tập với thầy Tamura.


Kết cưộc là Leo nhận thấy hắn còn xa mục đích lắm. Thầy Tamura, như 1 tấm gương phản chiếu, đã cho Leo thấy " sự thật phũ phàng " ...


Trong suốt buổi tập, có 1 ushideshi và 1 HLV khác quan sát thầy Tamura. 15 phút chót, thầy Tamura đã rủ đệ tử nội trú đó tới tập với thầy và Leo.


Leo rất mừng vì có người " tới cứu ". Có thêm 1 người thứ 3 vô tập thì Leo có chút thì giờ để thở, và cho vai và chân có vài giây, vài phút để nghỉ ngơi.


http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/shihan/tamura-ken-005.jpg


Người ushideshi khá to con, khoảng 1,80m và cỡ 80kg. Người ấy rất khỏe và hay dùng sức để áp dụng đòn. Mỗi lần dùng sức là hắn bị thầy Tamura chận. Ý thầy là muốn cho hắn thấy là đối với 1 người có kinh nghiệm, dùng sức là vô dụng. Sau khi ráng vô đòn mấy lần nhưng đều khg làm được gì, Leo nhận thấy người ushideshi bắt đầu nổi nóng.


1 chuyện khg thể ngờ với 1 ushideshi, hắn càng ngày càng dùng sức để vô đòn và hắn dùng luôn đủ mọi thủ đoạn để quật thầy Tamura xuống đất. Thầy Tamura nghiêm khắc nhắc hắn nhiều lần nhưng hắn khg nghe lời.


3 người thay phiên nhau tập với nhau, và Leo cảm thấy khg khí càng lúc càng căng thẳng, nhất là với người đệ tử nội trú. Mấy phút chót là tập tự do, kiểu randori, ai muốn tập hay làm gì thì làm. Lúc này thì gã usideshi như mất tự chủ, hắn mấy lần có ý định quét chân thầy Tamura, xô, đẩy và làm đủ mọi cách để đánh thầy, nhưng thành vô dụng vì mọi thủ đoạn của hắn đều bị thầy Tamura chận đứng. Hắn khg làm được bất cứ 1 đòn nào.


Khi thầy đứng lớp kêu mãn lớp, thầy Tamura kềm chế người ushideshi 1 cách bất ngờ, đè hắn xuống dất, vừa ngồi lên đầu hắn, vừa khoá tay. Lúc đó, tất cả những võ sinh tập phía sau đều chứng kiến bài học của người đệ tử nội trú.


Chuyện này đã làm Leo suy nghĩ khá nhiều.

http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/shihan/tamura-ken-004.jpg

Thầy Tamura có thể để cho gã ushideshi muốn làm gì thì làm khi thấy hắn khg cởi mở. Thầy có thể cho hắn 1 bài học " nhẹ " hơn khg ?


Cử chỉ và thái độ của người đệ tử nội trú thật là quá đáng. 1 người 4 hay 5 dan phải biết tự kềm chế, mặc dù cách chỉ dạy của thầy Tamura có thể làm bực mình nếu khg quen. Vả lại, nếu hắn muốn " thử " thầy Tamura thì cũng khg nên làm như là đánh nhau ngoài đường với mấy đòn quét, móc chân hay bất cứ động tác nào đó khg thích hợp với 1 lớp võ.


Cũng có thể là thầy Tamura có bổn phận với sư tổ và môn võ thầy đã được sư tổ truyền cho. Leo nghĩ là cái lỗi lầm nghiêm trọng mà người ushideshi đã làm, và cũng có thể vì thiếu thời gian (hết lớp) là những lý do thầy Tamura quyết định cho hắn 1 bài học...


Rút cuộc, gã ushideshi đã xin lỗi và cám ơn thầy Tamura. Thầy chì nhắc là phải mài nhẳn đòn thế thay vì dùng sức... Leo mong rằng người kia đã hiều bài học đó !


Đối với Leo, hắn vừa chứng kiến 1 bài học vô giá. Nội nhìn thấy 1 ông già 74t, khg hơn 40 kg, đuà cợt với 2 thanh niên trong lúc tam tuần, cân nặng gấp đôi, và thể lực khá hoàn hảo... Leo nhận thấy đoạn đường hắn còn dài nếu muốn áp dụng thả lỏng và sư mềm mại trong Aikido.


2 ngày sau hôm đó, Leo vẫn còn rêm. Những đau nhức đó nhắc nhở hắn những lỗi lầm đã làm trước 1 người mềm dẻo và thả lỏng : hắn đã ráng dùng sức chân và vai để khắc chế sự thả lỏng ... hắn còn nhớ là bộ đồ võ hắn ướt, chả khác gì cái khăn lau nhà sau lớp học.


Ngược lại, thầy Tamura khg có đến 1 giọt mồ hôi


Khoảng cách giữa 2 người là 1 cái hố to đùng và thầy Tamura là 1 nguồn cảm hứng 1 thần tượng để bắt chước !!!

Các bạn nghĩ sao về cử chỉ thầy Tamura?:unsure: :unsure:

myukyu
04-21-2008, 02:35 PM
Em thấy đúng là 1 bài học cho tên kia!:wacko: :wacko:

levan
04-21-2008, 09:12 PM
Hay quá, nhờ tình cờ có một đệ tử thô lỗ nên cá nhân Leo và tất cả chúng ta mới có dịp hiểu thêm tài năng và đức độ của một bậc thầy aikido. Thầy Tamura trình độ 9 đẳng nên chuyện thầy giỏi là điều đương nhiên, một mình vờn hai thanh niên to con biết võ cũng là bình thường. Điều đáng yêu là thầy giản dị điềm đạm, đến hombu như một võ sinh bình thường và vui vẻ tập luyện hướng dẫn cho các võ sinh khác. Gặp một tên học trò lỗ mãng vô lễ mà cũng không nổi nóng la mắng hay mạnh tay trừng phạt mà chỉ nhắc nhở và đợi đến cuối buổi tập mới kềm chế khá nhẹ nhàng. Không hiểu từ trẻ thầy vốn đã hiền hoà hay vì sống ở Âu châu lâu năm nên nhiễm cách hành xử phóng khoáng bình đẳng ? Qua việc trên không chỉ đám học trò được mở mắt thêm mà chính các võ sư cao đẳng cũng học thêm rất nhiều.

dantran
04-21-2008, 09:20 PM
Người ushideshi khá to con, khoảng 1,80m và cỡ 80kg. Người ấy rất khỏe và hay dùng sức để áp dụng đòn. Mỗi lần dùng sức là hắn bị thầy Tamura chận. Ý thầy là muốn cho hắn thấy là đối với 1 người có kinh nghiệm, dùng sức là vô dụng. Sau khi ráng vô đòn mấy lần nhưng đều khg làm được gì, Leo nhận thấy người ushideshi bắt đầu nổi nóng.


