PDA

View Full Version : Cách tập Aikido của bạn?



nhhung
04-11-2007, 10:58 PM
Chào các ACE trong hiepkhidao.com.
Chắc rằng chúng ta tập Aikido thì mỗi người điêu có phương pháp của riêng mình, phương pháp nào cũng có ưu nhược điểm hêt. Vì thế mình muốn nêu phương pháp tập Aikido của các bạn, của mình dể cùng thảo luận.
Mình trước kia tập Aikido rất thô bạo, phải nói là không phải tập Aikido, vì khi thực hiện bât cứ kỷ thuật nào mình cũng kèm theo Atemi hết (vì trước khi học Aikido có tập môn khác mà). Nói chung mình đánh bằng Atemi để trấn áp đối phương phải theo mình. Nhưng sau khi bị sư phụ đánh rất nhẹ nhàn mà vẫn không thể chống cự được thì mình mới thay đổi cách nhìn về Aikido. TẬp như là không có lực gì cả, mình bỏ luôn ý nghĩ là uke có té, hay bị mình khóa hay không mà chỉ chú trọng vào lắng nghe nghe xem Uke muốn gì. mình rất thích tập với các bạn mới vô, đại trắng. Vì họ chưa quen với phong cách tập luyện của sân hoặc chưa biết gì cả nên miìh học được nhiều thứ lắm. nếu mình cứ đánh theo mình là không bao giờ thực hiện được kỷ thuật cho tốt, mình phải biết lắng nghe và hòa hợp với họ, không câu nệ kỷ thuât vui ve tập luyện, tôn trọng Uke, không chứng tỏ mình thì mình mới có thể tập với họ đươc, nói cách khác là tập vô tư. Tự nhiên mình thấy Aikido là một gia đình, mọi người cùng nhau hòa hợp vui vẻ.
Mình nhớ có một đứa bạn uchideshi trên sân từng nói Aikido còn là một ngôn ngữ nữa. có một chuyện thế này, nó thường xuyên đứng lớp buổi sáng. Lớp đó có một anh người Mỷ học, nó thì nói tiếng Anh không được tốt còn anh kia thì không biết tiêng Việt. nên hai người khó nói chuyện với nhau, coi nhu chỉ tập trong yên lặng, điễn tả bằng cử chỉ thôi. Một thời gian sau nó với anh kia bắt đầu hiểu nhau muốn nói gì ( một số khái niệm đơn giản thôi). Có bữa sau khi đánh một đòn, nó muốn hỏi ảnh hiểu không, thay vì nói là "do you understand" nó lại nói là "where do you go" ảnh lại trả lời là " I am understand". kinh dị quá:ohmy: :suicide: ::friends:
Thế thôi, với tôi Aikido là con đường hòa hợp nên khi tập Aikido điều quan trong nhất không phải là mình áp dụng kỷ thuật nào để khống chế uke, mà là làm sao để hiểu được Uke. Muốn như vậy thì lúc tập phải vô tư, hòa nhã, tôn trọng Uke.
Còn các bạn tập Aikido thế nào? Hãy nói cho mình biết với:friends: :laugh: .

langtu
04-12-2007, 01:26 AM
Về vấn đề này thì còn nhiều chuyện phải bàn đến nữa, và bạn nêu ra câu hỏi này cũng rất hay và thực tế. Nhân tiện mình muốn thông báo 1 việc là sáng chủ nhật 15/04 này trên sân Aikido Đa Kao sẽ có 1 buổi hội thảo nhỏ về các vấn đề trong Aikido, có cả phần liên quan đến câu hỏi của bạn. Mong rằng các bạn tham gia cho vui. Sau đó, chúng ta sẽ bàn đến nó chi tiết hơn trên diễn đàn.

hagakure
04-12-2007, 09:50 PM
Anh nnhung , cách tập của Hagakure lúc này là :

- Tập trung khi thực hiện bất kỳ kỹ thuật nào ( bao gồm cả khởi động )
- Quan sát các thầy , các anh chị lớn
- Tập thật nhuần nhuyễn kỹ thuật cơ bản ( Rei , Seiza , Ukemi , Sikko , Taisabaki )
- Ghi chép lại sau mỗi buổi tập .

