PDA

View Full Version : JUDO PHYSICS I - NGUYÊN LÝ VẬT LÝ SỐ 1



hagakure
11-24-2006, 01:10 PM
JUDO PHYSICS
Bài : Tuấn Anh & Việt Tử
Hình : Neil Oklehamp - www.judoinfo.com

http://i117.photobucket.com/albums/o59/vjccforum/3%20A%20-%20Ashi%20Waza/Photos/physics_judo_00a.jpg


Lời mở đầu

Judo bắt nguồn từ Nhu Thuật ( Jujitsu ) , trong đó Ju - có nghĩa là nhu nhuyễn , nhẹ nhàng , mềm mại còn Do - là con đường rèn luyện thể chất và tinh thần . Kỹ thuật trong môn phái Judo rất đa dạng nhưng đều đựa trên 2 yếu quyết là :

( 1 ) - Nhượng bộ sức mạnh để thắng sức mạnh bằng cách lợi dụng chính đối phương ( Uke ) .

( 2 ) - Phá vỡ thăng bằng của Uke để quật ngã anh ta .

Vậy quy luật nào ẩn dấu phía sau 2 nền tảng trên . Chúng ta sẽ cùng khám phá điều này qua loạt bài viết Judo Physics - Các Nguyên Lý Vật Lý .

Loạt bài viết dự định chia làm 3 phần và sẽ được hoàn thành trong khoảng thời gian sớm nhất . Những điều kỳ diệu đang đợi chúng ta ở phía trước .

Chúc mọi người luôn vui ! :D


Hagakure

hagakure
11-24-2006, 01:13 PM
JUDO PHYSICS I - NGUYÊN LÝ ĐÒN BẨY


http://i117.photobucket.com/albums/o59/vjccforum/3%20A%20-%20Ashi%20Waza/Photos/Lever2a.jpg



" Hãy cho tôi một điểm tựa , tôi có thể nâng bổng cả trái đất lên " -. Archimedes

Nếu như Hy Lạp cổ đại có môn phái Judo thì Hagakure chắc chắn rằng nhà bác học Ác-si -mét sẽ là một Judoka xuất sắc :!: ... nhưng có lẽ nói :" Thầy Jigoro Kano là một học trò xuất chúng của Archimedes " thì chính xác hơn .


----------------


http://i117.photobucket.com/albums/o59/vjccforum/3%20A%20-%20Ashi%20Waza/Photos/3a.jpg http://i117.photobucket.com/albums/o59/vjccforum/3%20A%20-%20Ashi%20Waza/Photos/1a.jpg


( 1 ) - Hình bên phải cho ta thấy một hệ cân bằng :

- Bên trái đòn cân là một xô nước Load khối lựong m kg ( A )
- Bên phải đòn cân là một lực tác động input F ( B )
- Điểm tựa fulcrum ( C )
- Khoảng cách AC = l = resistance arm
- Khoảng cách CB = d = effort arm
- g là gia tốc trọng trường
- P là trọng lượng xô nước ( A )

Vì hệ cân bằng nên : mg. l = F . d hay P. l = F . d

Do l < d ( hình vẽ ) suy ra P > F

Kết luận : Phía ( A ) của đòn cân sở dĩ không nghiêng hẳn xuống và thăng bằng với phía ( B ) là do vị trí điểm tựa ( C ) ở gần điểm A và xa điểm B .


( 2 ) - Trong hình bên trái , hai chân của ngưòi bị nâng bổng là ( A ) , đầu của anh ta là ( B ) . Phía chân nặng hơn phía đầu do tác dụng của trọng lực trái đất . Điểm tựa ( C ) lúc này là hông của người phía dưới ( Tori ) .


Kết luận : Chân Uke nặng hơn đầu Uke nhưng bởi chân ( A ) gần hông Tori ( C ) hơn là đầu ( B ) , cộng với lực kéo của hai cách tay Tori cho nên lúc này phía đầu Uke nặng hơn phía chân Uke .

Đầu đã nặng hơn chân thì ngưòi to lớn đến nhừong nào cũng phải mất thăng bằng vì vậy tất nhiên Uke bị quật ngã xuống dễ dàng .



http://i117.photobucket.com/albums/o59/vjccforum/hipthrow.gif


--------------------


Tùy theo điểm tựa là chân Tori ( Ashi ) , hông Tori ( Goshi ) , vai Tori ( Seoi ) hay cổ Tori mà thầy Jigoro Kano phân chia hệ thống kỹ thuật quật của Judo thành :

Ashi Waza ( Kỹ thuật chân )
Goshi Waza ( Kỹ thuật hông )
Seoi Waza ( Kỹ thuật vai )


Hagakure

hagakure
11-24-2006, 01:15 PM
SEOI WAZA - KỸ THUẬT VAI



( 1 ) - Ippon Seoi Nage - Ném qua một bên vai



http://i117.photobucket.com/albums/o59/vjccforum/3%20A%20-%20Ashi%20Waza/Arashi%20Waza/ipponseoi.gif


---------------

hagakure
11-24-2006, 01:17 PM
( 2 ) - Morote Seoi Nage - Ném qua hai bên vai


http://i117.photobucket.com/albums/o59/vjccforum/3%20A%20-%20Ashi%20Waza/Arashi%20Waza/moroteseoinage.gif


---------------

hagakure
11-24-2006, 02:35 PM
( 3 ) - Seoi Otoshi - Ngáng chân ném qua vai


http://i117.photobucket.com/albums/o59/vjccforum/3%20A%20-%20Ashi%20Waza/Arashi%20Waza/seoiotoshi.gif



---------------


( 4 ) - Yama Arashi


http://i117.photobucket.com/albums/o59/vjccforum/3%20A%20-%20Ashi%20Waza/Arashi%20Waza/yamaarashi.gif




-------------------------------------------------------------------------------------

hagakure
03-26-2008, 04:27 PM
JUDO PHYSICS I - NGUYÊN LÝ VẬT LÝ SỐ 1


Hagakure