1 chuyện khg thể ngờ với 1 ushideshi, hắn càng ngày càng dùng sức để vô đòn và hắn dùng luôn đủ mọi thủ đoạn để quật thầy Tamura xuống đất. Thầy Tamura nghiêm khắc nhắc hắn nhiều lần nhưng hắn khg nghe lời.


3 người thay phiên nhau tập với nhau, và Leo cảm thấy khg khí càng lúc càng căng thẳng, nhất là với người đệ tử nội trú. Mấy phút chót là tập tự do, kiểu randori, ai muốn tập hay làm gì thì làm. Lúc này thì gã usideshi như mất tự chủ, hắn mấy lần có ý định quét chân thầy Tamura, xô, đẩy và làm đủ mọi cách để đánh thầy, nhưng thành vô dụng vì mọi thủ đoạn của hắn đều bị thầy Tamura chận đứng. Hắn khg làm được bất cứ 1 đòn nào.


Khi thầy đứng lớp kêu mãn lớp, thầy Tamura kềm chế người ushideshi 1 cách bất ngờ, đè hắn xuống dất, vừa ngồi lên đầu hắn, vừa khoá tay. Lúc đó, tất cả những võ sinh tập phía sau đều chứng kiến bài học của người đệ tử nội trú.

Cử chỉ và thái độ của người đệ tử nội trú thật là quá đáng. 1 người 4 hay 5 dan phải biết tự kềm chế, mặc dù cách chỉ dạy của thầy Tamura có thể làm bực mình nếu khg quen. Vả lại, nếu hắn muốn " thử " thầy Tamura thì cũng khg nên làm như là đánh nhau ngoài đường với mấy đòn quét, móc chân hay bất cứ động tác nào đó khg thích hợp với 1 lớp võ.


Tôi cứ tưởng người 4 hay 5 dan tại Hombu dojo là rất giỏi (vì nếu không giỏi thì hệ thống thi lên đai có vấn đề). Bây giờ mới biết không hẳn như vậy. Trình độ như vậy vẫn dùng sức để vào đòn, chỉ biết nổi nóng, nhất là người Nhật, đệ tử nội trú lại không biết tôn trọng người già cả không cần biết võ giỏi hay không :nea: :nea:

cucat
04-21-2008, 09:42 PM
Nếu là em, khi tập em cũng có thể nổi nóng như bình thường, và việc người đệ tử nội trú kia ra hết sức tập với thầy Tamura thì em thấy cũng chẳng có gì sai. Tại sao lại không cho phép anh ấy dùng sức như vậy ? Mỗi giai đoạn họ có một suy nghĩ khác nhau và qua kinh nghiệm sẽ có nhận thức hơn trong môn võ của họ. Em thấy chẳng có gì sai đối với anh học trò kia cả. Và qua đó lại càng thấy thầy Tamura pro thật.
Nếu đã tập võ và cùng lên sân võ, việc tôn trọng già trẻ lớn bé thì ko nên, bởi nó làm mình bị bó hẹp trong suy nghĩ. Đã lên sân thì ko có tạp niệm như vậy. Tập và tập thôi. Cái quan trọng là mình học được gì sau đó, con ngừoi ai cũng phải sai lầm, có sai lầm rùi mới nhận thức. Anh học trò kia qua bài học trên biết đâu lại thay đổi được cách nhìn và cách tập của ảnh về Aikido. Những lúc như vậy mới thật sự là mình mới biết trình độ của mình ra sao và phải để ý những gì.....

levan
04-21-2008, 10:28 PM
... Em thấy chẳng có gì sai đối với anh học trò kia cả ... con ngừoi ai cũng phải sai lầm, có sai lầm rùi mới nhận thức.
Một môn sinh sơ cấp nếu nổi nóng còn hiểu được nhưng một nội đệ tử hombu mang vài ba đẳng mà còn nóng nảy như thế thì đáng trách lắm chứ cucat ? Mà tại sao phải nổi nóng khi không quật ngã nổi một bậc đại sư như Tamura, bộ tức lên và dùng sức sẽ khá hơn sao ? Đang trong giờ tập luyện giữa các đồng môn chứ có phải một cuộc tranh tài giữa các võ phái đâu mà phải găng thế. Ngay trong các phái võ cương các võ sinh cũng luôn được nhắc nhở phải bình tĩnh, đừng để sự tức giận nóng nảy che mờ lý trí và làm giảm khả năng chiến đấu. Huống chi trong môn võ hoà bình như aikido mà nóng nảy thì làm sao thả lỏng và hoà hợp gì nổi nữa ? Ai cũng có lúc sai lầm nhưng càng lên cao càng phải ít sai lầm đi, chứ một tứ đẳng huyền đai mà còn phạm những lổi ấu trĩ như một đai trắng thì còn gì mà biện minh được !

lanhtu
04-22-2008, 05:55 AM
Trong lớp đó, mọi người chỉ tập kỹ thuật căn bản : Ikkyo, irimi nage, Kokyuho và Shihonage. Mới sau vài phút tập mà Leo đã ra mồ hôi nhễ nhại. Sau 15 phút thì bắt đầu hết hơi, tới 20 phút thì cơ thể như tê liệt, nhất là ở vai và chân.

2 ngày sau hôm đó, Leo vẫn còn rêm. Những đau nhức đó nhắc nhở hắn những lỗi lầm đã làm trước 1 người mềm dẻo và thả lỏng : hắn đã ráng dùng sức chân và vai để khắc chế sự thả lỏng ... hắn còn nhớ là bộ đồ võ hắn ướt, chả khác gì cái khăn lau nhà sau lớp học.


Ngược lại, thầy Tamura khg có đến 1 giọt mồ hôi

vậy thầy đã ra đòn bằng cách nào và phương pháp thả lỏng là thế nào, đến bây giờ em vẫn chưa hiểu nguyên tắc thả lỏng trong aikido là phải làm gì,các anh có thể giải thích lại 1 chút về điều này được ko ạ :suicide:

aiki
04-22-2008, 06:52 AM
Tôi cứ tưởng người 4 hay 5 dan tại Hombu dojo là rất giỏi (vì nếu không giỏi thì hệ thống thi lên đai có vấn đề). Bây giờ mới biết không hẳn như vậy. Trình độ như vậy vẫn dùng sức để vào đòn, chỉ biết nổi nóng, nhất là người Nhật, đệ tử nội trú lại không biết tôn trọng người già cả không cần biết võ giỏi hay không

Anh dantran chớ nên nhẩy tới kết luận lẹ như vậy!

