PDA

View Full Version : Tấn pháp có quan trọng trong Akido không?



tieutot
12-19-2006, 09:43 PM
Sau một thời gian luyện tập Akido qua giao lưu với các lớp khác nhau và 1 số Dojo khác tieutot có một thắc mắc nhờ các anh chị giúp:

1. Có nên tập di chuyên theo tấn pháp như các môn võ khác không??? các HLV có nên chỉ dẩn cho VS các bộ tấn cơ bản trong võ thuật không??? Vì qua các lớp mà tieutot đã học thì chưa có HLV nào hướng dẫn cho các VS về các bộ tấn cơ bản cả.

2. Ở lớp tieutot tập vì không có căn bản về tấn tấn pháp nên hầu như không ai quan tâm đến việc giữ trọng tâm, thăng bằng trong lúc di chuyển cả. khi di chuyển thì người nhấp nhô theo bước chân di chuyển. lúc tập đòn thì hay bị trường hợp là chân thì đứng thẳng trong lúc lưng thì lại còng xuống, tenkan thì trọng tâm bị lệch ra khỏi trục.

Rất mong được các cao thủ chỉ giáo

nhhung
12-20-2006, 04:32 AM
Không dám làm cao thủ nhưng tiểu đệ xin góp chút ý kiến mong các ACE trong hiepkhidao.com chỉ giáo.
Có một thực tế là phần lớn các Dojo Aikido ở thành phố Hồ Chí Minh ( ở những chổ khác không biết nên không dám nói) điều không coi trọng về tấn. Công bắng mà nói thì Aikido là một môn võ hiện đại, mà các môn võ hiện đại khi học thì hông thấy cảnh tập đứng tấn cả tháng trời. Nhưng các môn khác vẫn có tập tấn. còn Aikido thì ít tập tấn theo tôi vì:
- Aikido là một môn võ chuyên về phòng thủ nên đòi hỏi một sự linh động trong ứng phó vì thế ít đòi hỏi về tấn. Bởi lẽ người ta chỉ linh động nhất khi người ta cảm thấy thoải mái nhất. Bản thân tôi khi thực hành Aikido (không phải chỉ trên sàn tập mà ngoái thực tế tập với mấy đứa bạn không học AIkido cũng thế) thì không thủ bao giờ, tôi thích đứng tư nhiên hai tay buông lỏng, thoải mái, như thế mới có thể ứng phó được với đòn tấn công của đối phương một cách nhanh nhất.
- Thứ nhì Aikido lại có một phần kỷ thuật xuất phát từ kỷ thuật đánh kiếm, mà Kiếm thì tui thấy ít khi nào sử dụng tấn thấp, nên Aikido cũng sử dụng tấn cao.

Tuy nhiên, theo tui nếu không học tấn thì cũng có nhược điểm của nó. Như bạn Tiểu tốt có viết thì khi đánh thì phần nhiều Aikidora ở TP HCM ( chổ khác không biết) có lối đánh rất tình thương mến thương với Uke, nghĩa là đánh Uke ngã rồi thì mình cũng ngã theo Uke luôn (nếu đánh mạnh), và các kỷ thuật như chiếm đan điền, hạ trọng tâm làm sao cho thăng bằng hầu như không làm được, vì khi đánh hầu như không kiểm soát được mình đứng thế nào nữa.
Theo tôi thì cũng không nhất thiết phải đi tập tấn các môn phái khác làm gì đương nhiên có tập thì cũng tốt, nhưng chỉ cần tập tốt các kỷ thuật căn bản của Aikitaiso là được, mà điều nầy thì cần kiên nhẫn vì xu thế chung là ít chú trong Aikitaiso, tập chỉ lấy lệ là xong, mà tập vậy đâu có kết quả gì.
Chút ý kiến mong được các ACE hiệpkhidao.com chỉ giáo thêm.

nhhung
12-20-2006, 11:17 AM
a mà có một topic nói về tấn trong Aikido mà, Tiểu tốt có đọc chưa vậy?
http://www.hiepkhidao.com/Default.aspx?g=posts&t=74

fourever
12-22-2006, 08:46 PM
1. Có nên tập di chuyên theo tấn pháp như các môn võ khác không??? các HLV có nên chỉ dẩn cho VS các bộ tấn cơ bản trong võ thuật không??? Vì qua các lớp mà tieutot đã học thì chưa có HLV nào hướng dẫn cho các VS về các bộ tấn cơ bản cả.

Tấn pháp có nghĩa là cách đứng, bộ pháp là cách đi, thân pháp là cách quản lý toàn thân. Tất cả các phương pháp trên đều có một mục đích chung là giử vửng thăng bằng cho mình. Do đó anh có thể học hỏi các cách đứng từ mọi môn võ. Căn bản là cách đứng từ toàn thân,sức nặng phần trên của cơ thể phải phải tập trung về đan điền. Một vài hình sau sẻ giúp ta nhận định thế nào là thế đứng tốt
http://www.aikidoonline.com/Archives/images/chiba_doshu2_1.gif
Hình sensei bên phải có thế đứng tốt, hình sensei bên trái có thế đứng xấu

http://www.aiki-shuren-dojo.com/graduering/images/tai%20no%20henko%202.JPG
Cả hai người trên đêu có thế đứng xấu



2. Ở lớp tieutot tập vì không có căn bản về tấn tấn pháp nên hầu như không ai quan tâm đến việc giữ trọng tâm, thăng bằng trong lúc di chuyển cả. khi di chuyển thì người nhấp nhô theo bước chân di chuyển. lúc tập đòn thì hay bị trường hợp là chân thì đứng thẳng trong lúc lưng thì lại còng xuống, tenkan thì trọng tâm bị lệch ra khỏi trục.
Bộ pháp là gồm nhiều tấn pháp kết hợp lại, trong khi đó thân pháp là bộ pháp cùng với sự di chuyển của cánh tay để tăng thêm sự cân bằng. Quan trọng của Aikido là thân pháp, do đó nếu anh tập thêm tấn pháp từ các phái võ khác, luôn luôn tập di chuyển liên tục và giử vửng thăng bằng giửa các thế tấn khác nhau (thí dụ khi áp dụng Tenkan giửa 2 thế tấn).

tieutot
12-23-2006, 08:47 PM
Cám ơn anh nhnhung và anh forever đã góp ý, đệ sẽ cố gắng làm theo chỉ dẫn.........mình sẽ rũ một vài bạn cùng lớp tập chung với nhau cho vui

cucat
12-23-2006, 09:32 PM
sức nặng phần trên của cơ thể phải phải tập trung về đan điền

Cucat có một thắc mắc nho nhỏ, tại con có đọc một số tài liệu và có ngừoi nói giống hệt chú 4ever nói nhưng vẫn có một số điều con chưa rõ :

- Đan điền - một số tài liệu vẫn nói nó nằm khoảng 2 inch dưới rốn. Nhưng con ko biết là mình có thể cảm nhận được nó ( cảm nhận là nó có tồn tại ) hay là mình chỉ cần suy nghĩ tập trung tinh thần của mình tại đó ( một cách con đọc được là tưởng tượng có một điểm năng lượng nhỏ tập trung tại điểm đó ). Con vẫn thắc mắc không biết là cái nào con có thể tập theo. Chú 4ever có thể cho một số gợi ý được không chú ?

- Việc để phần trên cơ thể tập trung vào đan điền : con có đọc được rằng để có thể tập trung sức nặng thân trên về đan điền thì cần phải đứng ở một tư thế tự nhiên và thoải mái nhất, và suy nghĩ nhẹ nhàng, không vướng bận gì vì xu hướng mọi vật đều bị kéo xuống dưới tác dụng của trọng lực. Khi ta đứng thoải mái nhất thì sau một khoảng thời gian phần thân trên cũng sẽ có xu hướng được kéo xuống. Người ta bảo rằng ko nên cố gắng ép thân trên dồn xuống vì như thế là không đúng, cứ để thật tự nhiên và nó sẽ kéo xuống. Nhưng nếu con không thể cảm được "đan điền" thì làm sao nó có thể tập trung về đan điền được chú. Vậy trong trường hợp này, con cũng thắc mắc là mình có cần tập trung suy nghĩ về phần thân trên nặng và nó tập trung về đan điền ( con thử thì thấy hơi ko thoải mái và gượng ép ) hay là cứ để nó tự nhiên nó sẽ rớt xuống trúng "đan điền". Con vẫn chưa rõ được. Ngoài ra, khi con tập đứng tự nhiên. Thân trên hơi nghiêng 10 độ về trước thì sau một thời gian con lại có cảm giác hơi hơi mỏi lưng và cả vùng bụng nó bị căng và hơi đầy đầy nặng nặng và phần thân trên hình như con mất cảm giác về nó ( cảm thấy nó nhẹ) và con không cảm thấy nó tập trung về một điểm duy nhất nào hết.

Có lẽ do con tập chưa lâu nên chưa có cảm giác, nhưng con không biết mình đã đi đúng hướng không, nên con muốn hỏi thăm chú 4ever thêm về điều này. Nhất là bài tập và tư thế đứng mà chú "gợi ý". Con xin cảm ơn chú nhiều.

Cucat,

fourever
12-27-2006, 04:38 PM
- Đan điền - một số tài liệu vẫn nói nó nằm khoảng 2 inch dưới rốn. Nhưng con ko biết là mình có thể cảm nhận được nó ( cảm nhận là nó có tồn tại ) hay là mình chỉ cần suy nghĩ tập trung tinh thần của mình tại đó ( một cách con đọc được là tưởng tượng có một điểm năng lượng nhỏ tập trung tại điểm đó ).
...
- Việc để phần trên cơ thể tập trung vào đan điền : con có đọc được rằng để có thể tập trung sức nặng thân trên về đan điền thì cần phải đứng ở một tư thế tự nhiên và thoải mái nhất, và suy nghĩ nhẹ nhàng, không vướng bận gì vì xu hướng mọi vật đều bị kéo xuống dưới tác dụng của trọng lực. Khi ta đứng thoải mái nhất thì sau một khoảng thời gian phần thân trên cũng sẽ có xu hướng được kéo xuống. Người ta bảo rằng ko nên cố gắng ép thân trên dồn xuống vì như thế là không đúng, cứ để thật tự nhiên và nó sẽ kéo xuống. Nhưng nếu con không thể cảm được "đan điền" thì làm sao nó có thể tập trung về đan điền được chú. Vậy trong trường hợp này, con cũng thắc mắc là mình có cần tập trung suy nghĩ về phần thân trên nặng và nó tập trung về đan điền ( con thử thì thấy hơi ko thoải mái và gượng ép ) hay là cứ để nó tự nhiên nó sẽ rớt xuống trúng "đan điền".
Đan điền là vị trí truyền lực từ phần dưới cơ thể (chân và hông) lên phần trên của cơ thể (lưng, đầu, tay). Tương tự như xe tải kéo theo một chiếc xe khác, hai phần nối kết với nhau qua một cơ phận kéo (hitch). Để năng lượng truyền từ xe trước qua xe sau tối ưu, khi thiết kế xe sau, mọi cơ phận phải nối vào điểm kéo từ xe trước. Thân trên của con ngươì tương tự như xe sau, di chuyển được nhờ vào sự chống đở của thân dưới. Nên sức nặng của thân trên phải tựa vào điểm đan điền.
Muốn có một thế đứng tốt, thân trên (đầu và lưng phải thẳng để sức nặng phần trên tựa đúng vào điểm truyền lực của thân dưới, lúc đó sự di chuyển của toàn thân trở nên vửng vàng và nhanh nhẹn. Khi cơ thể đứng cong thành 2 khúc như các hình trên, lúc hửu sự cơ thể không có khả năng di chuyển hửu hiệu.

Không cần phải cảm nhận ra đan điền ở đâu, chỉ việc áp dụng các bài tập về di chuyển thân thể như tai no henko, và thay đổi phần thân thể phía trên để tìm được sự ổn định nhất khi đang di chuyển. Lúc đó trọng lượng của phần thân trên đã vào đúng vị trí đan điền. Trình độ Aikido trung cấp hay sơ cấp, chỉ cần chú trọng đến cách vận dụng lực ở dan điền (hạ đan điền) là đầy đủ rồi, khi nào võ sinh muốn đạt đến trình độ cao cấp thì cần biết đến trung và thượng đan điền. Bây giờ có nói vào, chỉ làm vấn đề khó hiểu thêm.




Ngoài ra, khi con tập đứng tự nhiên. Thân trên hơi nghiêng 10 độ về trước thì sau một thời gian con lại có cảm giác hơi hơi mỏi lưng và cả vùng bụng nó bị căng và hơi đầy đầy nặng nặng và phần thân trên hình như con mất cảm giác về nó ( cảm thấy nó nhẹ) và con không cảm thấy nó tập trung về một điểm duy nhất nào hết.

Cucat,

Thân trên chỉ nghiên về hướng Uke 10 độ lúc hai thân thể hòa vào nhau (blending) ở thế đứng sankaku. Còn lúc cơ thể chưa chạm nhau, Nage nên đứng ở Shikaku, trọng lượng phần trên cơ thể chiếu thẳng qua đan điền. Khi chiêu thế phát động, lúc đó thế tấn mới đổi qua sankaku và thân trên mới hơi nghiên về phía trước. Lúc xưa, khi O''sensei huấn luyện cho các võ sinh mới, O''sensei chỉ dẩn các chiêu thế và thế tấn là sankaku, nên làm nhiều ngươì (takemusu) hiểu lầm sankaku hay hơn shikaku, nhưng họ không rõ, mổi thế tấn có công dụng riêng của nó, thí dụ sankaku chỉ mạnh về phía trước, nhưng yếu về hai bên, trong khi shikaku là tư thế ổn định, có thể đứng xem chừng nhiều định thủ trong thơì gian lâu.