PDA

View Full Version : Hiệp Sĩ Harry Eto - Tấm gương Aikido.



Guest
07-29-2006, 10:16 PM
Hiệp Sĩ Harry Eto.

Tấm gương "Chậm mà bền"


http://the.honoluluadvertiser.com/dailypix/2001/Jul/06/ln23a_b.jpg

"Tôi không hề có sức mạnh" Harry Eto thường nóí với nhiều người như vậy !, và bạn chắc chắn phải tin ông ta, người đầy mồ hôi, chỉ cân nặng khoảng 48 ký, đứng dưới 1.65 thước, tầm thước rất trung bình của một người đàn ông bước vào cái tuổi 87. Nhưng khi bạn thấy Ông ta bước vào thảm để giảng dạy Hiệp Khí Đạo, chi phái "Shin Shin Toitsu" (Còn gọi là Aikido chiến đấu), bạn sẽ cảm nhận người đàn ông này thực sự làm choáng ngợp cả một võ đạo đường với bằng chính lượng KI của ông ta, khí lực từ ông cho bạn thấy 1 hình dáng bức tranh các hiệp sĩ Nhật bản thời xa xưa đang tung hoành trên trận mạc, đó là ý tưởng của rất nhiều người khi đối diện với một trong những Sensei mạnh nhất của Hiệp Khí Đạo Nhật Bản, từ khi môn nầy tìm được mảnh đất lành để vun hoa kết trái tại phương Tây.

Ai tin được Ông ta ở lức tuổi 92 đang dẫn 1 Uke ít nhất là phân nửa tuổi của cháu nội mình qua những bước chân thật điêu luyện, và đưa Uke bay trên thảm thật nhẹ nhàng như 1 điệu múa truyền thống của thổ dân Hawaii, hình như mọi học trò của Eto đều khiếp sợ khi đối đầu làm Uke cho thầy mình, dù Hary Etor có khuôn mặt phúc hậu như bao nhiêu cụ giá khác ở lứa tuổi của ông.

"... Tôi đặt trọng tâm vào KI của mình, thả lỏng nhẹ nhàng, bước theo Uke, Trong Hiệp Khí Đạo chúng ta phải học cách làm sao sống chung với nhau, tiến lùi với nhau với 1 tin thần bất chiến." Eto giải thích. bất cứ ai được hân hạnh xem Hary Eto đánh những đòn dù căn bản nhất của môn phái Hiệp Khí Đạo, bạn sẽ tìm thấy những đòn thế được đề xuất ra không hề dùng sức mạnh, nhưng tiềm ẩn đầy nhu khí một cách bí ẩn không thể lý giải bằng khoa học được. Có lẽ đó chính là tin thần hiệp nhất của Hiệp Khí Đạo trong quá trình dài khổ luyện hơn 40 năm qua.

Harry Eto sinh ra và lớn lên tại Hòn đảo Kauai, thuộc quần đảo xinh đẹp Hawaii. Sau khi hoàn tất xong bậc tiểu học tại một ngôi trường nhỏ mang tên Hanamaulu. Là con trai trong một gia đình di dân người Nhật nghèo khó, Harry Eto phải đành bỏ ngang việc học để ra đồng trồng mía phụ giúp gia đình có tiền độ nhật, Harry từng phải tìm cố gắng những nơi vắng vẻ trong rừng miá hoang vu cao ngất bạt ngàn ngồi khóc một mình vì không có được cơ hội đến trường như những bạn bè cùng trang lứa, làm việc với tiền lương 1 đồng đô-la cho một ngày vất vã vào lứa tuổi 14. Đến khi 15 tuổi, Harry Eto bắt đầu học nghề thợ mộc, vài năm sau với lứa tuổi 17 ông đã tự lập dọn sang sống tại Honolulu (1 phố thị tương đối lớn trong quần đảo Hawaii) làm công việc của một người thợ phụ nghề mộc ban ngày, tối cắp sách đến trường theo đuổi ước mơ từ tấm bé, trở thành một con người có "học thức".

Harry Eto thường cười đùa "Tôi hiện nay không có nhiều thời gian để phí, phải làm nhanh", một câu nói mà nhiều người chung quanh ông ta thường nghe nói với giọng đầy diễu cợt và hài hước.

Sau thời gian học khó nhọc ban đêm, Eto trở thành một người chuyên viên, chủ sự và tiến dần lên chức chỉ huy, làm việc để trợ giúp cho sự sống còn của vợ và 4 cô con gái. Vào tuổi 70, Eto đến tuổi về hưu, nhưng lại được công ty xây cất Pan Pacific Inc. yêu cầu trở lại với công việc bán thời gian qua chức vụ chuyên viên cao cấp về an toàn trong công ty có trên hàng ngàn nhân viên, không phụ lòng các đồng nghiệp ông đã hoàn thành tốt công việc của mình trong 3 năm liên tiếp, và lần nầy Harry Eto chính thức tuyên bố về hưu thật sự sau 73 năm trong nghề mộc xây cất của mình, và quyết định dành tất cả sức lực còn lại của mình trong công việc truyền bá môn võ mà ông theo theo đuổi qua bao nhiêu chặng đường đời - mở mang các võ đường Hiệp Khí Đạo.

Trong qua trình tập luyện Hiệp Khí Đạo, Harry Eto thường bộc bạch cho mọi người hiểu được sự ích lợi qua sự cần mẫn luyệt tập của chính cá nhân mình: "Hiệp Khí Đạo giúp tôi 1 cuộc đời sống khỏe, hoà mình cùng tất cả mọi người, làm việc chung và nhận được kết quả qua sự gắng sức chung lòng. Trong tình cảm con người cùng hài hòa với nhau, tôi vẫn thường nói với tất cà các bạn đồng nghiệp về sự an toàn, giữ cái đầu mình thật mát, không nến ấu đã mất đi hòa khí làm gì".

Eto thường tự hào về từ khi tập luyện võ thuật đến nay, ông ta chưa bao giờ có cơ hội phải dùng đến nó, dù từng làm việc trong môi trường xây cất, nơi mà mọi người khó gìn giử được sự hòa nhã với nhau vì sự nặng nhọc đòi hỏi của công việc cực khổ nầy.

"Nhiều người thắc mắc có bao giờ tôi dùng võ?", tôi nói thật là chưa bao giờ và sẽ không bao giờ". Nhưng nhiều bạn đồng nghiệp đã từng chứng kiến Võ Sư Hary Eto có ít nhất 2 lần phải dùng Hiệp Khí Đạo để can ngăn người ta đánh nhau, thảy 2 người như Uke về 2 phiá, mà 2 người đúng dậy chạy 2 phía khác nhau vì không hiểu gì hết, như vừa thấy ma hiện hình".

Ngoài ra Eto thường hay kể về 1 kinh nghiệm sống của mình qua hành trình về với Hiệp Khí, "KI giúp chúng tìm được chính mình, giúp gạt bỏ những ưu tư tạp nhạp không cần thiết trong cuộc sống, có lần tôi bị lên chứng đau tim cấp tính, nằm đó chờ xe cứu thương, tôi có cảm giác nếu mình buông xuôi tôi sẽ ra đi vĩnh viễn, dùng những ý nghĩ của mình, KI giúp tôi chiến đấu tìm lấy sự sống, phải sống vì lý tưởng mình đang theo đuổi".

Harry Eto hiện nay là một Võ sư Thất đẳng huyền đai (Đai đen 7 đẳng) với hơn 45 năm luyện tập không hề ngừng nghỉ, là những môn sinh đầu tiên tại Hoa Kỳ được trực tiếp lãnh hội môn võ Hiệp Khí Đạo từ bậc thầy Tohei Koicho qua sư tổ O-sensei Uyeshiba Morihei.

Eto vẫn nhớ hoài vào thời điểm 1953 khi các bạn của ông kể về 1 câu chuyện có một loại võ thuật Nhật gì đó không cần dùng đến chút sức lực. Vị thầy đó (Tohei Koichi) đã đốn ngã tất cả lũ con trai Nhu đạo xuống sàn tập như những chiếc lá rơi.

Với số tuổi 47, Eto vẫn tò mò đi tìm hiểu về sự kỳ lạ này, sau khi xem xong cuộc biểu diễn võ thuật tại phòng thể dục trường Trung học Kawanakoa, một người từng tập luyện chút quyền anh và chút ít các loại võ thuật tạp nhạp khác, Eto đặt khá nhiều câu hỏi trong đầu mình: "Thấy và chứng kiến cuộc biểu diễn, rất thích nhưng tôi không hề muốn học cách quăng bất cứ ai xuống thảm, chỉ muốn học vì mình có một thân thể quá yếu, quá nhẹ ký, tôi từng nghĩ rằng mình có thể học vì muốn tăng thêm sức khoẻ của mình."

Eto chỉ cân nặng khoảng 40 ký, một học trò lớn tuổi nhất và chậm chạp nhất trong tất cả học trò của Thầy Tohei, trong lớp học có rất nhiều các môn sinh trẻ tuổi, các huấn luyện viên từng tập luyện Nhu đạo, Eto phải gắng sức gấp nhiều lần so với các bạn cùng lớp và khó khăn hơn nữa khi Eto tâm nguyện là mình không đến đây không phải là học thuần túy chỉ võ công. Thầy Tohei thường la người học trò lớn tuổi chập chạp nhất lớp "Ui ! tại sao mà anh chậm chạp quá như vậy?"


http://www.furyu.com/onlinearticles/onlineimages/etoani.gif

Trong 3 năm liền tập luyện chuyên cần Eto mang được chiếc đai đen đã làm ngạc nhiên nhiều người, trong khi tất cả bạn đồng môn cùng lứa tuổi đã lần lượt bỏ tập không còn người nào đeo đuổi môn Hiệp Khí Đạo. Với tin thần không biết lùi bước trước kho khăn Eto đã từng chiến thắng nhiều cơn bệnh mà tưởng chừng như người bình thường khác sẽ không bao giờ có thể qua khỏi. Năm 1961, trong cơn đau tim vì ăn uống có quá nhiều chất mở và mặn, nằm dài trên giuờng bệnh viện đúng 9 tháng, Thầy Tohei viết cho Eto lá thư chĩ dẫn và khuyên hãy tiếp tục tập các phương pháp khí công, thiền định đặc truyền của Hiệp Khí Đạo, sau nhiều ngày tháng tập luyện và thuốc men của Tây y đầy đủ nên sức khoẻ của ông có vẻ khá hơn rõ rệt nên các bác sĩ phụ trách liền cho ông xuất viện.

Trước khi khám tổng quát lần cuối cùng, mệnh số không hay lại lần nữa xảy ra cho Harry Eto, các bác sĩ chuyên khoa khám phá 1 góc nhỏ trong phổi của ông có các nghi vấn là vi trùng của chứng bệnh lao, thời điểm đó đối với y khoa bệnh lao thật sự vẫn là một sự đe dọa kinh hoàng. Được chuyện lên Bệnh viện chuyên khoa Leahi để theo dõi và chửa trị. Khi nằm tại đây nhân đọc báo có nhóm võ sư Nhật viếng thăm thành phố, Eto đã nài xin phái đoàn dành chút thời gian đến biểu diễn tại sân bênh viện như 1 bộ môn tập luyện sức khỏe cho người bệnh hồi sức. Làm thật sự ngạc nhiên các bác sĩ và y tá bệnh viện khi Harry Etor trong trang phục của bệnh nhân sắp đặt 1 cuộc biểu diễn do chính mình thủ vai chính trong các đòn thế tanto-tori (Phàn đòn chống dao) với các võ sư cao thủ Hiệp Khí Đạo Nhật Bản.

"Các y tá mở miệng nhìn không chớp mắt và không biết mình phải làm gì với bệnh nhân kỳ quái như vậy" ký ức thời xa xưa cũa Eto khi bật cười và kể lại chuyện ngày hôm đó.

Sau khi chửa trị xong bệnh, Eto tiếp tục tập luyện cho đến năm 1991, khi ông phải thêm lần nửa mổ tim trong ca mổ thật đặc biệt bằng cách lấy các mạch máu từ bắp đùi để thay thế cho các động mạch tim bị hư hại. Thêm lần nửa Eto phải tri ân tài năng tận tụy của các bác sĩ và thời gian tập luyện Hiệp Khí Đạo của trường phái Shin Shin Toitsu của mình đã giúp ông vuợt qua khốn khó nhất của bệnh tật.

"Cám ơn sự luyện KI, tôi chỉ cần nằm tại giường bệnh viện đúng 4 ngày, là bệnh nhân lớn tuổi nhất trong 5 bệnh nhân chờ ca mổ (cùng lúc), nhưng tôi là người khoẻ nhất và rời bệnh viện đầu tiên". Sau hơn 4 thập niên luyện KI và môn Hiệp Khí Đạo, Harry Eto chắc chắn đã tìm thấy chân lý của sự tập luyện không biết mệt mỏi của cá nhân mình.

Nguyên tắc chính của trường phái Hiệp Khí Đạo Shin Shin Toitsu, mang 4 điểm chính:

1. Giữ vững tâm điểm.
2. Thật sự nhẹ nhàng, thả lỏng.
3. Giữ sức nặng xuống hông.
4. Khai triển khí.

"Chúng ta phải tập vững căn bản của mình, hoặc ta sẽ bi lạc. Chúng ta phải tập luyện những gì chúng ta được giảng dạy nếu không mọi thứ sẽ thành vô nghĩa... Vì không tốn sức nên chúng ta không phải tốn nhiều cực nhọc"...

"Nếu chúng ta không tự làm sạch lấy nhà của chính mình thì làm sao chúng ta có thể dạy người khác làm sạch căn nhà họ được, thể xác và tâm trí phải là một không hế có chuyện chia lìa, khi đối thủ đến chúng ta hiệp nhất thành 1, chỉ cần dẫn đường cho họ té, không cần quăng", đó là những điều Harry Eto chia sớt lại cho các học trò về kiến thức võ thuật của mình ở lứa tuổi trên 90.

Eto hiện là huấn luyện viên trưởng với hội Aloha Ki Society, một hiệp hội Hiệp Khí Đạo có khá nhiều chi nhánh tại Hawaii như Kaneohe, Kailua, Noelani, Wahiawa, Lanakila và trung tâm chính tại YMCA ở đảo Ohau. Ông dạy 2 buổi thường xuyên trong tuần tại các trung tâm chính, và các ngày bất thường trong tuần tại các võ đạo đường nhỏ hơn. Với sớ lượng 200 môn sinh ghi danh tập luyện, gồm thanh niên, phụ nữ, trẻ em. Harry Eto chính là thành viên lớn tuổi nhất của Hiệp hội Tohei''s Ki Society nổi tiếng trên thế giới.

"Cám ơn sự luyện khí của Hiệp Khí Đạo, ở số tuổi 92 tôi vẩn còn tráng kiện và tiếp tục, thân xác có thể yếu hơn nhưng tâm trí tôi vẫn ngày càng mạnh mẻ hơn, cám ơn rất nhiều, rất nhiều đến môn võ của tình yêu thương".

"Khi nào tôi ngừng tập, không tiếp tực sự nghiệp Hiệp Khí Đạo, đó là lúc mình đã chết, khi hết dạy là lúc tôi về với cỏ cây !" Harry nói với sự hảnh diện tồn tại trên môi.