Dùng sức có nhiều loại lắm. Gồng hay khg gồng. Trong mỗi trường hợp lại có nhiều mức độ khác nhau. Ví dụ như seminar tháng 4 vừa rồi ở Saigon, 2 thầy Nhật 5-6 dan gì sang đó, đối với anh họ có dùng sức hay khg?

Cách đánh của họ đòn đâu ra đó, trông vững chắc và ra nét võ, nhưng đối với thầy Tamura và Endo thì là dùng sức. Họ khg gồng nhưng họ khg hoàn toàn thả lỏng như 2 Shihan kia. Tui đã tập và làm uke cho thầy Tamura nhiều lần nên hiểu rõ cách tập của thầy. Ai khg quen hay tự ái cao sẽ khg thích vì thấy mình như đứa con nít. Tui chắc chắn 100% là gã deshi kia lần đầu tiên tập vói thầy Tamura.

1 cách nhìn khác nữa là thầy Tamura ở Âu châu khá lâu nên nhiều người bên Nhật khg biết thầy. Khi khg biết thì cũng khg nể luôn. Trong aikido cũng politic nhiều lắm. Mấy thầy 7-8 dan bây giờ phần đông là học trò của ĐC Kisshomaru và cái nhóm 4-6 dan thì là theo đương kim ĐC. Trong làng võ, tuy cùng lò nhưng chỗ nào cũng có người này khg nể người kia.

Thầy Tamura đã khước từ 9 dan cách đây vài năm. Lý do chính là thầy khg quan tâm tới đai đẳng nhưng theo lời đồn thì tại vì thầy thấy bên Hombu ít người nể thầy ...:nea: :nea:

aiki
04-22-2008, 06:59 AM
Nếu là em, khi tập em cũng có thể nổi nóng như bình thường, và việc người đệ tử nội trú kia ra hết sức tập với thầy Tamura thì em thấy cũng chẳng có gì sai.


mình nổi nóng vì mình tự bực mình thì khg sao, nhưng nổi nóng mà có ý đả thương bạn tập là điều tối kỵ. Những võ sinh mà như vậy lúc xưa, phạt nhẹ là bị đuổi khỏi lớp, nặng thì đuổi khỏi võ đường luôn đó.

Như anh levan nói, đã là deshi mà có những hành động như vậy thì khg chấp nhận được. Những người mà cứ tưởng mình giỏi rồi thì hay có cử chỉ như vậy lắm. Nên bình tĩnh, khiêm nhường và học hỏi xem tại sao mình khg làm gì được rồi xửa là hay nhất.

Tập như vậy chỉ có hại cho bản thân thôi:wacko: :suicide: :suicide:




vậy thầy đã ra đòn bằng cách nào và phương pháp thả lỏng là thế nào, đến bây giờ em vẫn chưa hiểu nguyên tắc thả lỏng trong aikido là phải làm gì,các anh có thể giải thích lại 1 chút về điều này được ko ạ

LT học HKD được bao lâu rồi? Tui tới kỳ seminar với thầy Endo cách đây vài tuần mới ý thức được hiểu quả và cách thả lỏng thôi. Tui có post trong 1 bài nào đó cách thả lỏng vai qua cách làm ukemi chậm (hình như trong phần nhật ký thì phải). Khi có thì giờ sẽ kiếm thử và pót vô 1 bài trong box kỹ thuật sau. Tới giờ, tu ikhuyên nên tập theo cách thầy Tamura nói, qua mấy giai đoạn su-ha-ri gì đó cho thuộc và hiểu đòn trước đi.

lanhtu
04-23-2008, 03:05 AM
vâng, em cũng hiểu là tập cần đi qua lần lượt từng giai đoạn, giờ em mới chỉ học aikido được hơn 1 năm, và em vẫn đang tập nhớ đòn và cố hiểu đòn :unsure:

myukyu
04-23-2008, 12:56 PM
Bài thả lỏng của anh Aiki

http://www.hiepkhidao.com/Default.aspx?g=posts&t=594

dantran
04-23-2008, 01:43 PM
Tôi cứ tưởng người 4 hay 5 dan tại Hombu dojo là rất giỏi (vì nếu không giỏi thì hệ thống thi lên đai có vấn đề). Bây giờ mới biết không hẳn như vậy. Trình độ như vậy vẫn dùng sức để vào đòn, chỉ biết nổi nóng, nhất là người Nhật, đệ tử nội trú lại không biết tôn trọng người già cả không cần biết võ giỏi hay không

Anh dantran chớ nên nhẩy tới kết luận lẹ như vậy!

Dùng sức có nhiều loại lắm. Gồng hay khg gồng. Trong mỗi trường hợp lại có nhiều mức độ khác nhau. Ví dụ như seminar tháng 4 vừa rồi ở Saigon, 2 thầy Nhật 5-6 dan gì sang đó, đối với anh họ có dùng sức hay khg?

Cách đánh của họ đòn đâu ra đó, trông vững chắc và ra nét võ, nhưng đối với thầy Tamura và Endo thì là dùng sức. Họ khg gồng nhưng họ khg hoàn toàn thả lỏng như 2 Shihan kia.

Anh Aiki nói rất chính xác, các thầy 5,6 dan qua hướng dẩn Seminar tại VN đối với các thầy Tamura hay Endo chắc là dùng sức rồi (chưa bao giờ gặp mặt thầy Tamura hay thầy Endo, tôi chỉ có xem qua you tube mà thôi). Nhưng hoàn toàn nhất trí với anh Aiki.
Lý do tôi kết luận như trên là từ các lý do sau:

Leo, kể lại khi anh ấy sang Nhật làm việc và có vô Hombu dojo ghi tên hoc Thời đó leo chưa nhiều kinh nghiệm với HKD
Trình độ kỹ thuật của Leo khg được cao cho lắm, nhưng về thể lực thì Leo tự coi như là kha khá. ... Leo nhận thấy người ushideshi bắt đầu nổi nóng.

