PDA

View Full Version : TÌM HIỂU VỀ KIẾM TRUNG HOA VÀ VIỆT NAM.



Guest
09-22-2006, 07:02 PM
TÌM HIỂU VỀ KIẾM TRUNG HOA VÀ VIỆT NAM.

Kiếm Trung Hoa:


http://www.sword-buyers-guide.com/images/excalibur-handle-and-blade.gif

1. Nguồn gốc của kiếm

Kiếm Trung Quốc là loại binh khí ngắn có hai lưỡi bén, còn được mệnh danh là "Vua của trăm binh khí có lưỡi". Kiếm xuất hiện trước thời Ân Thương (thế kỷ 17- 14 tr CN). ến thời Xuân Thu Chiến Quốc (770 - 221 tr CN) tục đeo kiếm, đấu kiếm thịnh hành, do đó lý luận về kiếm thuật cũng phát triển tương ứng. ời Hán đấu kiếm lại càng trở thành phong tục thịnh hành từ trong triều tới ngoài nội, không ít người nhờ kiếm thuật mà lừng danh thiên hạ. Thời Tùy ường (58 - 618 - 907) hình dạng của kiếm phát triển tinh xảo, hoa mỹ, có ảnh hưởng rất lớn dến đời sau, nên đã có tên là Tỵ kiếm (ông tổ của kiếm). Từ đời Tống trở đi (960 - 1279) phong tục đấu kiếm dần dần thay bằng múa kiếm

2. ặc điểm của kiếm

Xét về mặt kỹ thuật chiến đấu, tự vệ và nguồn gốc các binh khí thời xưa chúng ta nhận thấy: Nói đến kích thước và trọng lượng, kiếm hay gươm không dài như thương hay kích nên không bị vướng víu ở những nơi chật hẹp , mà lại có khả năng tung hoành ở nơi đất trống, gò cao, kiếm cũng không nặng ở đầu mũi như đại đao, búa, chùy đòi hỏi người sử dụng phải có nhiều sức mạnh. Kiếm lại cũng không quá nhẹ, ngắn như bút, phiến, dao găm v.v...thiếu hẳn sự linh hoạt khi chống đỡ với những binh khí nặng nề hơn. Kiếm vừa tay, dễ mang bên hông, hoặc vác trên vai, cầm ở tay, nhẹ nhàng và tiện dụng

Vì kiếm được dùng từ xưa, cho nên các lối sử dụng vũ khí đều thoát thai từ lối đánh kiếm mà ra (mặc dù gậy và búa có trước kiếm, nhưng kỹ thuật sử dụng hai loại này cũng nhờ phép đánh kiếm mà cải tiến theo). Bởi vì ngày xưa, các võ khí như Qua, Mâu, Kích đều dùng trong chiến trận, hơn nữa lại còn dùng lối danh nhau bằng xe (xa chiến) nên đánh, đâm, tiến thoái đều có quy định, theo mệnh lệnh mà động thủ, không hề nhảy nhót mau lẹ, tự do tung hoành, biến hóa như ý. Chỉ có kiếm là vật dụng người xưa thường mang theo dể dàng, có thể sử dụng để tự vệ lúc nào cũng được, và kiếm thuật đạt được đến chổ xảo diệu vì nhiều người học, nhiên cứu và sáng tạo.

Ngoài ra kiếm được dùng rộng rãi vì các lý do sau đây:

* Thứ nhất, kiếm được coi là vật tượng trưng cho quyền lực và địa vị như hoàng đế thường ban cho các đại thần thân tín "Thượng phương bảo kiếm" có quyền sinh sát, chém trước, tâu sau.

* Thứ hai, kiếm được các vị đạo sỹ lấy làm pháp khí dùng trong khi làm lễ về tôn giáo, nói rằng kiếm có thể " hàng yêu, trừ ma"

* Thứ ba, kiếm được coi là tiêu chí biểu thị địa vị và đẳng cấp trong lễ nghi. Sách vở cổ có ghi chép lại chế độ đeo kiếm rất nghiêm ngặt như người đeo kiếm tuổi tác khác nhau, địa vị khác nhau thì kim loại và đá quý trang sức trên kiếm cũng phải khác

* Thứ tư, trong chiến tranh kiếm được coi là vũ khí để tự vệ khi các vũ khí dùng trong chiến trận bị hư, gãy. Trong thời bình kiếm được coi là một thứ trang sức phong nhã, văn thân hoc sĩ đeo kiếm để tỏ ra mình là cao nhã không dung tục. Vả lại cái đẹp của kiếm vừa thư vừa hùng nên cho dù nam hay nữ đều có thể đeo và sử dụng

