PDA

View Full Version : Về đâu con thuyền Aikido Việt? Tập I : Aikido Việt Nam và "biến dạng" Việt !!!



tyi
03-11-2008, 02:42 PM
Lời nói đầu:

Topic này đề cập đến vấn đề nhạy cảm, nhưng rất quan trọng đến đường hướng Aikido Việt nói riêng, và tiếng nói chung của người Việt chúng ta trên trường quốc tế.

Là một người aikido lâu năm, tôi muốn chia sẽ với các bạn những cảm nghĩ của mình với các bạn, nhất là sau những sự kiện khó coi gần đây khiến tôi phải dành thời gian để nói lên những suy nghĩ từ tận đáy lòng của mình.

Xin hãy đọc và tranh luận bằng sự tỉnh táo !

________________________________________________

Đôi điều về từ "biến dạng"

Cách đây khá lâu, khi các phong trào Aikido vừa phát triển mạnh sau tiếng vang ở dịp biểu diễn trên sân Thống Nhất nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Hồ Chủ tịch, nhiều cuộc thảo luận mang tính hội thảo chất lượng cao thời đó đã được tổ chức tại sân 94 Điện Biên Phủ.

Thời điểm đó, sân 94 Điện Biên Phủ đúng nghĩa là Đạo đường của Aikido, vì nó tập trung rất nhiều các vị cao thủ về Aikido tham gia đăng đàn và giảng dạy, trong đó có những thầy Văn Võ song toàn, rất nhiều kinh nghiệm như : Thầy Trương Văn Lương, Thầy Võ Hoàng Phượng, Thầy Vinh, Cô Thư, trước đó là thầy Nguyên, Hoàng Kim Cương, thầy Thọ bên Q 5, .v.v.

Và cũng nói thêm, nơi đây cũng có sự tham gia của hai diễn giả chuyên về lý thuyết Aikido, được cộng đồng đánh giá là Bác Sĩ Quyền và Giảng Viên đại học Bùi Thế Cần, lúc này, chưa có khái niệm Thiên Long, tức Tenryu, và nó chỉ manh nha phát lộ sau này, khi nhiều "việc lớn" và "khác biệt" xảy ra, gây ra những "mảng lớn " trong làng Aikido tại Sài gòn.

Trở lại từ "biến dạng" nhe !

Trong một bài trình bày hội thảo về những biến dạng trong làng aikido, tôi nhớ diễn giả lúc đó là Thầy Nguyễn Tăng Vinh, có nói sâu về lịch sử hình thành aikido, sự tách ra của Đại sư Tohei sau khi ông Tổ mất, và những hệ phái yosheikan, hay tomiki. Thầy Vinh nói rằng mỗi đời, mỗi người học aikido với Tổ sư đều có sự biến dạng, và sự biến dạng ấy được hiểu là cách thể hiện đòn aikido mang đặc trưng phong cách cá nhân của người thầy ấy sau thời gian nghiên cứu và thấm nhuần, thậm chí giác ngộ nữa.

Những từ ấy trong những buổi hội thảo hàng tuần rất chất lượng thời ấy đã khắc sâu vào trí nhớ của chúng tôi. Tôi chắc rằng những bạn thuộc hàng tam đẳng đời cũ cũ điều ít nhiều đều nhớ, và những anh chị 4-5 đẳng hẳn phải biết chuyện này !


Có hay không biến dạng Việt?

Vậy thế còn "biến dạng" Việt thì sao? Nghĩa là aikido phong cách Việt, hoặc nói đúng hơn, aikido theo thể trạng người Việt, với phong cách đặc trưng phù hợp với thể hình, vóc dáng, các yếu tố mang tính nhân chủng học người Việt thì thế nào?

Với Thầy Đặng thông Trị, tôi không may mắn học với ông ngày nào, vì lúc ông dạy, tôi còn là hạt bụi, nên không viết được về ông, nhưng tôi nghĩ phong cách Việt của ông hẳn là có và chắc chắn có !