1 chuyện khg thể ngờ với 1 ushideshi, hắn càng ngày càng dùng sức để vô đòn
nhìn thấy 1 ông già 74t,

Hiện nay thầy Tamura là 75 tuổi, vậy câu chuyện trên xẩy ra khoảng 1 hay 2 năm vừa qua. Lời lẽ dùng sức là do anh Leo nói, theo anh ta, trình độ của chính anh chưa khá lắm, nên sự dùng sức phải khá rõ ràng. Như tôi tập Aikido gần 10 năm, nhưng khả năng để phân biệt giỏi dở cho các thầy từ 5 hay 6 dan trở lên rất ư là khó khăn vì thấy thấy nào cũng giỏi hơn mình quá nhiều.

Rất cám ơn các bài viết của các anh chị em trong HKD.com nhất là anh Aiki, nó đã làm cho kiến thức tôi mở rộng :smile:

aiki
06-17-2009, 08:44 AM
Đây là 'dung nhan' của Leo, người kể chuyện thầy Tamura 'chỉnh' 1 ushideshi ở Hombu Dôjo. Leo khiêm nhường nên nói là trình độ chưa khá lắm, nhưng thật ra là anh ấy đã 4 dan rồi. chắc anh ấy nói chưa khá so với thầy Tamura quá!o:) o:) o:)


http://i344.photobucket.com/albums/p353/hkd_com/Divers/leo_tamaki-stagesukidojo.jpg

wago
08-22-2009, 09:10 PM
Post vài clip của Leo Tamaki

http://www.youtube.com/watch?v=xhrCzyNyWD8[/ideo]

[video=youtube;BXFf5Ee7W4g]http://www.youtube.com/watch?v=BXFf5Ee7W4g&feature=channel

aiki
07-12-2010, 07:34 PM
Hôm nay mới đi nghỉ hè về, đi tập lại vô võ đường hay tin thầy Tamura vừa qua đời hôm thứ 6 tuần trước, ngày 9 tháng 7 2010. Thầy bị chết vì cancer và đã nhập viện từ vài tuần nay.

Thêm 1 cây cổ thụ của làng Aikido thế giới đã ra đi.

Xin báo tin buồn này cho tất cả ACE. Khi có thêm tin tức tui sẽ post tiếp!

aikidokaffee
07-13-2010, 04:37 AM
Nghe rằng Seminar vào tháng 11 tới đây tại Hà nội Việt nam thì thầy qua.

Tôi đã hy vọng và mong ước được tận mắt nhìn tận tay nắm thử cây đại thụ của Aikido thế giới, một người Thầy đúng nghĩa cả trong Dojo lẫn ngoài Cuộc sống. Vậy mà thầy đã vội đoàn tụ với Tổ sư.

Xin cùng chia buồn tới gia đình Thầy và những ai yêu quý Aikido khắp thế giới.

khunglongcon
07-13-2010, 06:49 AM
hix,KLC mới xem trên wiki, thầy Tamura mất vì ung thư tuyến tụy.
Buồn thật, thần tượng của nhiều aikidoka trên thế giới đã ra đi.....

aiki
08-20-2010, 10:21 PM
Hôm nay có chút thì giờ nên lên post vài tin tức về đám tang thầy Tamura.

HLV tui có sang Âu châu đi nghỉ hè và có hẹn với thầy Yamada sẽ tới seminar thường niên mà thấy Tamura luôn tổ chức vào cuối tháng 7. Như mọi năm, Seminar năm nay được tổ chức tại Lesneven (bắc nước Pháp), từ 11 tới 18 tháng 7.

Thầy Tamura mất vào ngày thứ 6 và seminar do thầy tổ chức được dự định vào ngày thứ 7 (hôm sau ngày thầy mất).

Với hung tin đó, seminar vẫn khg hoãn bỏ và thầy Yamada vẫn tiếp tục đứng lớp (năm nào thầy Yamada cũng sang tham dự và giúp thầy Tamura trong seminar thường niên đó).

HLV tui, nhờ có mặt tại seminar đó, đã cho tui biết rõ cảm giác của nhiều người. HLV tui nhớ lạ hồi thầy Kanai qua đời (trong 1 seminar). Vì thầy Tamura mất tối hôm trước nên sáng thứ 7, nhiều người tới tham dự chưa biết hung tin. Khi họ hay, ai cũng bàng hoàng vì hầu như tất cả những người tới tham dự đều rất kính trọng và ngưỡng mộ thầy Tamura.

Seminar là seminar, seminar do thầy Tamura tổ chức là kéo dài 1 tuần và có nhiều người đứng lớp! Tuy thầy đã mất nhưng " the show must go on "! Tuy vẫn tập nhưng khg khí seminar đó ngôp ngạt và buồn tẻ kinh khủng.

Sáng thứ 3, 13 tháng 7, thầy Yamada, HLV tui và 1 số đai cao, deshi của thầy Tamura mướn 1 chiéc máy bay riêng bay xuống miền nam nước Pháp tham dự đám tang thầy Tamura. Họ lấy máy bay riêng để đi về còn cho seminar tiếp. Những học trò ruột của thầy, khg ai muốn đứng lớp trong seminar hết và ai cũng muốn xuống nhà quan để được bên cạnh thầy tới giờ phút chót, nhưng vì trách nhiệm nên phải ở lại đứng lớp trong seminar.

Họ chỉ bay xuống dự lễ hoả tang sư phụ họ. Đây là 1 tấm hình chụp trong lễ hoả tang.

http://inlinethumb06.webshots.com/44741/2406732050105516310S500x500Q85.jpg (http://sports.webshots.com/photo/2406732050105516310fWbmZl)

Hôm đó có 500- 1000 người tới tiễn đưa thầy Tamura lần chót. Trước khi hoả táng, mọi người tới chào thầy lần chót, người thì chỉ tới cúi đầu, người thì tới nắm tay thầy lần chót, tuy mỗi người chỉ có khoảng vài giây để tỏ lòng mình, nhưng sự tỏ lòng đó cũng kéo dài hơn 90 phút.

Giờ phát tang cho thầy Tamura bắt đầu vào lúc 15g và cũng vào giờ đó ở Lesneven, tất cả aikidoka đều ngừng tập trong vòng 5 phút để tưởng nhớ tới thầy.

Đó là những tin tức tu ithu lượm đ ược từ HLV tui vì ông ấy có mặt tại Pháp, đã tham dự seminar và đám tang của " cây cổ thụ HKD " mà hầu như ai cũng ngưỡng mộ

aiki
07-26-2012, 10:38 AM
Tuy đã có 1 post về thầy Tamura, nhưng khi đọc lại, chưa có bài nào nói về thầy khi mới nhập môn. Tuy thầy đã qua đời từ 2 năm nay, nhưng tui vẫn post bài này để tường nhớ tới 1 người mà tui rất ngưỡng mộ.