Có 4 điểm vậy anh à :smile:

David
04-12-2007, 10:53 PM
He he . Người Mỹ mà trả lời " I am understand" thì kinh dị thiệt.

Về cách tập thì đến nay David mới hiểu sơ sơ :
Dành cho "so dan" : Tập các kỹ thuật căn bản kỹ. Taino kenko cần tập vào mỗi buổi (tập 2 người) để có sự cảm nhận. Tập đòn chậm cho nhớ đòn, bộ phận . Trong lúc tập cần thiết có sự cảm nhận lực.

Dành cho cao cấp: không biết :sad: .

Theo David nghĩ thì khi đã vững kỹ thuật rối thì đòn phải phát lực, mạnh chứ không nhẹ nhành, tình thương mến thương đâu.

Khi đạt đến trình độ cao hơn nữa thì đánh theo ý muốn. Muốn mạnh hay nhẹ là tùy Uke và tùy Nage.

aiki
04-13-2007, 08:18 PM
Cách tập của tui thì thay đổi theo thời gian ...

Hồi mới tập thì như nhhung. Vì từ võ cương sang nên chú trọng vào atemi nhiều nhưng khg tới nỗi như những người từ TKD hay Karate. Lúc nào cũng muốn ''hạ địch'' càng sớm càng tốt, khg có ''hiệp'' gì lắm.

Với thời gian tui từ từ thay đổi và bây giờ tui tập với mục đích là khg ỷ lại, nghĩ mình đã khá và khg còn gì để học hỏi như 1 số người hay nghĩ sau khi tới 1 trình đô nào đó. Tui khg muốn kỹ thuật mình suy nhược, nhờ có căn bản vững, tui tập như sau :


Khi 1 Uke

- Chú ý/để ý kỹ cách di chuyển, vị trí chân tay của người đứng lớp

- Đối với đòn mới hay chưa quen thì làm chậm để hiểu. Lúc nào cũng chú ý tới và cảm nhận là Uke mất thăng bằng và xem uke có thể phản công được khg.

- Khi quen rồi thì nhanh hơn chút xíu

- Khi khá nhuyễn rồi thì kiếm 1 cách đánh ''thoải mái'', làm sao mà khi ra đòn, người thả lỏng mà vẫn kềm chế Uke 1 cách dễ dàng. Người ngoài nhìn thì coi là nhẹ nhàng, nhưng uke thì phải cảm thấy là bị kềm chế và bắt buộc phải theo.

- Khg bao giờ dùng tốc độ để ''che đậy'' sơ hở của mình

- Khi vô đòn, lúc nào Uke cũng trước mặt mình và mình thì bên hông uke (dead angle)

- Khi vô đòn hay né đòn thì lúc nào cũng canh khoảng cách, uke trong tầm atemi (maai)

- Khg bao giờ quên atemi, có thể khg cho uke thấy rõ nhưng vẫn ''hớt'' cho thành thói quen lỡ phải dùng ngoài đời.

- Trong tất cả mọi đòn, khg bao giờ cho uke lấy lại TB, ngoại trừ cố ý cho để chuyển sang đòn khác.

- Lúc ra đòn, ở bất cứ cường độ và trường hợp nào, lúc nào cũng để ý xem sơ hở mình là gì : dùng sức nhiều hay khg, cảm nhận xem uke có mất thăng bằng hay khg, chỗ nào nên atemi và trao đổi với uke để học hỏi thêm

- Đòn nào tui cũng đánh và kềm chế Uke, không phân biệt là uke mới nhập môn hay khg. Đây khg có nghĩa là làm cho uke đau. Cách tập này là để lúc nào mình cũng phải chuẩn bị và sẵn sàng ....cho mọi trờng hợp

- Nếu Uke quen hay ''chịu chơi'' thì quăng thẳng tay, chiếm đan điền, bắt uke phải té nổ, uke mệt hay khg quen thì cho lăn (bắt lăn thì đúng hơn).

- Khi tới lúc tui làm uke thì để ý sơ hở khi nage ra đòn và khi tới lượt mình làm nage thì ráng tránh những sơ hở đó.

- Kiếm 1 cường độ tập (rythm) mà khg tốn sức hay thiếu hơi, nhưng khg phải là rùa

- Lúc nào cũng di chuyển tới Uke để lấy lợi thế

- Tránh lùi, bất quá là 1-2 bước là cùng...

- Tự kiếm xem đòn nào nên áp dụng lúc nào, trường hợp nào

- Khi làm uke cho người cùng cấp bậc thì khg té nếu khg bắt buộc phải té, đứng yên nếu khg MTB. Ở đây khg có nghĩa là gượng lại và làm cho uke mất mặt, nhưng đây là cách tập hay nhất để cho bạn mình biết khả năng của hắn. Tui chỉ áp dụng như vậy cho những người quen để tránh hiểu lầm.

- Cường độ tập phải cao so với tuổi và thể lực của mình. Lúc nào cũng phải 100%+ . Như vậy thì vẫn giữ được thể lực, ''phong độ'' và vòng số 2 ....

- Khi làm Uke thì tấn công ''thật tình'' và thay đổi tốc độ và góc độ tấn công tùy theo trình độ nage. Ví dụ khi nắm tay (katatedori) thì nắm đẩy tới, nắm kéo tới hay nắm tại chỗ (để đá chẳng hạn). Nếu chém thì chém tới nơi tới chốn chứ khg ngừng hay chém sang bên cạnh...

- Tập với tất cả mọi người/ cấp bậc. Dân càng mới thì tui càng học hỏi được nhiều vì phản ứng của họ rất khó đoán.

- Khg bao giờ nghỉ hay uống nước, ngay cả khi mệt, lúc mệt thì tập nhẹ đi/ giảm bớt cường độ tập hay kiếm uke nào tập relax hơn.



Khi nhiều uke

- Di chuyển hoài

- Quăng uke này vào uke kia

- Kiếm 1 tốc độ cho không tốn sức

- Ráng áp dụng nhiều đòn khác nhau

- Ráng áp dụng Koshi

- Khg cần bắt buộc phải đánh đúng đòn, miễn làm sao thoát thế công, làm uke MTB và phản đòn là được, khg phải ra đúng như đòn đã tập



Gặp phái nữ :
- Mạnh tay hơn chút xíu, xong ra ... ''shoa shoa'' (để có dịp làm wen nữa chứ ... nói giỡn chơi thui đó nhe, chứ thật ra tui ''hoa hoa trứng trứng'' gì đó như Thevagrant hay nói) :flirt: :flirt:



Mấy trường hợp khác
- Gặp dân nói nhiều mà kỹ thuật dỏm thì cho hắn nếm mùi và hiểu là aikido cần lên sàn tập nhiều hơn là nói:mad: :mad:


Nói tóm tắt lại là sau mỗi buổi tập tui phải thấy đã tay, thoải mái trong người và thấy hài lòng với buổi tập đó.
:friends: :friends:

beginer
04-13-2007, 08:56 PM
Hi các anh chị các bạn.
Đọc bài của anh Aiki thấy hay quá rút ra được nhiều thứ cho mình, từ trước đền giờ chưa bao giờ nghĩ mình tập theo phương pháp nào cả.Cứ tập theo thầy hướng dẫn và cố gắng thực hiện điều thầy nói cố gắng không để bạn tập chấn thương và mình cũng không chấn thương. Nhiều lúc cũng có cảm giác sao các thầy hướng dẫn khác nhau vậy nhưng cảm giác lướt qua rất nhanh và tiếp tục tập luyện theo thầy đang hướng dẫn trên lớp.
Có lẽ bây giờ mới nhận ra phương pháp tập của tôi là như cái thùng vậy: hứng và chứa tất cả cái gì các thầy dạy ( hy vọng là rơi ra ngoài ít ít thôi) rồi may ra đến lúc nào đấy nó thành của mình.
Thân

nhhung
04-13-2007, 10:15 PM
Cách tập của anh Aiki hấp dẫn đấy. Mà đúng là trong việc tập luyện Aikido thì vai trò của Uke rất quan trọng, nên mỗi khi tập thì lúc nào tôi cũng nhắc nhỏ là hãy tấn công thật tình, nắm tay thì phải nắm có hướng lực ra phía trước, hoặc phía sau, phải chú ý không lơ đễnh nếu không sẽ không tập tốt được. Vì thế ở chổ tui thì đai trắng mới vô song song với việc tập té còn phải tập làm uke nữa.

aiki
04-23-2008, 11:25 AM
Trong 4rum này chúng ta đã nói nhiều về cách tập HKD. Nói chung là có 2 khuynh hướng: mạnh bạo/ thực chiến hay "võ tình thương". Bài này có mục đích để bàn luận về cách tập của HKD với 1 góc nhìn qua thời gian.