3. Cấu trúc của kiếm

Kết cấu của kiếm nói chung chia làm hai bộ phận chính: thân kiếm và cán kiếm. Thân kiếm do lưỡi kiếm (kiếm thân), mũi kiếm (kiếm phong) tạo thành. Cán kiếm do vành chắn(hộ thủ), cán kiếm (kiếm bính), đốc kiếm (kiếm đối). Ngoài ra còn có bao kiếm, tua kiếm là các vật phụ thuộc

ộ dài của kiếm xưa nay sai lệch rất nhiều. Trong các vật đào được, đoản kiếm ngắn 40 cm, loại như chủy thủ dùng để đánh xáp lá cà hoặc ném đánh từ xa; trường kiếm dài đến 140 cm có thể dùng hai tay cầm cán kiếm. Theo phong trào võ thuật hiện đại, độ dài của kiếm theo "quy tắc thi đấu või thuật" quy định thì khi vận động viên cắp ngược kiếm thõng hẳn tay xuống thì mũi kiếm chấm đến vành tai là chuẩn

4. Chủng loại của kiếm

Chủng loại của kiếm có rất nhiều, các phái kiếm thuật đều có phong cách riêng, đặc điểm riêng tựu chung thì có: trường kiếm, đoản kiếm, kiếm răng cưa, kiếm hình rắn, kiếm móc câu, kiếm lá liễu...

5. ặc điểm cơ bản của diển luyện kiếm

Kiếm thế tạo hình đẹp đẽ, chiêu thế thay đổi rõ rệt, động tác nhẹ nhàng tiêu sái cao nhã(tự nhiên thoải mái, không gò bó) bộ pháp nhẹ nhàng linh động, vững chắc mạnh mẽ, nhanh nhẹn đa biến; kiếm pháp quy củ chỉnh trang rõ ràng, người và kiếm hợp điệu . Lời xưa bảo "kiếm như gió bay", "kiếm đi thức đẹp", kiếm tựa rồng lượn. Diễn luyện kiếm thuật thì động tĩnh nhanh chậm, lên xuống, tiến lùi, cứng mềm nặng nhẹ, co duỗi nhô hụp ...đều phải nhẹ nhàng bay bổng, cứ như phượng bay, én liệng, kiếm thế biến hóa tự nhiên, trăm vẻ, ngàn dáng.Có nhiều cách diễn luyện kiếm: đơn kiếm, song kiếm, tuệ kiếm (kiếm có tua), song thủ kiếm (kiếm cầm hai tay), thế kiếm (công kiếm, trạm kiếm), hành kiếm, miêu kiếm, túy kiếm...

6. Kiểm tra kiếm

Có hai cách để kiểm tra kiếm: kiểm tra kiếm sau khi sử dụng, hoặc kiểm tra bằng cách nhận định hình dáng, cấu tạo bên ngoài của một thanh kiếm

Có vài thủ tục phải tuân thủ khi kiểm định một thanh kiếm

- Thứ nhất: kiếm luôn được truyền từ người này sang người kia bằng cách đưa cán kiếm đi trước, điều này hạn chế sự nguy hiểm có thể xảy ra

- Thứ hai:Người cầm kiếm không bao giờ được đụng lưỡi kiếm với tay trần vì muối từ mồ hôi dưới da sẽ làm han rỉ kiếm

- Thứ ba: Khi xem kiếm, luôn giữ khoảng cáchít nhất 8 inches (20 - 30 cm) từ mũi và miệng, để hơi ẩm từ hơi thở không làm han rỉ kiếm

- Thứ tư: Người cầm kiếm không bao giờ chỉ mũi kiếm vào người khác để bày tỏ phép lịch sự và đảm bảo sự an toàn

- Thứ năm: Kiểm tra lưỡi kiếm bằng cách một tay cầm cán kiếm còn phần còn lại của lưởi kiếm đặt trên vỏ kiếm. Nếu không có vỏ kiếm thì dùng móng tay của ngón tay cái hoặc tay áo của tay còn lại , mục đích là để bảo vệ lưởi kiếm không bị han rỉ

7. Chọn kiếm

Ngày nay với kỹ thuật luyện kim tân tiến bạn có thể mua một cây kiếm vừa ý tại bất cứ tiệm bán dụng cụ võ thuật nào mà bạn chọn. Các loại kiếm xi, mạ hay bằng nhôm sẽ rẻ tiền hơn nằng thép thật, dầu vậy chúng đều có thể dùng để luyện tập. Sau đây là cách chọn kiếm của phái Bắc Thiếu lâm

Kiếm phải dài 30 inches (80 cm), hoặc dài hơn, phần hộ thủ (che tay) tốt nhất hướng về lưỡi kiếm hơn là hướng về cán kiếm.

ộ dày của lưỡi kiếm từ gốc đến ngọn phải bằng nhau, không được dày mỏng thất thường

Lưỡi kiếm phải thẳng từ đầu đến cuối

Lưỡi kiếm phải gắn chặt vào cán kiếm, không bị lỏng (rơ) ra khi lắc nhẹ cán kiếm

Thép phải có độ đàn hồi để bẻ 30 độ mà không bị cong

Kiếm phải cân bằng tại điểm 1/3 chiều dài của cây kiếm tính từ đốc kiếm


http://thomaschen.freewebspace.com/images/xtr2.jpg

8. Giữ gìn kiếm

ể bảo vệ kiếm khỏi bị hư hỏng, phải tuân thủ các đều sau đây

Khi đưa kiếm cho một người không biết gì về kiếm , phải hướng dẫn kỹ trước khi giao kiếm. ể bảo vệ kiếm của mình khỏi bị hư hỏng và để người khác khỏi bị thương khi cầm kiếm

Không bao giờ bỏ kiếm lăn lóc trên mặt đất, để khỏi bị dẫm đạp hoặc dinh hơi ẩm từ mặt đất làm han rỉ kiếm

Không bao giờ dùng tay trần để đụng lưỡi kiếm, mồ hôi từ da sẽ làm han rỉ kiếm
Tránh chém những vật không cần thiết, để lưỡi kiếm khỏi bị mòn và làm giảm tuổi thọ của cây kiệm

Cất giữ kiếm cẩn thận khi không dùng tới

Sau khi sử dụng cần bôi trơn một lớp mỡ trên lưỡi kiếm

Nếu không đủ khả năng thì không nên tập luyện với kiếm thật. iều này để bảo vệ bạn và cây kiếm của bạn

9. Phương pháp luyện kiếm

Sau đây là phương pháp luyện kiếm của Hòa thượng Liễu Viên chưởng môn đời thứ 9 của Lĩnh Nam Thiếu Lâm

Theo Hòa thượng, kiếm quý là kiếm không tỏa ra sát khí, nhưng tỏa cái dũng, cái tâm của người sử dụng kiếm. Muốn luyện kiếm quý, thời gian tốt nhất là mùa xuân, "kẹt" lắm thì mùa thu, còn các mùa khác luyện kiếm sẽ không có được thanh kiếm tuyệt vời nguyên tắc hàng đầu để có được một thanh kiếm tốt là phải chọn thép. Hòa thượng Liễu Viên chỉ ưng thép của Thụy iển hoặc của ức. Muốn có được thanh kiếm tốt, phải tuân thủ 15 công đoạn sau:

- em thép và gang cho vào lò nung đỏ

- Lấy thép và gang đưa lên đe, dùng búa đập ghép chúng vào với nhau thành nhiều lớp

- em vào lò nung trở lại, lấy ra khi rực đỏ, dùng búa kết chặt gang và thép quyện vào với nhau, sau đó cho vào nước lạnh để "tôi"

- Thép nguội rồi lại cho vào lò nung cho đỏ, đưa lên đe dùng búa đập thành hình lưỡi kiếm

- ưa lưỡi kiếm "ninh" trên bếp đúng ba ngày đêm

- Lấy lưỡi kiếm ra, nếu thép và gang đã trộn vào nhau từng lớp nổi lên như những thớ gỗ là được

- em lưỡi kiếm thô đó ném ra mưa gió 5 năm

- Chọn những lưỡi kiếm nào đã phơi mưa gió 5 năm mà không han rỉ thì đem đi mài

- Mài cho đến lúc lưỡi kiếm để trước sợi tóc, thổi một cái sợ tóc đứt làm đôi

- ặt lưỡi kiếm mới mài vào một khúc tre trong chứa đầy bùn, đem nung trở lại,
nung khúc tre cho đến khi cháy thành than thì lấy lưỡi kiếm ra

- em lưỡi kiếm mài với đá nhuyễn, khi nào sáng loáng và sác như nước thì ngưng

- Có được lưỡi kiếm rồi bắt đầu tạo dáng cho nó, như làm thanh kiếm "bách thọ" thì khắc 100 chữ thọ trên lưỡi kiếm