Thầy Tamura sinh năm 1933 tại Osaka, nhưng vì chiên tranh nên lúc học tiểu học, thầy khg ở đó mà về quê ngoại. Sau thế chiến, thầy lên Tokyo và ở nhà tập thể của trường Yukikazu Sakurazawa, nổi tiếng về cách chữa bệnh qua chế độ ăn uống.

Vì cha mẹ thầy ăn gạo lức từ trước nên thầy muốn hiểu biết thêm về cách chữa bệnh này. Chính tại đây mà thầy bị ảnh hưởng của thầy Sakurazawa khi ông ấy khuyến khích “giới trẻ nên đi ra xứ ngoài để mở mang trí tuệ”. Câu nói này là 1 động lực thúc đẩy thầy sang Pháp khi có cơ hội.

Lúc đó thầy còn rất trẻ, mới ở lớp 6 (lớp đầu của trung học) , thẩy ở nhà thầy Sakurazawa khoảng 1 năm và thầy kiếm được việc làm tại Hokkaido. Sau 1 vài tháng làm việc thì thầy mất việc và sau đó lang thang ở Sapporo, sống qua ngày bằng cách làm việc “chợ đen”. Trong khi thầy “lang thang” tại Sapporo, cha mẹ thầy đi báo cảnh sát “trẻ thất lạc” và thầy bị bắt “đem về nhà lại”.

Khi ba thầy qua đời, thầy lại dzọt lên Tokyo, xong lại về nhà 1 thời gian ngắn và trở lên lại Tokyo khi thầy quyết định chuẩn bị thi vào ĐH. Tới thời điểm đó, thầy chưa biết tí gì về võ hết. Tuy Ba thầy là 1 HLV Kendo, nhưng ông ấy nhập ngũ và rời gia đình khi thầy mới 5t. Sau chiến tranh, ông ấy trở về và qua đời sau khi bị bịnh lao.



Thời kỳ “deshi”
Chuyện thầy học HKD thật là ngẫu nhiên. Thầy có đọc 1 cuốn sách nói về Judo do thầy Sakurazawa viết. Cuốn sách đó có nói 1 ít về ST. Cùng lúc đó, thầy Yamaguchi được giải ngũ và có ghé thăm người anh học cùng trường với thầy. Ông ấy tới trong quân phục và cái hình ảnh vị sĩ quan đó gây ấn tượng với thầy.

Năm 1952, thầy bắt đầu tập HKD khi còn đang học cách chữa bệnh qua chế độ ăn uống. Thầy học qua 1 vài người bạn. Lúc đò thầy rất túng thiếu, và thầy có đề nghị với 1 giáo sư là thầy sẽ dọn dẹp nhà cửa cho ông ấy miễn phí nếu ông ấy cho thầy ngủ ké tại nhà.

Ngoài việc học, gíup việc tại nhà, thầy cũng đi làm ở 1 tiệm ăn để kiếm thêm tiền. Với số tiền đó, thầy dùng để trả tiền học HKD ở Hombu dojo. và trở thành ushideshi vào năm 1953. Khi đó, muốn học HKD phải có 3 mgười đứng ra bảo đảm, và thầy Yamguchi là 1 trong 3 người đó.

DC Kisshomaru là HLV chính ở Hombu dojo trong thời gian đó. Ông ấy khg đả động gì tới tiền bạc cả, và thầy nhớ chỉ trả tiền đúng 1 lần. Khi lên đai, thầy cũng khg trả đồng nào hết (đáng lẽ phải trả tiền khi thi). ST lúc đó hay đi đi về về giữa Iwama và Tokyo và thầy được ST chọn làm người “tháp tùng” ST khi ST đi như vậy.

Ngay việc Thầy trở thành ushideshi cũng là 1 chuyện ngẫu nhiên. Khi mới vô tập ở Hombu dojo, thầy đâu được thành deshi ngay.

Vào thời điểm đó, thầy Yamaguchi có mướn 1 căn hộ gần Hombu dojo và khi sắp sửa về quê 1 tháng làm đám cưới có nhờ thầy tới ở canh nhà. Thầy Yamaguchi cũng cho phép thầy lấy gạo trong nhà ăn. Thầy mừng húm như mới trúng số…

Sau 1 tháng, thầy Yamaguchi trở lại với vợ mới cưới và thấy khg được thoải mái cho lắm khi có 1 sư đệ thiếu khinh suất, “ở ké” như vậy. Rồi 1 hôm, thầy Yamaguchi hỏi thầy sao khg trở thành Ushideshi ở Hombu dojo.

Khi thầy nói là khg có tiền thì thầy Yamaguchi nói “khg sao”, thầy sẽ nói 1 câu với Waka sensei (tên gọi DC Kisshomaru). Thế là từ hôm đó trở đi, thầy trờ thành ushi deshi.

Vào thời diểm đó, ngoài thầy ra, chẳng có ai khác có thể nói là ushideshi tại Hombu dojo hết. Có 1 thời gian gia đình thầy Okumura ở trong 1 phòng tại Hombu, và 1 gia đình khác, khg dính líu gì tói HKD cũng ở 1 góc của đại đường. Họ là dân tỵ nạn vì căn hộ của gia đình này đã bị cháy rụi rong chiến tranh.

1 thời gian sau, các thầy mà bây giờ nổi tiếng khắp thế giới, như Yasuo Kobayashi, Masamichi Noro, Katsuaki Asai, Yoshimitsu Yamada, Kazuo Chiba, Seiichi Sugano, Mitsunari Kanai, Yutaka Kurita, Mitsugi Saotome, Nocquet (André Nocquet) ra nhập gia đình HKD và trở thành ushideshi.

Thầy rất phục ST. Thầy đã biết ST qua hình ảnh và chỉ qua hình thầy cũng biết ST là 1 VS ngọai hạng. ST hay ghé thăm lớp sáng sớm, ông ấy vô, chỉ 1 vài đòn, xong biến mất. Ông ấy hay thích nói chuyện / giải thích, nhưng mỗi khi ST làm vậy, đa số những võ sinh có mặt, vì còn quá trẻ, đều tự hỏi “chừng nào mới bắt đầu tập đây ….”. Trong tất cả những gì ST đã nói, bây giờ thầy chỉ còn nhớ đúng tới Âm và Dương (Ying-Yang) thôi.

Lúc đó, thầy chưa được làm Uke cho ST. Chỉ có đúng DC và thầy Yamaguchi được phép làm. Đứng lớp cũng là 2 người đó. Vào thời điểm đó, Hombu chỉ có lớp sang và tối. 1 đêm mưa bão, ngoài thầy ra chẳng có ai khác tới tập và DC hỏi thầy nên làm gì bây giờ. Thầy trả lời 1 cách gọn gàng là đi uống café, ai ngờ DC đồng ý và 2 thầy trò ra ngòai quán gần đó uống. DC trả hết. Ngay trong thời buổi khó khăn, DC là người rất rộng lượng và coi các deshi như là con vậy.

Năm 1961, ST được mời sang Hawaii để khai mạc đạo đường Honolulu Aikido Dojo. Thầy được ST cho phép tháp tùng và làm uke lẫn biểu diễn trong chuyến đi đó.


http://inlinethumb02.webshots.com/47937/2978312420105516310S425x425Q85.jpg (http://sports.webshots.com/photo/2978312420105516310zIOTTz)
Nobuyoshi Tamura làm ukemi cho ST trong buổi biểu diễn tai trường trung học
McKinley vào năm 1961, tại Honolulu Hawaii

http://inlinethumb43.webshots.com/49066/2424706920105516310S425x425Q85.jpg (http://sports.webshots.com/photo/2424706920105516310BmWnJP)
Tiểu sử thầy Tamura trong cuốn sách (brochure) phát cho quan khách trong cuộc biểu diễn tại Hawaii

Khi thầy Tamura qua Hawaii, thầy được các võ sinh bên đó đặt tên là “tường đá” (stone wall) vì khg ai có thể làm thầy di động được hết.


http://inlinethumb17.webshots.com/42640/2333140890105516310S425x425Q85.jpg (http://sports.webshots.com/photo/2333140890105516310UXufsa)
Cùng ST, thầy Tohei và thủ hiến Hawaii William F Quinn 1961

http://inlinethumb62.webshots.com/50813/2707056920105516310S425x425Q85.jpg (http://sports.webshots.com/photo/2707056920105516310UGHiXB)
Trước cửa đạo đường Honolulu aikido dojo


Còn tiếp …

Iwama aikido
07-27-2012, 07:23 AM
Cám ơn anh Aiki! Bài viết quá hay. Leo có cách đánh Aikido gần giống như của Christian Tissier vậy, nhưng nhẹ hơn.

aiki
07-27-2012, 10:32 AM
Tui có 1 sư đệ, dâ Pháp, mới đi nghỉ hè từ Pháp về. Trong lúc nghỉ hè, hắn có đi 1 seminar với Leo. Hán cho tu ihay là bây giờ Leo sống về nghể võ rồi và hắn "khg như trước" nữa! Tui hỏi như vậy là sao thì hắn cho tui hay là leo đổi tính, có vẻ "ta đây" hơn khi xưa.

Iwama aikido
07-29-2012, 03:39 AM
Tui có 1 sư đệ, dâ Pháp, mới đi nghỉ hè từ Pháp về. Trong lúc nghỉ hè, hắn có đi 1 seminar với Leo. Hán cho tu ihay là bây giờ Leo sống về nghể võ rồi và hắn "khg như trước" nữa! Tui hỏi như vậy là sao thì hắn cho tui hay là leo đổi tính, có vẻ "ta đây" hơn khi xưa.
Tất cả cũng vì một chử "Danh".

wago
07-23-2013, 11:07 PM
Đọc được bài này và thật sự cảm động về những gì Leo Tamaki viết về thầy của mình, thầy Tamura Nobuyoshi, đặc biệt là đoạn cuối cùng khi thầy ra đi.

Lần đầu tiên gặp gỡ
Lần đầu tiên tôi gặp thầy Tamura Nobuyoshi là khi tôi mới 21 tuổi. Lúc ấy tôi mới tập Aikido chưa đến 1 tuần. Thầy của tôi đi dự seminar của thầy Tamura, vốn là thầy của thầy tôi, và ông đề nghị tôi cùng tham gia với ông. Tôi không hẳn là một người mới tập. Tôi tập võ từ khi tôi mới 6, tôi tập cả karate và kickboxing.
Tôi phải thừa nhận là lý do tôi tập aikido thật sự không tốt lắm. Tôi đang suy tính nghề nghiệp của mình là thầy dạy karate chuyên nghiệp. Nhưng vào lúc đó, tôi nghĩ kỹ thuật là để thể hiện sức mạnh thể chất. Vì thế, những gì tôi băn khoăn, hiệu quả của người võ sĩ – và theo đó, là giá trị của người võ sĩ -- phần nhiều là do khả năng thể chất. Dĩ nhiên, theo cách hiểu như vậy, tôi không nghĩ võ thuật dành cho người “già” (lớn hơn 40 tuổi), và phụ nữ và trẻ em. (vâng, tôi hiểu, điều này thật thảm bải, ngay cả khi mình mới 21 tuổi). Ở chừng mực nào đó, tôi tìm kiếm một một môn nào ấy phù hợp với nhóm đối tượng này, và tôi nghĩ đến thái cực quyền, yoga và aikido. Cuối cùng tôi chọn aikido, vì nghĩ rằng ít nhất tôi có thể học được vài thế khóa khớp. Vâng – lý do ấy thật tệ.

Địa điểm tổ chức seminar cách khoảng 110 dặm, từ Paris đến Le Havre, và tôi không kỳ vọng gì nhiều. Vì thế, tôi ngạc nhiên khi thấy một số lượng lớn người luyện tập. Có khoảng 300 võ sinh, hào hứng tập luyện. Và rồi một ông già nhỏ thó bước đi chậm rãi vào shinden (thầy lúc ấy 62, nhưng các bạn nhớ rằng, tôi mới 21), và lúc đó tôi nghĩ “kỳ cuối tuần này sẽ dài thê thảm đây.” Và bài khởi động chẳng làm thay đổi những gì tôi nghĩ. Chúng tôi tập một loạt các động tác trong tư thế seiza. Đầu gối tôi đau kinh khủng, vì trước giờ chỉ quen tập quỳ cho bài tập thở (thiền) vào đầu và cuối các buổi tập.