HKD nên tập làm sao ? Câu hỏi này đã được bao nhiêu người hỏi và có hàng trăm câu trả lời. Đây là thêm 1 câu trả lời khác và là 1 chủ đề khá thú vị và có thể bàn cãi giữa những aikidoka với nhau.


Kỹ thuật nâng cao và kỹ thuật căn bản khác nhau chỗ nào ??? nhất là khi coi mâý clip sư tổ thả bộ, bị nhiều người nhẩy vô tấn công và bị sư tổ quăng tứ phía 1 cách nhẹ nhàng.


Trong vài phim tài liệu đó, khg ai có thể giải thích 1 cách rõ ràng sư tổ đã làm gì. Trong tất cả những hệ phái HKD bắt nguồn từ sư tổ và ngay cả những võ sư đã học trực tiếp với sư tổ, khg ai có 1 ý niệm chung về cách tiến bộ của 1 võ sinh HKD.


Đối với 1 số thầy, kỹ thuật nâng cao chỉ là kỹ thuật căn bản mà áp dụng 1 cách nhẹ nhàng, khg dùng sức cơ bắp, hoà nhập với địch thủ và biến chuyển từ thế này sang thế khác như 1 luồn nước. Với cách nhìn này, " kỹ thuật nâng cao " là trình độ thả lỏng của võ sinh khi đương đầu với 1 thế công mạnh bạo.
1 số thầy khác thì bắt chước sư tổ vào những năm chót của cuộc đời sư tổ (thập niên 60).


Họ bắt chước vì thập niên đó là thời gian mà máy quay phim bắt đầu " thịnh hành " (so với mấy thập niên trước) và sư tổ được quay phim nhiều hơn. Những thầy này thì áp dụng kỹ thuật khg có 1 hình dáng rõ rệt như sư tổ đã làm và được quay trên phim ở cuối cuộc đời ông ấy. Những thầy này nhấn mạnh nhiều tới cảm nhận sự thay đổi của lực, khí công, sức mạnh cơ bắp và tâm lý của địch hơn là 1 kỹ thuật võ vững chắc và mạnh bạo.


Có 1 số thầy thì phỉ báng và hoàn toàn gièm pha cách tập mạnh bạo và coi đó như ngược lại với ý / nguyên lý của sư tổ.

Những người với cái nhìn " nhiếp ảnh " đó chỉ là tiêu biểu cho sự lựa chọn cá nhân chứ khg dựa trên 1 lý lẽ chính đáng nào hết.


Nhận xét cá nhân của tui là kỹ thuật HKD của sư tổ khg nhất định và vẫn tiếp tục phát triển trong suốt cuộc đời của ông ấy, cho tới khi thầy qua đời. Những người mà chọn lựa những kỹ thuật hay cách đánh của sư tổ ở 1 thời điểm nào đó trong cuộc đời của ngài sẽ có thể mất đi cái nền tảng của những kỹ thuật đó ở thời điểm đó.



còn tiếp ...

caimatkhongchoiduoc
06-03-2008, 02:04 AM
Nhận xét cá nhân của tui là kỹ thuật HKD của sư tổ khg nhất định và vẫn tiếp tục phát triển trong suốt cuộc đời của ông ấy, cho tới khi thầy qua đời. Những người mà chọn lựa những kỹ thuật hay cách đánh của sư tổ ở 1 thời điểm nào đó trong cuộc đời của ngài sẽ có thể mất đi cái nền tảng của những kỹ thuật đó ở thời điểm đó.



Tâm đắc nhất câu này của anh Aiki. Nói rộng ra, môn sinh aikido nào cũng phải nhìn hình để đoán và hiểu nguyên lý, hiểu cái ý của kỹ thuật đó. Khi hiểu được nguyên lý và ý rồi thì có thể hiểu thấu tại sao có nhiều cách đánh với những biểu hiện "hình" khác nhau mà vẫn không bị nhiễu loạn. Có vậy thôi mà trên đời này sinh ra nhiều thứ căng thẳng cãi cọ triền miên.

Có lẽ muốn làm môn sinh aikido, điều cần nhất lại là một tâm trí minh mẫn...

aiki
06-03-2008, 08:18 AM
Có lẽ muốn làm môn sinh aikido, điều cần nhất lại là một tâm trí minh mẫn...

Đồng ý với anh CMKCD nhưng khó áp dụng những gì anh mới nói vì khi ghi tên tập võ, ít ai có đầu óc minh mẫn như anh nói lắm ...:biggrin: :biggrin:


Xin tiếp bài trước ..



Với cách nhìn ở 1 thời điểm. họ sẽ khg thấy tất cả những gì sư tổ đã sáng chế và biến đổi ra sau thời điểm đó. Những thay đổi đó là kinh nghiệm từ cả 1 cuộc đời luyện tập võ nghệ.


Hầu như Võ sư nào cũng biến đổi những thế võ của mình với thời gian. Thầy Mochizuki cha và ngay ca su tô hay đánh thức ushideshi giữa đêm khuya để thí nghiệm những ý nghĩ mới của mình (coi bài Yoseikan, Chiba).

Đối với những người mà muốn tập như sư tổ ở cuối cuộc đời của ông ấy khi họ lựa chọn những kỹ thuật nâng cao và khg có 1 hình dáng rõ rệt đó, cá nhân tui nghĩ họ nhắm quá cao. Họ đang học hay truyền bá 1 môn võ mà khg hiểu thấu những nều móng mà tất cà những kỹ thuật đều dựa trên.

Cũng có 1 số thầy xác nhận rằng sư tổ đã nghiên cứu hết rồi và chúng ta khg nên ngẫm nghĩ hay thay đổi gì hết. Theo tui nghĩ thì những lý lẽ này khg ổn cho lắm. Cá nhân tui chưa gặp 1 thầy nào đã tới 1 trình độ kỹ thuật " siêu phàm " nếu họ chưa chải qua những buổi tập dượt mạnh bạo. Mấy bạn nào có dịp đọc những bài phỏng vấn của các thầy võ thời xưa như Chiba, Tamura, Tissier, Kanai, Nishio, Mochizuki, v.v... thì sẽ bíêt.

Những thầy này hầu như đều đã học 1 số võ khác, đã thi đấu, va chạm và áp dụng võ trong nhiều tình huống và đã trải qua nhiều cuộc thách thức dưới nhiều hình thức khác nhau.

Theo nhận xét riêng, 1 thầy / HLV sẽ thất bại nếu ho truyền dạy kỹ thuật và sự hiểu biết của mình cho học trò mà khg bắt võ sinh mình đi qua những chặng đường họ đã đi. Lý do tại sao tui nói câu đó rất giản dị. Khi 1 võ sinh đã hiểu thấu 1 đề tài, 1 kỹ thuật, đó lá điểm tựa, 1 nền móng để đạt tới 1 trình độ cao hơn.


Cá nhân tui chưa thấy bất cứ 1 người nào đạt tới 1 trình độ cao mà khg phải qua những bước căn bản cả : tập 1 cách máy móc, dùng sức ... Dù rằng người võ sinh đã học 1 số võ khác, họ có thể hiểu lẹ hơn 1 võ sinh khác, nhưng họ cũng phải trải qua những bước trên.


Những người mà ham học lẹ, sẽ chỉ biết cái hình, thì kỹ thuật của họ hoàn toàn rỗng ở trong và sẽ khg bao giờ đạt tới 1 trình độ cao dù có học 1 thời gian dài đi nữa.


Muốn tiến bộ 1 cách tự nhiên, võ sinh HKD phải hiểu cách vận hành của cơ thể con người, cách di chuyển và áp dụng những động tác tự nhiên để phát lực/khí mà khg dùng đến cơ bắp. Khi hiểu được những thế đó, người võ sinh sẽ nhận định được sự quan hệ của những bước tiến trong quá trình luyện tập HKD, từ cơ bản đến trình độ nâng cao. Sự quan hệ đó cũng áp dụng cho kỹ thuật tay không và với vũ khí như Jo và Bokken.


còn tiếp ...

fourever
06-03-2008, 03:57 PM
Đối với 1 số thầy, kỹ thuật nâng cao chỉ là kỹ thuật căn bản mà áp dụng 1 cách nhẹ nhàng, khg dùng sức cơ bắp, hoà nhập với địch thủ và biến chuyển từ thế này sang thế khác như 1 luồn nước. Với cách nhìn này, " kỹ thuật nâng cao " là trình độ thả lỏng của võ sinh khi đương đầu với 1 thế công mạnh bạo.
1 số thầy khác thì bắt chước sư tổ vào những năm chót của cuộc đời sư tổ (thập niên 60).
Họ bắt chước vì thập niên đó là thời gian mà máy quay phim bắt đầu " thịnh hành " (so với mấy thập niên trước) và sư tổ được quay phim nhiều hơn. Những thầy này thì áp dụng kỹ thuật khg có 1 hình dáng rõ rệt như sư tổ đã làm và được quay trên phim ở cuối cuộc đời ông ấy. Những thầy này nhấn mạnh nhiều tới cảm nhận sự thay đổi của lực, khí công, sức mạnh cơ bắp và tâm lý của địch hơn là 1 kỹ thuật võ vững chắc và mạnh bạo.
Có 1 số thầy thì phỉ báng và hoàn toàn gièm pha cách tập mạnh bạo và coi đó như ngược lại với ý / nguyên lý của sư tổ.
Những người với cái nhìn " nhiếp ảnh " đó chỉ là tiêu biểu cho sự lựa chọn cá nhân chứ khg dựa trên 1 lý lẽ chính đáng nào hết.
..

Đối với những người mà muốn tập như sư tổ ở cuối cuộc đời của ông ấy khi họ lựa chọn những kỹ thuật nâng cao và khg có 1 hình dáng rõ rệt đó, cá nhân tui nghĩ họ nhắm quá cao. Họ đang học hay truyền bá 1 môn võ mà khg hiểu thấu những nều móng mà tất cà những kỹ thuật đều dựa trên.
..
Aikido là môn võ luyện tập giữa 2 người, rất khó lòng để bắt chước cái hình mà không có cái ý ở trong để tạo nên một chiêu thế hửu hiệu. Aikido khác hẳn với lối tập theo bài quyền (kata). Người đánh có thể sửa đổi để thể hiện sự mạnh bạo hay uyển chuyển mà không cần biết nó có thể áp dụng vào thực tế được hay không.
Thí dụ trong những năm 40s. Đây là hình chụp của O'sensei đánh Irimi-nage
http://photo.ringo.com/166/166573990O040446370.jpghttp://photo.ringo.com/166/166573844O025848741.jpg

Qua những năm 60s. Đây là hình chụp của O'sensei đánh Irimi-nage
http://i68.photobucket.com/albums/i22/fourever1/Morihei_IrimiNage.jpg

Nhìn vào khoảng cách giữa hai bàn chân, và cách kết nối với Uke. Ta sẽ thấy rất nhiều khác biệt.
Hình lúc trẻ, sensei có tấn khá rộng để đảm bảo sự vững chắc.
Nếu Nage muốn bắt chước theo O'sensei để đánh Irimi-nage trong những năm 60s. Thì Nage có thể bị té ngay nếu Nage không có khả năng.
Do đó, trên lý thuyết, Nage chỉ cần xem nhiều DVD rồi lập lại những gì mình thích là xong :biggrin:
Thực tế không phải đơn giản như vậy :smile: vì cố gắng copy cho giống O'sensei rồi Uke đứng vững còn Nage té thì làm sao đây ?
Nếu thân thể Nage đứng vững như gyroscope, thì đứng tấn để làm gì :dry:
Mọi người cũng như Ueshiba sensei đều phải vượt qua các giai đoạn từng bước một, từ các thế tấn vững vàng rồi đưa đến các tư thế đứng rất là bình thường và tự nhiên. Quá trình trên có thể xảy ra trong vài mươi năm, chứ không phải một sớm một chiều.
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/8/88/Gyro.gif
Như trường hợp kỹ thuật thả lỏng Endo sensei hướng dẩn (anh Aiki có đưa bài lên :smile: ). Nếu không tập hằng ngày trong một thời gian khá lâu, dù có bắt chước cái hình thì chỉ làm trò cười cho thiên hạ vì nó không dùng được gì hết.
Tóm lại, muốn tập lối gì cũng được, miển sao nó phải hửu hiệu, nếu không những lời anh Aiki nói lên hoàn toàn đúng.