Trong làng aikido Việt, cho đến thời điểm này, về bề dày võ học theo cách nhìn nhận của cá nhân tôi, dựa theo những gì tôi trải nghiệm được từ chính kinh nghiệm bản thân thì thấy có hai người đã làm được điều đó: Thầy Trương Văn Lương và Sensei Đặng Thông Phong.

Theo cách nghĩ của tôi, thật khập khiễng và lố bịch khi so sánh chuyện ai hơn ai ở hai vị thầy này. Đơn giản mỗi người ở một lĩnh vực riêng, và họ có con đường riêng. Cũng nói thêm, Thầy Lương là người gốc Hoa, nhưng gia đình thầy sinh sống ở Việt nam, và dạy ở Saigon

Nhưng cái quan trọng, theo tôi, họ đã thể hiện được tâm huyết và võ học của mình bằng thực tế. Thầy Trương Văn Lương đã đưa ra khái niệm kết hợp hiệp khí đạo và môn thái cực , nếu tôi không nhầm. Hơn nữa, phong cách của Thầy khi lên sân dạy chúng tôi thì rõ ràng không đi đâu được !

Chẳng hạn với nội dung gậy (jo) hoặc kiếm, múa đẹp và thi triển các chiêu có lực, có thần và khí trong đó, phương pháp sư phạm dễ hiểu, nghiêm túc thì có thầy Lương, và Thầy Phượng, những người sử dụng jo và kiếm đẹp thuộc hàng thượng thừa khác là anh Long và Anh Tu, em của cô Thư Và thầy Nguyên, thầy Siêu.

Việc dạy jo thời hậu thầy Lương và Thầy Phượng cho các đai đen sau này thì ... biến dạng đến mức .. không biết nhận ra thế nào là "biến dạng" nữa ! Tương tự ở các nội dung: futari, ushiro tetori, ushiro sode tori! Nếu không muốn nói là khủng.... k***p vì sự bạt mạng của nó! Nhiều bạn shodan, nidan va sandan hẳn sẽ tủm tỉm cười .. buồn khi có tham dự những nội dung này khi tập huấn lên đai ở Hội ! (tôi không có ý đả kích ai hết, chỉ nói thật theo cảm nhận của tôi thôi !)

Về đòn thế, những chiêu thức atemi, di chuyển, làm mất thăng bằng của Thầy Lương đều rất ấn tượng với chúng tôi, cách kiềm chế, khắc chế của Thầy làm tôi nhớ mãi. Đây có thể là điều mà các con trai của thầy, như Anh Thành (đã nghĩ), và sau này là Anh Nhân vẫn chưa thể hiện được.

Tuy là không so sánh, nhưng ở vị trí của thầy Đặng Thông Phong, do điều kiện, vị thế và kết hợp nhiều yếu tố khác, nên các ứng dụng Aikido của Thầy Phong mang rõ nét phong cách Việt hơn.

Trong những lần về Việt Nam huấn luyện và giao lưu, những ai lên làm uke đều cảm nhận được kiểu đánh khá khác của Thầy Phong so với các vị thầy đến từ Hombu Dojo. Chẳng hạn như cách vào đòn và kết thúc ở irimi nage, cách thoát các bộ tay.

Có may mắn vài lần nói chuyện khá dài với Thầy Phong, ông nói với tôi là thời gian nghiên cứu đòn thế chiếm khá nhiều thời gian sinh hoạt của ông. Có lẽ con số hơn 50 năm luyện tập aikido hầu như liên tục của ông đủ để ta hiểu rằng biến dạng Việt trong đòn thế của ông là điều chắn chắn.

Có dịp tiếp xúc với các tạp chí quốc tế về võ thuật viết về ông, hỏi chuyện những người tập và dự seminar đến từ Pháp, Hà lan, họ đều biết về tenshinkai và về Sensei người Việt tên là Đặng Thông Phong.


Trách nhiệm kế thừa "biến dạng Việt" là của ai?

Tôi không viết bài này nhằm mục đích PR cho ai, Vấn đề tôi nghiêm túc đặt ra là: với aikidoka việt nam, đặc biệt là những người đang điều hành aikido thành phố, nơi được xem là cái nôi của aikido việt nam, các bạn, các anh chị phải làm gì để tiếp nối thành quả nghiên cứu và phong cách "biến dạng" Việt ?

Tự hào dân tộc là có không? Thế còn Tinh thần Việt? Giá trị cộng đồng và tiếp sức nội lực và ngoại lực là ở đâu?

Hầu hết các vị chức sắc trong ban chấp hành Hội hay cố vấn hội tại thành phố đều nhận bằng Tenshinkai ( trừ trường hợp không được cấp, hoặc bị từ chối cấp) , tất cả hẳn đều hiểu rõ giá trị Việt trong đó, vậy thì xin đặt ra bài toán đơn giản:
Tiếp tục phát huy những thành quả mà Thầy Phong nghiên cứu trong hơn 50 qua, hay phớt lờ nó đi như hiện nay, để rồi lãng phí thêm vài chục năm nữa, rồi chưa chắc gì được như Thầy Phong hiện tại !

Có thể các vị ấy có lý do cá nhân của mình, nhưng còn quyền lợi chung của tất cả những người tập aikido tại Việt Nam thì sao? Nói một chút sỗ sàng hơn 1 tí: sao không tận dụng những mối quen biết mà Thầy Phong đang có (mối giao hảo rất tốt với thầy Fujita, Tổng thư ký ở HOmbo? Những mối quan hệ này có thật nhiều tiền, hay quyền thế cũng không mua được đâu!

Các vị và các bạn ơi, có thấy trách nhiệm lớn lao và cơ hội phát triển của Aikido Việt Nam ở điều này không? Hay đợi đến chừng nào mới có những điều kiện thuận lợi như vậy nữa ! Xin hãy cân nhắc lợi hại! đừng để khi muộn hoặc (nói dại)... không còn rồi mới tiếc!
Hay nói cách khác, nói theo Nhạc Trịnh thì xin hãy đừng để : Đường chạy vòng quanh một vòng tiều tụy Một bờ cỏ non một bờ mộng mị ngày xưa ! (bài một cõi đi về)

Có thể, các vị chọn đường hướng aikido hiện tại ở Hội thắng khi chọn một kiểu kỹ thuật mới, nhưng chỉ có họ thôi, còn người thua...thiệt chính là cả cộng đồng aikido Việt Nam !!!

Nói đến đây thì tôi phải sửa đầu bài viết này thành nhiều tập rồi !
Hẹn các bạn ở thread mới: đoàn kết dân tộc !

aiki
03-11-2008, 04:00 PM
Bài và câu hỏi hay lắm tyi! Mong ACE cho cảm nghĩ của mình. Xin nhắc lại là nên trao đổi ý kiến trong hòa khí nhé vì chủ đề này khá tế nhị! Tuỉ chi xin tránh lấy nơi này làm nơi mổ xẻ những điều khg hay của 1 số cá nhân hay hội đoàn.

Tôi đã đem bài này sang box aikido tổng quát !

Tui xin nói 1 vài ý nghĩ cá nhân.

1- trước hết tui khg nghĩ là có kiểu "biến dạng VN" cũng như có biến dạng Nhật hay Pháp hay Mỹ gì hết. Cái biến dạng đó hầu như ai cũng có thể có, nhưng hay hay khg lại là chuyện khác. Mỗi người có 1 cá tính riêng, có 1 dóc váng riêng nên khi học aikido, tới 1 lúc nào đó họ sẽ áp dụng đòn theo thể chất của mình. Mỗi học trò của sư tổ đều ra đòn 1 cách khác nhau tuy cùng 1 đòn. Chính vì vậy mới có seminar để cho âikidok trao dồi kinh nghiệm.

2- Tôi khg biết có thể nói là trách nhiệm thừa kế biến giạng là của ai vì tui nghĩ trách nhiệm đó là của chung, của những tất cả những người kỳ cựu trong làng HKD. Cái quan trọng là những biến dạng đó có hay hay dỏm. Thầy Chiba đã nói rất hay khi thầy nói:

Aikido như là 1 cái cây, ai học aikido cũng nên coi mình là cành, lá, khg nên coi mình như thân cây hay rễ. 1 cây có nhiều cành và lá hơn rễ hay thân. Những người học aikido đừng nên tự coi aikido mình như là thân hay rễ vì aikido đó chính là aikido nguyên gốc, là budo.

Câu này ngẫm nghĩ rất đúng vì hầu như số đông những người học võ lúc nào cũng có thái độ tôi đúng anh sai, và khi nói tới đúng sai thì cũng như võ mình là gốc, là thân cây hay rễ cây.

Tôi đã xa VN lâu, nhưng khi có dịp nói chuyện với 1 số người lớn tuổi thì lúc nào họ cũng nghĩ như vậy. Đó là cá tính của 1 số đông con người. Ai cũng nghĩ mình là vua là chúa.

Mình hãy thi kệ họ, hãy tập cho mình và tới 1 lúc nào đó, aikido mình cũng sẽ biến dạng. Khg nên để trách nhiệm đó lên 1 vài người nào hết. Thầy Yamada trong 1 buổi thi 3 đẳng đã khen 1 sư đệ tui vì anh ấy đánh "khg giống ai hết": thầy đã nói "you have your own style".

Thầy Phong có khá nhiều kinh nghiệm, nên học hỏi nơi thầy ấy. Như anh 4ever đã nói, cái gì mình thích và thấy hay thì nên học, cái gì khg thích hay thấy dỏm thì cũng nên nhớ lluôn, nhớ để tránh và khg làm những điều đó.

Trong cái hay có cái dở, và trong cái dở có cái hay! Hãy lạc quan lên đi ACE!

heocon-aikido
03-12-2008, 02:39 AM
Chào anh tyi, em đã đọc qua bài viết cua anh và phần nào cũng hiểu được những trăn trở của anh lúc này. những điều anh muốn chia sẽ với anh em thì có muốn hay không nó cũng đã là sự thật. Sự thật về sự chi phối của chủ nghĩa cá nhân trong mỗi người võ sinh Aikido. Có một điều tâm niệm mà em muốn nhắt nhở lại, như một tấm gương để chúng ta soi lại mình. Đó chính là ta phải đến với Aikido bằng cái TÂM, cái tâm không tính toán, cái tâm hoàn toàn mong muốn cầu Võ Đạo. đó là một quá trình dài, và nếu không muốn nói là mãi mãi. Chính vì lẽ đó mà chúng ta rất dễ bị sơ tâm, đánh mất đi cái mục đích ban đầu mà chúng ta ấp ủ. Có ai mời đến Với Aikido mà mang theo ý nghĩ mình lấy mấy Đằng? rồi đứng lớp giảng dạy? rồi làm phụ tá huấn luyện viên, rồi huấn luyện viên gì đó? hay là làm trưởng bộ môn quận này quận khác? rồi mở được bao nhiêu võ đường? thu được bao nhiêu tiền mỗi tháng?... và còn nhiều vấn đề mang tính chất chính trị nữa... Tất cả hoàn toàn không có. Vì chúng ta đánh mất cái "S TÂM" của mình rồi...
Chúng ta cứ tập, cứ tập và cứ tập... cái điều mà thầy của em đã duy nhất dạy cho em và đến bây giờ em cũng đang truyền dđạt điều đó cho những học trò bé nhỏ của mình... hồi trước tập Aikido, nói thấy lâu vậy chứ mới có 5-6 năm trước đây thôi, không có thông tin đầy đủ như bây giờ. Học cái gì cũng chỉ biết có người thầy của mình. mời học thì mô phỏng, bắt chước y chan. rồi từ từ quen thuộc, thành thói quen, rồi thành phản xạ. Tuy hơi thiếu thốn. nhưng tới bây giờ nhìn lại thì phát hiện ra rằng trong đòn của mình đánh có hình ảnh của thầy mình, và trong cái đòn mà thầy mình giảng dạy có pha thêm một ít cái đặc trưng của mình... hehe... rồi cứ như vậy... tất cả đều yên ổn cả.
Không như bây giờ, cái gì cũng có. video clip của các thầy việt nam thì không nói. tới bên Nhật hay bên Mỹ đều đầy đủ cả. Với một luồn thông tin ồ ạt như vậy, thiết nghĩ nếu không biết cách tập luyện vời cái tâm sáng suốt thì sẽ rất dễ bị tẩu hỏa nhập ma. Và đồng nghĩa với việc đánh mất đi truyền thống...

aikikai
03-12-2008, 10:02 AM
Có hay không biến dạng Việt?


Thầy Vinh nói rằng mỗi đời, mỗi người học aikido với Tổ sư đều có sự biến dạng, và sự biến dạng ấy được hiểu là cách thể hiện đòn aikido mang đặc trưng phong cách cá nhân của người thầy ấy sau thời gian nghiên cứu và thấm nhuần, thậm chí giác ngộ nữa.


- trước hết tui khg nghĩ là có kiểu "biến dạng VN" cũng như có biến dạng Nhật hay Pháp hay Mỹ gì hết. Cái biến dạng đó hầu như ai cũng có thể có, nhưng hay hay khg lại là chuyện khác. Mỗi người có 1 cá tính riêng, có 1 dóc váng riêng nên khi học aikido, tới 1 lúc nào đó họ sẽ áp dụng đòn theo thể chất của mình. Mỗi học trò của sư tổ đều ra đòn 1 cách khác nhau tuy cùng 1 đòn. Chính vì vậy mới có seminar để cho âikidok trao dồi kinh nghiệm.

aikikai u?ng hô? quan điê?m cu?a chu Aiki va` thâ`y Vinh. theo aikikai thi` không co aikido "biên da?ng Viê?t" ma` aikido biên da?ng trong chinh mô~i ca nhân. mô~i ngươ`i mô~i voc dang, ca tinh va` kha? năng ca?m nhâ?n riêng cu?a mi`nh nên se~ nhi`n aikido theo cach riêng cu?a mi`nh. Chi? co ba?n chất cu?a môn vo~ thi` không biên đô?i. Sư Tô? cu~ng vâ?n du?ng điê`u ây đê? da?y như~ng ho?c tro` cu?a mi`nh, bă`ng chưng cac đê? tư? cu?a Sư Tô? mô?i ngươ`i đê`u co phong cach riêng, ma` khi xem thi` không ai co thê? phu? nhâ?n đo la` aikido.


Có lẽ con số hơn 50 năm luyện tập aikido hầu như liên tục của ông đủ để ta hiểu rằng biến dạng Việt trong đòn thế của ông là điều chắn chắn.
Nêu xet yêu đêu tô "biên da?ng Viê?t" hay "phong cach Viê?t" (cu?m tư` na`y xem trên mô?t tơ` rơi ta?i mô?t vo~ đươ`ng aikikai tư`ng ghe qua), la` cai đa?i diê?n cho sô đông, ma` chi? dư?a trên va`i ca nhân thi` co ve? hơi chu? quan.

magic_cat
03-12-2008, 01:53 PM
Aikido như là 1 cái cây, ai học aikido cũng nên coi mình là cành, lá, khg nên coi mình như thân cây hay rễ. 1 cây có nhiều cành và lá hơn rễ hay thân. Những người học aikido đừng nên tự coi aikido mình như là thân hay rễ vì aikido đó chính là aikido nguyên gốc, là budo.


Magic_cat tá'n thành câu nòi này, theo magic_cat thì Aikido VN ko phai là 1 cái cây mà là nhiều cái cây....nên aikido VN ko thống nhát được là vậy dó! Theo thông tin magic_cat có' thì aikido VN được sư tổ đặt tên là Tenshinkai VN, Tenshinkai VN thuộc hệ phái của Aikikai đúng không? Nhưng cho đến bây giờ magic_cat cũng kô hiểu là có một số đạo đường đạt tên là :medokan, hay tenryo gì đó? tại sao lại có như vậy?
Còn một chuyện nữa, cho dù aikido VN đi đến đâu có phát triển hay kô phát triền thì những người đang đại diện cho hội thì cũng phải biết cội nguồn của mình từ đâu, làm sao mình có được như ngày hôm nay?Cho dù những người đi sau được người đi trứoc để lại có giỏi hơn người thầy của mình đi chăng nữa!

fourever
03-13-2008, 12:51 AM
Anh Tyi đưa ra 2 vấn đề:
1- Aikido được Việt hóa.
2- Tại sao hội Aikido tp không kết nối với thầy Phong để cùng phát triển ?
Tôi học Aikido từ thầy Phong, trong những năm cuối 60s và đầu 70s tại lầu 2 số 94 Điện biên Phủ bây giờ. Ngay lúc đó thầy Phong đã có một vị trí đặc biệt đối với Aikido miền nam VN. Qua những năm 80s, thầy Phong cũng bỏ ra nhiều tâm huyết để giúp phong trào Aikido vươn lên. Nhưng lúc đó, thầy chỉ có thể đứng sau các người khác, có lẽ thầy là sỉ quan củ của chế độ VNCH, nên tình hình lúc đấy không thể làm gì hơn. Thầy Phong rời VN trong năm 86 và sau đó mở võ đường Tenshinkai tại California cho đến nay.
Sở TDTT tp sẽ không thích thú để hợp tác với thầy Phong, đây là quyền của họ. Sở TDTT nên để các võ đường tự do lựa chọn, võ sư nào muốn vào liên đoàn Aikido VN hay muốn gia nhập liên đoàn Tenshinkai của thầy Phong cũng được. Ngay trong Aikido, có rất nhiều trường phái, từ Aikikai, đến Ki-Aikido ...Nếu hội Aikido tp độc quyền tại Sài Gòn, thì làm sao các phái khác có thể phát triển. Đây là sự thiệt hại lớn cho võ sinh. Ngay tại Hà Nội, hiện nay đã có nhiều nhóm Aikido khác nhau rồi.
Sau đây là ý kiến cá nhân của tôi về sự "biến dạng".
Aikido là một môn võ tương đối mới, nhưng kỹ thuật của nó có cả 1000 năm rồi. Các kỹ thuật trên trải qua nhiều thế hệ con người, nó được hoàn thiện từ các thế hệ sau. Tổ sư Ueshiba học Aiki jutsu từ Takeda sensei trong 7 năm. Cũng như các võ sinh học từ tổ sư Aikido, trung bình học cũng học từ 5 đến 7 năm.
Trong con người có khoảng 600 cơ bắp có thể điều khiển được. Nguyên lý Aikido là vận dụng sự tổng hợp của các cơ bắp trên. Cơ thể của mổi cá nhân sẽ tạo ra cách dùng cơ bắp khác nhau vì điều kiện thể lực khác nhau. Trong khi cấu tạo cơ thể của hơn 6 tỉ người trên thế giới lại giống nhau, nên một chiêu thức đều có thể áp dụng vào mọi người. Những ai nắm được nguyên lý Aikido thì mặc dầu có thể dùng lực khác nhau (có người dùng lực hông trong khi người khác có thể dùng lực từ chân ...) nhưng hậu qua vẩn giống nhau. Thí dụ trong trường hợp thầy Phong, trong các hình youtube được đưa lên trang web hkd, nhiều người trong đây đã phê bình lối đánh Irimi Nage của thầy. Vì họ bắt chước và không đạt được hiệu quả mong muốn. Lý do đơn giản, vì thầy Phong khá thấp, nên lối dẩn Uke trong Irimi Nage của thầy sẽ mạnh nhất, trong khi Nage cao bằng Uke, mà làm đúnh như vậy sẽ không được.
Theo kinh nghiệm của tôi khi thăm viếng khá nhiều võ đường tại Mỹ, châu Âu và Nhật. Nếu võ sư nào nắm vững nguyên lý thì đòn thế đều tương tự như nhau. Có nhiều trường hợp, võ sư chế sửa các đòn thế (nhất là trong Aikiken và Aikijo) nhưng không nắm được tâm pháp, nguyên lý của nó, đưa đến các tình trạng buồn cười.
Trong Aikido nếu có sửa chửa, thường cũng có thể dùng được mặc dầu có thể có nhiều sơ hở, vì Aikido cần phải thực hành trên Uke. Trong khi đó Aikiken và Aikijo không có thực hành để chứng tỏ nó có hiệu nghiệm hay không. Hầu hết các sự biến dạng đến từ 2 trường hợp:
1- Cơ thể võ sinh hơi khác thường (cao, thấp, mập, ốm, có thương tật)
2- Võ sinh không nắm được nguyên lý nên chế tạo thêm các phương cách khác thường.
Thí dụ, đòn thế Shiho nage, nếu Nage không nắm vững hoàn toàn nguyên lý của nó, Uke có thể ngăn chận Nage ra đòn. Và cách sửa chửa tại một vài võ đường là bẻ cánh tay thật mạnh, hay đấm vào hông Uke, hay Nage thấp người xuống ... sau đó mới ra đòn. Các nguyên nhân trên, tạo ra nhiều lối đánh khác nhau. Theo kinh nghiệm nhỏ bé tôi đúc kết học hỏi được từ các hệ phái Aikido và Aiki jutsu khác nhau, các phương thức sửa chửa trên hoàn toàn không cần thiết.
Tóm lại, theo tôi nghỉ, thế hệ sau, có nhiều phương tiện, họ sẽ phát triển Aikido hay hơn các thế hệ đầu tiên như thời O''sensei và các đệ tử ... Họ có thể thấy Aikido qua nhiều lá, và cành khác nhau. Từ đó họ có thể suy luận ra được gốc và rễ thật sự của môn võ nầy. Thời xa xưa, rất ư là khó khăn để làm như vậy. :cool:

beginer
03-13-2008, 01:09 AM
Thưa các anh chị trên diễn đàn!
Vì không có hiểu biết nhiều và chính xác về lịch sử Aikido Việt Nam cũng như không có cơ hội được tập luyện dưới sự chỉ bảo của các thầy thuộc thế hệ đầu tiên của Aikido Việt Nam nên tôi không dám trao đổi về "biến dạng" như ý của anh tyi.
Tuy nhiên, thì rất đồng tình với lời của thầy Kanai mà anh aiki đã biên.
Vấn đề bản sắc Aikido Việt và tinh thần dân tộc, beginer xin chia sẻ một số suy nghĩ của mình. Khi nói đến Aikido, không chỉ ở Việt Nam mà ở Trung quốc, Đài Loan cũng đang và luôn tìm bản sắc dân tộc khi đón nhận và tập luyện Aikido.
Thật khó khăn khi trả lời câu hỏi bản sắc Việt trong Aikido Việt Nam là gì và hướng đi ra sao. Điều này sẽ luôn là chủ đề gây tranh cãi bởi quả thật để hiểu "bản sắc" là gì thì mỗi người một câu trả lời theo khả năng, hiểu biết và cảm nhận của mình.
Vậy sẽ càng khó khăn hơn khi mà lấy hiểu biết của một người để làm bản sắc cho cả một dân tộc cho dù sự đóng góp của người đó có to lớn đến đâu cho Aikido.
Thật khiên cưỡng và gò ép khi chỉ đơn thuần hiểu rằng "bản sắc" chỉ được thể hiện trong những kỹ thuật trong Aikido.
Có thể hiểu "bản sắc" của Aikido Việt Nam như sau được không ?:
-Người Việt tập Aikido chính là bản sắc của Aikido Việt Nam.
Bởi: Mỗi người Việt đều bao gồm:
-Tinh thần Việt.
-Thể xác Việt.
-Văn hóa Việt.
Nếu vậy, chúng ta hãy tập luyện, tập luyện và giữ vững tinh thần mà người thầy truyền lại và đó sẽ là Aikido mang bản sắc Việt.
Xin chia sẻ suy nghĩ cá nhân cùng các anh chị.
Thân Ái