Rồi thầy ra dấu cho một võ sinh trẻ tấn công thầy. Và tôi đã sửng sốt. Cho đến cuối đời, tôi sẽ không bao giờ quên cảm giác kính sợ mà tôi trải qua trong suốt kỳ cuối tuần ấy. Tôi đã được đọc về các võ sư mà võ thuật vượt quá khỏi sức mạnh thể chất thông thường, tôi đã đọc về những ông võ sư già có thể khống chế những người trẻ hơn dễ như bỡn. Nhưng tôi chưa bao giờ tận mắt chứng kiến hay cảm nhận được cho đến thời điểm đó.
Tôi thấy thầy Tamura tập như giỡn một thành viên của đạo đường mới của tôi, anh ta vừa là cảnh sát đặc nhiệm vừa là một tay đám bốc. Khi thầy tập với tôi, tôi cảm giác bị kiểm soát hoàn toàn. Tôi bị ném đi ném lại và khóa xuống thảm. Vì tôi không biết gì về aikido, không có chuyện tôi tự nguyện chiều theo, cho dù tôi có muốn đi nữa. Buổi tập cuối tuần ấy đã thay đổi cuộc đời tôi mãi mãi. Trong vòng vài tháng tôi ngừng tập karate, kickboxing, và dành trọn đời mình cho aikido.

Cảm giác như thế nào khi bị thầy Tamura đánh?
Tôi đã tập với thầy Tamura trong suốt 15 năm, bắt đầu từ năm 1995, và kỹ thuật của thầy thay đổi qua thời gian. Trong những năm đầu, kỹ thuật thầy rất chính xác, thậm chí sắc bén. Và nó cũng đau. Thầy không gây ra đau một cách vô cớ, nhưng nếu ai đó không theo sự chuyển động, nó sẽ đau, không nhiều, nhưng luôn bị đau nếu bạn cưỡng lại hay đi chệch khỏi “đường”. Đặc biệt, nó đau theo kiểu bạn tự gây ra cho mình, vì khi bạn thực sự đi theo chuyển động, cái đau biến mất.

Vào năm 1998, tôi đã chuyển qua sống ở Nhật vài năm, sống gần ở Aikikai Hombu. Thầy Tamura thường xuyên về Hombu, và tôi luôn cố gắng có mặt khi thầy về đó. Thầy không bao giờ bỏ lỡ lớp buổi sang thứ Bảy lúc tám giờ. Đó là lớp mà thầy dạy khi thầy còn là uchi-deshi. Khi thầy đi hưởng tuần trăng mật với vợ vào năm 1964, thầy nhờ thầy Sasaki Masando thay thế trong vài tháng. Điều không ngờ là thầy đã định cư luôn ở Pháp và không bao giờ dạy lớp ấy nữa!
Mặc dù thầy Tamura có đứng vài lớp khi thầy quay trở lại Nhật, thầy không bao giờ dạy giờ sang thứ Bảy; thay vào đó, thầy chỉ tập luyện, như mọi người khác. Những ngày đó, nhiều người muốn được tập với thầy phát điên lên được, và thông thường, thầy tập với 2 hay 3 người. Tôi đã may mắn là một trong số ấy.

Dĩ nhiên, cách thầy Tamura thực hiện kỹ thuật phù hợp với cơ thể của thầy. Dù cao hơn sư tổ, thầy vẫn nhỏ con so với người phương Tây. Thầy đã phát triển một cách làm mất thăng bằng đối phương. Vì thầy nhỏ con hơn, nên có cảm tưởng bạn rớt vào khoảng không vậy. Cách đó rất hiệu quả, mặc dù nó không dễ tí nào với những người vóc dáng tầm thước hay nhỏ con.

Một điều khác đặc trưng của thầy Tamura là thầy luôn tạo sức ép thường trực lên bạn. Thầy không bao giờ để bạn kịp thở, thầy luôn thu hẹp không gian, khiến bạn chỉ còn một đường là tấn công thầy, theo cách mà thầy có thể kiểm soát một cách hoàn hảo. Tiếng kiai của thầy cũng không thể quên được, như một tiếng rống phát xuất từ phần sâu nhất của cơ thể thầy. Sức mạnh của tiếng hét thật đáng nể so với tầm vóc nhỏ bé của thầy.

Sự thay đổi: sự ảnh hưởng của thầy Kuroda
Khoảng thời gian giữa năm 1998 và 2001, kỹ thuật của thầy thay đổi rất nhiều. Kỹ thuật của thầy không còn đau nữa! Tôi thật kinh ngạc, và cuối buổi tập, tôi bạo gan nói với với rằng “thầy, không thể tin được. em không còn cảm thấy đau nữa mỗi khi thầy đánh.” thầy cười, nháy mắt với tôi và nói, “bời vì nó không còn cần thiết nữa.”

Thầy Tamura không chỉ thay đổi cách thầy thực hiện kỹ thuật, toàn bộ hình thức – hay hệ thống của thầy, nếu bạn muốn hiểu vậy – cũng đều thay đổi. Khi thầy còn là một nội đệ tử trẻ, thầy thường hay bị châm trọc là bản sao nguyên bản của tổ sư. Tuy nhiên, đến cuối đời, mọi người sẽ thấy kỹ thuật của thầy khác xa những gì thầy học từ Tổ sư.

Thầy Tamura đam mê tập luyện và nghiên cứu. Tôi nghĩ rằng thầy luôn tìm cách làm tốt hơn. Không phải thứ nào thầy tìm thấy cũng có giá trị. Thầy tạo ra một vài thay đổi nhưng sau đó thầy bỏ, và quay trở lại cách trước đó. Đôi lúc, thầy đổi sang cách khác mới lần nữa. Nhưng ảnh hưởng đến thầy nhiều nhất, không thể nghi ngờ, là thầy Kuroda Tetsuzan, thuộc đạo đường Shinbukan. Nó có một ảnh hưởng một cách kinh ngạc đến võ thuật của thầy.

Ảnh hưởng của thầy Kuroda lên võ thuật của thầy Tamura là chủ đề mà tôi tránh nói đến. Nó không phải là cái gì mà thầy Tamura muốn giấu và thực ra thầy đã nói về nó trong vài dịp, trên phim hay trên đài. Tuy nhiên, tôi chọn để nói một vài trích đoạn trong các cuộc nói chuyện của thầy về thầy Kuroda, vì tôi có cảm giác người ta có thể dung nó làm phương tiện tấn công thầy, nếu như nó bị đem ra thảo luận rộng rãi. Đã có những chỉ trích về võ thuật của thầy Tamura, có vài chỉ trích đi quá xa như nói rằng thầy lừa đảo, không thật sự sử dụng aikido, và tôi không muốn cho họ có cớ để tấn công thầy. Những lời chỉ trích thô bạo nhất lại là ở Pháp, nơi có đến hai tổ chức aikido lớn và nhiều nhóm nhỏ, lúc nào cũng đấu đá lẫn nhau. (vâng tôi biết, họ nên luyện tập aikido, nhưng tôi cho rằng họ cũng là con người mà thôi)

Ở chừng mực nào đó, với những ai đã từng biết phương pháp của thầy Kuroda, họ sẽ nhìn thay ngay khi thầy Tamura bắt đầu di chuyển. Đây là những ví dụ về những thứ đã tạo cảm hứng cho thầy Tamura, mà bạn có thể thấy khi thầy tập luyện, đó là những thứ của thầy Kuroda:
- cách nắm kiếm, ngón tay út không nắm, mà để che tsuka gashira.
- Suburi đầu tiên, gọi là wa no tachi
- Ukemi, trước và sau
- những bài tập thở mà thầy dung mỗi khi kết thúc buổi tập
- phương pháp bước đi
- các nguyên lý về di chuyển, như là tōsokudo (tốc độ bất biến), v.v…
- iaijustu, thầy Tamura thường tập iaijutsu riêng, theo tôi biết thầy chỉ biểu diễn trước công chúng 2 lần (một lần trong seminar ở Thái Lan, và một lần trong một seminar mà tôi tham gia tại võ đường của thầy)

Thầy Tamura luôn luôn có những kỹ thuật rất sắc bén, đó là thứ mà người ta có thể thấy trong những phim thời xưa của thầy. Qua thời gian, cái chạm của thầy Tamura trở nên ngày càng mềm hơn, mặc dù thầy không bao giờ mất di sự sắc bén, cái có lẽ là nhãn hiệu của thầy. Khi thầy khám phá ra Shinbukan, cách luyện tập tay không của thầy càng trở nên giống với cách thực hiện với kiếm. Sự thật, vào cuối đời, các động tác của thầy thỉnh thoảng khó hiểu, nếu bạn không nghĩ các động tác đó giống như động tác kiếm. Cái truyền cảm hứng cho tôi nhiều nhất là cái tôi cảm nhận ở thầy trong những năm cuối đời. Cái chạm của thầy thật nhẹ và kỹ thuật của thầy thật thuần khiết, hoàn toàn loại bỏ mọi động tác không cần thiết. Một khi bạn hiểu hệ thống nghiên cứu của thầy, những gì thầy dạy đã đạt đến một độ sâu khác.

Hai loại người tinh thông
Tôi đã gặp hai loại người tinh thông võ thuật trong suốt sự nghiệp của tôi. Người thứ nhất là người thừa hưởng những gì truyền thống. Người ấy nghiên cứu những gì thế hệ trước truyền lại một cách tỉ mỉ, thậm chí khi người ấy có một cái nhìn cởi mở về những thứ xảy ra xung quanh, người ấy cũng hiếm khi “vay mượn” những thứ ấy. Những người như thầy Kuroda Tetsuzan là hiện thân như vậy. Những người ấy có thể làm môn võ mình phát triển, và họ có thể bổ sung them những cái mới mà họ khám phá được, nhưng họ không đem những thứ từ môn phái khác vào võ của mình. Họ cho rằng làm như vậy là chôm chỉa. Mặt khác, bạn gặp những người họ lấy tất cả những gì họ thích, ở bất kỳ nơi nào mà họ tìm thấy. Tôi nghĩ rằng thầy Takeda Sokaku và thầy Ueshiba Morihei cả hai đều thuộc loại này. Thầy Tamura cũng là loại người này. Theo cách hiểu như vậy, tôi tin rằng thầy có những phẩm chất của ông thầy của thầy.

Vậy nhìn lại thầy Tamura trong thập niên 1990, luôn luôn hăm hở cải thiện aikido của mình. Thầy nghe về thầy Kuroda, và tìm hiểu võ thuật của thầy Kuroda qua sách vở và phim ảnh. Ở vào địa vị của mình, thầy khong thể trở thành học trò của môn võ khác, mặc dù thầy từng nói trong một bài phỏng vấn của tôi với thầy đã được đăng trên báo rằng thầy muốn làm như thế. Và thầy đã liên hệ với thầy Kuroda và đến gặp thầy Kuroda. Qua cuộc gặp gỡ, thầy tìm thấy đầy đủ những thứ để bổ sung cho nghiên cứu của thầy và thay đổi võ thuật của mình.

Tôi làm học trò của thầy Kuroda từ năm 2004, trong lúc đó tôi vẫn luyện tập với thầy Tamura. Tôi có thể nói rằng, thầy Tamura cố gắng hiểu và cho vào hệ thống của mình những nguyên lý tốt nhất trong hệ thống của thầy Kuroda. Hơn nữa, thầy đã làm việc ấy mà không cần nhờ sự giúp đỡ của tôi vì, như những võ sinh khác của Shinbukan, tôi đã thề sẽ không dạy và biểu diễn bất cứ cái gì từ môn phái. Tôi không dấu thầy Tamura về việc tôi gia nhập môn phái ấy, nhưng là một người hiểu chuyện, thầy không bao giờ hỏi tôi bất kỳ điều gì về chủ đề ấy.

Người tạo cảm hứng cho hang nghìn người khác
Thầy Tamura Nobuyoshi đã ra đi yên bình, theo một cách khiến mọi người nể trọng. Thầy bị ung thư, và dần trở nên rất yếu. Tới một lúc, thầy quyết định thế là đủ. Thầy tự rút hết mọi ống truyền trên người thầy, tự mình ra khỏi giường, và đứng trong vòng tay yêu thương của vợ. Thầy đã ra đi trong tư thế ấy.
Thầy từng nói với tôi rằng thầy thật ngu ngốc vì đã không sang tạo ra cái gì mới, mà chỉ cố gắng làm tốt hơn một vài thứ. Thầy đã thực sự làm điều đó. Nhưng quan trọng hơn cả, thầy là nguồn cảm hứng cho hằng nghìn người trên khắp thế giới và cho cả tôi. Cám ơn thầy.
Leo Tamaki – Aikijournal
Trích từ www.leotamaki.com (http://www.leotamaki.com/article-tamura-nobuyoshi-the-sharp-blade-it-had-to-be-felt-31-115517244.html) - Tamura Nobuyoshi: The sharp blade - It had to be felt #31
Dịch: Kansha Dojo (https://www.facebook.com/notes/kansha-dojo/it-had-to-be-felt-31-tamura-nobuyoshi-the-sharp-blade-aikiweb-aikido-forums/516935171691598)