PDA

View Full Version : Đan điền là gì và nằm ... ở đâu



NgDaLat
04-14-2006, 02:57 PM
Ai đi học võ (bât cứ võ gì) sau thời gian cũng được dậy về đan điền. Aikido cũng không ngoại lệ.

Vậy đan điền là gì ? Có chỗ dậy là đan điền là điểm nằm phía dưới rốn 3 phân. Có chỗ lại nói là Đan Điền là trọng tâm của cơ thể. v.v...

Bây giờ tui xin bao gan mổ xẻ khái niệm đan điền lần nữa. Xin các anh các chị cao thủ góp ý cho những điều sai sót.

Vấn đề được đặt ra là:

1/ Đan điền là gì?
2/ Có mấy Đan Điền
3/ Đan điền có phải là trong tâm cơ thể

A/ Trọng tâm cơ thể là gì?

Trong tâm một vật là điểm biểu kiến mà tất cả trọng lượng của vật có thể đặt vào.

Như vậy trong tâm của hòn bi đồng nhất là tâm hòn bi. Trong tâm của dĩa mỏng hình tròn là tâm hình tròn. Trọng tâm của .... là .....(mỏi miệng quá)

Như vây trong tâm cơ thể là gì? Tương tư như vậy Trong tâm cơ thể một người là điểm biểu kiến mà tất cả trọng lượng có thể gom vào.

Tới đây thì có một câu hỏi đặt ra. Trong tâm cơ thể có thay đổi tuỳ theo hoạt động cơ thể không?

Chắc chắn có khác chớ. Khi người ta Ukemi thì trong tâm cơ thể đâu đó ngoài không khí tượng tự như trong hình này.

http://i9.photobucket.com/albums/a80/hieuallstar/Aikido/TrongTam.jpg

Vậy đan điền là gì ? Đan điền có dịch chuyển trong lúc vận động không ?

B/ Đan Điền

Tui xin bao gan định nghĩa như sau:

Đan Điền là điểm của cơ thể trùng với trọng tâm ở vị trí đứng thẳng cân bằng, thoải mái.

Vậy đan điền có khác tuỳ theo người, giới tính không ?

Có! Phái nữ có bộ mông và đùi bự hơn nên đan điền phải thấp hơn. Mấy bà mỹ đen mập quá khổ chắc đan điền nằm gần .... hậu môn. (hy vọng không có bà mỹ đen nào vô đây đọc)

Với người bình thường thì đan điền nằm khoảng dưới rún 3 phân và dĩ nhiên sâu bên trong chứ không phải ngoài da

(Còn tiê'p ...)

NgDaLat
04-14-2006, 05:12 PM
Có mấy đan điền?

Trong võ thuật có tới 3 đan điền:

Hạ Đan Điền: là điểm mới đề cập ở trên

Trung đan điền: Nếu không tính đôi chân (phân của bộ pháp) thì trong tâm cơ thể nằm đâu đó ngang ức . Đó là chổ ngang huyệt Chiên Trung, hay Thiên Ý hay ..... hay ......

Thượng đan điền: Nếu chỉ tính cái đầu thì trong tâm của nó nằm đâu ngang chỗ giữa hai mắt

Một đan điền còn chưa đủ hay sao mà phảỉ tới .... ba đan điền.

Nhờ phân chia như vậy mới hiểu cái hay của thân pháp. Thân pháp không phải chỉ có đôi chân. Người ta thường nói thân pháp ảo diệu chứ ít ai nói bộ pháp ảo diệu.

Vây thân pháp là gì.?

Thân pháp là nghệ thuật dich chuyển tương quan giữa ba điểm trọng tâm và ba điểm đan điền kết hợp với bộ pháp.

(Còn Tiep)

Guest
04-14-2006, 05:37 PM
Ai đi học võ (bât cứ võ gì) sau thời gian cũng được dậy về đan điền. Aikido cũng không ngoại lệ.

Vậy đan điền là gì ? Có chỗ dậy là đan điền là điểm nằm phía dưới rốn 3 phân. Có chỗ lại nói là Đan Điền là trọng tâm của cơ thể. v.v...



Anh NgDalat ui ! Câu hỏi này không phải là có ý phá anh khi anh đang ngon trớn về để tài rất độc đáo này đâu nhe, nhưng có 1 thắc mắc thế này:

1. Trong tài liệu viết về "Đan Điền" và bài này của anh, cho rằng con người gồm có 3 đan điền: Đan điền thượng (giửa 2 cặp long mày), Đan điền trung (Ngay chấn thủy), Đan điền hạ (Dưới rốn 3 phân như anh nói !). Khi học về anatomy, mổ xẽ 1 thân thể con người, tại sao ta không tìm thấy cách đường mạch, đường kinh, các huyệt đạo, kể cả đan điền (nơi nạp khí căn bản của luyện công) gì hết, mà mình đi hỏi mấy ông thầy coi mỗ lúc đó, thì mấy ổng nói là tin "dị đoan".. hết sức tức.

Vậy là sao anh nhi?.

Thân.
:friends:

aiki
04-14-2006, 08:41 PM
Mấy anh xiêu wá, tui mù tịt, ngồi đọc để hiểu thôi!:no1: :no1:

NgDaLat
04-14-2006, 10:34 PM
Anh NgDalat ui ! Câu hỏi này không phải là có ý phá anh khi anh đang ngon trớn về để tài rất độc đáo này đâu nhe, nhưng có 1 thắc mắc thế này:

1. Trong tài liệu viết về "Đan Điền" và bài này của anh, cho rằng con người gồm có 3 đan điền: Đan điền thượng (giửa 2 cặp long mày), Đan điền trung (Ngay chấn thủy), Đan điền hạ (Dưới rốn 3 phân như anh nói !). Khi học về anatomy, mổ xẽ 1 thân thể con người, tại sao ta không tìm thấy cách đường mạch, đường kinh, các huyệt đạo, kể cả đan điền (nơi nạp khí căn bản của luyện công) gì hết, mà mình đi hỏi mấy ông thầy coi mỗ lúc đó, thì mấy ổng nói là tin "dị đoan".. hết sức tức.

Vậy là sao anh nhi?.

Thân.
:friends:

Không sao

Có phá thì tui mới có hứng để dóc tiếp chứ không tui tưởng tui đang nói chuyện cho đầu gối nghe.

Ba cái vụ Anatomy tui cũng mù tịt. Chắc khi về hưu (còn vài chục năm nữa) sẽ đi học anatomy để tìm hiểu mấy đường kinh mạch v.v..

Nghe nói là có máy dò huyệt bằng điện tử gì đó mà.

À! mà quên

Khái niêm đan điền mà tui trình bày ở trên không nằm ở các huyệt đạo. Theo định nghĩa trên thì các điểm đan điền nằm ở khoảng giữa cơ thể, ngang với các huyêt đạo như trên

Có câu hỏi dành cho ai học về Y, dược

Trong cơ thể người, ai cũng có các dòng điện gọi là điện sinh học vậy cơ quan nào của cơ thể làm nhiệm vụ sản xuất điện đó. Ai biết xin trả lời giùm. Nếu không biết thì cũng xin kiếm giùm bạn bè, anh em, chú bác hỏi dùm .
Cám ơn rất nhiều.

psi_ops2001
04-14-2006, 10:58 PM
chú aiki ơi trong sách hiep khi dao của thầy koichi tohei thì thầy nói cái đan điền nằm cách rốn 5 phân xuốn dưới 5 phân mà hình như gọi là seika-no-itten gì gì đó :blink:

fourever
04-14-2006, 11:03 PM
Khi học về anatomy, mổ xẽ 1 thân thể con người, tại sao ta không tìm thấy cách đường mạch, đường kinh, các huyệt đạo, kể cả đan điền (nơi nạp khí căn bản của luyện công) gì hết, mà mình đi hỏi mấy ông thầy coi mỗ lúc đó, thì mấy ổng nói là tin "dị đoan".. hết sức tức.

Vậy là sao anh nhi?.

Thân.
:friends:
Đan điền là vị trí chính giửa của xương chậu, ngang với chổ nối đến xương chân, vị trí tối ưu để truyền năng lượng từ hai chân khi di chuyển. Khi muốn đẩy cánh cửa, cánh tay của mình đặt trước đan điền thì tất cả năng lượng từ chân được chuyển qua tay một cách tối đa. Khi muốn kéo vật gì, thì con người dùng một cái đai quấn quanh bụng tại vùng đan điền. Lúc đó sức kéo sẻ mạnh nhất.
Trong Yoga hay trong Khí công, con ngươì tập dẩn khí đến đan điền (tưởng tượng), mục đích là tạo nên sự thở bụng. Bình thường, con ngươì chỉ dùng có đến 2/3 dung lượng của phổi, sự thở bụng tăng lên hiệu năng của phổi.
Đan điền chỉ có giá trị về võ học chứ không có giá trị gì cả trong đông y hay tây y. Do đó, khi mổ xẻ ra, chắc mọi ngươì chỉ thấy có một đống ... gì mà thôi. Trong khi đó, trọng tâm của con người luôn luôn thay đổi, tùy theo mổi vị trí của tứ chi.
http://www.exchange3d.com/test_albums/3D_model_of_human_skeleton/aac.jpg
Tôi đang viết một cuốn sách về "Năng lượng của con ngươì trong võ học" (Human''s energy in martial arts). Nên không thể nói ra đây nhiều quá được.
:biggrin:

aiki
04-15-2006, 12:35 PM
Anh Fourever giản dị hóa mấy điều khó giải thích hay ghê! tiếp tục nữa đi anh! chừng nào sách ra cho anh em biết nhe!

Ủa Paul là chồng của Lorrain hả? tui đâu có biết! Paul võ giỏi thiệt nhưng khg may trời gọi về sớm!

@Psyops: đan điền thì 1 chỗ nhưng trọng tâm thì tuỳ cách mình đứng hay nằm . Mấy cái đan điền mà anh ngDalat nói thì đây là lần đầu tiên tui nghe!

NgDaLat
04-15-2006, 11:25 PM
Cám ơn anh Fourever đã giúp.

Khi em viết ra mấy điều trên thì em cũng hồi hộp lắm. Những điều em đang viết và sẽ viết thì em chưa thấy trong bất cứ sách nào. Nó chỉ là những điều em suy tưởng. Hy vọng nó có lý phần nào.

Khi nào anh ra sách thì nói em biết nhé

Em xạo tiếp đây. Anh thấy có gì xao quá thì stop em nhé.

NgDaLat
04-16-2006, 12:03 AM
Tóm lai

Thượng đan điền: chính là trong tâm của phần đầu. Đó là điểm nằm giữa tam linh (điểm thấp nhất của sống mũi) và xương ót. Trọng tâm này thi không dịch chuyển so với thượng đan điền bởi vì cái đầu tự nó không méo đi hay co giản được.

Trung đan điền: là trong tâm của phần đầu thân và tay ở vị trí cơ thể cân bằng. Trung đan điền là điểm nằm giữa chấn thuỷ (mỏ ác) và xương sống. Trọng tâm của phần này có thay đổi so với điểm trung đan điền để trong khi thực hiện thân thủ trong những trường hợp ngồi (seiza, môt phần Shikko) hay bộ pháp cố định. Trọng tâm phần này thay đổi được nhờ đầu và đôi tay

Ha đan điền: là điểm quan trọng nhất bởi vì là điểm cân bằng của toàn cơ thể. Trong tâm này có thể dịch chuyển so với ha đan điền để tạo nên thân thủ khi đi, đứng.

(Còn tiếp .... Ứng dụng khái niệm đan điền trong thân thủ aikido)

cucat
04-16-2006, 08:04 PM
Em xin nói về vật lý một chút : Trong việc làm mất thăng bằng của Uke, khi tập chúng ta nên nhớ đến lý thuyết của Vật lý một chút, đó là "mặt chân đế", đối với mỗi người của chúng ta, việc đứng trên 2 bàn chân sẽ tạo ra một mặt chân đế, là mặt phẳng giới hạn bởi hai bàn chân của ta, (xem hình dưới) và đan điền như những gì nói ở trên là trọng tâm của cơ thể, khi trọng tâm của cơ thể còn ở trong khoảng không gian của mặt chân đế ( tức chiếu thẳng xuống là nằm mặt phẳng mặt chân đế) thì người ta sẽ ko mất thăng bằng! Cho nên để làm Uke mất thăng bằng thì phải nhớ "đưa, đẩy, kéo" hehe Uke sao cho đan điền đi ra khỏi cái mặt chân đế đó thì Uke sẽ mất thăng bằng mà té thôi. CÒn mà để sao "đưa, đẩy kéo" thì nên qua góc kỹ thuật coi các bài viết làm mất thăng bằng bài 1,2,3,4 của anh AIKI nghen!
Àh, còn nữa theo lý thuyết trên nên thường người thấp sẽ ít bị mất thăng bằng hơn những người cao! Cho nên nhưnggx ai thấp như em thì cũng có chút an ủi hhehe!
Một chút ít ý kiến! Chúc mọi người ai cũng học Aikido tốt và ngày càng đam mê với Aikido! :biggrin:
http://www.ttvnol.com/uploaded/teranosarus/kuzu1.jpg

NgDaLat
04-16-2006, 09:34 PM
Ứng dụng khái niệm đan điền trong thân thủ aikido

Trước tiên ta thử đặt vấn đề. Làm sao con người bước đi. Khi đặt câu hỏi này chắc sẽ có người nói: Người ta bước đi bằng .... chân chứ bằng gì.

Dĩ nhiên là người ta bước đi bằng ... chân. Nhưng nếu chỉ dùng chân thì con người không thể di chuyển.

Hãy nhìn con gà bước. Ta thấy cái đầu gà mổ mổ về phía trước khi nó bước. Khi đầu gà mổ về phía trước làm cho trong tâm của con gà rời đan điền của nó đi về phía trước làm con gà mất cân bằng. Để cân bằng con gà phải di chuyển đôi chân của nó đem đan điên chay theo trong tâm của nó. Người ta cũng vậy. Khi ta di chuyển, ta phải đổ trọng tâm về phía trước. Rồi từ đó chân ta mới đuổi theo. Điều đó rất rõ ràng nếu ta chạy. Không ai chạy mà nghiêng người ra sau được hết . Khi chạy thì đầu (thượng đan điền), ngực (trung đan điền), phải rướn về trước để chay nhanh. Chim, gà, khi bay cũng phải rướn cái đầu tới trước.

Bây giờ thử phân tích thế Funekogi

Trước tiên khi ta đứng Hanmi
http://i9.photobucket.com/albums/a80/hieuallstar/Aikido/Funekogy.jpg

http://i9.photobucket.com/albums/a80/hieuallstar/Aikido/Kamae.jpg


Trong hình điểm xanh là trọng tâm, điểm đỏ là đan điền, hình bầu dục là khoảng chân đế cân bằng.

Khi lui về thì biểu hiện như hình sau

http://i9.photobucket.com/albums/a80/hieuallstar/Aikido/FunekogyBack.jpg

Tóm lại thì vị trí tương quan của giữa trọng tâm và dan điên trong đông tác trên là:

http://i9.photobucket.com/albums/a80/hieuallstar/Aikido/Funekogy1.jpg

Đến đây có thể có người sẽ nói: Thí sao nữa? Tốn bao nhiêu giấy mực mà chỉ vây thôi sao?

Còn nhiều nữa nhưng vẽ hình phân tích mất thời giờ quá nên tạm đi đến một kết luận như sau:

Khi người ta di chuyển thân thủ, tuỳ trường hơp mà trọng tâm sẽ quay, dao động tới lui tương đối với đan diền như hình sau:

http://i9.photobucket.com/albums/a80/hieuallstar/Aikido/DanDienQuay.jpg

Đường mầu xanh là biểu hiện của sư dịch chuyển của trọng tâm. Mầu đỏ là Dan điền.

Khi ta biết ứng dụng sư dich chuyển của trong tâm xoay, hay dao động quanh đan điền thì thân pháp sẽ rất nhẹ nhàng đòn đánh sẽ rất hiệu quả. (Phải đi vô chi tiêt mới thấy và không dễ trình bày qua chữ viết.)

NgDaLat
04-16-2006, 10:53 PM
Khái niệm đan điền và khí công, nôi công

Không biết các bạn nhìn hình có thấy gì đặc biệt không?
http://i9.photobucket.com/albums/a80/hieuallstar/Aikido/DanDienQuay.jpg
Các ban có bao giờ nghe nói tới luân xa chưa? Có bạn nào luyện nôi công bắng phương pháp tưởng tượng đan điền xoay tít thò lò mà không thành công gì hết? Nếu có khi nhìn hình trên các ban chắc đập bàn cái rầm và ..... tức tối nghĩ thầm:

--Vây sao? Vây thì bao lâu nay mình bị đánh lừa bằng bao sách vở .... tầm bậy.

Sách vở thì cứ nói mình tưởng tượng và dùng ý gì đó xoay xoay. Thực ra là mình phải tập ..... cảm nhận. Xoay thì trong tâm lúc nào mà không xoay quanh Đan Điền. Người ta chứ có phải tượng đá đâu. Ngay đến đứng thẳng hay ngồi thiền thì cái trong tâm của ta lúc nào cũng xoay xoay, chay tới chay lui quanh cái đan điền. Muốn nhận thấy chuyện đó thì thân ta phải rất buông lỏng và tâm của ta phải thật thanh tịnh. Khi cảm thấy được cái chuyện xoay xoay đó rồi (dù rất nhẹ) thì có gì khác cúa cơ thể ta và uke mà ta không cảm được. Khi đó Nage muốn dìu Uke như meo vờn chuột cũng không khó gì.

Funekogi và Furidama thật là hai thế tập khí công "thượng thừa" của Aikido

Furidama
http://i9.photobucket.com/albums/a80/hieuallstar/Aikido/furidama.gif

(Còn tiêp .....)

psi_ops2001
04-17-2006, 04:04 AM
cho mình hỏi các bạn luôn ! ví dụ như có một cái cây đánh yokomen vào đầu mình ! khi đó có phải lực khi đánh truyền vào phần đầu cây ! phần dưới của cậy yếu hơn phần đầu !! như thế đúng ko
:blink:

Guest
04-17-2006, 04:36 AM
Psi_op2001 ui ! Mình giải thích thế này anh em coi dùm có đúng không nhe ! Theo vật lý học, lực (Force = F) không có thể chuyền qua 1 vật cứng (Constant material), nhưng lực có thể đưa vật theo góc cạnh cũa lực VECTOR (Mag. + Direction) theo góc và hướng nên phần đầu có nhiều lực hơn phần dưới, còn giải thích theo khí công thì thua, phải nhờ đến các bậc sư phụ như Anh NgDalat, Bác Fourever, anh Aiki, Cucat.

Thân mến.

aiki
04-17-2006, 06:25 AM
Hay lắm NgDalat, tiếp đi!

Anh DCH, theo toán học thì đúng nhưng áp dụng vô võ thì tui khg biết. Kinh nghiệm tui còn kém lắm ...

Psyops: tuỳ theo cách đánh. Trong kiếm đạo nhật (Iaido) khi chém thì cái đầu kiếm (cỡ hơn gang tay) là cái phần chính mà vô người hay áo giáp. Xong sau đó kiếm sỹ mới 'kéo' kiếm về để cắt thịt.

Nếu áp dụng như tui mới nói thì Psyops đúng!

Đề tài này bắt đầu zui rồi đó :biggrin: :biggrin:

NgDaLat
04-17-2006, 12:22 PM
Nếu nói theo vật lý thì lực xuất hiện khi có va chạm (tuong tác) giữa hai vật. Lực có thể là hút hay đẩy. Một vật đồng nhất cũng coi như là nhiều vật nhỏ dính với nhau cho nên cũng có lực xuất hiện bên trong vật. Lực xuất hiện bên trong vật goi là nội lực (hơi khác với nội lực của nội công). Lực xuất hiện giữa các vật gọi là ngoại lực.

Khi ta cầm một cây đẩy vào tường, nội lực trong người ta truyền ra cánh tay trở thành ngoại lực tác động lên cái cây. Lực từ đầu cây bên này đươc chuyển thành nội lực bên trong cây truyền qua đầu cây bên kia rồi trở thành ngoại lực tác động lên tường.

Sư truyền lực như vậy trong vật lý tạo ra sóng cơ học. Theo anh hiểu trong võ học gọi là Khí (KI).

psi_ops2001 học lớp 10 chưa? Hình như lớp 10 ở VN học về cơ học thì em sẽ hiểu hơn

NgDaLat
04-17-2006, 08:47 PM
Liên quan giữa 3 đan điền

Thượng đan điền

Trong ba đan điền. Thượng đan điền có khôi lượng nhỏ nhất nhưng nó lai là đầu tàu cho moi chuyện. Khi xoay tenkan thì cái đầu xoay trước một chút. Từ cảm nhận của thượng đan điền cộng với ánh mắt (hướng nhìn) chính là chữ thần trong võ học. Thần vững khí tụ, thần loạn khí tán. nói theo kiểu dân gian là "đầu xuôi thi đuôi lọt". Khi tấn công thì anh mắt (hướng nhìn) và cái đầu quyết định mọi sư. Khi ... chẩu thì cái đầu cắm cổ chạy trước

Trung đan điền:

Với aikido đây là trung tâm xuất phát các đợt tấn công và thám thính. Đây là mặt nổi cho mọi sư việc nhờ đôi vai và tay.

Ha đan điền

Hạ đan điền là hậu cần, là nơi xản xuất vũ khi và lương thực (nói chung là sức mạnh, Lực hông v.v...) để cung cấp cho tiền tuyến (trung đan điên)

NgDaLat
04-19-2006, 01:04 PM
Đan điền và đòn thế Aikido

Người ta cân bằng khi 3 đan điền nằm trên đường thẳng và trọng tâm nằm trong mặt chân đế. Nếu một trong hai điều trên bị vi phạm nếu chưa té thì cũng .... sắp té

Trong ba đan điền. Thương đan điền (Thằng tổng chỉ huy) mà bị chiêm coi như tiêu. Thứ nhì là thằng hậu cần (hạ đan điền). Thằng trung đan điền là thằng khó ăn nhất.

Vì lý do trên nên đòn thế aikido tập trung tấn công vào thượng đan điền. Làm sao cứ cái đầu của Uke mà nghiêng đi là ăn tiền. Từ đó mọi chuyện như đã được xếp đặt để uke té đẹp ..... như mơ

Lý thuyết là vậy nhưng làm sao tấn công vô thượng đan điền? Đơn giản lắm. Khi kéo hoăc đẩy uke, Ý, khi, thần của Nage luôn luôn tâp trung tấn công vô thương đan điền của uke.

Đây là hình anh Aiki thích nhất
http://i9.photobucket.com/albums/a80/hieuallstar/Aikido/Irimi.jpg

http://i9.photobucket.com/albums/a80/hieuallstar/Aikido/Kokyu.jpg

http://i9.photobucket.com/albums/a80/hieuallstar/Aikido/ShihonageA.jpg

http://i9.photobucket.com/albums/a80/hieuallstar/Aikido/IkkyoUra.jpg

Té rồi nhưng vẫn bám sát như đỉa tấn công không ngừng
http://i9.photobucket.com/albums/a80/hieuallstar/Aikido/doran16ra.jpg


Tam kết thúc phần Đan Điền. Xin các ban cho ý kiến

PhanTran
05-05-2006, 06:58 PM
Người ta cân bằng khi 3 đan điền nằm trên đường thẳng và trọng tâm nằm trong mặt chân đế. Nếu một trong hai điều trên bị vi phạm nếu chưa té thì cũng .... sắp té

Trong ba đan điền. Thương đan điền (Thằng tổng chỉ huy) mà bị chiêm coi như tiêu. Thứ nhì là thằng hậu cần (hạ đan điền). Thằng trung đan điền là thằng khó ăn nhất.

Vì lý do trên nên đòn thế aikido tập trung tấn công vào thượng đan điền. Làm sao cứ cái đầu của Uke mà nghiêng đi là ăn tiền. Từ đó mọi chuyện như đã được xếp đặt để uke té đẹp ..... như mơ

Lý thuyết là vậy nhưng làm sao tấn công vô thượng đan điền? Đơn giản lắm. Khi kéo hoăc đẩy uke, Ý, khi, thần của Nage luôn luôn tâp trung tấn công vô thương đan điền của uke.


Em kết phần này nhất, trước giờ không hiểu nguyên lý lắm, cứ hì hục đánh chả đâu ra đâu . Giờ hiểu ra 1 chút rồi, lại càng khó đánh hơn:focus: , hic hic. Aikido càng học càng thấy khó :rolleyes:

LienChau
08-16-2006, 08:03 AM
Dạ, đan còn chưa có thì lấy đâu ra đan điền ạ.:flirt:

Mà thôi, nói chung là danh tướng, có một cái tên ứng với một cái vật, mọi người nghe cái tên ấy hình dung ra cái vật ấy là ổn rồi.:dazzler:
Còn đan điền nghĩa cổ xưa của nó có khác à :funny:
Còn đan điền nó nằm ở đâu thì: "Nhân thân vô xứ bất đan điền":rolleyes:

(:lol:Thị danh, phi danh-trích: Kinh kim cang:lol:)

NgDaLat
08-16-2006, 08:33 AM
Dạ, đan còn chưa có thì lấy đâu ra đan điền ạ.:flirt:

Mà thôi, nói chung là danh tướng, có một cái tên ứng với một cái vật, mọi người nghe cái tên ấy hình dung ra cái vật ấy là ổn rồi.:dazzler:
Còn đan điền nghĩa cổ xưa của nó có khác à :funny:
Còn đan điền nó nằm ở đâu thì: "Nhân thân vô xứ bất đan điền":rolleyes:

(:lol:Thị danh, phi danh-trích: Kinh kim cang:lol:)

May quá, có người có ý khác rùi

Xin anh, chị, em, bác, chú chỉ bảo ạ.

Đan là sao và đan điền là gì ạ? Nghĩa cổ xưa như thế nào ạ?

Ăn mày
08-16-2006, 08:58 AM
May quá, có người có ý khác rùi

Xin anh, chị, em, bác, chú chỉ bảo ạ.

Đan là sao và đan điền là gì ạ? Nghĩa cổ xưa như thế nào ạ?



Hay!!! Hay lắm! Thôi thì Khất cũng giải thích bậy một chút nhá:

ĐAN: Thuốc bổ, Thần dược ..etc...

ĐIỀN: Ruộng đồng... (chắc... phì nhiêu lắm:lol:)

Dịch qua dịch lại... nó là cái Ruộng Thuốc (bổ) ấy mà!

Ha ha! Phá ACE chút nha!

AM

thevagrant
08-16-2006, 09:36 AM
Chịu Anh Khất đó, đan điền = ruộng thuốc bổ . Hay lắm :no1: !

NgDaLat
08-16-2006, 07:01 PM
"Nhân thân vô xứ bất đan điền"

Nghĩa lả sao?

Có ai có bản đao gia đồ hình (linh sơn đồ hình thì phải), xin post lên đây để tham khảo

Cám ơn nhiều

LienChau
08-17-2006, 07:57 AM
là thân thể con người không có chỗ nào không là đan điền cả ạ!
Phần này liên quan nhiều đến quá trình luyện đan của đạo gia!
Mọi người nghe đến từ khí công đan đạo rồi phải không? Đạo gia có phái luyện nội đan, có phái luyện ngoại đan. Ngoại đan là nhân sâm ngàn năm, tuyết liên thiên sơn,....... các loại thuốc bổ nấu thành đan rồi uống vô đó hà hà.
Nói chung phần này LienChau cũng không nắm rõ, chỉ thấy đan ở đây theo đan kinh nói khi thu khí tiên thiên, tích tụ lại sẽ kết thành đan, tròn tròn, sáng chói.

Tuy vậy, như ngày xưa thì do thông tin liên lạc không siêu tốc như hiện giờ, nên người biết đến cái này rất ít. Hiện nay thì các bạn cứ thử tìm kiếm một thời gian xem sao. Có khi sẽ thấy đó!

Vấn đề này theo em nghĩ thì chỉ là vấn đề danh tướng, ngôn ngữ. Trong ngôn ngữ một từ có thể có nhiều nghĩa, tùy từng môi trường, hoàn cảnh, văn cảnh mà nó mang nghĩa khác nhau. Lại có cả hiện tượng dịch chuyển nghĩa nữa. Cái này chắc mọi người rõ hơn em. Nên đan điền là gì thì tùy theo lĩnh vực, công pháp của mọi người nhé.

Còn trong tu luyện tiên thiên khí công thì đan điền đúng là "ruộng thuốc bổ" đó :lol: :flirt:

LienChau
08-30-2006, 08:31 PM
Cái này trích trong Huyền Diệu Cảnh.

XXXII. LƯ ẢNH LUẬN

Lư đảnh là thần khí. Khi ngưng thần cho nó vào trong khí huyệt: Lúc đó thần là đảnh, khí là lư. Khi thuốc sanh là đảnh, đơn điền là lư. Lúc lấy thuốc đem vô lò, khí là đảnh, thần là lư. Lúc vận khí đặng thể thủ, thần là đảnh, khí là lư. Khi vận khí lên càn cung (trên đầu), càn là đảnh, khôn là lư. Lúc giáng hạ qui căn, ly là đảnh, khảm là lư. Khi vận đại châu thiên, khí là đảnh, thần là lư. Lúc tam niên nhũ bộ, thần xuất nhập, khí là đảnh, thần là lư. Nói tóm lại, hễ ở trong hay là ở trên thì là đảnh (chảo), còn ở dưới hay ở ngoài là lò. Dù có ngàn thí muôn dụ đi nữa, cũng là thần khí mà thôi, chớ không có chi khác hơn nữa.

Muốn tu luyện kim đơn, trước hết phải lo lập tam điền là:

1. Hạ đơn điền: là chỗ luyện bá nhựt trúc cơ thành đơn
2. Trung đơn điền: là chỗ dưỡng thai trong 10 tháng (thập ngoạt hoài thai)
3. Thượng đơn điền: là chỗ tam niên nhũ bộ, xuất thần tại nơi đó
4. Mạch nhâm, mạch đốc là hai đường của thần khí qua lại, lên xuống.

Bản Huyền Diệu Cảnh xem ở đây:
http://saigonline.com/caodai/ebooks/huyen_dieu_canh.pdf

Tieuaikido
11-11-2007, 08:54 PM
Sau khi hoc aikido tôi thấy rằng, các bạn khỏi lo về đan điền hay trọng tâm gì cả, đồng ý là thầy luôn nói rằng phải nghĩ nhiều đến cái đan điền để nó tạo thành con đường mòn nhưng khi kết hợp nó với khoa học như vật lý chẳng hạn thì cứ làm mất trọng tâm bằng cách đưa đối thủ đi càng xa càng tốt hoặc càng cao càng tốt thì đối thủ sẽ hết đường gồng mình chông lại, còn cứ mải nghĩ đến cái đan diền hay cai trọng tâm thi mơ hồ lắm lắm, mà nói thật thì ra ngoài mà gặp đối thủ họ toàn năm tay lại đấm và đá, làm cho mình chẳng biết khóa khớp cổ tay kiểu gì, mà cái đan điền hay bi tấn cong nhất la thượng đan điền phải không cả nhà