PDA

View Full Version : Thắc mắc về Kokyuho



aiki
04-24-2006, 10:49 AM
Xin hỏi mấy huynh, đệ, muội, tỷ cái này nhe!

Trong Aikido, hầu như ai cũng tập Kokyuho! Lúc mình làm kokyuo thì mình nhìn ở đâu?

nhắm mắt
Nhìn vào mặt, mắt Uke
Nhìn phiá sau
Nhìn xuống dưới
Nhìn lên trên
...

Mấy bạn làm thế nào vậy?

Xin đàm luận!

aikidude
04-24-2006, 01:20 PM
Thưc tinh` ma` nói, Dude đánh đon` không đến nỗi tệ, nhưng chỉ có cái Kokyu-ho la` không được ngon lanh` như mấy cái khác. :biggrin:
Trước khi đẩy, dude nhin` uke "nguyên con " luôn :biggrin: Lúc lên tay (lúc hai tay ở trước mặt) liếc hai cái cổ tay một chút rôi` nhin` vô mặt uke liên`. Thương` thi` lúc đó hai mắt minh` nhin` vao` chính giữa khu vực chính giữa 2 ban` tay của minh`. Ma` hai ban` tay thi` thương` ở khoảng ngang ngang nách cho tới vai của uke. Sau đó, nếu Uke bị đội lên thi` minh` hướng mặt lên theo. Lúc đẩy uke qua một bên thi`nhin` xuống mặt đất chỗ uke sắp té xuống. Khi uke năm` dưới đất rôi` thi` minh` xoay ngươi` qua, lúc đó lại quan sát toan` bộ ngươi` uke.
Cái nay` dude lam` chưa giỏi , không dám nói nhiêu` :cool:

NgDaLat
04-24-2006, 05:49 PM
Ý nói là Kokyu-dosa đó hả ? hay là đòn Kokyu tỗng quát

aikidude
04-24-2006, 07:26 PM
Kokyu-ho la ` Kokyu dosa đó anh

http://www.aikiweb.com/gallery_data/522/1doshu2004_08-med.jpg Doshu

aiki
04-24-2006, 07:42 PM
Kokyu dosa đó NgDalat!

NgDaLat
04-24-2006, 08:25 PM
Chỗ tui thì kêu Kokyu-ho lai là cái này ( Morote-dori Kokyu-ho) nên phải hỏi lại cho chắc

http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/2294BerinSensei_Nick.jpg

Nhớ hồi nào khi anh aiki viết bài làm mất thăng bằng. Tui có hỏi là cách tâp căn bản trong aikido để cho lam uke mất thăng bằng. Hồi ở VN tui tập kokyu-dosa nhưng không hiểu lắm nên tập tầm bậy hết trơn. (lỗi tui chứ không lỗi ai hết)

Sao này chỗ tui tâp kokyu-dosa hơi nhiều nên tui hiểu tàm tạm là kokyu-dosa là bài học rất căn bản về niêm thủ trong aikido. Theo tui hiểu tất cả các phương pháp làm mất cân bằng trong aikido đều từ kokyu-dosa. Nếu kokyu-dosa đánh không ngọt thì các đòn aikido đánh sẽ phải dùng sức nhiều (theo tui nghĩ)

Còn chuyện nhìn đâu thì theo tui hiểu là không nhìn đâu hết. Thâm chí tui còn nhắm mắt khi đánh vì đó là bài học tập cảm nhận mà.

Kumo
04-25-2006, 01:08 AM
Từ lúc Kumo đi tập thì Sensei Horizoe (7 Đẳng) luôn dậy Kumo là phải nhìn ra xa phía sau đối phương, đồng thời trong bất kỳ kỹ thuật nào đều phải có cái nhìn tổng quát đối với tất cả mọi thứ xung quanh. Khi 2 người ngồi seiza đối mặt nhau để tập Kokyuho là lúc phải tập cảm nhận cơ thể, lực, khí và chuyển động của đối phương thông qua những rung động nhỏ nhất, làm sao để có thể cảm giác được mình với đối phương là 1 và có thể hiệp khí với nhau. Không bao giờ được phép đối kháng hay dùng sức để đẩy đối phương bằng mọi giá . Để làm được như vậy thì phải rất thả lỏng và tập trung. Ngoài ra, thở cũng rất quan trọng trong kỹ thuật này, Kumo được học cách thở sao cho đúng và phát khí. Tuy vậy, trình độ của Kumo còn kém nên vẫn chữa hiểu thấu đáo những gì Thầy dậy. Mong mọi người chỉ thêm

NgDaLat
04-25-2006, 03:30 AM
Kumo được học cách thở sao cho đúng và phát khí.
Kumo có thể trình bày điều Kumo học được không ?

David
04-25-2006, 04:17 AM
David thấy nhận xét của anh Ng_Dalat đúng với những gì đang được học. Kokyu-Dosa là phương pháp tập cảm nhận lực, cách tập thu phát lực và cách trầm chỏ.

Có tài liệu ghi rằng " Đây là cách sử dụng hai cánh tay làm ống dẫn, để chuyển cử động của nữa thân dưới sang Uke để khống chế anh ta".
Theo David thì mắt nhìn đâu không quan trọng lắm , quan trọng là tập trung tinh thần cho sự cảm nhận lực của Uke.

Xin mấy anh em đóng góp.

Thân

aikidude
04-25-2006, 07:26 PM
Cái Kokyu-ho phải nói la` hay. Ngươi` tập Aikido ma` giỏi đẩy Kokyu-ho thi` kỹ thuật lẫn kokyu-nage đêu` rất giỏi. Nó la` bai` tập của cho cảm nhận va` thả lỏng ( thả lỏng vai, cui` chỏ, tay, v.v... ). Nói một ví dụ để thấy tâm` quan trọng của kokyu-ho: nếu không lam` được Kokyu-ho đúng cách, bạn sẽ không thể nao` thực hiện được đon` Tenchi-nage ở bộ Ryo- Katatetori ( 2 tay nắm 2 tay) khi Uke nắm tay chắc, hay cứng hết cỡ, vi` sẽ không thể nâng cánh tay kia lên được.

Khi tập Kokyu-ho , việc Nage nhắm mắt chỉ la` một phân` để tập cảm nhận với sự giúp đỡ của Uke. Chứ thông thương` ma` khi đẩy, Nage ma` nhắm mắt, hay mất không chế, la` Uke đẩy cái râm` Nage té ngửa ra sau liên`.:biggrin:

Kumo
04-26-2006, 01:22 AM
Kumo wrote:
Kumo được học cách thở sao cho đúng và phát khí.

Kumo có thể trình bày điều Kumo học được không ?

Thầy dậy Kumo đơn giản lắm (tại đơn giản mới ko hiểu hết). Khi chuẩn bị đẩy thì hít vào, khi đẩy thì thở ra từ từ. Vừa thở vừa tưởng tượng như khí trong người mình đi từ đan điền (trọng tâm) lên, chẩy vào 2 cánh tay 1 cách liên tục và mềm mại như 2 dòng sông. 2 dòng ki đó sẽ theo các ngón tay tuôn ra ngoài, hòa với ki của đối phương "hiệp khí", chính vì vậy ko được dùng sức để đối kháng. Cở thể phải thả lỏng và tập trung, hơi thở phải điều hòa. Thầy bảo là nếu để hiểu ngay khí là gì, di chuyển thế nào thì rất khó, mới đầu cần học cách tưởng tượng, về lâu dài sẽ cảm nhận được:flirt:

aiki
04-26-2006, 08:15 PM
Theo tui nghĩ thì đòn này là đòn căn bản khó nhất trong Aikido. Mình tập ngay từ lúc đầu nhưng rất khó biết là có tiến bộ hay không!

Hồi xưa khi học Yoseikan, thầy VN thì nói đâỷ tay từ đan điền ra và Uke thì phải gượng lại tối đa. Cách này thì du di giữa cương gặp cương hay cương gặp nhu!


Sang Aikido thì tùy thầy. Kumo đã cắt nghĩa cách thầy Horizoe chỉ. Bên tui thì mỗi thầy chỉ 1 cách khác. Có 2 điều mà hầu như thầy nào cũng đồng ý là

1. người phải thả lỏng, không gồng ở vai vì nếu như vậy sẽ thành dùng sức cơ bắp.
2. Hít hơi vào như Kumo nói và hai tay đưa lên mặt Uke, như là vuốt má 'đào'


http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/kokyuho/Kokyuho01.jpg



Tui đã tập và hỏi đòn này với các Shihan Yamada, Kanai và Tamura, trong nhiều seminar. Họ không nói gì hết, chỉ nói tui làm Uke, đẩy các thầy, và họ làm cho mình cảm nhận thôi!

Cách chỉ ở võ đường tui là Uke phải đâỷ Nage, xong nage đánh ''lạc hướng'' sức đâỷ cuả Uke.


http://www.aikidoohana.org/photo_albums/dhanby/kim_and_alex1.jpg


Sau đó là tùy cá nhân. Cách tui làm là

khi hít hơi vào thì dồn xuống đan điền để giữ trọng tâm thấp. như vậy thì mình sẽ như con lật đật, có cái móng chắc và phiá trên hoàn toàn thả lỏng

mở đầu gối và ''nhấn'' đan điền về phía đan điền Uke. Tui có nghe nói (không nhớ là thầy nào) là khi muốn làm tốt, thì đan điền mình phải ''connect'' với đan điền Uke. Câu này thật là khó hiểu .... khi ngồi seiza, :confused: :confused: nhưng rất đúng trong đòn đứng Tachiwaza.



http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/kokyuho/watanabe_kokyuho.jpg

Đâỷ tay lên mặt Uke (ngón tay như Kumo nói) và khi cảm thấy Uke yếu bên nào thì làm Uke mất thăng bằng bên đó. Cái ý khi đâỷ tay Uke lên mặt, là làm sao cho cùi chỏ Uke đưa lên,như vậy thì Uke sẽ phải dùng sức cơ bắp. Còn cánh tay thì từa tựa như phương cách ''unbendable arm''.


Đâỷ vô mặt
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/kokyuho/kokyuho.jpg
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/kokyuho/kokyo.jpg



Có người thay vì đẩy lên mặt thì lại đẩy vô cùi chỏ như anh David nới


''Kokyu-Dosa là phương pháp tập cảm nhận lực, cách tập thu phát lực và cách trầm chỏ.''

http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/kokyuho/kokyuho-1.jpg




''Có tài liệu ghi rằng " Đây là cách sử dụng hai cánh tay làm ống dẫn, để chuyển cử động của nữa thân dưới sang Uke để khống chế anh ta".


Khi đem/quật Uke xuống thì phải thở ra và phải theo Uke, đè 1 chỏ ở ngực và tay kia đè cổ tay Uke. Cái khúc chót này nhiều người không/quên làm lắm. Bên tui nói làm như vậy thì Uke không ngồi dậy và phản công được.

Đè thứ thiệt, kiểu tui

http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/kokyuho/Pedram_SW_Kokyuho2.jpg




Hình này có đè nhưng không đè ở ngực và không đè cổ tay.

http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/kokyuho/7_kokyuho7a.jpg
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/kokyuho/kokyuho.gif



Và phải trên đầu ngón chân.

http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/kokyuho/7_kokyuho7b.jpg


Theo tui nghĩ thì đòn này là đòn căn bản có ảnh hưởng tới tất cả các đòn sau. Động tác 2 cánh tay dùng trong lúc này y hệt như lúc dùng trong thế thoát các đòn nắm, như anh david đã nói.


Kokyu-Dosa là phương pháp tập cảm nhận lực, cách tập thu phát lực và cách trầm chỏ.

Theo cách tả của Kumo thì có lẽ thầy Horizoe chỉ cách ''hiền'' trong khi bên tui là theo cách ''dữ''. :ohmy: :ohmy:

Tui tập như vậy thôi, không biết có đúng không, nhưng thấy liên hệ giữa Kokyuho và các đòn khác. Chính vì vậy tui mới mở chủ đề naỳ.



Còn cách nhìn, thì tùy theo hôm đó tui cảm thấy làm sao:

1-Nếu có cảm hứng như ''võ của vũ trụ'' thì nhìn ra phiá sau hay nhắm mắt ... cách này thỉ cảm thấy rõ hơn hướng đẩy của Uke :funny: :funny:

2-Nếu có cảm hứng võ giang hồ thì nhìn vô mắt Uke kiêủ ''4 mắt nhìn nhau trào máu họng'' ... :madflame: :madflame:

3-Nếu có cảm hứng ''võ của tình thương'' thì .... Ôi thôi nhiều cách lắm :flirt: :flirt:

a. Gặp tỷ tỷ hay muội muội mà đúng ý mình thì nhìn xuống dưới (cho có vẻ e lệ chút xíu .... Như anh DCH nói đó, cái gì mà ''bánh mì khg paté thì cứ như đàn ông khg thả dê). Chỉ nói nhìn xuống thôi chứ đừng hỏi là nhìn đâu đấy nhé ... :flirt: :no1:

b. Hay ''mi gío'' 1 cái rồi đánh nhè nhẹ để lấy lòng .... :flirt: :skisses: :skisses:

c. Còn cách chót này mới học được của 1 sư tỷ: ''nhỏen miệng cười rồi ... ''ùm'' uke. (Bí quyết này học của 1 VS nôỉ tiếng, mấy chục năm kinh nghiệm, áp dụng mỹ nhân kế đấy). :flirt: :flirt:



Hôm bữa tự nhiên có cảm hứng ''võ tình thương'' nên áp dụng thử phương thức thứ 3c. Nhưng hôm đó chắc ra đường gặp gái hay sao, mà lại áp dụng phương thức ấy với sư huynh thay vì sư tỷ/muội.

Chưa kịp ''ùm'' gì hết là đã bị sư huynh đè gần ngộp thở :nea: :nea: (sư huynh chỉ hơn 1m85 và hơn 90Kg thôi). Bị đè thôi thì không sao, wen rùi, nhưng cái nguy nhất là hắn tưởng mình ... nửa này nửa nọ ... mới chết ..... (anh DCH ơi, thả dê lộn chuồng giống anh rồi đấy):eek: :eek:

Thật cái tật nghe lời sư tỷ! Bây giờ mới thấy là aikido không phải chỉ tùy theo thể trạng mà còn tuỳ theo ''giới tính'' nữa chứ! Thêm 1 bài học ... :eek: :eek:


:laugh: :laugh: :lol:

aikikai
04-29-2006, 07:05 AM
Gần đây, aikikai mới phát hiện ra mình tập kokyu-ho không đúng phương pháp , phải tập lại từ đầu. Nguyên nhân một phần là do Uke không được hướng dẫn đúng cách để hỗ trợ cho Nage luyện tập(vd: cầm tay sai, gồng sức cản lại...) , một phần là do nhận thức của Nage chưa đúng(vd: cố đẩy cho uke té). Nhưng theo nhận xét của cá nhân aikikai, đây là cái sai của đa số CLB aikido TP.
Thôi thì bây giờ aikikai sẽ trình bày những gì hổm rài mình tìm hiểu, mong rằng những kiến thức ít ỏi này sẽ giúp ích được cho những bạn mới bắt đầu tập kokyu-ho.
(Vì aikikai thích cách diễn giải của Yamada sensei nên sẽ dùng clip của ông để trình bày)

Trước hết, một vài "ứng dụng" từ kokyu-ho:
Mượn lời của chú NgDalat : Theo tui hiểu tất cả các phương pháp làm mất cân bằng trong aikido đều từ kokyu-dosa. Nếu kokyu-dosa đánh không ngọt thì các đòn aikido đánh sẽ phải dùng sức nhiều
http://i67.photobucket.com/albums/h283/aikikai/ungdung1.gifhttp://i67.photobucket.com/albums/h283/aikikai/ungdung2.gif


http://i67.photobucket.com/albums/h283/aikikai/ungdung3.gif



Vào đề... kokyu-ho

http://i67.photobucket.com/albums/h283/aikikai/kokyudosa.gif


Một số lỗi của Uke:
_Uke không cho Nage cơ hội để vào đòn...
Dùng sức để cản lại
http://i67.photobucket.com/albums/h283/aikikai/konen1.gif

_Làm lệch hướng đi của tay nage
http://i67.photobucket.com/albums/h283/aikikai/konen2.gif

Hình trên cũng cho thấy một lỗi là uke nắm tay không chặt, lòng bàn tay không sát với cổ tay nage (lỗi này khá phổ biến)

Thật ra,theo hướng dẫn của Yamada Sensei, uke nên cho nage một cơ hội để vào đòn
http://i67.photobucket.com/albums/h283/aikikai/nen1.gif


Một số lỗi của Nage:

Gồng tay, dùng sức
http://i67.photobucket.com/albums/h283/aikikai/konen3.gif

Rút tay về quá sâu,
http://i67.photobucket.com/albums/h283/aikikai/konen4.gif


Cùi chỏ ngang hay cao hơn vai
http://i67.photobucket.com/albums/h283/aikikai/konen6.gif


(còn tiếp..)

aikikai
04-29-2006, 07:14 AM
Và đây là kỹ thuật đối với từng tay:

http://i67.photobucket.com/albums/h283/aikikai/mota1.gif

Lực xuất phát từ đan điền, tay hướng ra trước, đẩy cùi chỏ Uke hướng lên. (hình như bàn tay chuyển từ ngửa sang úp)


http://i67.photobucket.com/albums/h283/aikikai/mota2.gif
Nage cũng có thể hạ thấp cùi chỏ xuống rồi mới đẩy lên.

Chiếu chậm..

http://i67.photobucket.com/albums/h283/aikikai/kokyudosa2.gif


Và khi kết thúc không nên cúi thấp người vào Uke
http://i67.photobucket.com/albums/h283/aikikai/konen5.gif


Ngồi ở tư thế vững chắc..
http://i67.photobucket.com/albums/h283/aikikai/nen2.jpg


Và cuối cùng, một điều quan trọng: Không bao giờ được phép đối kháng hay dùng sức để đẩy đối phương ngã bằng mọi giá (mượn lời của Kumo).

hết roài...:laugh:
aikikai mới tìm hiểu xong, đang bắt đầu tập lại, xin mọi người cho thêm hướng dẫn..

aiki
04-29-2006, 09:01 AM
Đúng rồi đó Aikikai! nhưng khi làm quen rùi thì Uke phải 'đẩy' mạnh hơn chút xíu!

Có ai làm thử cái này với thầy Chiba chưa? Cầm tay thầy mà không đẩy hay không nắm chặt là ăn tát liền đó!:blink: :blink:

aikidude
04-29-2006, 11:44 AM
Hết xẩy, aikikai. Nhin` vô la` thấy rõ khỏi chê luôn.

@aiki: thôi, vậy chắc em khỏi nắm chắc ăn :lol:

aikikai
04-29-2006, 07:24 PM
@ chú Aiki: sao ông Chiba ổng dzữ quá vậy? nhìn mấy cái clip ổng đánh thấy tội nghiệp cho Uke quá. :eek:

fourever
04-29-2006, 07:38 PM
Anh Aikikai bỏ công sức làm mấy Gif files nầy rất tốt :bigsmile: cho anh chị em trong đây. Tôi xin đóng góp một chút ít như sau.
Kokyuho dosa là một trong các kỹ thuật quan trọng trong Aikido. Nó đào tạo khả năng cảm nhận cùng điều khiển lực từ Uke.
Đây là phương pháp tôi hướng dẩn cho môn sinh từ 1st Kyu trở lên. Có lẻ nó khác với lối chỉ dẩn của Yamada sensei trong một số nguyên tắc, nhưng tôi viết ra để anh chị em tăng thêm kiến thức.
Khi Uke nắm tay của Nage, đối với Nage hai thân thể dính liền sẻ trở nên là một. Trong một thân thể, ta muốn di chuyển bàn tay, ta có thể dùng vai, cùi chỏ, cổ tay để di chuyển Vấn đề ở đây, một thân thể khác lại nối vào cổ tay của ta. Như vậy, làm sao một thân thể di chuyển lại có thể điều khiển thân thể kia. Một thí dụ khác, một xe tải kéo theo một xe khác (trailer) phía sau, ngươì ta sẻ nối 2 chiếc xe với nhau bằng các tín hiệu điều khiển (control signals) để khi xe trước thắng lại, xe sau cũng thắng theo và đèn đỏ lên .... Như vậy, trong con ngươì, ta làm sao truyền các tín hiệu từ Nage xuyên qua Uke được?
Phương thức áp dụng như sau
Nage cảm nhận hướng di chuyển của Uke (bình thường đó là hướng từ khũy tay đến cổ tay của Uke). Nage sẻ phát lực hướng từ đan điền của mình, truyền qua cổ tay của Uke và điều chỉnh nó để lái cánh tay của Uke làm như thế nào cho khũy tay của Uke đưa lên trời. Lúc đó Uke mất thăng bằng, mọi việc sau đó sách nào cũng chỉ rõ.
Nguyên tác phát lực: Eo lưng và hông là nơi phát lực (nhìn kỉ hình của Yamada sensei). Trong khi cánh tay ở vị trí không bẻ được (unbendable), nhiệm vụ của nó là điều khiển hướng đi của lực cho đúng với chiều của cánh tay Uke và nó di chuyển rất ít.
http://i67.photobucket.com/albums/h283/aikikai/mota1.gifhttp://i67.photobucket.com/albums/h283/aikikai/mota2.gif

Tóm lại đây là phương pháp học cách cảm nhận Uke. Do đó hai hình của Yamada sensei thực ra chỉ là 1, cánh tay của Uke có hạ xuống hay không là tùy theo hướng lực của Uke.
Bình thường Uke chỉ kháng cự khỏang 50% để Nage có thể thực hiện, trong khi đó Uke học tập cách cảm nhận lực của Nage . Khi cần thử nghiệm khả năng, Uke di chuyển cánh tay để Nage không truyền lực được. Nage sẻ di chuyển thích ứng để thực hiện chiêu thức.
http://i67.photobucket.com/albums/h283/aikikai/konen1.gif
Trong hình nầy Waite Donavan sensei là Nage, Yamada sensei là Uke, Uke nâng cánh tay của Nage lên. Nhiệm vụ của Nage là truyền lực của mình xuống theo chiều cánh tay của Uke để có sự nối liền (connect) sau đó mới di chuyển lên để nâng khủy tay của Uke.
http://i67.photobucket.com/albums/h283/aikikai/konen2.gif
Trong trường hợp Uke ẩy lệch cánh tay của Nage qua một bên, vì Nage không biết truyền lực từ hướng đan điền của mình ra. Khi Uke nắm không có chắc, không thể than phiền với Uke, Nage dùng các đầu ngón tay của mình để nó chạm vào phần trong cánh tay của Uke rồi từ đó mà điều khiển lực.

Nếu các bạn tập Kokyu ho dosa đúng đắn, biết cách làm cho 2 thân thể trở thành 1. Đó là cái nguyên lý căn bản của Aikido. Uke có thể làm bất cứ hành động gì, Nage vẩn thực hiện được chiêu thức.

aikikai
04-29-2006, 07:55 PM
hay quá chú Fourever ơi, Domo arigato gozamashita !!!:happytear

aiki
04-29-2006, 08:12 PM
Hay lắm anh 4ver! bây giờ Aiki mới hiểu lúc nói 2 người connect với nhau!

fourever
04-30-2006, 04:48 PM
bây giờ Aiki mới hiểu lúc nói 2 người connect với nhau!
Cái nguyên lý "connect" nầy rất đơn giản, nhưng rất nhiều aikidoka trình độ đến 6 dan vẩn chưa hiểu. Cái suy nghỉ bình thường, khi gọi connect là mình nắm chặc tay của người khác hoặc tay mình bám vào tay của Uke. Tùy theo trình độ của Nage, ở cấp cao, Nage dùng mấy đầu ngón tay để có "feeling" cái KI của Uke khi cạnh bàn tay mình connect với Uke. Trong khi Nage ở trình độ thấp, bám víu vào được cánh tay của Uke là mừng lắm rồi (nên nhớ khi Uke tấn công với Karate strike - đánh nhanh, rút gọn)

aikikai
05-01-2006, 07:34 PM
Nếu các bạn tập Kokyu ho dosa đúng đắn, biết cách làm cho 2 thân thể trở thành 1. Đó là cái nguyên lý căn bản của Aikido. Uke có thể làm bất cứ hành động gì, Nage vẩn thực hiện được chiêu thức

mấy hôm nay nghĩ về bài của chú fourever, có mấy điều này cứ lấp lửng trong đầu aikikai nhưng không thể hình dung làm sao. phải chăng đó chính là "hòa hợp" mà Sư Tổ thường hay nhắc tới? ta có thể áp dụng nguyên lý này cho tất cả các đòn kỹ thuật của aikido... và rồi nguyên lý "connect"....

aikidude
05-01-2006, 08:22 PM
Cái sự hoa` hợp - liên kết nay`- hay con` gọi la` musubi. Trong Aikido ma` không có musubi thi` không thể gọi la` Aikido được nữa. Khi quan sát một ngươi` đánh Aikido, ngươi` nao` có cảm nhận va` hoa` hợp với uke hay thi` minh` sẽ nhận thấy ngay. Băng` không thi` đon` thế sẽ cứng nhắc, không tron` trịa, không trôi chảy (smooth).

Dude lấy ví dụ điển hinh` la` Seigo Yamaguchi Sensei, va` Tamura Sensei. Hai thây` nay` cảm nhận va` hoa` hợp với uke hay tới nỗi không cân` di chuyển nhiêu` , chỉ đánh nhẹ nhang` ma` uke té ngay, ma` có đon` uke té cũng không kịp hay không biết.

Ngoai` tập cảm nhận ra, Kokyu-dosa con` la` một cách hay để tập thả lỏng ngươi`, cui` chỏ, vai, một điêu` ma` nhiêu` ngươi` không lam`. Thả lỏng cơ thể, tay, cui` chỏ va` vai la` điêu` cân` thiết để đánh đon` kỹ thuật, đặc biệt la` Kokyu Nage.

Nếu dude có thơi` gian, sẽ tập nhiêu` kokyu-dosa, Tai-no henko, va` suwari-waza:biggrin:

fourever
05-01-2006, 09:27 PM
mấy hôm nay nghĩ về bài của chú fourever, có mấy điều này cứ lấp lửng trong đầu aikikai nhưng không thể hình dung làm sao. phải chăng đó chính là "hòa hợp" mà Sư Tổ thường hay nhắc tới? ta có thể áp dụng nguyên lý này cho tất cả các đòn kỹ thuật của aikido... và rồi nguyên lý "connect"....
Nguyên lý trong Aikido chỉ cần một tuần là đủ thời gian để nói ra hết, cái khó khăn là làm sao để áp dụng nguyên lý lên thực tế. Khi mình không biết áp dụng, mình không có khả năng để phân biệt cái nào đúng, và cái nào sai. Khi có ai chỉ hươu vẻ vượn, một thời gian thì mình sẻ tẩu hỏa nhập ma ngay. Chú có một vỏ sinh, anh nầy là 2 dan. Học với thầy Kanai từ năm 1986 cho đến nay vẩn tập ở NEAikikai. Anh nầy tên là Greg Dana (dân Do Thái). Lúc học thì mong muốn bắc chước theo người dạy, khi nào cũng hỏi thầy, làm Kanai sensei nhiều lúc nổi khùng lên luôn. Ở vỏ đường người ta hay nói giởn là tại anh nầy hỏi quá làm thầy Kanai chầu trời sớm. Vì không tập cách cảm nhận, nên chiêu thức Aikido trở nên giống như đi bài quyền, đánh khi có lực và lúc thì không. Bây giờ chú phải chỉ lại nguyên lý, chỉ nói anh nầy tập trung vào một vài chiêu thức để áp dụng nguyên tắc cảm nhận. Anh nầy đã trên 50 tuổi rồi, đi không thiếu cái seminar nào hết, nhưng học lại không tiến bộ. Do đó, khả năng cảm nhận sẻ đưa đến khả năng connect, nguyên lý nầy áp dụng cho mọi chiêu thức trong Aikido.
Thí dụ trong kiếm đạo, nguyên lý nằm trong kiếm ý, sau đó là kiếm quyết, sau cùng là kiếm thế. Aikido rất tương tự như kiếm đạo, nhưng các thầy chỉ dạy chiêu thế, còn môn sinh phải tìm tòi ra nguyên lý chư không ai chỉ, vì một thơì gian ngắn là hết nghề ngay, nếu đi seminar để học chiêu thế, thì 30 năm sau, vẩn chưa học hết.
Nói thì dể, thực hành mới khó.
Có nhiều tiến sỉ giấy đói lên đói xuống, trong khi anh Bill Gates học dở dang chưa hết năm thứ 2 đại học mà lại giàu nhất thế giới. Anh Micheal Dell, học vừa xong năm thứ 1 là bỏ học rồi giàu chẳng thua ai. :confused:

NgDaLat
05-01-2006, 10:15 PM
Connect là tiếng mẽo, Tiếng hán việt của ta gọi là niêm (dính). Tiếng Nhựt là .... là (hỏng biết). Nhờ connect (niêm) ta mới nghe được kinh lực cùa Uke để hoà hợp với Uke.


Một thí dụ khác, một xe tải kéo theo một xe khác (trailer) phía sau, ngươì ta sẻ nối 2 chiếc xe với nhau bằng các tín hiệu điều khiển (control signals) để khi xe trước thắng lại, xe sau cũng thắng theo và đèn đỏ lên .... Như vậy, trong con ngươì, ta làm sao truyền các tín hiệu từ Nage xuyên qua Uke được?

Có rất nhiều cách truyền và nghe tín hiệu. Trong ví dụ trên, cùng một muc đích nhưng có thể tín hiệu là thuỷ lực (fluid), điện (electric), hay điện tử (electronic). Trong võ học cũng vậy. Để nghe được Uke có rất nhiều cách khác nhau. Vì khác nhau như vậy nên mới có nhiều loại võ công và quyền pháp.

Đa số chúng ta khi học võ chỉ học thuộc bài quyền mà không được đậy cái nguyên lý và kỹ thuật bên trong. Hoặc được dậy mà không nắm rõ. Vì vậy rõ ràng thụ giáo chính phái nhưng võ công dần dần trở thành ..... bàng môn.

Cái kỹ thuật nghe kình, lưc và khí của Uke là những bí mật của đa số các môn phái. Chỉ học trò "chân truyền" mới được dậy kỹ. Hì hì Aikido chắc cũng không ngoại lệ đâu. Hai người cùng đánh một đòn giống nhau nhưng kỹ thuật nghe kình, sử khí có thể hoàn toàn khác nhau. Trong truyện kiếm hiệp mô tả quyền pháp Thanh Thành nhưng nội công Nga Mi là vậy.

Nói dóc như vây nhiều quá rùi. Bây giờ trở lại đòn Kokyu-Dosa. Làm sao để connect với uke đây. Nói lý thuyêt thì dễ lắm nhưng cái kỹ thuật mới là quan trọng. Để gợi ý các ban vấn đề này tui xin các bạn thử môt vấn đềi:

Khi ta cầm 1 cây dài khoảng 1- 2 thước bằng 1 tay để khều trái ổi trên cành. Góc độ của cái cây như thế nào với cánh tay trước

Các bạn hãy thử xem sao

aiki
05-02-2006, 11:17 AM
Mấy bữa này làm mệt quá nên không đọc kỹ mấy bài kỹ thuật!


Khi ta cầm 1 cây dài khoảng 1- 2 thước bằng 1 tay để khều trái ổi trên cành. Góc độ của cái cây như thế nào với cánh tay trước

Câu này hay và đúng đấy! Cái hình tam giác trong aikido là ám chỉ cái Ngdalat nói đó! Tui theo kinh nghiệm mới tự khám phá ra sau 3-4 năm tập! :no1: :no1: :razz:

fourever
05-02-2006, 01:06 PM
Từ bài viết ở trên, tôi chưa nói rõ ràng cho lắm trong cái định nghĩa connect. Tôi không biết tiếng VN là gì.Từ ví dụ xe tải kéo theo cái xe trailer ở sau. Tôi chỉ mới nói nửa phần, đó là sự cảm nhận. Bây giờ xin nói phần kế tiếp, đó là áp dụng lực. Hảy tưởng tượng mình là tài xế xe tải với xe kéo ở sau, nhiệm vụ của mình là chạy lùi. Hai xe nối với nhau bằng một trục quay (hitch). Nếu bạn là tài xế kinh nghiệm lâu năm, lúc đó bạn mới có thể lái lùi và đem xe vào nhà chứa (garage) được.
Nage cũng như vậy, nối nhau chỉ qua một điểm, nhưng muốn điều khiển Uke, cái lực của mình phải di chuyển tùy theo sự cảm nhận lực của toàn thân từ Uke chứ không phải cánh tay của Uke mà thôi. Do đó cái từ connect tôi dùng ở đây là hai chiều (duplex), Nage phải biết cảm nhận (như anh Dalat nói về thính kình, rồi dùng các dử kiện đó để "phát kình" vào Uke ở một góc độ và lực cần thiết (không dư hoặc không thiếu).

Khi võ sinh tập Iaido với Iaito (thank kiếm tập). Trong vị trí chém jodan, trọng tâm của thanh kiếm nên ở ngay trọng tâm của võ sinh. Do đó võ sinh phải cảm nhận được trọng tâm của thanh kiếm ở đâu để hai tay nắm và đưa lên ở vị trí đúng. Tôi kèm theo cái hình trên net, các anh nầy chắc mới tập, nên không cầm đúng cho lắm.

http://www.bushi-kan.com/pictures/Iaido%20Images/Iaido%20-%20ready%20for%20cut.jpg

Trong câu hỏi của anh Dalat, người cầm Jo đó phải cảm nhận được trọng lương và trọng tâm của thanh Jo, lúc đó mình mới tìm cách nắm thích hợp tạo cho sự cân bằng giưa cánh tay và thanh Jo. Khi có sự cân bằng rồi, mình mới có thể điều khiển nó. Do đó không thể có câu trả lời xác đáng khi không có đủ dử kiện. Mục đích chính ở đây là sự điều khiển (mới có thể khèo ổi được :iwink: ), nên mình có một nhánh cây nhẹ, lúc duổi thẳng ra 90 độ mình vẩn có thăng bằng. Khi có cái thiền tượng của mấy thầy chùa, đôi khi mình phải cầm hai tay, và chỉ có thể cầm thẳng đứng để khèo ổi.
Tóm lại, từ sự cảm nhận, đưa đến hành động thích hợp xuyên qua một điểm nối để điều khiển Uke, đó gọi là CONNECT

aikikai
05-02-2006, 07:08 PM
xin cho aikikai nói lạc đề một chút. aikikai chưa khều ổi bắng cái cây dài 1 hay 2m. mấy hôm trước về hái xoài ở nhà nội, cầm cái cây dài đến 5,6m. lúc đó, để tốn ít sức lực nhất thì cái cây khều gần như thẳng đứng và gốc độ của cánh tay với cây phải nhỏ.
nếu trả lời lạc ý thì aikikai xin lỗi nhé !

aikikai
05-02-2006, 07:15 PM
To chú Fourever: aikikai hiểu được một phần ý của chú. để hiểu rõ hơn thì phải có thời gian tập và cảm nhận. Mong rắng aikikai không đi lạc hướng như ông Greg Dana.

kiai
05-02-2006, 09:35 PM
NgDaLat Quote:
Khi ta cầm 1 cây dài khoảng 1- 2 thước bằng 1 tay để khều trái ổi trên cành

Theo câu hỏi này, ngoài những người có cổ tay khỏe thì không kể, họ có thể nắm gần đầu gậy và dùng sức cổ tay để hất nhánh quả ổi. Bình thường ra, ta phải tì đầu gậy vào cánh tay hoặc khuỷu tay để hất, đè, kéo, hoặc gạt. Như thế góc độ giữa cây gậy với cánh tay trước là số không. Như thế, ta phải liên kết cánh tay với cây gậy thì mới có thể hái ổi. Nhưng không thể bằng anh Aiki được, anh ấy có những 4 năm kinh nghiệm khều ổi cơ. Ha! Ha! Ha....

NgDaLat
05-02-2006, 09:57 PM
xin cho aikikai nói lạc đề một chút. aikikai chưa khều ổi bắng cái cây dài 1 hay 2m. mấy hôm trước về hái xoài ở nhà nội, cầm cái cây dài đến 5,6m. lúc đó, để tốn ít sức lực nhất thì cái cây khều gần như thẳng đứng và gốc độ của cánh tay với cây phải nhỏ.
nếu trả lời lạc ý thì aikikai xin lỗi nhé !


Như thế góc độ giữa cây gậy với cánh tay trước là số không. Như thế, ta phải liên kết cánh tay với cây gậy thì mới có thể hái ổi. Nhưng không thể bằng anh Aiki được, anh ấy có những 4 năm kinh nghiệm khều ổi cơ. Ha! Ha! Ha....

You rock! that's what I want to hear

Hãy nhìn hình của Yamanda Sensei có phải cánh tay trước của ổng với cánh tay của Uke gần như trên một đường thẳng không? Để làm một với Uke cứ cái gì gần với ta phải "làm một" trước. Các ngón của Nage chạm cánh tay của uke để nghe ngóng và duy trì cái đường thẳng (làm một đó)
http://i67.photobucket.com/albums/h283/aikikai/mota1.gifhttp://i67.photobucket.com/albums/h283/aikikai/mota2.gif

Mấy hình sau này hai cánh tay đã bị rời ra không trên cùng đường thẳng

http://i67.photobucket.com/albums/h283/aikikai/konen1.gifhttp://i67.photobucket.com/albums/h283/aikikai/konen2.gif

Sau cánh tay, Nage còn phải "làm một" các phần khác nữa của uke nhưng phần vừa nói trên là phần khó nhất.....

hungkid3
05-02-2006, 10:18 PM
Xin lỗi mọi người, tui đoán bậy. Trả lời xong ngồi suy nghĩ lại mới thấy mình ngu. Hehehe :laugh:

NgDaLat
05-02-2006, 10:32 PM
Xin lỗi mọi người, tui đoán bậy. Trả lời xong ngồi suy nghĩ lại mới thấy mình ngu. Hehehe :laugh:
Lỗi phảỉ gì ? sao khách sáo thế ? Chắc gì ai đúng ai sai mà nói vậy

fourever
05-02-2006, 11:03 PM
Tôi nói dài dòng văn tự nhưng có lẻ không rõ bằng vài câu nói của anh :drinks: anh có nhận xét nhanh chóng vào vấn đề. Very Good! :bigsmile:

beginer
05-03-2006, 12:24 AM
Xin góp một ý nhỏ!
Nói thật tôi khi đọc câu hỏi của anh NGDALAT về cái gậy khều ổi tôi chẳng hình dung ra gì cả mà chỉ hình dung ra quả ổi, khi anh post hình thì mói rõ.Tôi xin có thêm 2 ý nhỏ trong kỹ thuật kokyuho.
Ý 1 là không chỉ tori thẳng tay mà trong khi đẩy tay tori từ tư thế ngửa xoay dần và úp lòng tay( chắc các anh thấy rõ trong clip rồi)
Ý 2 tay đẩy sẽ từ phần nách của uke trở lên.
Cũng giống như các anh trong quá trình tập thì khó nhất vân là làm sao conect được với uke. trong một lần tập huấn tôi làm uke cho một ông Nhật ông không conect mà đẩy từ dưới lên giống như giơ kiếm lên vậy, tôi nhỏ yếu hơn nên cổ tay cảm thấy bị tác động lực rất mạnh và nhanh lúc đó tôi chỉ còn cách nhổm cả người dậy để tránh lực tác dụng vào cổ tay và bị đẩy ngã dễ dàng.Không biết có ai tập theo phương pháp này không. Tôi thì không tập vì không thấy phù hợp với tôi lắm.
Xin ý kiến các anh.Thân!

David
05-03-2006, 01:41 AM
:sad: . Mấy hôm nay theo dõi mục này nhưng vẫn chưa hiểu rõ. Hy vọng vài .... năm nữa sẽ "ngộ". :cool:

Theo David tập, Kokyu Dosa được thực hiện theo 02 kiểu:

C1 (Kugasawa sensei thực hiện ) Hai tay của Uke và Nage để hơi cao (gần bắng vai). Nage phát lực và cảm nhận lực chống lại từ Uke. Bất thình lình Nage thu lực làmUke hơi mất thắng bằng. Nage nhổm người đẩy toàn thân về phía trước và xoay hông quật Uke xuống.

C2 ( Giống cách đẩy của Đại sư Yamada - tư thế nâng kiếm lên -Trầm chỏ) Uke mất thăng bắng khi cùi chỏ bị nâng cao hơn vai lúc này chỏ của Nage thấp hơn cùi chỏ Uke nên lực mạnh hơn. Cách thực hiện: Nage phát lực và cảm nhận lực chống lại từ Uke. Nage cuộn bàn tay sao cho ngón cái trỏ vào người của mình (Nage) hơi đổ người tới (lúc này cùi chỏ của Nage thấp hơn). Dùng lực từ hông đẩy Uke mât thăng bắng và xoay hông để quật Uke ngã.

Do được tập như vậy nên David nghĩ KoKyu Dosa -phương pháp tập thu phát lực và kỹ thuật phát triển sức mạnh của cùi chỏ - một kỹ thuật khá phổ biến trong Ken - hay là cách trầm chỏ (không biết có đúng không nữa đây :icool: )

Hiểu chỉ được có dzậy xin anh em góp ý để mau được "ngộ" (miền nam nói là "kì kì" đó :confused: ).

Thân

aikikai
05-03-2006, 03:46 AM
qua câu chuyện "khều ổi" này, aikikai thấy võ thuật gắn bó chặt chẽ với cuộc sống. từ những hành động thông thường, nếu chịu khó quan sát và suy luận, có thể phát triễn lên thành lý luận để áp dụng vào võ thuật....

(vậy chắc muốn giỏi kokyu-dosa phải về tập hái xoài nhiều hơn nữa. không biết vườn xoài nhà nội có đủ trái cho mình tập không? :laugh: ):laugh:

NgDaLat
05-03-2006, 06:38 AM
Tôi nói dài dòng văn tự nhưng có lẻ không rõ bằng vài câu nói của anh :drinks: anh có nhận xét nhanh chóng vào vấn đề. Very Good! :bigsmile:
Hì hì được anh fourever khen không khác gì được O-Sensei xoa đầu, đã gì đâu.

@Beginer
Dĩ nhiên còn nhiều cái khác nữa. Chúng ta chỉ đang phân tich từ từ ở cái khoản connect (niêm) và nghe lực

@David
Những gì mà david nói đó thuôc về kỹ thuật vận kình sử khí (tấn công) rồi. Nó đã đi ra ngoài vấn đề cảm nhận và niêm (connect và feel). Trong chiến tranh (thương trường hay chiến trường cũng vậy) thám báo (trinh sát) và tấn công là hai chuyện khác nhau. Tuy nhiên muốn tấn công thì phải biêt địch cái đã

@Akikai
Đúng vậy. Danh sư võ học nhờ quan sát thế giơi quanh ta rồi mới đưa vào lý thuyết, lý luận của họ áp dụng vô cơ thể con người. Bây giờ có môn học là phỏng sinh học gì đó.

Trươc đo tui có viết lộn:
Connect là tiếng mẽo, Tiếng hán việt của ta gọi là thính kình (nghe kình). tiếng Nhựt là .... là (hỏng biết). Muốn nghe kình được thì phải biết niêm (dính).

Bây giờ tui xin sửa lại là:
Connect là tiếng mẽo, Tiếng hán việt của ta gọi là niêm (dính). Tiếng Nhựt là .... là (hỏng biết). Nhờ connect (niêm) ta mới nghe được kinh lực cùa Uke để hoà hợp với Uke.

NgDaLat
05-10-2006, 06:59 PM
Tiêp tục khái niêm về ví dụ khèo ổi:

Khi ta cầm một cái cây để khều vật gì. Để có cảm nhận ở đầu kia của cây. Cái cây nên ở vị trí nằm trên cùng đường thẳng với cánh tay. Đó là mới nói tới cái cây không. Nếu nói tới cái cây có thêm lưỡi liềm hay cơ cấu nào khác thì sao.

Câu hỏi đưa ra là:

--Cơ cấu đó nên gắn chặt hay lỏng với cây ?

aikidude
05-10-2006, 11:43 PM
dude nghĩ cơ cấu đó nên gắn chặt vô cây để dễ xoay trở va` điêu` khiển. Đông` thơi` ngươi` câm` cây sẽ cảm giác được những gi` cơ cấu đụng phải.

NgDaLat
05-12-2006, 07:33 AM
Dude nói rất thực tế. Muốn cảm nhận được trái ổi thì cơ cấu phải gắn chặt vô cây.

Tương tư như vây trong cơ thể con người. Để cảm nhận được cái trọng tâm của một người thông qua cánh tay thì khớp chỏ và vai của Uke phải ở vị trí khoá.

http://i67.photobucket.com/albums/h283/aikikai/mota1.gif

Từ đó ta suy ra:

Mục đích các khoá Ikkyo, Nikkyo, Sankyo .... là cầu nối để Nage cảm nhận trọng tâm Uke.

Khoá Ikkyo, Nikkyo, Sankyo .... không phải để bẻ gãy tay Uke, làm Uke trật khớp. Bẻ gãy tay Uke hay làm Uke trật khớp không phải là kỹ thuật Aikido. Đó là cái khác biệt rất rõ nét giữa Aikido và Jujitsu.

Có ai có Ý kiến khác không

aiki
05-15-2006, 10:08 AM
Khoá Ikkyo, Nikkyo, Sankyo .... không phải để bẻ gãy tay Uke, làm Uke trật khớp. Bẻ gãy tay Uke hay làm Uke trật khớp không phải là kỹ thuật Aikido. Đó là cái khác biệt rất rõ nét giữa Aikido và Jujitsu

Cái này là tuỳ cá nhân. Ai hiền thì nghĩ như trên, ai tập võ với ý nghĩ võ thuật phòng thân thì sẽ nghĩ khác.

Cá nhân tui, khi tập với ibạn bè thì theo ý nghĩ trên, nhưng lỡ mà phải dùng thật thì sẽ theo phương pháp aiki-jujitsu

aiki
06-15-2008, 09:18 PM
Mới kiếm ra 1 vài clip chỉ sơ hở khi làm Kokyudosa.

Thường thường khi làm Kokyudosa là phải cảm nhận lực đẩy của uke và Nage phải đưa đều 2 tay ra phía trước.

Nhiều người vì bất cứ lý do gì, nhiều khi chỉ đẩy 1 cánh tay ra và đem tay kia về

http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Kokyudosa/Kokyudosa-error-1.gif



Khi làm vậy và khi muốn làm đúng thì khi kết thúc nage phải theo nage và tiếp tục đè uke xuống. Sơ hở là khi đem tay về Nage, Uke có thể phản đòn như clip sau

http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Kokyudosa/Kokyudosa-error-2.gif




Đây là cách làm căn bản khg sơ hở (còn nhiều cách khác)

http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Kokyudosa/Kokyudosa-1.gif http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Kokyudosa/Kokyudosa-full-1.gif

bluemoutain
06-16-2008, 06:54 AM
http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Kokyudosa/Kokyudosa-full-1.gif
Úi Hlv khóa kiểu j mà uke đau quá cong cả người thế anh Aiki

Em thấy một số người khóa kết kokyu dosa theo kiểu đặt khớp khủy tay uke lên đùi rồi đè xuống như đòn bẩy , đau phải biết :ohmy:

David
06-16-2008, 09:17 AM
HLV đâu có khóa gì đâu. Đó là Uke vùng lên nhưng không được đó thôi. Sau khi quật ngã Uke , nage phải theo và khống chế không cho uke vùng dậy cho đến khi Uke không cón ý chí nữa thôi.

Đó là cách tập mà David đã được học. Không biết có gì khác nữa không, anh em đóng góp ý kiến với.

aiki
06-16-2008, 08:36 PM
David nói đúng rồi đó BM! khg có khóa gì hết ráo, chỉ "đè" lên ngực uke thôi và uke ráng gượng lại! Tập kokyuho này với uke khác phái mới ... "phê" :laugh: :laugh: :laugh:

bluemoutain
06-17-2008, 12:03 AM
Uh nhỉ, thế mà em không để ý, cứ tưởng HLV làm j với cánh tay phải uke!

Mà anh Aiki toàn xúi bẩy đàn em làm chuyện j j không hà. Thôi thì hôm sau có buổi tập em thử xem có "phê" như anh nói k :flirt:

Nếu có chẳng may ăn vả là tại anh Aiki đấy nhá :mad:

aiki
06-18-2008, 09:19 PM
Xúi bậy gi hỉ BM? cái đó là 1 cách để làm quen đó! đè cho đau xong " soa soa" cho đỡ đau! trước khi làm như tui nói nên tập phản xạ đỡ đòn đó nhe!:laugh: :laugh: :laugh:

Ovaltin
06-18-2008, 09:48 PM
Nghe chú aiki nói mà ko muốn cho bạn gái đi tập aikido. Bạn gái cháu cũng muốn đi tập aikido,cháu khuyên ra võ đường trường Ngoại Thương cho có nhiều con gái,khỏi ghen :biggrin:

phamtatdac86
06-19-2008, 02:37 AM
tập cái này cũng không dễ đâu...nói chung mình tập các kỹ thuật nên đan xen nhau, như vậy sẽ cảm nhận nhiều hơn, đừng cố gắng tập quá sức...nếu hết cảm nhận về một kỹ thuật hãy chuyển sang kỹ thuật khác...đây là cách tập của mình, không biết các anh em thế nào?...
có đôi lúc mình phải nhắm mắt để cảm nhận...

Amateur_aikidoka
06-21-2008, 05:47 AM
http://i67.photobucket.com/albums/h283/aikikai/mota1.gifhttp://i67.photobucket.com/albums/h283/aikikai/mota2.gif

Mấy hình sau này hai cánh tay đã bị rời ra không trên cùng đường thẳng

http://i67.photobucket.com/albums/h283/aikikai/konen1.gifhttp://i67.photobucket.com/albums/h283/aikikai/konen2.gif

HAY.....!!! cảm ơn bác NGdalat, trước giờ em làm lúc được lúc ko, giờ mới bít tại sao, đa tạ đa tạ....:friends: :friends: :friends:

tyi
06-27-2008, 05:42 AM
Bận bịu công việc nên lâu quá không vào hkd.

Đóng góp thêm với anh chị em 1 chút:

Kỹ thuật musubi (aikidude), connect, hay niêm dính (lời anh forever) cực kỳ quan trọng trong aikido. tập và phát triển và cảm nhận được nó sẽ cực kỳ phát huy tác dụng, trước hết ở kokyu nage, sau đó qua các bộ nage và đòn thế.

Kokyuho Dosa là một trong nhiều cách tập để biết được musubi (vì chân đế thấp và vững vàng), cũng nói thêm theo cảm nhận cá nhân, musubi phải cảm mới có được. Nếu làm được cái survey, thì ở đây anh chị em nào đã hiểu hoặc bắt đầu hiểu musubi thì sẽ chẳng dứt nợ được với aikido đâu! hehe

Với những ai muốn tìm hiểu musubi ở aikido, có thể xem aikido basic của Saotomei Sensei, có phần ông rất nhấn mạnh về nó.

chuc moi nguoi vui & khoe!

David
06-27-2008, 09:40 AM
http://i67.photobucket.com/albums/h283/aikikai/mota1.gifhttp://i67.photobucket.com/albums/h283/aikikai/mota2.gif

Mấy hình sau này hai cánh tay đã bị rời ra không trên cùng đường thẳng

http://i67.photobucket.com/albums/h283/aikikai/konen1.gifhttp://i67.photobucket.com/albums/h283/aikikai/konen2.gif



Nếu bạn nhìn ra sự khác biệt của 2 người Nage thì bạn sẽ thành công trong Kokuydosa.