PDA

View Full Version : Bài 13 : Thơ Haikư & Thiên Nhiên



hagakure
05-30-2007, 02:28 PM
Thơ Haikư và Thiên Nhiên 1


http://photo-origin.tickle.com/image/115/3/6/O/115365029O585706367.jpg


Con bạch tuộc nằm trong lọ ,
Thả hồn theo những giấc mơ ,
Trên biển trăng mùa hạ

Takotsubo ya
hakanaki yume wo
natsu no tsuki

( Matsuo Basho )


Loài bạch tuộc thích bò vào những khe đá dưới biển . Để bắt chúng , chỉ cần thả những cái lọ sành xuống đáy biển vào ban đêm . Bạch tuộc bò vào , và chỉ khi giật mình tỉnh dậy khi người ta kéo những chiếc lọ lên vào sáng hôm sau .

Bài thơ vẽ lên hình ảnh mặt trăng trên biển vào một đêm hè . Dưói đáy nước , nằm sóng soài trong lọ , con bạch tuộc thả hồn lang thang , không hề biết số phận mình sẽ ra sao vào sáng hôm sau .

Basho làm bài Haiku này cách đây hơn 300 năm , khi đang nhàn du ở vùng Kansai ( Osaka ) ở tuổi 44 , 45 . Bài thơ xuất hiện trong nhật ký du hành của ông tựa đề Oi no kobumi ( Ký sự của một cái hòm đeo lưng sờn cũ )

Những bài viết trước và sau này trong cuốn nhật ký giúp ta biết rằng Basho viết nó ở Akashi , gần Kobe . Akashi nằm tại một trong những cửa ngõ vào vùng biển Nội hải Seto , và nổi tiếng có nhiều bạch tuộc . Có lẽ Basho đã thấy một số bẫy bạch tuộc nằm trên bờ biển khi ông tản bộ qua đó . Việc ông nhắc đến trăng trong bài thơ không có gì đáng ngạc nhiên , vì đã có nhiều bài thơ ca ngợi cái đẹp của ánh trăng trên vùng này . Akashi còn là bối cảnh cho tác phẩm Genji Monogatari , một kiệt tác của thế kỷ thứ 11 , mà chủ đề nói về sự mong manh của tình yêu .

Cái bối cảnh lịch sử và văn học này giúp ta hiểu được những chữ " thả hồn theo những giấc mơ " . Bài thơ có ngụ ý xa xôi chứ không phải chỉ là một con bạch tuộc đắm mình trong một giấc mộng hão huyền . Chỉ khi chúng ta hiểu được bối cảnh của Akashi thì chúng ta mới thưởng thức trọn vẹn cái cảm xúc độc đáo được diễn tả một cách hài hước qua hình ảnh con bạch tuộc trong bài thơ . Bài thơ đưa ta liên tưởng đến số phận của chính mình - cuộc sống thật ngắn ngủi nhưng lại ấp ủ biết bao kỳ vọng và mơ uớc để cuối cùng tất cả đều trở thành mây khói - tựa như một giấc mơ !


( Takamura Yutaka , thi sĩ thơ Haiku )

hagakure
05-30-2007, 02:31 PM
Thơ Haikư và Thiên Nhiên 2


http://photo-origin.tickle.com/image/115/3/6/O/115365224O878869082.jpg


Từng mảnh xiêm y
Rời thân thể ngọc đi ngắm hoa về
Sợi hồng lưu luyến

Hanagoromo
nuguya matsuwaru
himoiroiro

( Sugita Hisajo )


Ngày xưa tại những buổi họp mặt dưới những cây anh đào nở rộ , phụ nữ mặc những bộ kimono gọi là hanagoromo . Hãy tưởng tượng một trong các cô gái này về nhà sau khi dự hội ngắm hoa , lòng vẫn còn phấn khích nhưng đã hơi mệt , cởi những sợi dây buộc y phục trên người . Một bộ Kimono đầy đủ có bảy lớp và dây buộc màu sắc và chiều rộng khác nhau . Những sợi dây lụa thường vướng vào áo như lưu luyến tấm thân ngà ngọc .

Cái lưu luyến của những sợi dây như không muốn rời thân thể của người con gái là niềm cảm hứng của bài haiku này . Những sợi dây màu tượng trưng cho những cảm xúc hưng phấn sau buổi hội , và cái cảm nhận êm ái về nữ tính của cô gái .

Sugita Hisajo viết về bài thơ của bà năm 1928 như sau : " Khi cởi từng lớp áo Hanagoromo , người con gái hơi bực mình vì những sợi dây cứ vướng vào áo cô , và cô đang mệt nhưng thú vị sau buổi ngắm hoa ( Hanami ) . Bài thơ của tôi để lộ một thoáng riêng tư qua hai khía cạnh của sợi dây - cái đẹp của màu sắc và cái vướng mắc trong động tác " .

Chỗ mạnh của cảnh tượng mô tả trong bài thơ nằm ở khả năng hé lộ một thoáng riếng tư mà không phải lựa lời , đồng thời vẽ lên một bức tranh tuyệt tác .

Sugita là một trong những nữ thi sĩ nổi tiếng nhất vào nửa sau thập niên 1920 . Tác phẩm của bà được in thành một tuyển tập sáu năm sau khi bà qua đời .


( Nakamura Yutaka , thi sĩ Haiku )

hagakure
05-30-2007, 02:32 PM
Thơ Haikư và Thiên Nhiên 3


http://photo-origin.tickle.com/image/115/3/6/O/115365093O084709167.jpg


Người anh hùng đô vật
Lướt nhẹ giữa biển
người ái mộ .

Yawarakani
hitowakeyukuya
kachizumo

( Takaikito )


Ngày nay những cuộc thi đấu sumo ( đô vật Nhật Bản ) được tổ chức mỗi năm 6 lần , mỗi lần kéo dài 15 ngày . Qua bài thơ Haiku lâu đời này chúng ta có thể giả định rằng cuộc tranh tài được tổ chức vào đầu thu . Đó là vì mới đầu môn Sumo không phải là một môn thể thao mà là một sự kiện tôn giáo được tổ chức mỗi mùa thu trước lúc gặt . Các đô vật từ những làng nông nghiệp chia thành hai nhóm , Đông và Tây . Phe thắng tin rằng thần thánh ban ơn cho họ , và họ sẽ được mùa lớn .

Khi nhà thơ làm bài thơ này vào hậu bán thế kỷ 18 , môn Sumo đã mát phần lớn ý nghĩa tôn giáo mà chỉ còn được thi đấu như một môn thể thao hào hứng cho người ta xem . Các đô vật Sumo cũng có nhiều người mến mộ như các nghệ sĩ Kabuki ( môn ca kịch cổ điển Nhật Bản ) .

Nhà đô vật thắng trận rời sân đấu trong vinh quang . Chúng ta có thể tưởng tượng rằng trận đấu mô tả trong bài thơ này là một trận giữa hai đo vật nổi tiếng trước đám đông hò hét cổ võ , chen lấn xô đẩy nhau để tiến gần cho đựơc người anh hùng thắng trận khiến anh ta không thể ra khỏi đấu trường .

Trong khi người bại trận cúi đầu , thỏng vai rút kui vội vã khỏi khán đài thì người thắng cuộc ngẩng cao đầu , ưỡn ngực khoan thai thả những bước dài tự hào nhưng không mất đi sự khoan nhu . Cách dùng chữ Yawaraka-ni ( khoan nhu ) làm nổi bật hình tượng nhà thơ muốn diễn tả ở đây - một lực sĩ đô vật vừa toát ra vẻ tự hào , vừa tốt bụng .

Bài thơ Haiku này từng luôn được ngưỡng mộ và được xem là một bài thơ tiêu biểu cho bút pháp già dặn của Kito . Ông là một đệ tử được trọng vọng của Yosa Buón , một trong những thi sĩ Haiku xuất sắc nhất thời bấy giờ . Kito nhuận bút nhiều tác phẩm của các thi sĩ thuộc trường phái của thầy ông .

( Nakamura Yotaka , thi sĩ haiku )