- ã hình thành vóc dáng thanh kiếm, nhưng phải mô phỏng sao cho thanh kiếm thời nay kông thua gì thanh kiếm cổ

- Ngưởi luyện kiếm phải biết những đường kiếm của cổ nhân sao cho thanh kiếm mình luyện ra có thể nhập vào những bài kiếm tuyệt vời của người xưa một cách nhuần nguyễn


Kiếm Việt Nam:

http://www.yantra3d.com/images/CrystalKey2/Sword.jpg

Kiếm Việt Nam xuất hiện rất sớm, từ thời đồ đồng ông sơn đã phát hiện được rìu chiến, dao găm (đoản kiếm), giáo, mũi lao, mũi tên, tấm che ngực, che cổ tay, cổ chân...Trong đó dao găm (đoản kiếm) có hình dáng rất hoa mỹ, đẹp mắt và được chạm trổ rất công phu. Một điều chác chắn là cha ông ta có kỹ thuật độc đáo để rèn đúc các loại binh khí bằng đồng và đỉnh cao là trống đồng ông sơn. Nhưng tiếc thay sau 1000 năm đô hộ của Bắc phương, kỹ thuật đúc trống đồng đã thất truyền, và kỹ thuật đúc kiếm của Việt Nam cũng bị chôn vùi; Càng tiếc hơn nữa là ngày nay người Việt Nam không có một kiểu kiếm riêng biệt đặc trưng cho dân tộc, mà hình dạng kiếm Việt Nam bị ảnh hưởng bởi các loại kiếm củaTrung Quốc, Nhật, Thái Lan, Pháp...

Về hình dạng kiếm của Việt Nam có hai loại: Loại hai lưỡi bén và loại một lưỡi bén còn gọi là gươm. Kiếm có hai lưỡi bén, thân thẳng có hình dạng giống kiếm củaTrung Quốc, nhưng hầu hết phần hộ thủ (che tay) đều hướng về cán kiếm hơn là hướng về lưỡi kiếm. ôi khi kiếm thẳng của Việt Nam mới nhìn qua thấy rất giống đoản kiếm của Tây phương.Loại kiếm có một lưỡi bén từ khoảng 1400 dến 1800 có hình dạng giống Liễu diệp đao của đời nhà Minh bên Tàu, nhưng phần cán kiếm lại giống kiếm Nhật, đôi khi lại có ảnh hưởng của Thái lan. Cây kiếm của vua Quang Trung hiện được trưng bày trong viện bảo tàng Sài gòn có hình dạng của kiếm của Thái Lan, đây cũng có thể là chiến lợi phẩm thu được trong trận chiến Rạch Gầm, Xoài Mút

Cuối thế kỷ 18, kiếm của Pháp bắt đầu ảnh hưởng đến hình dạng của kiếm Việt Nam, khi thực dân Pháp bắt đầu đặt nền thống trị lên nước ta. Một số kiếm đời nhà Nguyễn cho thấy kiếm thời này có phần hộ thủ hình chữ "D", vỏ và cán kiếm nạm bạc hay khảm xà cừ, lưỡi kiếm cong vòng giống kiếm Tây phương.

Số kiếm cổ xưa của Việt Nam còn lại đến ngày nay rất ít ỏi và hiếm hoi, việc nghiên cứu cần nhiều công sức và thời gian của các nhà khảo cổ, xã hội học, hay các nhà võ thuật học nếu như muốn khôi phục lại một nền kiếm thuật của nước nhà


(Đăng tại Đặc San Vovinam Việt Võ Đạo, số 27 Tháng 12/2001).

aiki
09-24-2006, 06:36 AM
Bài hay lắm anh DCH ơi!:no1: :no1:

Tui có vài cái thắc mắc xin hỏi anh! Trong 1 số phim kiếm hiệp và ở 1 vài võ đường, tui thấy có 1 loại kiếm và đao mà cái lưỡi nó khá mỏng, lúc đánh thấy nó 'lắc lư', nhìn cứ như đồ chơi con nít hay là hàng mã đó! Anh có thể cho biết mục đích củ loại đao/kiếm đó là gì không?

Totoro_san
09-24-2006, 09:50 PM
Thân chào,

Tiếp tục phần thông tin thêm đi anh DCH! :no1:

Ké với huynh trưởng aiki, nhờ ông anh giới thiệu thêm về các biến dạng của kiếm như Ngô câu kiếm và liểu kiếm của võ Ấn độ đi (Mình thấy anh em có post hình lên với tên gọi là Urumi / Chuttuval thì phải!) Ngoài ra, các dạng Phong Hỏa luân (một cặp), vũ khí dị hình, trong võ thuật Trung Hoa cũng có lưỡi sắc bén và nhỏ gọn có thể xem như một dạng đoàn kiếm không? Không biết Katar của Trung đông có giống với song tô của Thiếu Lâm - Sa Long Cương ko?

Thân.

thevagrant
09-25-2006, 09:39 AM
Trung Hoa có những thanh kiếm nổi danh thiên hạ, hai cây trong số đó là của Việt Vương Câu Tiễn và Tần Thủy Hoàng, nghe nói đâu là thanh kiếm của Việt Vương dù bị vùi lấp ngàn năm dưới đất cát nhưng khi đem lên thì vẫn không rỉ sét, sắc bén vô cùng. Có một giáo sư luyện kim của Trung Hoa đã tìm cách luyện lại được cây kiếm này rồi, nhưng ông làm có hạn và bán với giá rất cao. Ai có thông tin gì về hai cây kiếm trên thì cho mọi người biết với.

psi_ops2001
09-26-2006, 12:43 AM
hì ! nhìn kiếm đại việt cũng dữ dội lắm đây ! mà ko biết có bén bằng kiếm trung hoa ko !! psi nghe nói hình như kiếm của nhật là bén nhất trong tất cả kiếm phải ko mấy anh
Thân:drinks:

Guest
09-26-2006, 01:03 AM
Bài hay lắm anh DCH ơi!:no1: :no1:

Tui có vài cái thắc mắc xin hỏi anh! Trong 1 số phim kiếm hiệp và ở 1 vài võ đường, tui thấy có 1 loại kiếm và đao mà cái lưỡi nó khá mỏng, lúc đánh thấy nó 'lắc lư', nhìn cứ như đồ chơi con nít hay là hàng mã đó! Anh có thể cho biết mục đích củ loại đao/kiếm đó là gì không?


http://gala.ntdtv.com/2006/en/i/dance_sword.jpg

Chắc Anh Aiki muốn nói đến Nhuyễn Nhu Kiếm - Một loại kiếm sở trường của Nga My và Không Động ngày xưa, tương truyền là thường đi chung 1 cặp với nhau họp nhau thàng "Uyên ương kiếm" biến thành cương kình kiếm, nghe nói đã thất truyền từ lâu nhưng vẫn thấy trong phim và một số môn phái Trung Hoa dạy Yi Maun và Sia'u Di kiếm pháp, kiếm chuyên dùng để móc và thâu các kiếm cương mãnh.

Thân mến:friends: :friends:


Thân chào,

Tiếp tục phần thông tin thêm đi anh DCH! :no1:

Ké với huynh trưởng aiki, nhờ ông anh giới thiệu thêm về các biến dạng của kiếm như Ngô câu kiếm và liểu kiếm của võ Ấn độ đi (Mình thấy anh em có post hình lên với tên gọi là Urumi / Chuttuval thì phải!) Ngoài ra, các dạng Phong Hỏa luân (một cặp), vũ khí dị hình, trong võ thuật Trung Hoa cũng có lưỡi sắc bén và nhỏ gọn có thể xem như một dạng đoàn kiếm không? Không biết Katar của Trung đông có giống với song tô của Thiếu Lâm - Sa Long Cương ko?

Thân.

Tài liệu có nhiều, phim DVD/VCD thì có nhưng thật sự là không có thời gian để viết đó anh, Katar với Song tô khác nhau nhiều lắm chứ bạn ! Katar dùng có 1 cây để chiến đấu cây còn lại để đở và có tầm mức đánh dài hơn mỏnh hơn. Trong khi Song tô hay Hồ Điệp kiếm có thể dùng cả 2 trong tấn công và dạng ngắn nhưng bản dầy chuyên đánh trong tầm ngắn, chật chọi. Thân mến:friends: :friends:

Anh T dùng 2 chử kiếm thích và kiếm chém - thì mỗi anh em mình kêu 1 cách khác nhau thôi nhưng chắc chắn là nói về chung 1 vấn đến, H thì gọi kiếm Tây (Foil) là kiếm lá liễu, Sabre là đao.v.v..



hì ! nhìn kiếm đại việt cũng dữ dội lắm đây ! mà ko biết có bén bằng kiếm trung hoa ko !! psi nghe nói hình như kiếm của nhật là bén nhất trong tất cả kiếm phải ko mấy anh
Thân:drinks:

Hehehe ! Hỏi như cậu Út giống như là hỏi... "Con ghế" Nhật - Đại Việt - Tàu... Cô nào eo thon hơn vậy đó !

Kiếm bén hay không là do ở kỹ năng người tôi luyện nó, kỹ thuật cao tay ấn, sắt thép tốt đúng tuổi, không quá non hay già khi trui rèn, và đến khâu mài kiếm cần thiết phải có kỹ thuật gia truyền riêng. Trong lich sữ từng chứng minh qua các thời đại xài kiếm - Kiếm bén chưa phài là vai trò chính để quyết định thắng thua trong nghệ thuật dùng kiếm đâu nhe cậu Út.

Thân chào cậu Út.:friends:

Guest
09-26-2006, 01:27 AM
Trung Hoa có những thanh kiếm nổi danh thiên hạ, hai cây trong số đó là của Việt Vương Câu Tiễn và Tần Thủy Hoàng, nghe nói đâu là thanh kiếm của Việt Vương dù bị vùi lấp ngàn năm dưới đất cát nhưng khi đem lên thì vẫn không rỉ sét, sắc bén vô cùng. Có một giáo sư luyện kim của Trung Hoa đã tìm cách luyện lại được cây kiếm này rồi, nhưng ông làm có hạn và bán với giá rất cao. Ai có thông tin gì về hai cây kiếm trên thì cho mọi người biết với.

Kiếm của Việt Vương Câu Tiễn

Thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn dài 55,7 cm, rộng 4,6 cm. Việt Vương Câu Tiễn đã dùng thanh kiếm này để đánh nước Ngô, buộc Ngô Vương là Phu Sai phải tự vẫn.

Người Việt Nam, nếu đã đọc truyện "Đông chu liệt quốc" đều biết đến tên Câu Tiễn. Năm 473 trước công nguyên, Việt Vương Câu Tiễn đã dùng thanh kiếm do sư tổ bảo kiếm Âu Dã Tử đúc nên để đánh nước Ngô, buộc Ngô Vương là Phu Sai phải tự vẫn.

Mùa đông năm 1965, tại một con mương gần hồ chứa nước Chương Hà thuộc thành phố Kinh Môn, tỉnh Hồ Bắc, người dân đã phát hiện ra một thanh kiếm bằng đồng thiếc.

Khi rút kiếm ra khỏi vỏ, thân kiếm vẫn sáng loáng, không hề bị gỉ, lưỡi sắc ngọt, cắt đứt dễ dàng hơn 20 lớp giấy. Các nhà nghiên cứu khẳng định đây chính là thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn.

Sau hơn 2.400 năm chôn vùi trong lòng đất, tại sao thanh kiếm vẫn không hề bị gỉ, lưỡi kiếm vẫn sắc lạnh? Điều này làm đau đầu các nhà khảo cổ của Trung Quốc từ mấy chục năm nay. Vậy mà đến năm 2004, một nghệ nhân đã cho trình làng thanh kiếm mô phỏng thành công của mình.

Tới giữa tháng 3 năm 2006, Viện bảo tàng quốc gia Trung Quốc tuyên bố cho sản xuất hàng loạt 1.000 thanh kiếm mô phỏng bảo kiếm của Việt Vương Câu Tiễn, giá mỗi thanh là 19.800 NDT (tương đương hơn 2.500$).

Người tìm ra bí mật của thanh kiếm kỳ diệu này là ông Hứa Quang Quốc, Trưởng sở nghiên cứu nghệ thuật đồ đồng Dĩnh Đô (Hồ Bắc).

Từ trước đến nay, các nhà nghiên cứu đã đưa ra 5 vấn đề nan giải trong việc tái chế kiếm Việt Vương, nhưng Hứa Quang Quốc đã lần lượt giải quyết được hết.

Thứ nhất là tỷ lệ của thành phần đồng và thiếc tạo nên thanh kiếm vẫn chưa được đo lường chính xác, nhất là ở phần lưỡi kiếm và sống kiếm, tỷ lệ này hoàn toàn khác nhau.

Thành phần hợp kim quyết định màu sắc của thanh kiếm. Hứa Quốc Quang thực hiện rất nhiều thí nghiệm lặp đi lặp lại, so sánh kỹ càng với thanh kiếm gốc, và cuối cùng ông đã có được một tỷ lệ chính xác.

Ông tiết lộ rằng việc đo lường này thực ra vô cùng đơn giản, nhưng lại rất mất thời gian, vì thế ít người muốn làm.


http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=51684
Ông Hứa Quang Quốc cùng thanh kiếm mô phỏng của mình. Ảnh của Tân Hoa Xã

Vấn đề nan giải thứ hai là hoa văn tinh xảo trên đốc kiếm. Cán cầm của kiếm Việt Vương có một cái đế hình nón tròn, rỗng ruột, bên trong khắc 11 đường tròn đồng tâm, khoảng cách giữa mỗi đường chỉ có 0.2 mm, giữa các đường tròn còn có những hoa văn vặn thừng.

Kỹ thuật máy tiện hiện đại ngày nay cũng không cách nào tạo ra được những đường nét tinh xảo đến như vậy, các bậc nghệ nhân thời Xuân thu làm sao có thể xử lý được? Hứa Quang Quốc cho rằng khoảng cách nhỏ nhất giữa các đường tròn chỉ có 0,1mm, vì thế chỉ duy nhất bàn tay của con người mới có thể khắc ra được.

Sau hàng trăm lần thay đổi phương pháp và công cụ, cuối cùng ông đã thành công. Thời gian làm công nhân trong xưởng thủ công mỹ nghệ và kinh nghiệm sửa chữa đồng hồ trước đây đã trợ giúp ông rất nhiều.

Thứ ba là bí mật về những hình thoi chìm giống như vảy da rắn trên thân kiếm. Nhiều chuyên gia cho rằng để tạo nên những hoa văn như vậy thì phải nhờ đến kỹ thuật hóa học mạ ngoài. Nhưng kỹ thuật này đến thời cận đại mới xuất hiện ở phương Tây, lẽ nào người xưa đã nắm bắt được?

Tại một buổi hội thảo, Hứa Quang Quốc biết được rằng kỹ nghệ tạo nên hoa văn hình thoi này dựa vào một phản ứng hóa học, thế là về đến phòng thí nghiệm, mình ông đã phát minh ra công nghệ lưu hóa và tạo nên được những vảy da tuyệt mỹ giống hệt như trên kiếm Việt Vương thật.

Bí mật thứ tư về thanh kiếm là tại sao kiếm Việt Vương không hề bị gỉ? Sau 5 năm nghiên cứu, Hứa Quang Quốc đã tìm cách phủ lên thân kiếm mô phỏng một lớp "vỏ bọc" đặc biệt.

Cụ thể lớp vỏ bọc được tạo ra như thế nào thì Hứa Quang Quốc không muốn tiết lộ, chỉ nói rằng nguyên tố hóa học chủ yếu của lớp vỏ là crôm.

Và vấn đề cuối cùng là tám chữ vàng "Việt Vương Câu Tiễn/Chế tạo dụng kiếm" khắc trên thanh kiếm. Tám chữ triện này do Quách Mạt Nhược khám phá và dịch ra nhiều năm trước đây.

Hứa Quang Quốc sử dụng phương pháp "thất lạp", một công nghệ đúc của người xưa, để làm cho vàng tinh khiết biến thành những sợi vàng mảnh, dùng mũi kim nhọn để khắc lên sợi vàng, rồi chạm lên kiếm. Thế là thanh kiếm mô phỏng có hai hàng chữ phong cách giống hệt như trên kiếm thật, nhưng nội dung khác đôi chút: "Việt Vương Câu Tiễn/Tự tác tự dụng".

Hứa Quang Quốc không muốn tiết lộ nhiều về kỹ thuật tái chế tác thanh kiếm, bởi vì đây là tâm huyết cả đời ông, là "mạng sống" của ông. Hứa Quang Quốc năm nay 60 tuổi, từ nhỏ đã thích hội họa và thư pháp, đặc biệt ham mê các đồ thủ công mỹ nghệ.

Vốn là một nhà nghệ thuật dân gian của thành phố Kinh Châu, sau khi biết tin kiếm Việt Vương được khai quật, Hứa Quang Quốc liền lao vào tìm cách đúc ra thanh kiếm thứ hai.

Ông nghiên cứu thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn tính đến nay đã tròn 14 năm. Hứa Quang Quốc đi thu thập rất nhiều những mảnh vụn đồ đồng cổ đại và các tư liệu liên quan, rồi còn mấy lần lặn lội tới tận Bảo tàng Hồ Bắc, cách Kinh Châu hàng trăm cây số, nơi trưng bày thanh kiếm quý báu của Việt Vương.

Ông đã thuộc nằm lòng hình dạng, màu sắc và hoa văn trên kiếm. Suốt 14 năm, Hứa Quang Quốc trải qua không biết bao nhiêu lần thất bại, nhưng cuối cùng, ông đã chế tác thành công thanh kiếm Việt Vương thứ hai.


http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=51685
Những chi tiết trên thanh kiếm Việt Vương thật

Mặc dù Hứa Quang Quốc đã nắm được hết những bí mật chế tạo thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn, thanh kiếm mà ông làm ra vẫn có nét khác biệt với thanh kiếm gốc.

Kiếm thật dài 55,7 cm, rộng 4,6 cm, nhưng kiếm mô phỏng thì dài tới 56,2 cm và rộng 5,1 cm. Đây không phải do sơ xuất, mà Hứa Quang Quốc đã cố ý đúc khác đi như vậy.

Ông tâm sự: "Tôi vô cùng tôn trọng tâm huyết của các bậc tiền nhân. Hơn 2.400 năm trước đây, họ đã đúc nên một kiệt tác như vậy, tôi chỉ là kẻ "bắt chước", do vậy không nên chế tác ra một thanh kiếm giống y hệt. Thứ hai, đây là cách phân biệt thật giả hiệu quả nhất, tránh cho những kẻ xấu mang kiếm đi lừa bịp người khác".



Kiếm Tần Thủy Hoàng

Hiện có trong cuốn DVD qua phim tài liệu cuộc khai quật mồ của ông tại Tân Cương ở ngoại mông Trung Quốc do đài BBC chiếu, nhưng không biết viết cho anh em đọc - viết làm sao nữa, tuy nhiên hiện nay mình có 1 người bạn rất thân có cuốn tài liệu nầy nhà ở gần khu Hồ Kỳ Hòa, nếu muốn thì mình sẽ kêu người bạn đó thâu (burn) tặng anh em HKD.COM nào có ý muốn tìm tòi nghiên cứu, PM cho mình biết nhe.

Thân mến:friends: :friends:

Steven
09-26-2006, 11:37 AM
:blink: hay thiệt!e mới bít dóa!^^!
Mấy anh ai có bí quyết hay lịch sử về kiếm NHẬT ,cũng như cách lựa chọn kiếm NHẬT không? :friends:

Guest
09-30-2006, 02:34 AM
Hiện có trong cuốn DVD qua phim tài liệu cuộc khai quật mồ của ông tại Tân Cương ở ngoại mông Trung Quốc do đài BBC chiếu, nhưng không biết viết cho anh em đọc - viết làm sao nữa, tuy nhiên hiện nay mình có 1 người bạn rất thân có cuốn tài liệu nầy nhà ở gần khu Hồ Kỳ Hòa, nếu muốn thì mình sẽ kêu người bạn đó thâu (burn) tặng anh em HKD.COM nào có ý muốn tìm tòi nghiên cứu, PM cho mình biết nhe.


Hôm rồi nghe lời các MOD và ADMIN của HKD.COM tui dọn dẹp cái thùng thơ PM của mình, tui vô tình xóa luôn mail của 2 người bạn đã PM cho tui để xin 2 bản copy của cuốn phim tài liệu nói phía trên. Hiện nay người bạn tui đã in xong 2 cuốn DVD và cô ấy có nhả ý sẽ in thêm cho các bạn các cuốn DVD sau đây do cô ấy mua được từ USA đem về - mỗi người 1 cuốn:

1. "Empty hand" của SHIHAN M. SAITO
2. "Tomiki Aikido" Collector's edition.
3. "Best of Chinese Sword Demonstration" của Sharon Wong.

Nếu các bạn có nhã ý thích sưu tầm thêm các loại DVD về Judo và Kendo thì cứ hỏi cô ấy, cố ấy sưu tầm khá nhiều và rất rộng rải thâu dùm các bạn yêu thích nghiên cứu về võ thuật, nếu có lấy chi phí thì cũng rẻ như tiền mua băng đĩa thôi vài ngàn 1 DVD.

Xin các bạn đến địa chỉ tui đã gởi các bạn (nên phone trước là tốt nhất), thấy tiệm bán băng DVD cứ vào vì đó là tiệm của nhà cô ấy, hỏi "Quỳnh Mai", nếu cô ấy không có ở nhà thì hỏi người trong tiệm là "đồ chơi" của Anh Hùng gởi là họ sẽ biết.

Xin các bạn đến sớm trong tuần nầy nếu không cô ấy sẽ về nhà gia đình ở Cần Thơ thì khó gặp... Xin lưu ý... Chớ nói xấu kẻ vắng mặt là DCH nhe !

Thân mến.:friends: