PDA

View Full Version : Cách đi đứng thời xưa có ảnh hưởng tới võ Nhật hiện tại khg?



aiki
06-28-2013, 07:44 AM
Từ mấy năm nay, tui đã đọc thấy chủ đề này nhưng khg để ý nhiều tới nó. Gần đây, trên trang FB của diễn đàn, cũng có 1 bạn pót 1 clip về đề tài này. Cách đạy khg lâu, có 1 người bạn từ Pháp sang, trong lúc đi nhậu sau 1 buổi tập, hắn mới nói tới thầy Kono Yoshinori.

Người bạn tui rất ham mê võ thuật và đã học HKD cũng khá lâu. Ngoài HKD, hắn cũng học nhiều môn võ khác và quyết định tiếp tục con đường « hiệp khí ». Hắn rất ham mê, nhắm sẽ sống về nghề này và đã sang Nhật khg biết bao nhiêu lần để học thêm HKD và mấy môn võ Nhật khác.

Chủ đề này, lúc đầu tui coi nó như « tin lá cải », khó tin cậy, tới khi nghe nói tới tên thầy này. Sau khi tìm hiểu thêm, tui quyết định post lên 4rum để chia sẻ với anh chị em và mong ACE góp thêm ý kiến và bình luận.

Tới giờ tui vẫn lưỡng lự vì tại sao chỉ áp dụng với võ Nhật và tui chưa bao giờ nghe chuyện này với võ tầu hết.

Tóm tắt lại, chủ đề này là cách đi đứng của thời xưa bên Nhật và ảnh hưởng của nó tới võ thuật.

Bài này là tui sưu tầm từ nhiều bài nói về thầy Kono Yoshinori và cách đi đứng thời xưa. Cái tui thích ở ông thầy này là thấy sao nói vậy, khg có đi lòng vòng. Cái gì hay thì khen, cái gì dỏm thì chê. Có nhiều cái tui tuy khg đồng ý ới ông ấy nhưng vẫn để nguyên ý để ACE đọc.


Thầy Kono Yoshinori từ mấy năm nay đang được coi như người võ sĩ (budoka) nổi tiếng nhất xứ Nhật. Ông này, tuy chưa thể gọi là già hẳn (năm nay khoảng 60+t), khg phải chỉ giỏi võ khg mà còn được rất nhiều vận động viên / nhạc sĩ chuyên nghiệp, trong và ngoài nước, mời làm cố vấn trong cách dùng cơ thể con người theo nguyên lý võ thuật (bujutsu), áp dụng vào nghề của họ.



Thầy này tuy nổi tiếng nhưng cũng hơi « khác người ». Vào thế kỷ này mà ông ấy mặc kimono và đi guốc Nhật trong đời sống hàng ngày.

Chuyện thầy này rất ngẫu nhiên. Lúc khoảng 22t, ông ấy muốn tìm hiểu thêm về bản chất con người, hiểu thêm cái bản tính bẩm sinh. Thường thường mấy câu trả lời « triết » cho nhũng câu hỏi trên nằm trong « đạo lý ».

Nhưng thầy khg muốn chỉ hiểu nguyên tắc, lý thuyết khg, mà muốn tự « cảm nhận ». Thế là năm 1971, lúc 22t, thầy ghi tên tập HKD ở Hombu dojo. Khi bắt đầu, thầy đi tập ở tất cả các lóp, nhưng với thòi gian, thầy dân dần theo thầy Yamaguchi, làm uke cho thầy Yamaguchi và cũng đã theo thầy này về võ dường riêng của ông ấy làm nội đệ tử (deshi) trong vòng vài năm.

Song song với HKD, thầy cũng học thêm trường kiếm Kashima shin ryu và nhiều trường « võ cổ truyền » Nhật khác. Tuy học nhiều thứ cùng 1 lúc, nhưng « sự thật » hiện ra với thầy khi thầy gặp thầy Kuroda Tetsuzan của phái Shinbukan Kuroda ryugi.

2 người tuy chỉ cách nhau có 1 tuổi nhưng sự ham mê võ thuật đã gắn bó họ với nhau. Nơi thầy Kuroda, thầy Kono kiếm đưọc 1 truyền thống võ thuật khg biến chế, và thầy Kuroda tìm được nơi thầy Kono 1 võ sinh khác thường có 1 tâm thần lanh lợi. Sự gặp gỡ đều đem lại cho cả 2 nhiều điều bổ ích. Thầy Kuroda hiểu thêm được di sản võ thuật của mình 1 cách sâu sắc hơn, trong khi đó, thầy Kono tìm được từ môn phái Shinbukan 1 số nguyên lý mà thầy chưa bao giờ nghe tới.

Trong phái này, họ giữ những nguyên lý căn bản võ học cổ truyèn : họ khg “nhấn” chân xuống đất và khg xoay người. Tuy post câu này nhưng cá nhân tui vẫn khg hiểu lắm.

Sau hơn 250 năm cô lập, vào đầu thế kỷ thứ 19, lãnh đạo Nhật bừng tỉnh dậy và nhận thức ra là để tránh bị cường quốc đô hộ, xã hội Nhật khg còn cách nào khác hơn là phải cải tiến bằng cách bắt chước các cường quốc thời đó. Ý đồ của họ thành công ngoài ý muốn sau khi Nhật chiến thắng Tầu và Nga, và trở thành 1 cường quốc ở Châu Á.

Nhưng sự thành công đó có 1 cái giá khá đắt. Theo tài liệu lịch sử còn lưu lại, chỉ trong vòng vài năm, xã hội Nhật thay đổi 1 cách nhanh chóng : quần áo, thức ăn, nhà cửa đều thay đổi 1 cách triệt để. Tuy Nhật vẫn giữ 1 số phong tục, nhưng Nhật cũng mất đi 1 số lớn kho tang nghệ thuật và văn hoá trong phong trào hiện đại hoá. Chính trong thời kỳ này mà mất đi cái phong tục đi bộ cổ truyền.

Thầy Kono khám phá ra việc này sau khi tìm kiếm và sưu tầm nhiều tài liệu xưa (bí kíp của 1 số trường võ, nhũng hình vẽ …).

Thời xưa, khi đi bộ, đa số người Nhật khg đánh cánh tay mà giữ tay sát người và cũng khg « xoáy » xương sống. Nếu đắnh tay thì họ đánh tay cùng bên chân bước. Hãy nhìn những hình sau thì sẽ hiểu. Cách đi này được gọi là Namba aruki.


http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/namba-big2_zps02fb28d2.jpg (http://s250.photobucket.com/user/ptvinh_ca/media/namba-big2_zps02fb28d2.jpg.html)


còn tiếp ...

Iwama aikido
06-28-2013, 08:57 AM
Cám ơn anh Aiki. Ngồi chờ để đọc tiếp.

Surfgrass
07-01-2013, 04:43 AM
Trong phái này, họ giữ những nguyên lý căn bản võ học cổ truyèn : họ khg “nhấn” chân xuống đất và khg xoay người. Tuy post câu này nhưng cá nhân tui vẫn khg hiểu lắm.

Khi nhấn chân xuống thì phải dùng bắp đùi, bắp đùi là một cơ bắp lớn nhất trong cơ thể con người, cơ bắp lớn thì dùng nhiều oxygen, dùng nhiều oxy thì mệt lẹ hơn. Trong trường phái kiếm thuật mà Surfgrass học, căn bản là khi di chuyển không dùng cơ bắp nhiều. Cách di chuyển, cầm kiếm và cả lúc đánh đòn, lúc nào cũng dùng cơ thể một cách hiệu quả nhất. Trong những phim Samurai cũ của đạo diễn Kurosawa, ông có mướn mấy diễn viên có học kiếm và koryu, khi họ chạy họ không chạy như người thường bây giờ, họ té tới trước rồi chân mới tới sau. Cảm giác đó như là khi chạy xuống dốc vậy, không đẩy bằng chân, đở mệt hơn nhiều, mặc dù khi coi phim thì thầy người ta chạy ngộ ngộ.

Không nhấn chân còn có một tác dụng nữa là giữ cho trọng tâm tĩnh, khi di chuyễn đỉnh đầu không lên xuống. Khi nhấn thì di chuyễn chậm hơn, người được đẩy lên thì sẽ rớt xuống, chậm mất đi, không nhanh bằng lướt người tới với trọng tâm tĩnh.

Những trường phái xưa theo Surfgrass biết thì lúc nào cũng đánh "structure" của người kia, xương sống xoay thì structure không vững. Structure mình không vững thì không làm người khác mất thăng bằng được.

aiki
07-01-2013, 06:48 PM
Cám ơn Surfgrass.
Cái tui vân thắc mắc là nếu như trên thì tại sao có tấn trong võ? cách chạy hay đi bộ khg nhấn chân thì có lý theo giải thích của Surfgrass, nhưng trong võ mà khg nhấn thì sao vững được?
Để tui thử liên lạc với mấy người quen xem có ai đi seminar với thầy Kono và có câu giải thích khg?



Bài tiếp ..

Theo tài liệu sưu tầm thì khg phải ai cũng đi kiểu này hết. Nhũng người đi kiểu này có những người « đưa thơ » của triều đình. Theo 1 số sách, cách đi này giúp những người đưa thơ đi lẹ hơn người thường. Những người này đi trung bình từ 100 tới 200Km mỗi ngày, cái chính đây khg phài là 100-200 Km mà làm sao họ có sức để mỗi ngày đi khoảng cách đó.


http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/nanba_zpsd938a95e.jpg (http://s250.photobucket.com/user/ptvinh_ca/media/nanba_zpsd938a95e.jpg.html)

http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/postier1_zps011b00a1.png (http://s250.photobucket.com/user/ptvinh_ca/media/postier1_zps011b00a1.png.html)

Đây là logic của thầy Kono : đi bộ là 1 sinh hoạt chính của con người. Cách đi bộ có ảnh hường tới sự nẩy nở của cơ bắp, và từ đó, có ảnh hường tới thân thể con người. Tất cả các thế võ Nhật được nghĩ ra, căn cứ trên 1 căn bản/ cơ thể khác, mất đi hiệu nghiệm khi được áp dụng với 1 cơ thể « tân thời » với những cử động gò bó, khg tự nhiên.
Với cách suy nghĩ đó, thầy Kono nghĩ là nếu đi bộ mà khg « xoắn » xương sống sẽ đem lại sự công hiệu của các đòn võ. Thầy chứng minh là những động tác « xoắn » khg phải chỉ khg gây hiệu năng vì lảm toả lực mà còn có thể dự kiến được. Những điềm này là mấu chốt trong những tình huống vào sanh ra tử của thời xưa.

Đây là 1 vài lý do tại sao hồi xưa 1 thành phần xã hội Nhật đi theo kiểu namba aruki. Samourai khi đeo kiếm bên hông, đi kiểu này thì kiếm sẽ ít lắc và « đập » vào hông. Quan quyền (ai mặc kimono) khi đi kiểu này thì kimono sẽ ít nhăn hơn (vì khg có dùng hông hay phần trên cơ thể như khi đi theo kiểu thời nay).

Nhũng người đi guốc Nhật (keta), khi đi kiẻu này dưới mưa thì bùn và nước ít bắn / văng lên chân / quần.



http://www.youtube.com/watch?v=5BfIyM-cb20&feature=player_embedded

Tới giờ khg ai biết tại sao người Nhật khg đi kiểu này nữa. Dân Nhật bắt đầu đi kiểu « thường » vào thời kỷ Minh Trị, khi hoàng tộc nhất định « Âu châu hoá » quân đội Nhật. Lúc đó, cố vấn Pháp và Hoà Lan sang dạy quân đội Nhật diễn binh theo kiểu tân thời.

1 Giaỉ thuyết nữa là những người dùng cách đi này rất ít, thuộc tầng lớp khá giả, trong đó số đông nhất là tầng lớp samourai. Khi súng được dùng để thay thế cung tên, và lính trong quân đội khg phải là samourai nữa mà chỉ là dân bình thường bị bắt đi lính, nên cách đi namba aruki từ từ biến mất.

Trờ lại với thầy Kono, thầy nhận xét là trong quyền anh (boxing), khi đấm thì quay hông. Chuyện này thì đương nhiên vì quyền anh là võ từ tây âu tới. Trong khi đó, Judo, Kendo thời nay đều được dạy như vậy. Khg ai dạy võ Nhật mà khg xoắn hông hết.

Từ Aikido tới Kashima, hay bất cứ các môn phái và võ đường thầy đã học qua, khg ai đả động tới Namba aruki. Chỉ có đúng thầy Kuroda đã nói tới chuyện này với thầy khi dạy thầy.

Từ đó, thầy nghiên cứu và tìm tòi thêm và xác nhận được những gì thầy Kuroda đã dạy.

http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Kono-octobre-07-135_zps1a663394.jpg (http://s250.photobucket.com/user/ptvinh_ca/media/Kono-octobre-07-135_zps1a663394.jpg.html)

Theo nghiên cứu của thầy thì mỗi võ, mỗi trường, áp dụng namba aruki 1 cách khác nhau. Trong môn phái thầy Kuroda, họ khg có dạy kỹ thuật « tsubazeri » (đòn mà 1 kiếm sĩ ghì nhau), như phái Shinkage ryu dạy. Đối với họ, người kiếm sĩ đã né ra và chém chứ khg chờ tới lúc đó (ghì).


http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/tsubazeri_zpsc0438fa5.jpg (http://s250.photobucket.com/user/ptvinh_ca/media/tsubazeri_zpsc0438fa5.jpg.html)

Kỹ thuật tsubazeri có rất nhiều lối đánh khác nhau, và tùy trường. Thời đó, cách đánh thông thường là móc địch thủ té bằng cách gạt chân. Thời đó có khoảng 500 tới 700 trường dạy kiếm thuật.

http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/moc-chan_zpsa44075ba.jpg (http://s250.photobucket.com/user/ptvinh_ca/media/moc-chan_zpsa44075ba.jpg.html)

Vì số trường đông, 1 đòn có vô số cách đánh, nhiều nơi thì từa tựa nhau, còn nhiều phái thì hoàn toàn khác xa. Có 1 điều duy nhất la khg trường nào, khg phái nào dùng đất để tựa (bàn đạp).



Mỗi phái có lý thuyết riêng của họ, nhưng xui là họ khg còn lưu chuyền cho tới nay. Hãy nhìn Kendo hiện đại. Kendo hiện đại tổng hợp rất nhiều Ryu, và ngoại trừ 2-3 ryu, như ryu của thầy Kuroda ra, khg có Ryu nào còn dạy cách di chuyển như thời xưa nữa.

Kendo hiện đại cử động như thời nay. Họ có cái hình, bắt chước động tác như hồi xưa, nhưng thật ra họ khg có hiều gì hết. Tư thế kendo tân thời là đến từ Đức. Vào thời kỳ Minh trị, bất cứ cái gì đến từ Châu Âu cũng hay hết, và tư thế Kendo tân thời biến đổi từ đó.

Tư thế xưa thấp hơn thư thế bậy giờ nhiều.


còn tiếp...

Surfgrass
07-02-2013, 03:09 AM
Cái tui vân thắc mắc là nếu như trên thì tại sao có tấn trong võ? cách chạy hay đi bộ khg nhấn chân thì có lý theo giải thích của Surfgrass, nhưng trong võ mà khg nhấn thì sao vững được?

Xuống tấn không nhất định là mình phải nhấn chân xuống chú. Chú aiki coi clip này của thầy Kuroda ở phút 2:05 thì thấy thầy xuống tấn nhưng vẫn di chuyển được rất là lẹ.


http://youtu.be/sXsMSoXrNgo

Lý do thầy Kuroda làm được như vậy là thầy không nhấn chân xuống. Cách làm và tập như thế nào để được như vậy thì Surfgrass không nói ra được xin chú thông cảm. Koryu rất là strict về việc truyền đạt kiến thức của trường ra ngoài, mặc dù kiến thức không hẳng là bí mật gì của môn phái. Môn sinh theo học sau một thời gian thì phải lập lời thề bằng máu gọi là keppan. Một trong những lời thề đó là không dạy hay là bàn luận về kiến thức học được từ trường ra ngoài mà không có phép của trưởng môn.


Trờ lại với thầy Kono, thầy nhận xét là trong quyền anh (boxing), khi đấm thì quay hông. Chuyện này thì đương nhiên vì quyền anh là võ từ tây âu tới. Trong khi đó, Judo, Kendo thời nay đều được dạy như vậy. Khg ai dạy võ Nhật mà khg xoắn hông hết.


Theo Surfgrass biết thì Wado Karateka không xoay hông khi đấm. Wado Karate có nguồn gốc jujutsu từ Shindo Yoshin Ryu ra. Người sáng lập Wado Karate là thầy Hironori Ōtsuka, thầy là người có licensed trong Shindo Yoshin ryu. Khi mới sáng lập và đăng ký với Dai Nippon Butoku Kai môn này còn gọi là Shinshu Wadō-ryū Karate-Jūjutsu. Clip dưới này cho thấy wado ryu karateka không nhấn chân hay xoay hông khi đấm.


http://youtu.be/K-LYvjTQkKA

phamhung
07-02-2013, 08:04 AM
Theo tài liệu sưu tầm thì khg phải ai cũng đi kiểu này hết. Nhũng người đi kiểu này có những người « đưa thơ » của triều đình. Theo 1 số sách, cách đi này giúp những người đưa thơ đi lẹ hơn người thường. Những người này đi trung bình từ 100 tới 200Km mỗi ngày, cái chính đây khg phài là 100-200 Km mà làm sao họ có sức để mỗi ngày đi khoảng cách đó.

http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/nanba_zpsd938a95e.jpg (http://s250.photobucket.com/user/ptvinh_ca/media/nanba_zpsd938a95e.jpg.html)


Coi cái hình này, nhớ ngày xưa đọc về Triệt Quyền Đạo, ở thế thủ của họ, chân cũng đổ về đằng trước, chân sau nhấc gót lên. Lý thuyết là 2 chân hơi chùng xuống, có cảm giác như lò xo, sẵn sàng bật lên. Do vậy mà di chuyển của Bruce Lee rất nhanh. Khác với việc xuống tấn ở các môn phái khác, ví dụ đinh tấn, là đổ hẳn xuống cơ đùi trước, có thể trụ vững khi quét chân hoặc đá vòng, nhưng rõ ràng di chuyển sẽ mất một khoảng thời gian đứng dậy, cũng như 1 phần sức.

Không biết nguyên tắc đó có giống như việc đi bộ kiểu này hay không.

Việc di chuyển không nhấp nhô như Surfgrass đề cập thì ở các võ đường mình tập, đều có đề cập đến vấn đề này. Người tập cảm nhận ra sao thôi. Việc di chuyển "lướt" cũng vậy. Để di chuyển nhanh, khi tiến về đằng trước, chân trước cũng là "lướt", chứ không nhấc lên hạ xuống như đi bộ. Chân sau rê theo. Tương tự với di chuyển sau.

Còn về phần xoắn hông thì không hiểu :D Từ trước tới giờ, khi tập cái gì mình đều thử đến hông. Đơn giản như Shomen-Uchi, thử quên cái tay cái vai đi, cộng với giảm lực của chân bằng việc ngồi seiza, tập trung vào hông, chém 1, 2 trăm phát thì thấy vẫn ok. Chứ còn dùng vai với tay mà chém thì mỏi liền. Như vậy, rõ ràng kết hợp hông sẽ đỡ tốn sức hơn, đồng thời, nếu xét về cánh tay đòn thì sẽ cho phép phát lực tốt hơn.

Túm lại là phần hông không hiểu sao các cụ không xoắn :D

aiki
07-02-2013, 11:52 PM
@surfgrass: Khg ai "bắt" chỉ đâu mà lo! LOL

@PH: đi lướt trong nhà / trên thảm thì dễ, nhưng ngoài đường thật thì rất khó, nhất là nếu đường khg phẳng lì. Đường kiểu như đường mòn, mà có đá thì chả ai lướt nổi hết. Đó là 1 trong những lý do mà Ky Society aikido hay "nhẩy" đó!

Về cái "xoắn", khi di như kiểu bây giờ (tay lắc ngược với chân bước), như vậy là đã "xoắn" rồi (so với cách đi namba aruki).

Surfgrass
07-03-2013, 12:03 PM
Còn về phần xoắn hông thì không hiểu Từ trước tới giờ, khi tập cái gì mình đều thử đến hông. Đơn giản như Shomen-Uchi, thử quên cái tay cái vai đi, cộng với giảm lực của chân bằng việc ngồi seiza, tập trung vào hông, chém 1, 2 trăm phát thì thấy vẫn ok. Chứ còn dùng vai với tay mà chém thì mỏi liền. Như vậy, rõ ràng kết hợp hông sẽ đỡ tốn sức hơn, đồng thời, nếu xét về cánh tay đòn thì sẽ cho phép phát lực tốt hơn.

Túm lại là phần hông không hiểu sao các cụ không xoắn

Anh phamhung nhắc về Bruce Lee mới nhớ cái đấm 1 inch của Bruce Lee.


http://youtu.be/P_LCs1eTZ9I

Anh coi, Bruce Lee đâu có xoay hông và tay thì gần như thẳng ra :). Tất cả lực được tạo ra từ chân lên, không phải nhấn chân đẩy tới, Bruce đấm với cả thân người. Cách đánh này rất là phổ biến trong các trường jujutsu thời xưa và cũng như các trường kiếm thuật và các trường dạy về thương (spear). Người dùng kiếm và thương khi đâm hay chém không dùng tay mà dùng trọng lượng cơ thể để làm điều đó.


Việc di chuyển không nhấp nhô như Surfgrass đề cập thì ở các võ đường mình tập, đều có đề cập đến vấn đề này. Người tập cảm nhận ra sao thôi. Việc di chuyển "lướt" cũng vậy. Để di chuyển nhanh, khi tiến về đằng trước, chân trước cũng là "lướt", chứ không nhấc lên hạ xuống như đi bộ. Chân sau rê theo.


Nhấn chân xuống lướt khác anh. Đa số aikidoka nhấn chân xuống để lướt, lướt như vậy cũng được, nhưng như vậy không có kết nối với mặt đất được :).

Surfgrass
07-03-2013, 12:09 PM
@surfgrass: Khg ai "bắt" chỉ đâu mà lo! LOL

haha, không lo đâu chú, chỉ sợ hiểu lầm là nói úp mở thôi. Cái nào surfgrass nói được thì viết lên cho vui rồi. :)

phamhung
07-03-2013, 04:23 PM
Nhấn chân xuống lướt khác anh. Đa số aikidoka nhấn chân xuống để lướt, lướt như vậy cũng được, nhưng như vậy không có kết nối với mặt đất được :).

Đồng ý với anh Aiki về vụ lướt trên đường :D Mà Surfgrass, không kết nối với mặt đất là thế nào nhỉ? Rõ hơn chút được không?

Surfgrass
07-04-2013, 12:42 AM
anh phamhung, surfgrass tìm được clip này rất hay, nói về sự kết nối từ thân xuống đất. Tất cả những gì thầy Ken nói trong clip được dùng trong kiếm thuật và nhu thuật trong võ cổ truyền của Nhật.


http://youtu.be/J7rn7xzD7JI

aiki
07-08-2013, 06:36 AM
Trở về HKD, theo thầy, tất cả học trò của ST đè di chuyển theo kiều tân thời. Ngược lại, ST được dạy theo phương cách « cũ ». Những động tác của ông ấy khá khác.

Thầy nghiên cứu rất nhiều từ những tài liệu xưa và lập ra 1 cách tập riêng. Võ của ông khg có đai đẳng hay Mokuroku (bằng) gì hết vì đối với ông, khi có bằng hay phát đai thì cái đó tuợng trưng cho sự thành đạt tới 1 mức đô nào đó.

Tới giờ, ngay cả thầy cũng chưa ưng ý với chính mình. Ông ấy vẫn còn trong thời kỳ “tìm tòi, học thêm » và nghĩ chưa đủ trình độ để định gía người khác. Ông thích chỉ đòn cho người khác và để tự họ tìm hiểu thêm.

Thầy học rất nhiều về kiếm và rất khó tính với những gì thầy thấy. Thầy học Iai jutsu, Batto jutsu và kiếm thuật. Những đòn trong Iai và batto được chế ra từ nhiều tình huống khác nhau, nhưng nói trung là địch thủ đã có kiếm trong tay và mình thì chưa.

Iai hiện tại chỉ có thể áp dụng khi địch còn ở xa vì phải « lên cò » trước khi chém. Cách tập bây giờ khg thực tế nếu địch thủ kế bên và lưỡi kiếm chỉ cách vài cm. Nhiều tài liệu xưa có chỉ cách rút kiếm cho những trường hợp đó nhưng khg thấy nơi nào dạy.

Iai và batto jutsu hiện tại đầy sơ hở. Tuy bây giờ khg ai dùng kiếm như thời xưa, nhưng khg dạy nhũng tình huống đó thì những đòn đó sẽ thất chuyền. Nhiều trường Iai tập từng cặp. 1 người gỉa vờ như địch thủ tấn công. Cách tập này có mục đích làm cho thực tế, nhưng người bạn tập, có thê vì khg phải là kiếm sỹ thật sự, để cho ban mình có thì giờ rút kiếm mặc dù đày sơ hở …


http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Kono-octobre-07-135_zps1a663394.jpg (http://s250.photobucket.com/user/ptvinh_ca/media/Kono-octobre-07-135_zps1a663394.jpg.html)



Cách tập của aikido cũng khg khá gì hơn. Trong HKD, uke tấn công “để bi thua”. Nếu thắc mắc là gặp dân quyền anh (boxing) thì phải làm thế nào thì có đủ loại trả lời : Khg nên nghĩ đến, phải tập cho nhuyễn, võ tình thương …

Câu trả lời nào cũng đúng, nhưng thực tế mà nói, aikidoka phải làm gì nếu gặp 1 boxer ? ST có rất nhiều người tới tỉ thí, như lần ST « đụng » với Boxer Horiguchi. Nhưng khg biết những đồ đệ của ST có ai phải đương đầu với những trường hợp trên chưa ? HKD và thục tế là cả 1 vấn đề.

Nhiều người hay nhắc tới thầy Shioda, sáng lập viên Yosinkan. Ông ấy tuy giỏi thật, nhưng khg thể nào so sánh với ST được. Yoshinkan biểu diển rất nhiều, nhưng khg lần nào họ chấp nhận cho 1 judoka hay 1 người Sumo tấn công họ hết lòng như ST đã làm. Chỉ cần nhìn cách họ di chuyển là cũng đủ biết rồi …


Cách tập của HKD cũng có nhiều tình huống nửa khóc nửa cười. Ví dụ như khi tập Nikkyo hay sankyo, HKD (hombu) khg cho phép uke thoát trong lúc nage vô đòn. Cái lý lẽ của các thầy là dùng atemi khi uke thoát ra. Nhưng nếu uke đã thoát được rồi thì sao atemi nữa ?

Từ khi thầy vô học HKD ở Hombu, thầy chỉ mong được 1 HLV có thể áp dụng sankyo với thầy khi thầy cố ý gượng lại và khg hợp tác. Khg có 1 người nào, từ Shihan tới sư huynh nào làm được … Lúc đó, thầy thấy HKD có cái gì « khg ổn » vì thầy cũng khg làm được và nghĩ là với thời gian, sẽ khg thành vấn đề. Thầy cho biết là chỉ mới đây, sau hơn 30 năm tập thầy mới thành công …

Đương nhiên là cũng có 1 số người áp dụng đòn HKD rất có hiệu quả, nhưng nếu khg cho phép 1 người mới nhập môn thoát đòn để chứng minh hiệu quả của đòn thì đó mới là vấn đề …

Thời buổi này, đa số tập võ 1 cách khá « ngây thơ » vì võ khg còn là sự sống còn nữa. Nhũng shihan hiện tại khg có 1 cau giải đáp nào thích ứng với những câu hỏi « vô ý tứ » mà các tân môn sinh thường có.

Những trường hợp phải kềm chế 1 người tấn công mình thật sự hay 1 người kháng cự lại là chuyện thường ngày mà da số cảnh sát thường gặp.

Cách tập của thầy rất thực tế và thầy thích khi uke kháng cự. Thầy được nhiều ty cảnh sát bên Nhật mời dạy, nhưng thầy tuyệt đối khg bật mí về cách dạy của thầy cho cảnh sát.

Đối với thầy, các đòn võ nói chung, chứ khg chỉ trong aikido, rất hay. Cái vấn đề chính là cách dạy chứ khg phải đòn. Quăng uke bay tùm lum khi uke hợp tác thì đẹp mắt nhưng khg thực tế. Cách dạy là vấn đề chính trong tất cả các môn võ hiện tại.

Cái hình thì có, nhưng cái ý thì mất. Chỉ có cái vỏ, còn phía trong thì rỗng khg. Thầy cũng có tập với dân kendo. Kendo tân thời đươc dạy với gót chân nhón lên, nhưng kiếm sĩ lùng danh Musashi thì nói ngược lại. Gót chân phải dưới đất. Trong Shinkage ryu, họ cũng tập với gót chân dính đất. Như vậy tại sao Kendo khg cho phép ?

Thầy Kono hay « thắc mắc » và đặt ra câu hỏi mà khó ai dám trả lời vì câu trả lời có thể ảnh hưởng tới 1 số nguyên lý và cách ghĩ của 1 số võ sư. Thầy cho biết là trong giới kendo chẳng hạn, có nhiều người đai cao tới đàm luận với thầy, nhưng họ tới với tư cách cá nhân chứ khg với tư cách võ sư kendo.

Cách đây khg lâu, có 1 shihan kendo 8 đẳng tới thăm thầy và ông ấy công nhận là khg dám tới trò chuyện với thầy trước khi được thăng 8 dan.

Trong giới kendo, chỉ có 1 số nhỏ võ sư mới đạt được đẳg cấp dó, và họ khg thể nào được thăng đai nếu họ đổi cách « suy nghĩ » và nguyên lý của kendo. Tính thầy ngay thẳng, nghĩ sao nói vậy, khg kiêng kỵ điều gì hết. Cách suy nghĩ này khg hợp với cái « chế độ quan liêu » của 1 số liên đòan võ thuật Nhật. Bây giở khg phải là võ thuật nữa mà là võ học.

Đối với thâỳ, các bài quyền rất là quan trọng. Nhưng ít ai hiểu được cái mục đích của bài quyền. Bài quyền hiện tại cũng như các đòn võ, chỉ còn cái hình chứ khg còn gì khác. Ngay vào thế kỷ thứ 18, thầy Chiba Shukaku đã đặt ra cách tập bài quyền với áo giáp vì thấy từ thời đó ít người hiểu được ý của bài quyền. Thời xưa khi võ còn là sự sống còn mà nhiều người còn khg hiểu đich của bài quyền, huống chi ngày nay làm sao họ làm đúng được ?

Đối với thầy, võ tay khg và kiếm thuật đi đôi với nhau. Thầy cũng công nhận là kỹ thuật phóng phi tiêu (shuriken) có rất nhiều ảnh hưởng tới võ của thầy. Thầy bắt đầu tập phóng phi tiêu theo phái Negishi ryu và từ đó chế ra cách riêng của thầy.

Cái chính khi phóng phi tiêu là phi tiêu phải ghim ở thế nằm ngang (horizontal). Chuyện này rất dễ khi tập ở 1 khoảng cách cố định. Nhưng nếu khoảng cách thay đổi, cái góc cắm của phi tiêu khg còn ngang nữa.

http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/shuriken_zps1c66c991.jpg (http://s250.photobucket.com/user/ptvinh_ca/media/shuriken_zps1c66c991.jpg.html)


còn tiếp...

Surfgrass
07-10-2013, 06:49 AM
chú aiki ơi, Mokuroku là chương trình giảng dạy, không phải là bằng, bằng hình như gọi là "menkyo".

Iại-jutsu và batto-jutsu giống nhau. Hồi xưa thì người ta dùng chử batto nhưng khi hiện đại hóa thì không dùng batto mà thay thế với chử Iai. Battojutsu là tiền thân của Iaido bây giờ cũng như Jujutsu đối với Judo.


Thầy cũng có tập với dân kendo. Kendo tân thời đươc dạy với gót chân nhón lên, nhưng kiếm sĩ lùng danh Musashi thì nói ngược lại. Gót chân phải dưới đất. Trong Shinkage ryu, họ cũng tập với gót chân dính đất. Như vậy tại sao Kendo khg cho phép ?

Nhiều người nhầm lẫn kendo và kenjutsu nhưng 2 môn hoàn toàn khác biệt. Kendo có nguồn gốc từ kiếm nhưng không phải là kiếm thuật mà chỉ là một môn thể thao. Cách di chuyển, cách chém, mục đích và mục tiêu hoàn toàn khác nhau.

wago
07-11-2013, 01:35 PM
http://www.youtube.com/watch?v=_gHwZTiLBJ0

Có phải thầy Kono trong clip này không anh?

Surfgrass
07-12-2013, 07:03 AM
Nhớ có coi thầy trong Samurai Spirit : Kobudo khi series còn chiếu trên NHK World.


http://youtu.be/eNLyL4psMbU

aiki
07-16-2013, 07:54 AM
@wago: đúng ông ấy rồi đó.

Coi clip Wago và surfgrass post thì hiểu rõ hơn chút xíu.

Clip của Surfgrass post rất thích hợp với bài chót về chủ đề này mà tui sẽ post trong vài ngày tới.

Mấy clip đầu mà surfgrass post về Wadoryu áp dụng cho rất nhiều môn thể thao mà cần sự lanh lẹ. Di chuyển như vậy thì trên ức bàn chân và cái chính là khg để gót đụng đất.

aiki
07-22-2013, 03:46 AM
Trong trường hợp này, các Ryu phi tiêu chỉ võ sinh phải thay đổi cách năm phi tiêu hay vị trí cánh tay trước khi ném. Nhưng trong thực tế, mình đâu có thì giờ suy nghĩ như vậy vì địch thủ tiến hay lùi theo ý họ. Mình phải tự cải biến (adapt) theo từng tình huống.

Thầy đã nghĩ ra cách ném phi tiêu đẻ có thể ghim phi tiêu như dự định (ngang) mà khg phải làm cho phi tiêu quay trong lúc bay hay phải đổi cách nắm trước khi quăng … Khám phá ra câu trả lời cho vần đề này đã gíup ích rất nhiều cho thầy trong các đòn tay khg (taijitsu).


http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Kono-Yoshinori-iai_zps8a29ed3c.jpg (http://s250.photobucket.com/user/ptvinh_ca/media/Kono-Yoshinori-iai_zps8a29ed3c.jpg.html)

Cái khó trong võ thuật nó chung và phóng phi tiêu nói riêng là khg cần dùng sức nhiều nhưng phi tiêu vẫn ghim sâu.Phóng phi tiêu mà khg dùng sự « nhấp nhô » (ondulation) mới khó. Sự nhấp nhô đó làm cho phi tiêu bay chậm đi và có ảnh hưởng trực tiếp tới sự hiệu nghiệm khi mang sống ở trong đường tơ kẽ tóc.

Khám phá ra cách ném phi tiêu mà khg có « làn sóng » đã gíup thầy rất nhiều trong kiếm đạo. thầy bây giờ khg còn 1 đông tác nào dư thừa trong các đòn của thầy, từ đòn tay khg cho tới vũ khí.

Thời xưa, các Samourai, sau khi nghĩ mình đã tới 1 trình độ khá, hay « xuống núi » đi 1 vòng để « thử nghiệm » và học hỏi thêm. Thầy Takeda Sokaku đã nói là khg ai có thể « xuống núi » nếu khg biết ném phi tiêu.

Thầy cũng có tập bát quái (võ tầu). Thầy bắt đầu tập bát quái trong khi thầy đang tìm tòi chi tiết về việc khg nhấc gót chân lên (theo 1 số sách của kiếm sĩ Musashi). HLV bát quái cũng nhấn mạnh là khg được nhấc gót chân lên.

Võ nhu tầu và võ Nhật cũng có nhiều điểm giống nhau như khg dùng sức, dùng nguyên khối của cơ thể. Điểm khác thì cũng có. Trong võ nhật, rất ít có cách dạy bằng lời. Bên võ tầu, các đòn có như bài thơ, vửa học hình, vừ học thơ và tới 1 ngày nào đó, may ra võ sinh sẽ hiểu ý của bài thơ ấy.

Trong kiếm thuật Nhật thì ngược lại. Từng bộ phận của kiếm đều có tên, và có rất nhiều tên, ngay cả việc hoàn thành thanh kiếm cũng có nhiều cách gọi khác nhau. Ngược lại, về chiêu thúc kiếm thì rất lờ mờ và cách dạy rất trực giác.

Nói tới khí, thầy cho biết là khái niệm vế Khí khg có ở Nhật trước thời kỳ Edo và khg có trong « văn bản » của kiếm sĩ Musashi. Khí bắt đầu được nói tới khi 1 số văn sĩ Nhật biết đọc tiếng Hán.

Cách tập của thầy với các đòn HKD là khi tập với nhau, uke và Nage phải có ý định thắng người kia. Đây có nghĩa là tấn công thật sự và kháng cự, khg cho nage ra đòn. Nage thì phải « hạ địch ». Chỉ có cách tập đó mới là võ sinh tiến bộ được.

Cách tập đó tùy thuộc vào cách dùng cơ thể mình. Nếu mình biết dùng cơ thể mình thì các đòn sẽ rất hiệu nghiệm và rất tự nhiên. Mình phải di chuyển nhiều và khg dùng sức cơ bắp. Cách tập này nói thì dễ nhưng rất khó nếu khg có ai hướng dẫn.

Trong khi tập, thế nào mình cũng sẽ gặp 1 uke to và khoẻ hơn mình. Trong những trường hợp đó, khg nên « ăn gian ». Trong HKD, võ sinh “ăn gian” rất nhiều và như vậy thì võ sinh sẽ khg bao giờ tiến bộ được. Hãy nên ghi nhớ những thất bại đó và tìm hiểu tại sao mình thất bại. Chỉ có cách đó mới tiến bộ được thôi.

Khi xưa, cac samourai cũng tập với 1 ý tương tự. Họ tập với ý là họ có thể bị tấn công trong mọi tình huống. Đó là bản chất của Bujutsu.

Thầy Kono mặc phong tục cổ truyền Nhật (mặc kimono, mang guốc) từ Năm 1978 khi thầy bắt đầu tìm tòi về truyền thống võ thuật Nhật. Nhờ vậy thầy mới ý thức được nhiều chi tiết như cách đi namba aruki chẳng hạn.

http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Kono-mai-09-096_zps301d7a6f.jpg (http://s250.photobucket.com/user/ptvinh_ca/media/Kono-mai-09-096_zps301d7a6f.jpg.html)


Khi măng guốc Geta, thầy phải đi mà khg gậy tiếng động. Thầy đã mất rất nhiều thời gian để đi được 1 cách bình thường mà khg gây 1 tiếng động nào hết.

http://i250.photobucket.com/albums/gg253/ptvinh_ca/Kono-mai-09_093_zps7aafd914.jpg (http://s250.photobucket.com/user/ptvinh_ca/media/Kono-mai-09_093_zps7aafd914.jpg.html)



Cái điềm chính của sự nghiên cứu của thầy Kono là tìm hiểu được những bí mật của võ thuật cổ truyền Nhật. Đối với ông ấy, những thành tích cùa những VDV tân thời chằng là gì so với những kỳ công của những kiếm sĩ / chiến binh thời xưa. Chuyện này càng đúng khi thấy ông ấy chơi ngang hàng hay nhìêu khi còn hơn cà những VDV trong lãnh vực nghề nghiệp của họ.

Trong sự tìm kiếm, thầy Kono dã gặp và tập với rất nhiều võ sư Nhật thời nay. Sự nghiên cứu này đã gíup thầy trở thành 1 trong nhưng sử viên về võ thuật cổ truyền Nhât. Ngoài những chuyện được tô hồng, thầy cũng kiếm được 1 số chuyện “khác thường” được xác minh từ nhiều nguồn khác nhau. Chính sau những tìm kiếm đó mà thầy Kono mới đi tới kết luận là 1 số đòn võ được chuyền tới ngày nay có vẻ khg hiệu nghiệm chỉ vì trình độ của võ sinh “tân thời” khg được cao.

Người bạn tui đã may mắn được tập với thầy Kono và hắn đã công nhận là thầy ra đòn rất nhẹ nhàng và hắn, mặc dù khg cộng tác với thầy, vẫn khg làm gì được. Bạn tui, nhờ học nhiều võ khác nhau, cũng công nhận là với 1 số thầy khác, nếu hắn muốn kháng cự lại, thì các thầy chắc khg làm được gì hết.

Cách tập của thầy Kono dụa trên những nguyên lý căn bản được áp dụng khg phải chỉ với võ mà với tất cả tình huống trong đời sống hàng ngày. Chính vì vậy mà thầy được mời cho seminar trong rất nhiều lãnh vực khác nhau.

Như đã nói, thầy hay được 1 số vận động viên (VDV) chuyên nghiệp mời cố vấn. Thầy đã chỉ vài VDV của đội túc cầu (bóng đá) làm thế nào để qua được hàng hậu vệ, thầy cũng gíup cho 1 cầu thủ nổi tiếng baseball Nhật thay đổi cách ném banh, Thầy đã đánh trúng 1 boxer chuyên nghiệp nhiều lằn mà hắn khg thể làm gì được, thầy đã chịu đựng được sức đẩy của 1 sumo trên 170 kg (thầy chỉ nặng 62kg), thầy chỉ cho Judoka nhật cách nắm áo địch … Tuy thầy khg có khiếu về thể thao, nhưng khg VDV nào có thể “thắng” thầy hết. Chính vì vậy họ mới nể thầy và trả tiền thầy để học hỏi thêm.

còn tiêp ...

wago
07-23-2013, 06:37 PM
bài viết của anh hay quá. Đọc hiểu ra được nhiều điều. Wago có lần xem clip thầy Kuribayashi có nói về namba aruki trong aikido nhưng lúc đó tưởng nghe nhầm. Thầy Osawa Hayato cũng có nhiều lần chỉ về cái này, nhưng gọi đó là body alignment.

MinhDao
12-01-2013, 10:08 AM
Thầy Kono đúng là một Võ giả! Thầy có nụ cười hiền lành, pha sự giản dị và một chút kham khổ, nhìn trong clip có đoạn thầy nghiên cứu tư liệu thật đáng để học hỏi. (Bề ngoài thầy khá giống với một người thầy của mình)

Anh Aiki, vì sao anh lại chê cách tập của Yoshikan ạ "Nhìn cách di chuyển là biết"?

Em có xem clip của Yoshinkan, và thấy có nhiều người công nhận là họ tập rất bài bản, phân thế rõ ràng. Và theo các phân thế di chuyển đó, thấy rõ việc Uke bị mất thăng bằng?

aiki
02-19-2014, 02:34 AM
Tưởng đã post hết rồi, ai ngờ quên mất đoạn chót ...



Các Judoka hay dân đô vật rất ngạc nhiên khi họ bị thầy nắm áo. Họ đã tìm đủ mọi cách để đẩy tay thầy nhưng khg lam gì được. Đã khg cản được, nhưng họ bị thầy làm mất thăng bằng. Đó là cách thầy dùng cơ thể theo phương cách bujutsu.


Tuy các VDV rất phục thầy nhưng chỉ 1 số it áp dụng những gì thầy chỉ. Lý do rất là đon giản. Các VDV thường có HLV và các HLV này dạy họ theo phương cách khoa học. Phưong cách cổ truyền và khoa học khg thể nào đi đôi với nhau được. Vả lại, 1 VDV ở trình độ quốc tế đã quen lám 1 động tác cả vạn lần. Nói họ đổi thì thật là khó.
Thầy cũng được mời ra ngoại quốc để cho seminar cho các nhóm … nhẩy múa. Thầy được mời nhiều lần nhưng ít ai làm được những gì thầy dạy.

Thầy được nhiều nhóm từ nhiều lãnh vực khác nhau mời thầy: VDV, giới y học, giới nghệ sĩ … Có cả hãng làm bánh tới hỏi thầy cách đánh trứng, nhiều nhóm nghiên cứu khoa học khi họ sáng tạo ra Robot, và cả cẩn vệ tới hỏi thầy làm cách nào gỡ tay 1 fan của 1 minh tinh mà khg làm họ mất lòng …

Rút cuộc, sau 40 năm nghiên cứu, thầy vẫn chưa thoả mãn về lãnh vực võ thuật. Tuy thầy có tiến bộ thật nhưng với những huyèn thoại võ thuật nhật, thầy chưa thấy mình vào đâu hết.

Đây 1 clip về thầy Kono trên TV Nhật.


http://www.youtube.com/watch?v=cSIJ2Te-Jsc


Phi tiêu

http://www.youtube.com/watch?v=DpTSFH036wQ


http://www.youtube.com/watch?v=Tk4IXA2c6g0&feature=player_embedded