(Ghi chú: Bài viết của một người học trò của Harry Eto tên là Matzuka Leon nhân ngày sinh nhật của Thầy mình tháng 7/2000. Và vào ngày 20 tháng 6 năm 2001 thì Etor ra đi về cỏi vĩnh hằng, thọ được 94 tuổi, một sự mất mát lớn cho giới Aikido của thế giới nói chung, và Aikido Hawaii nói riêng).

psi_ops2001
07-30-2006, 07:16 AM
sao em thấy mấy cao nhân thường bắt đầu là yếu ớt hết vậy ta:bigsmile:

Guest
07-30-2006, 07:31 AM
sao em thấy mấy cao nhân thường bắt đầu là yếu ớt hết vậy ta:bigsmile:

PSI ui ! Nếu vì yếu ớt lúc ban đầu mà mạnh mẽ về sau thì người ta mới gọi là CAO NHÂN, nếu sinh ra mà mạnh mẻ liền thì người ta đã gọi là SIÊU NHÂN rồi !

Cũng với lý lẻ đó mà người ta hay nói... Những kẻ phi thường... chính là những con người bình thường mà dám làm những chuyện bất bình thường.

Thân mến.:friends: :friends:

psi_ops2001
07-30-2006, 07:51 AM
ui chà ! vậy giá như em hồi nhỏ cũng vậy luôn ! :bigsmile:
Thân

aiki
07-30-2006, 02:57 PM
Bài hay lắm anh DCH! Công nhận ông này kiên nhẫn thật!

Tui để ý ai càng yếu, khi học HKD và hiểu được môn võ này, sẽ trở thành 1 'nhân tài'. Chắc tại vì yếu nên không dùng sức .....

NgDaLat
08-02-2006, 09:25 PM
Bài hay lắm anh DCH! Công nhận ông này kiên nhẫn thật!

Tui để ý ai càng yếu, khi học HKD và hiểu được môn võ này, sẽ trở thành 1 'nhân tài'. Chắc tại vì yếu nên không dùng sức .....

Đúng đó! như tui nè. Vì yếu quá nên đánh aikido bằng ... miệng thôi. Shihan võ mồm mờ

Guest
08-06-2006, 06:20 AM
cai ai thuong hay dung tu vo mieng, theo tui nghi, day la cau noi cua nguoi [xxxx xxxx edited by aiki] do.


-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Xin bạn Chichi khi biên bài thì bỏ dầu dùm. Trên diễn đàn có thể đánh những dấu VN.
Aiki

aiki
08-06-2006, 09:40 AM
Chào bạn Chichi mới vô diễn đàn!

Bạn là người mới thì xin bạn hãy cẩn thận cách dùng từ. Trong 4rum này, hầu như tất cả TV lấy sự tôn trọng làm chính nên mong rằng bạn sẽ không dùng những lời lẽ như đã biên ở bài trên! Anh NgDalat chỉ nói với ý diễu thôi, bạn chắc chưa biết anh ấy nên đã hiểu lầm!

Cám ơn bạn

souxauxi
08-06-2006, 09:45 AM
Aiki,


Cho phép Souxauxi nói hai câu vui nha.


Lời nói đâu tốn tiền mua
Lựa lời mà nói cho người bụp chơi:biggrin: :funny:

lanhtu
06-09-2007, 11:57 PM
có ai cho em được mấy cái clip về vị này ko, đọc bài này hay quá=> muốn xem luôn cách đánh của ông ấy thôi-mà cũng buồn khi biết ông ấy đã ra đi,

hagakure
06-16-2007, 03:57 PM
lanhtu lên youtube search ấy , chắc là sẽ có đấy :laugh: key word ghi Harry Eto Shihan hoặc Harry Eto Aikido :cool:

cucat
06-16-2007, 10:56 PM
He, CC kiếm rùi, nhưng mà không có ! :biggrin: