PDA

View Full Version : Aikido và kỹ thuật VẦN LU



NgDaLat
07-15-2006, 05:08 PM
Không hiểu sao tui có duyên với cái LU quá chừng. Mấy bữa trước tui thích chơi với cái bình bông (Lu nhỏ) để tâp Aikido. Hôm nay "tiến bộ" hơn một chút thì chơi với cái LU lớn.

Chả là mấy ngày trước, ngủ nằm mơ thấy O-Sensei. O-Sensei nói:

--Hãy thử tấn công tôi xem

Thế là tui nhào tới và thấy mình lại bị nằm gọn dưới đất mà không hiểu tại sao. Đang ú ớ thì giật mình thức dậy mới biết là giấc mơ.

Đang băn khoăn suy nghĩ thì tiếng me goi:
--Đạt con. Dậy chưa? Gớm con trai mà ngủ trưa chương xác. Trời sắp đổ mưa lớn. con hãy dời cái "phi" hứng it nước mưa để uống
--Dạ!
Thế là cái thằng tui lồm cồm bò dậy. Mắt nhắm mắt mở ra dời cái "phi"

Cái thùng "phi" chỉ còn 1/3 nước. Tui lầy thân người đẩy nghiêng cái "phi" một chút rồi từ từ lăn. Lăn đươc mấy tui trượt tay té cái bịnh. Ngạc nhiên tui ngồi dậy nhìn cái "phi".

Rõ ràng cái "phi" đâu tấn công tui đâu. Cái phi không có tay, không học Aikido mà lam tui té dễ dàng. Tui ngồi thừ suy nghĩ. Mới bị O-Sensei đánh ngã trong giấc mơ thì ra đây lại té. Hừm! Đúng là điềm báo trước mà.

Ngồi thừ người suy nghĩ một lát tới giờ đi tập .... Aikido

Vô sân gặp ngay anh HungTheKid với đòn Ikkyo. Tui vẫn ngán ngẫm cái anh này vì đánh Ikkyo dù tui cố kéo hay đẩy làm sao anh ta vẫn cứ trơ trơ như tượng đá.

Chạm tay anh mà tui phân vân không biết làm sao để đánh thì nhớ ngay đến cái "Phi".
--Hay mình thử làm cái "phi" .....Tui nghĩ
Thế là tui chỉ hơi tựa thân người vào anh ta qua bàn tay của mình, hổng thèm kéo hay đẩy gì hết. Ảnh đẩy tui, tui mặc kệ muốn ra sao thì ra.....
....................
Lồm cồm bò dậy anh hỏi tui:
--Đat đánh sao hay vậy??

Tui:

-- !! !! Cái LU

Guest
07-15-2006, 05:30 PM
Không hiểu sao tui có duyên với cái LU quá chừng. Mấy bữa trước tui thích chơi với cái bình bông (Lu nhỏ) để tâp Aikido. Hôm nay "tiến bộ" hơn một chút thì nhơi với cái LU lớn.

Chả là mấy ngày trước, ngủ nằm mơ thấy O-Sensei. O-Sensei nói:

--Hãy thử tấn công tôi xem

Thế là tui nhào tới và thấy mình lại bị nằm gọn dưới đất mà không hiểu tại sao. Đang ú ớ thì giật mình thức dậy mới biết là giấc mơ.

Đang băn khoăn suy nghĩ thì tiếng me goi:
--Đạt con. Dậy chưa? Gớm con trai mà ngủ trưa trương xác. Trời sắp đổ mưa lớn. con hãy dời cái "phi" hứng it nước mưa để uống
--Dạ!
Thế là cái thằng tui lồm cồm bò dậy. Mắt nhắm mắt mở ra dời cái "phi"

Cái thùng "phi" chỉ còn 1/3 nước. Tui lầy thân người đẩy nghiêng cái "phi" một chút rồi từ từ lăn. Lăn đươc mấy tui trượt tay té cái bịnh. Ngạc nhiên tui ngồi dậy nhìn cái "phi".

Rõ ràng cái "phi" đâu tấn công tui đâu. Cái phi không có tay, không học Aikido mà lam tui té dễ dàng. Tui ngồi thừ suy nghĩ. Mới bị O-Sensei đánh ngã trong giấc mơ thì ra đây lại té. Hừm! Đúng là điềm báo trước mà.

Ngồi thừ người suy nghĩ một lát tới giờ đi tập .... Aikido

Vô sân gặp ngay anh HungTheKid với đòn Ikkyo. Tui vẫn ngán ngẫm cái anh này vì đánh Ikkyo dù tui cố kéo hay đẩy làm sao anh ta vẫn cứ trơ trơ như tượng đá.

Chạm tay anh mà tui phân vân không biết làm sao để đánh thì nhớ ngay đến cái "Phi".
--Hay mình thử làm cái "phi" .....Tui nghĩ
Thế là tui chỉ hơi tựa thân người vào anh ta qua bàn tay của mình, hổng thèm kéo hay đẩy gì hết. Ảnh đẩy tui, tui mặc kệ muốn ra sao thì ra.....
....................
Lồm cồm bò dậy anh hỏi tui:
--Đat đánh sao hay vậy??

Tui:

-- !! !! Cái LU


Anh NGDalat tìm được bí quyết gì thì chia sẽ với đàn em nhé, công dụng nó là làm gì và ra sao anh?. Ông thầy dạy Aikido của em ông ấy có nói 1 phương pháp kỹ thuật mà hồi qua bên Hawaii ông ấy được Sensei của ổng dạy, thầy em có nói tên thầy rất nổi tiếng nhưng em không nhớ được (Người bên KI Society). Ông thầy đem vào trong lớp 1 lồng chim đầy chim nuôi trong đó, và ổng mở lồng lấy cho mổi người học trò 1 con rồi thách thức làm sao mà cho con chim đậu trên tay mình mà nó không bay lên được, với điều kiện không được nắm chặt nó, kiềm giử nó. Ông thầy em tập đi tập lại hoài mà vẫn không làm được, cuối cùng ông thầy em "ngộ" được cái chân lý đó, chính là "triết lý" NHU thắng CƯ NG và phương lý của Aikido "Thả lỏng nương theo ý NAGE", đó là cách thả lỏng lòng bàn tay, con chim trước khi lấy đà phải có sức làm trớn đẩy mới bay lên được, mổi lần nó nhún chân lấy trớn thì tay mình nương theo nó đầy tay xuống nên nó mất trớn , không thể nào bay lên được nếu có không cái đà cứng, như chiến JET không thể bay nếu đất phi trường mềm xèo.

Mong sẽ được học hỏi chiến thuật của sư huynh NgDalat.

Mới nghe tưởng là TAO-LU lối đánh tay của Thiếu Lâm !!!:no1: :no1:

Thân và kính.

cucat
07-15-2006, 05:53 PM
Thế là tui chỉ hơi tựa thân người vào anh ta qua bàn tay của mình, hổng thèm kéo hay đẩy gì hết. Ảnh đẩy tui, tui mặc kệ muốn ra sao thì ra......

He, em hơi chậm hiểu chút, đọc truyện của anh NgDaLAt thấy nó zui zui, ráng đọc hết nhưng mà vẫn chưa nắm được cái "thần" trong đó! Anh NgdaLat cứ từ từ, từ từ hé lộ bí mật cho mọi người nghiệm ra chân lý nghen! Em xin cảm ơn anh!
:funny:

Zen
07-15-2006, 09:35 PM
Anh NGDalat tìm được bí quyết gì thì chia sẽ với đàn em nhé, công dụng nó là làm gì và ra sao anh?. Ông thầy dạy Aikido của em ông ấy có nói 1 phương pháp kỹ thuật mà hồi qua bên Hawaii ông ấy được Sensei của ổng dạy, thầy em có nói tên thầy rất nổi tiếng nhưng em không nhớ được (Người bên KI Society). Ông thầy đem vào trong lớp 1 lồng chim đầy chim nuôi trong đó, và ổng mở lồng lấy cho mổi người học trò 1 con rồi thách thức làm sao mà cho con chim đậu trên tay mình mà nó không bay lên được, với điều kiện không được nắm chặt nó, kiềm giử nó. Ông thầy em tập đi tập lại hoài mà vẫn không làm được, cuối cùng ông thầy em "ngộ" được cái chân lý đó, chính là "triết lý" NHU thắng CƯ NG và phương lý của Aikido "Thả lỏng nương theo ý NAGE", đó là cách thả lỏng lòng bàn tay, con chim trước khi lấy đà phải có sức làm trớn đẩy mới bay lên được, mổi lần nó nhún chân lấy trớn thì tay mình nương theo nó đầy tay xuống nên nó mất trớn , không thể nào bay lên được nếu có không cái đà cứng, như chiến JET không thể bay nếu đất phi trường mềm xèo.

Mong sẽ được học hỏi chiến thuật của sư huynh NgDalat.

Mới nghe tưởng là TAO-LU lối đánh tay của Thiếu Lâm !!!:no1: :no1:

Thân và kính.
thầy bên Ki-Society ở Hawaii là Koichi Tohei sensei đó anh DCH

psi_ops2001
07-15-2006, 10:24 PM
hình như anh NGdalat muốn nói là ứng dụng hình tròn ah! cái lu hình tròn mừ :bigsmile:

cucat
07-16-2006, 03:15 AM
He,. mới đọc kỹ thêm bài của anh NgDaLat, cái anh muốn nói hình như là nên dính hơn vào Uke thì phải ? Nương theo Uke và nên hướng cái lực của Uke sao cho nó bị đi chệch hướng !? Vẫn chưa biết đúng sai nữa,..huhuu,..trí tưởng tượng kém quá ! he

Ăn mày
07-16-2006, 09:02 AM
ACE ới ời...!
Anh NgDaLat có nói trong cái "phuy" còn 1/3 nước đấy thôi. "Mọi chuyện" bắt đầu từ lượng nươc còn lại trong cái LU đó:
Này nhá:
Khi Mr.Đạt ra sức đẩy nó thì bằng "thể chất tự nhiên", Nước sẽ nương theo đà đẩy của Mr.Đạt mà "sóng sánh". Bởi vậy ACE nào có đi biển thì biết ngay, sóng đánh vô bờ rồi thì lại tự động thu về chỗ "trũng" thành thử mới có hiện tượng hết cơn sóng này đến cơn sóng kia nối đuôi nhau... mà làm cho bờ cát luôn phẳng lì (chớ biết làm sao giờ? "Nó" oánh liên tục thế cơ mà!).
Thì đây, hiện tượng của Mr.Đạt cũng vậy. "Ổng" ra sức đẩy "nó" nhưng cái LU và lượng nước cũng không "cưỡng cầu" mà theo lực của "ổng" dềnh lên rồi theo đặc trưng chất lỏng lại về chỗ thấp... nói tóm lại, Mr.Đạt đẩy hết cái "hơi" đó đang định nghỉ thì gần như ngay lập tức, cái LU cùng lượng nước bên trong nó "phản công" lại (thực ra khối nước ấy chỉ "muốn" lấy lại sự "bằng lặng" vốn có của nó mà thôi).

Đôi nhời thô kệch mong ACE chỉ giáo thêm! Khất chỉ có thể "võ đoán" như vậy...

Chúc ACE luôn an mạnh!

AM
:no1:

aiki
07-16-2006, 11:22 AM
Ví dụ hay lắm NgDalat!

Ai mà hiểu được thì sẽ áp dụng đòn aikido 1 cách dễ dàng ...

NgDaLat
07-16-2006, 02:37 PM
Úi giời!

Anh Khất đọc hết cái ý của Mr.Đạt rùi

cucat
07-16-2006, 07:04 PM
hic hic, vẫn chưa thấu! Thui thì đành phải tập căn bản cho chắc trước! Hehe,... Bí mật Aikido là căn bản ! :biggrin: :laugh:

PhanTran
07-17-2006, 05:47 AM
Đọc bài của anh Đà Lạt thì lờ mờ hiểu, đọc đến đoạn giải thích của ăn mày thì tịt luôn. Mr Đạt đó lấy gì mà sóng sánh vậy? :blink:

NgDaLat
07-17-2006, 06:07 AM
Đọc bài của anh Đà Lạt thì lờ mờ hiểu, đọc đến đoạn giải thích của ăn mày thì tịt luôn. Mr Đạt đó lấy gì mà sóng sánh vậy? :blink:


Good question! Cái gì sóng sánh được thì sóng sánh :iwink: :iwink: :iwink: :iwink: :smile0: :smile0: :smile0: :smile0:

thevagrant
07-17-2006, 07:03 AM
Thì mọi người thử lấy cái lu khoảng 20 lít, đổ vào 1/3 nước rồi tập lăn nó thử, sẽ thấy được "bí quyết" mà anh NgDalat muốn nói !!! Anh NGDalat có cách chỉ đòn giống mấy tiền bối trong phim kiếm hiệp quá !:no1:

Ăn mày
07-17-2006, 08:00 AM
Úi giời!

Anh Khất đọc hết cái ý của Mr.Đạt rùi

Ái...ôi...da! :bub:Cái MŨI Khất nó sưng như trái Bưởi năm roi đây này! Anh NgDaLat đừng dùng cỡ chữ to như vậy mà khen chứ! Giá mà NgDaLat dùng chữ Trắng để khen tặng thì hay hơn đấy! Cảm ơn Anh!:friends:


hic hic, vẫn chưa thấu! Thui thì đành phải tập căn bản cho chắc trước! Hehe,... Bí mật Aikido là căn bản ! :biggrin: :laugh:

Chú "hai-xê" này ( 2 chữ C =CC=Cucat) lại "kê" Anh Khất rồi! Hồi bé Chú có chơi cá chọi không?(trong Nam gọi là đá cá thia lia ấy mà!). Con cá chọi làm thế nào để con cá khác ghé "mồm" vào mình nó mà vưỡn không "đớp" được miếng nào? Nó xòe vây ra và "tát lấy tát để" đấy thôi! Tát nước tạo sóng để con kia không cắn được nó... Thế nhé! Cắt "phê" Anh Khất đúng lắm. Tại mình giải thích chưa "hết ý cuộc đời" đấy mà! Ha ha:funny:


Đọc bài của anh Đà Lạt thì lờ mờ hiểu, đọc đến đoạn giải thích của ăn mày thì tịt luôn. Mr Đạt đó lấy gì mà sóng sánh vậy? :blink:

Thưa... "đại ca"! Là... thế này ạ... trong cái thùng đó còn 1 phần 3 nước nên nếu ta dùng lực đẩy nó tất nhiên nước sẽ sóng sánh (ngày nhỏ Khất đã thử gánh nước rồi. Hôm đó có người láng giềng hiểu nhầm Khất lấy mất gánh nước của ông ta nên đã định đổ hết "phuy" nước nhà Khất. Đôi bên giằng co... kết quả: nước bị đổ ra phân nửa còn ông hàng xóm bị ngã chổng kềnh vì cậy khỏe đẩy lấy được...)
Note: Hy vọng "vị đại ca khả kính" trong Lớp Khất hiểu vì Khất dùng toàn ngôn từ miền Bắc để diễn tả! Nhược bằng không được thì mời "đại ca" truy nhập vào http://www.bóphanh.com/Home nhá...

To Every Body: Tất cả chỉ là vui vẻ thôi! Có gì mạo phạm mong Admin bỏ quá cho!

Chúc vui.

AM

PhanTran
07-17-2006, 09:06 AM
Có thể nói rõ hơn được ko? cứ úp úp mở mở mệt quá. Chịu ko thể nào tưởng tượng được, mà nhà cũng ko có lu để đẩy.
Theo suy nghĩ của mình thì khi uke đẩy hết đà, mình đẩy lại thì cũng chưa chắc đẩy được nó, 1 lực kéo nữa thì dễ hơn nhiều.
Có lẽ hơi chậm hiểu thật, bài cái Lu - ver 1.0 (cái lu bé) của Anh Đà Lạt dễ tiêu thụ hơn. :blink:

NgDaLat
07-17-2006, 04:37 PM
Anh Phan Trần ớ ời.

Dĩ nhiên cái lu bé phải dễ ôm hơn cái lu lớn. Tới cái lu "Phái nữ" lai càng khó .... tợn.

Anh hỏi cái gì sóng sánh trong người Mr. Đạt? Trong người Mr. Đạt và bất cứ ai đều có một cái sóng sánh mà người ta goi là KI đó. Không tin thì anh Phan Trần lấy cái xe đap hay xe máy rồi luôn phiên đèo (chở) một bao gạo, thằng nhỏ, Lu nước (vơi vơi) cùng trọng lượng xem sao. Anh sẽ thấy là đèo (chở) thằng nhỏ là dễ nhất. Chở bao gạo khó hơn. Tới phiên thùng nước thì khó nhất.

Tại sao ba cái cùng trọng lượng mà chở thằng nhỏ dễ nhất. Tại vì KI trong người nó sóng sánh qua lại giúp anh. Tới khi chở bao gạo khó hơn vì bao gạo không có KI gì hết. Tới lúc chở thùng nước thì cái KI đó lai làm khó anh. Tương tư như vậy nếu anh chở thằng bạn say khướt rất khó.

Anh bế thằng nhóc xem. Khi nó muốn tuột xuống đất thì đố anh giữ được. Hì hì. Trọng lượng trên cân của nó đâu có tăng đâu mà sao lúc đó nó nặng thế. Khi đó KI của nó cứ từng đợt dội xuống làm anh giữ không được.

Nhiều người thi triển tuyệt kỹ "thiên cân trụy". Thât ra là họ khéo léo điều khiển cái chất KI sóng sánh trong người họ đấy thôi.

PS: Đâu có úp mở gì đâu. Ráng nói đó chớ nhưng mấy cái chữ nghĩa đang thiếu thiếu

PhanTran
07-17-2006, 09:31 PM
Ra là vậy, tại vì cứ nghĩ cái lu hình tròn nên phải xoay chong chóng cơ :isad: , thanks anh!

aikihoasen
07-17-2006, 09:36 PM
cái này đọc thì có vẻ đơn giản nhưng cao siêu quá, thôi thì tiếp tục luyện tập hy vong có 1 ngày cảm nhận được như vậy:blink:

NgDaLat
07-18-2006, 01:10 AM
Ra là vậy, tại vì cứ nghĩ cái lu hình tròn nên phải xoay chong chóng cơ :isad: , thanks anh!

Thế là từ đó Mr. Đạt đi đâu gặp cái bình hay lu vừa tay cũng đẩy nhẹ nó rồi dùng thân người lắc cái miệng nó theo hình tròn hoặc xoắn ốc từ trong ra ngoài, xoắn ốc từ ngoài vào trong để tập cảm nhận.

Một ngày Mr. Đạt hứng chí, đổ gần đầy nước vô cái thùng xách nước, lấy dây cột cái đòn gánh đứng thẳng vô thùng. Mr. Đạt Thủ tấn hanmi. 1 Tay tì vào 1 đầu đòn gánh (đầu dưới cột chặt vào thùng rồi) rồi lắc nhẹ theo hình xoắn ốc từ trong ra ngoài. Tiện tay Đạt xoay tenkan cho cái thùng nước 1 cái Ikkyo ura đích đáng.

Nhìn cái thùng nước nằm nghiêng chỏng gọng với cái đòn gánh. Mr. Đạt cảm thấy khoan khoái gì đâu. Nhưng lạ quá, Cái mông Mr Đạt cảm thấy đau đau. Quay lai thấy mẹ đang cầm cái roi mây nói:

--Thằng khỉ, Mầy làm gì đổ cái thùng nước của tao vậy?

Ăn mày
07-18-2006, 01:58 AM
Thế là từ đó Mr. Đạt đi đâu gặp cái bình hay lu vừa tay cũng đẩy nhẹ nó rồi dùng thân người lắc cái miệng nó theo hình tròn hoặc xoắn ốc từ trong ra ngoài, xoắn ốc từ ngoài vào trong để tập cảm nhận.

Một ngày Mr. Đạt hứng chí, đổ gần đầy nước vô cái thùng xách nước, lấy dây cột cái đòn gánh đứng thẳng vô thùng. Mr. Đạt Thủ tấn hanmi. 1 Tay tì vào 1 đầu đòn gánh (đầu dưới cột chặt vào thùng rồi) rồi lắc nhẹ theo hình xoắn ốc từ trong ra ngoài. Tiện tay Đạt xoay tenkan cho cái thùng nước 1 cái Ikkyo ura đích đáng.

Nhìn cái thùng nước nằm nghiêng chỏng gọng với cái đòn gánh. Mr. Đạt cảm thấy khoan khoái gì đâu. Nhưng lạ quá, Cái mông Mr Đạt cảm thấy đau đau. Quay lai thấy mẹ đang cầm cái roi mây nói:

--Thằng khỉ, Mầy làm gì đổ cái thùng nước của tao vậy?

:lol: :lol: :lol: Hì hì... nghịch phá như vậy bị Mẹ "oánh" là đúng rồi! Hôm qua được Sensei của mình chỉ dạy về phương pháp thả lỏng thật bổ ích. Rồi Anh Bạn Thân của Khất lại nói "mày nhớ cái trống lắc tay của bọn "chỉa coăn" (con nít) chưa? Rõ ràng mình chỉ lắc thân trống mà thôi nhưng 2 đầu sợi dây buộc 2 cái hòn bi tròn tròn cứ luân phiên gõ vào mặt trống đấy thôi!". Cũng như vậy, lượng nước trong thùng vì còn vơi nên khi ta tác động vào nó không được liên tục (lúc đẩy lúc không) thì sẽ có hiện tượng "dội ngược lại" ngay.

Hồi nhỏ đi học có lần Cô Giáo Khất đã ra một câu đố: "Em nào biết vật chất gì chỉ chọn chỗ thấp để ở, chọn chỗ... hở để... chui vào/chui ra?". Cả lớp im phăng phắc mất hơn 1 phút đồng hồ, đâu đó đã có đôi ba tiếng cười khúc khích... Bỗng dưới cuối lớp một bàn tay rụt rè giơ lên... Cô giáo nói:"Cô mời Em...". Cậu học sinh gầy gò sợ sệt nói:" E... Em thưa Cô! Đấy có phải là nước không ạ?" - "Đúng rồi! Nước hay các chất lỏng khác cũng vậy, bề mặt thì bằng phẳng nhưng thực tế "sức mạnh" đều nằm bên dưới hay bên trong. Hôm nay chúng ta sẽ học bài vật lí "Sức ép, sức cản và sức nâng của nước", cả lớp mở sách vở ra nào!"...

Từ bấy đến nay mấy chục năm rồi nhưng "cậu học trò" ấy vưỡn nhớ như in bài học ấy để mang ra ứng dụng trong công việc cũng như ứng xử trong cuộc sống.

Thân chúc ACE luyện tập hiệu quả!

AM

NgDaLat
07-18-2006, 07:04 AM
:lol: :lol: :lol: Hì hì... nghịch phá như vậy bị Mẹ "oánh" là đúng rồi! Hôm qua được Sensei của mình chỉ dạy về phương pháp thả lỏng thật bổ ích. Rồi Anh Bạn Thân của Khất lại nói "mày nhớ cái trống lắc tay của bọn "chỉa coăn" (con nít) chưa? Rõ ràng mình chỉ lắc thân trống mà thôi nhưng 2 đầu sợi dây buộc 2 cái hòn bi tròn tròn cứ luân phiên gõ vào mặt trống đấy thôi!". Cũng như vậy, lượng nước trong thùng vì còn vơi nên khi ta tác động vào nó không được liên tục (lúc đẩy lúc không) thì sẽ có hiện tượng "dội ngược lại" ngay.

Hồi nhỏ đi học có lần Cô Giáo Khất đã ra một câu đố: "Em nào biết vật chất gì chỉ chọn chỗ thấp để ở, chọn chỗ... hở để... chui vào/chui ra?". Cả lớp im phăng phắc mất hơn 1 phút đồng hồ, đâu đó đã có đôi ba tiếng cười khúc khích... Bỗng dưới cuối lớp một bàn tay rụt rè giơ lên... Cô giáo nói:"Cô mời Em...". Cậu học sinh gầy gò sợ sệt nói:" E... Em thưa Cô! Đấy có phải là nước không ạ?" - "Đúng rồi! Nước hay các chất lỏng khác cũng vậy, bề mặt thì bằng phẳng nhưng thực tế "sức mạnh" đều nằm bên dưới hay bên trong. Hôm nay chúng ta sẽ học bài vật lí "Sức ép, sức cản và sức nâng của nước", cả lớp mở sách vở ra nào!"...

Từ bấy đến nay mấy chục năm rồi nhưng "cậu học trò" ấy vưỡn nhớ như in bài học ấy để mang ra ứng dụng trong công việc cũng như ứng xử trong cuộc sống.

Thân chúc ACE luyện tập hiệu quả!

AM


Ậy! Ây! Đó đó

Mấy cái ví dụ đó Đạt nghe từ nhỏ mà mãi bây giờ mới tàm tạm hiểu

Các thầy ngày xưa thường dùng những hình tượng như dòng nước, làn gió để mô tả quyền pháp (Như Phong Puyền chẳng hạn) rồi cái gì như vuốt bờm ngưa nữa chớ.

Lực trong Aikido từ bàn tay ta cũng giống như 1 luồng nước. Dòng nước đó luôn bám vào chỗ cứng rồi tìm chỗ trống, chỗ hở, chỗ thấp để đi vào

Steven
05-04-2007, 11:16 AM
:lol: :lol: :lol: Hì hì... nghịch phá như vậy bị Mẹ "oánh" là đúng rồi! Hôm qua được Sensei của mình chỉ dạy về phương pháp thả lỏng thật bổ ích. Rồi Anh Bạn Thân của Khất lại nói "mày nhớ cái trống lắc tay của bọn "chỉa coăn" (con nít) chưa? Rõ ràng mình chỉ lắc thân trống mà thôi nhưng 2 đầu sợi dây buộc 2 cái hòn bi tròn tròn cứ luân phiên gõ vào mặt trống đấy thôi!". Cũng như vậy, lượng nước trong thùng vì còn vơi nên khi ta tác động vào nó không được liên tục (lúc đẩy lúc không) thì sẽ có hiện tượng "dội ngược lại" ngay.

Hồi nhỏ đi học có lần Cô Giáo Khất đã ra một câu đố: "Em nào biết vật chất gì chỉ chọn chỗ thấp để ở, chọn chỗ... hở để... chui vào/chui ra?". Cả lớp im phăng phắc mất hơn 1 phút đồng hồ, đâu đó đã có đôi ba tiếng cười khúc khích... Bỗng dưới cuối lớp một bàn tay rụt rè giơ lên... Cô giáo nói:"Cô mời Em...". Cậu học sinh gầy gò sợ sệt nói:" E... Em thưa Cô! Đấy có phải là nước không ạ?" - "Đúng rồi! Nước hay các chất lỏng khác cũng vậy, bề mặt thì bằng phẳng nhưng thực tế "sức mạnh" đều nằm bên dưới hay bên trong. Hôm nay chúng ta sẽ học bài vật lí "Sức ép, sức cản và sức nâng của nước", cả lớp mở sách vở ra nào!"...

Từ bấy đến nay mấy chục năm rồi nhưng "cậu học trò" ấy vưỡn nhớ như in bài học ấy để mang ra ứng dụng trong công việc cũng như ứng xử trong cuộc sống.

Thân chúc ACE luyện tập hiệu quả!

AM


Ậy! Ây! Đó đó

Mấy cái ví dụ đó Đạt nghe từ nhỏ mà mãi bây giờ mới tàm tạm hiểu

Các thầy ngày xưa thường dùng những hình tượng như dòng nước, làn gió để mô tả quyền pháp (Như Phong Puyền chẳng hạn) rồi cái gì như vuốt bờm ngưa nữa chớ.

Lực trong Aikido từ bàn tay ta cũng giống như 1 luồng nước. Dòng nước đó luôn bám vào chỗ cứng rồi tìm chỗ trống, chỗ hở, chỗ thấp để đi vào
ẤN TƯỢNG NHẤT VỚI CÂU NÓI NÀY CỦA A !^^

tyi
06-08-2007, 11:02 AM
"Lực trong Aikido từ bàn tay ta cũng giống như 1 luồng nước. Dòng nước đó luôn bám vào chỗ cứng rồi tìm chỗ trống, chỗ hở, chỗ thấp để đi vào"

Một chút í kiến:
Lực từ bàn tay ta: theo thiểu ý của tôi, nghĩa là không phải bàn tay ta phát lực, mà lực từ người của ta đi qua bàn tay ta để vào cái lu. Cái này cực kỳ quan trọng; vì:
1. nếu tay quá cứng= chủ yếu là lực nắm, ấn, bóp, đè đẩy từ tay và cánh tay của ta ==> không thể vần lu được (vì phát lực kiểu này chút xíu là quị, và không thể là aiki được.)

2. Nếu tay quá mềm= lu sẽ vần ta, thực ra là đè bẹp ta, cũng chẳng aiki nốt (đối với ngừoi muốn vần)
3. Chỉ còn tình huống 3: tay ko quá cứng, ko quá mềm, và là PHƯ NG TIỆN để truyền lực từ người sang lu. Làm sao thể có trạng thái tay này? ai đã từng thử cánh tay không gẫy gập thì sẽ biết thế nào là không quá cứng, không quá mềm.


Vài dòng để anh em mình cùng "ngộ" !

:biggrin: :biggrin: :biggrin:

NgDaLat
06-08-2007, 02:17 PM
Vài dòng để anh em mình cùng "ngộ" !

Đọc tới đây thấy tyi "ngộ" rồi đó. Vấn đề là khi nào Ngồ Ngộ mà thôi

:biggrin: :biggrin:

lanhtu
06-09-2007, 09:43 AM
Em cũng nghĩ về cái "kỹ thuật vần lu" này nhiều và em nghĩ có thể vấn đề không chỉ nằm ở việc sử dụng "cánh tay ko bẻ gãy" mà nó còn liên quan đế việc đặt trọng tâm cơ thể ở đâu nữa.
Ví dụ nếu khi nước trong lu đập về phía mình thì việc dùng tay giữ cho cái lu ko đổ vào người có thể thực hiện được nhưng đấy là mình đã chống lại lực đẩy của cái lu chứ ko phải nương theo lực đẩy của nó, trong khi đó kết hợp giữa "cánh tay không bẻ gãy" với việc di chuyển trọng tâm của mình về phía sau, phía chân sau của ta-tất yếu lực đẩy của cái lu tự bị giảm đi và ta không quá tốn sức, không chống lại nó.
Khi nước trong lu chuyển sang đập vào thành lu đối ngược- lực kéo của cái lu sẽ làm ngã ta về phía trước, cả cái lu và ta đều có thể ngã nếu ta không khỏe hơn để khéo nó lại nếu vẫn để trọng tâm ở phía chân sau nhưng nếu ta di chuyển trọng tâm trả về chân trước kết hợp với việc hướng lực đẩy thẳng của cái lu thành vòng tròn:xoay cái lu, vậy là ta cũng ko chống đối với nó, không tốn nhiều sức khống chế nó mà lại kéo nó đi theo hướng tao muốn
Những điều trên em nghĩ không biết có chính xác và có thể áp dụng được không vì em không có điều kiện để thử nghiệm vậy mọi người cho ý kiến giúp
:biggrin: :laugh: :smile:

NgDaLat
06-10-2007, 08:08 PM
Những điều trên em nghĩ không biết có chính xác và có thể áp dụng được không vì em không có điều kiện để thử nghiệm vậy mọi người cho ý kiến giúp

Sao lai không có điều kiện thử nghiệm? Không có lu lớn thì lấy cái thau vậy. Ban cứ lấy cái thau đổ gần đầy nước. Hai tay bưng thau nước rồi đi tới đi lui, xoay ngang xoay dọc, đứng lên ngồi xuống. Tập tới khi ôm thau nước mà chay chơi không đổ môt giọt nước thì trình độ cảm nhận cỡ "shihan" rồi đó. :biggrin: :biggrin: :laugh:

lanhtu
06-11-2007, 09:38 AM
:laugh: nếu vậy hay là tập cùng với cốc nước đầy thì hơn, vừa nhỏ vừa tiện lại tập được ở mọi nơi
Cảm nhận đến mức "ôm thau nước chạy ko đổ giọt nào " của anh NgDaLat chắc phải cỡ tôn ngộ không chứ shihan cũng mới chỉ là người thường thôi à:cool: :focus:

NgDaLat
06-11-2007, 04:18 PM
Ậy! cái thau nước thì mới đủ nước để cảm nhận. Cái cốc nước thì nhỏ quá. trong lượng nước nhỏ như vậy mà cảm nhân được thì đúng là Tôn Ngô Khộng rùi.

tyi
09-07-2007, 12:21 PM
Tôi có đọc trong diễn đàn này một bài của một member nữ, kể về cảm giác làm sao ngồi lâu trên con ngựa gỗ chơi trò rodeo ở Vinperl. Bạn ấy đã thực hiện được việc lồng chuyển động của con ngựa gỗ và chuyển động của bản thân mình.

Cộng thêm ý này nữa :

Không có lu lớn thì lấy cái thau vậy. Ban cứ lấy cái thau đổ gần đầy nước. Hai tay bưng thau nước rồi đi tới đi lui, xoay ngang xoay dọc, đứng lên ngồi xuống. Tập tới khi ôm thau nước mà chay chơi không đổ môt giọt nước thì trình độ cảm nhận cỡ "shihan" rồi đó.


Nếu kết hợp được hai cái, bạn sẽ cảm nhận được chữ "hiệp"! còn "khí", chữ tiếp theo thì hãy cảm nhận lâu ngày chữ "hiệp" thì tự nhiên, rât tự nhiên, "khí" sẽ đến thôi, đừng thúc ép em nó mà hỏng việc, tiếp nữa thì cảm nhận lâu lâu ngày nữa chữ "hiệp" + "khí " nữa thì ra chữ "đạo" !

Hì hì, cái này lấy từ cảm nhận bản thân thôi, nhưng thấy có chút ít kết quả, nhưng điều quan trọng là hiểu được nhiều điều về aikido hơn!

Vậy là đủ rồi anh Ngừi Lát ơi, không dám nghĩ đến shihan, chi cần đạt được 3 chữ đó là hít trọn cuộc đời rồi !
:friends: :friends:

aiki
09-07-2007, 09:49 PM
Tyi cảm nhận được như vậy là xiêu wá rồi!!

Tui từ trước tới giờ thì chỉ có cảm cúm thui, lâu lâu thì có cảm tình khi thấy "của quý" nào hạp mắt :laugh: :laugh: chứ chưa có đạt được mấy cái mà Tyi nói :blink: :blink:

tyi
09-09-2007, 09:53 AM
Ui trời, tyi cũng là người bình thường thôi.
Cảm sao thì nói vậy, nhưng chắc thực lực thì mới chòi đạp lên bờ ruộng của con đường aiki đô thôi.

:friends:

vodantoc
09-13-2007, 02:43 AM
Chao cac ban
Xin loi vi khong biet go dau tieng Viet.Co gi cac ban huong dan toi nhe.Thong cam vi toi la nguoi Dan toc nen trinh do IT qua kem,khong biet lam sao de co dau duoc.
Thay cac ban ban ve cai "lu" toi thay co nhieu diem tuong dong voi nhung gi toi duoc Thay toi chi day khi xua.Cai vu trong lu co nuoc song sanh,don ben nay roi chay sang ben kia duoc Thay toi goi la nguyen tac con Lat dat.Con Lat dat ma toi biet ro nhat la con Lat dat cua Nga co khuon mat tron xoe cua mot co be Nga de thuong voi hai lum dong tien mau do.Du bon tre con chung toi day toi,day lui,tham chi lay tay quang con lat dat vao goc nha thi chi sau vai dao dong nga nghieng Co be lat dat lai tro ve vi tri can bang va giuong cap mat tron nhin chung toi.
Nguyen ly lam Lat dat rat don gian : Tren nhe,duoi nang (nang dung o trong tam,diem roi cua co the)
Con nguoi cung vay,muon thanh Lat dat thi phai lam rong phan than tren va lam dac phan than duoi cua minh.Co nhu vay thi phan tren moi xoay xo,bien hoa nga nghieng ma khong bi nga kenh,nga kang ra khi nhan luc tac dong vao.
Con nguoi thoi hien dai (trong do rat nhieu con nha vo) thuong co xu huong nguoc lai - lam to,dac phan than tren ma bo quen phan than duoi. Thanh nien bay gio phai vai to,u co bap,nguc no uon ra phia truoc,con chan cang ra sao thi ke no vi bay gio di lai bang xe may, o to chu co phai di bo dau ma can chan to.Thu coi may anh tap the hinh vat nhau voi dam dan que chan dat chung toi thi moi thay to dep chua chac da vung nhu nui Thai Son.
Tha long toan than thi trong luong co the moi rot xuong duoc.Cang tha long duoc nhieu thi do rot cang lon.
Gan co cang ran chac,cuon cuon nhu day chao cang can tro cho viec tha long, rot trong luong xuong mat dat.Nen nho ta chi tiep xuc voi dat bang hai mat phang ban chan ( tiet dien be xiu ma,nhat la cac got hong thi con tiep xuc it hon nua).

aiki
09-13-2007, 06:41 AM
Chào bạn vodantoc mới vô diễn đàn. Tui có PM cho bạn chỉ cách dùng dấu trong 4rum rồi đó.

Những gì bạn biên rất đúng. Bây giờ rất nhiều người chỉ chú trọng tới thể hình và khg kiên nhẫn. Tấn rất quan trọng trong võ nhưng khổ nỗi là aikido khg nhắc nhở tới phần đó nhiều (ở ngoại quốc còn ở VN thì tui khg biết) so với những võ khác. Ví dụ con lật đật bạn nói rất đúng.

Trong aikido có nhiều kỹ thuật căn bản đễ cho 'phần dưới' vững chắc, nhưng vì cách lúc chỉ học trò, nhiều người chỉ bắt trước và khg hiểu tại sao phải làm những động tác đó nên có thể khg làm đúng.

Mong bạn sẽ chia sẻ ý kiến và kinh nghiệm của bạn với ACE trên diễn đàn.

vodantoc
09-13-2007, 07:01 PM
Chào các bạn
Cam on anh Aiki đã PM hướng dẫn cách gõ dấu Tiếng Việt.
Với những cảm nhận của tôi sau khi đọc bài của các bạn trong Diễn đàn(không đọc được hết bài của tất cả các bạn),tôi thấy các bạn đều là những người ham học hỏi,nghiên cứu và say mê luyện tập dù các bạn phần lớn không phải là dân thích "đánh đấm' hoặc sống bằng các nghề liên quan tới võ.Đặc biệt tôi cảm nhận thấy các bạn rất có tinh thần cầu thị cho dù là người có đẳng cấp cao và đã có quá trình tập luyện dài lâu.Chính điều này làm tôi mạnh dạn đưa ra một số ý kiến của tôi về Aikido mà không sợ là quá mạo phạm.
-Trước hết tôi xin khẳng định ngay môn võ các bạn tập là một môn võ khó.Người luyện võ có câu :"Đánh người đã khó mà quản người còn khó hơn".Ngay từ đầu tiên các bạn đã tập các đòn thế khống chế, "quản" người khác rồi.Nếu chưa thực sự biết "đánh nhau" là gì thì những bạn tập dưới 02 năm Aikido đừng nên mạo hiểm áp dụng các kỹ thuật khống chế với các đối thủ trong thực chiến.Kỹ thuật cầm nã nói chung là phần ngọn của Quyền thuật.Nó chỉ thực sự là "công phu" khi bạn đã có phần gốc cơ bản công thật vững chắc (thân,thủ,bộ thật tốt).
Một số kỹ thuật cụ thể có thể áp dụng hiệu quả ngay nhưng đó chỉ là "thuật",là "mẹo" để đoạt người thôi nếu không có công phu cơ bản.

vodantoc
09-13-2007, 07:59 PM
- Bộ pháp là bản chất của Aikido,là nét đẹp và là chìa khóa của các đòn thế trong Aikido.Tuy nhiên để hợp nhất cơ thể trong chiến đấu thì thân thủ bộ đều phải được chú ý như nhau.Hãy tưởng tượng ta bắt buộc phải chiến đấu trong một điạ hình chật hẹp,vuớng víu (quán Bar,ngoài chợ,hẻm nhỏ... chẳng hạn)khi đó những cách di chuyển có tính chất khoáng trương rộng không thể áp dụng được.Gặp phải đối thủ bình tĩnh và có kinh nghiệm chiến đấu thì cách đánh của họ rất linh động đâu giống những lối tấn công qui ước mà chúng ta tập trên sân.Lúc đó việc mượn lực,hướng dẫn lực đạo thậm chí việc theo được tay đối phương cũng đã là khó.Việc rèn luyện một đôi tay nhanh nhạy,biến hoá,đánh đỡ đều được,theo bám tốt và đặc biệt là luôn hợp nhất với Thân,Bộ của mình là rất quan trọng.Dù tấn công hay tự vệ thì tay của ta luôn là bộ phận đầu tiên tiếp xúc với địch thủ.Không có thủ pháp tốt không thể đánh nhau được.

David
09-13-2007, 10:38 PM
.....môn võ các bạn tập là một môn võ khó.Người luyện võ có câu :"Đánh người đã khó mà quản người còn khó hơn".Ngay từ đầu tiên các bạn đã tập các đòn thế khống chế, "quản" người khác rồi.Nếu chưa thực sự biết "đánh nhau" là gì thì những bạn tập dưới 02 năm Aikido đừng nên mạo hiểm áp dụng các kỹ thuật khống chế với các đối thủ trong thực chiến.Kỹ thuật cầm nã nói chung là phần ngọn của Quyền thuật.Nó chỉ thực sự là "công phu" khi bạn đã có phần gốc cơ bản công thật vững chắc (thân,thủ,bộ thật tốt).


Đúng quá. Một Đại sư -người Nhật (xin lỗi đã quên tên)- phát biểu rằng "sau khi luyện tập Aikido hơn 40 năm thì nhận thấy Aikido là một môn võ tự vệ tốt".:focus:

fourever
09-13-2007, 11:17 PM
- Bộ pháp là bản chất của Aikido,là nét đẹp và là chìa khóa của các đòn thế trong Aikido.Tuy nhiên để hợp nhất cơ thể trong chiến đấu thì thân thủ bộ đều phải được chú ý như nhau.Hãy tưởng tượng ta bắt buộc phải chiến đấu trong một điạ hình chật hẹp,vuớng víu (quán Bar,ngoài chợ,hẻm nhỏ... chẳng hạn)khi đó những cách di chuyển có tính chất khoáng trương rộng không thể áp dụng được.
Anh vodantoc có nhận xét về Aikido rất đúng đắn, tôi chỉ bổ túc một chút ý kiến như sau: Trình độ sơ cấp của Aikido cần đến sự di chuyển vòng tròn rộng rải để thực hiện chiêu thế. Lên đến trung cấp (sau 5,10 năm luyện tập), sự di chuyển chỉ còn một nửa. Khi đến khả năng cao cấp, sự di chuyển không còn là điều tất yếu, đôi khi xoay chút hông là đủ rồi. Củng như anh David có nói ở trên, muốn tự vệ hửu hiệu, có lẻ cần phải tập rất lâu.

vodantoc
09-14-2007, 01:28 AM
-Một vấn đề nữa của Aikido là các bạn không chú trọng đến Kình Pháp.Cái này có thể là chủ quan của tôi vì tôi chưa tập Aikido thực sự mà chỉ tìm hiểu Aikido qua tài liệu,băng hình...Nhưng tôi thấy hầu như không có sự hướng dẫn hoặc gợi mở của chương trình tập để võ sinh nghiên cứu và luyện tập phát triển khả năng dụng kình của bản thân.Cho dù Aikido chủ trương không "đánh người" nhưng hiểu kình là tiền đề quan trọng để hóa giải mọi đòn đánh của kẻ tấn công.
Thay vì luyện các đòn thế cụ thể,nên chăng chúng ta bỏ công ra tìm hiểu về kình pháp.Khi đã có cái tổng thể thì ta sẽ dễ dàng nắm bắt cái chi tiết.
Thật là "mạo phạm" khi một kẻ ngoại đạo như tôi lại viết lung ta lung tung về môn võ của các bạn.Nếu các bạn cảm thấy không thoải mái với những ý kiến của tôi thì tôi xin lỗi và chấm dứt chủ đề này ở đây.
Cá nhân tôi thì ngưỡng mộ "tinh thần và nội dung" của Hiệp Khí Đạo
nhưng không "ngưỡng mộ" một số phương pháp tập luyện cụ thể.:sad:

cucat
09-14-2007, 02:46 AM
He, tiếp tục đi anh vodantoc, hehe

NgDaLat
09-14-2007, 06:20 AM
nhưng không "ngưỡng mộ" một số phương pháp tập luyện cụ thể.

Đó là cái mà anh em Aikidoka cần biết. Có điều gì anh thấy không hay xin cứ mạnh dạn góp ý.

Thấy ban nói về kình xin ban vô đây bàn luận cho vui

http://www.hiepkhidao.com/Default.aspx?g=posts&t=13&p=1

Cám ơn bạn rất nhiều

aiki
09-14-2007, 10:09 AM
Anh vodantoc có thể định nghĩa 'kình' là gì khg? Trong cái post mà anh Ngdalat đã nêu, tui đọc mà khg hiểu gì hết .... Khi hiểu thì may ra mới bàn luận được.


nhưng không "ngưỡng mộ" một số phương pháp tập luyện cụ thể.

Cái này là tùy võ đường nữa. Tui khg biết bên VN tập làm sao, nhưng tui nghĩ khá khác với ở ngoại quốc. Tui có 1 vài người bạn đã về chơi và tập ở 1 vài võ đường bên VN và nói là tập rất hiền. Những người đã học võ cương khi nhìn cách tập của HKD hay nghĩ như anh nói lắm. Aikido có rất nhiều chi tiết và tiểu tiết. Chỉ có những người tập aikido sau 1 thòi gian may ra mới hiểu được 1 ít tại sao tập theo phương pháp đó.

So với võ tầu, võ nhật và thầy nhật ít khi giải thích lắm. Aikido là cảm nhận và các thầy chỉ dạy lại nhửng gì họ đã đươc chỉ và võ sinh phải tự 'tìm hiểu' lấy. Tui đi nhiều seminar và nhận xét là phần đông với thầy ngoại quốc, họ chỉ 1 cách dễ hiểu hơn là thầy Nhật, có thể vì ngôn ngữ và tâm tính của dân ngoại quốc (Tây hay Mỹ) so với dân Nhật.

Anh cho biết thêm ý kiến đi ...

Steven
09-14-2007, 10:46 AM
Kình lực đó anh Aiki , đại khái là phát lực ,nếu tập thiếu lâm hay hồng gia sẽ hiểu rõ hơn . Nhưng anh vdt ui! aikido của tụi mình tuy không chú trọng kình lực nhưng aikido có một công phu khá đặc biệt đó là : làm mất thăng bằng đối thủ . Nếu VDT có xem clip về aikido sẽ thấy và một điều tất nhiên để tập được công phu đó cũng không dễ dàng đòi hỏi phải chăm chỉ tập luyện mới thành được , môn này cũng phải vậy thôi .

NgDaLat
09-14-2007, 12:59 PM
Ái Trời! Anh Aiki đọc mà còn không hiểu thì "Luân văn" của tui thuộc loại đáng vứt thùng rác rồi.

Kình theo tui hiểu nôm na theo kiểu bình dân là năng lượng của cơ bắp thôi mà

@Steven
Không phải Aikido không có cách luyện kình đâu nha. Aikido luyện kình cũng khủng khiếp lắm, nếu chuyên luyện thì không thua bất cứ môn phái nào đâu.

vodantoc
09-14-2007, 08:36 PM
Chào các bạn
Vì thời gian có hạn nên mình chỉ khái quát một số điểm cơ bản về "kình" để cùng trao đổi với ACE.Trước hết kình là một thuật ngữ
đặc biệt của riêng Võ thuật.Mỗi môn phái đều có quan niệm và cách luyện kình của mình(đôi khi rất khác nhau).Nhưng tựu trung "kình" là thuật ngữ chỉ lực,cách luyện và sử dụng lực trong Võ thuật.Tuy nhiên đây là một loại lực đặc thù của hoạt động đánh võ,khác xa với loại lực "thô","vụng" mà người không tập luyện vẫn sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.Do đó các bạn mới có ví dụ là:một công nhân bốc vác to khoẻ,vác được cả trăm ký chưa chắc đánh ra một quyền mạnh bằng một phần của một võ sư gầy gò nhỏ bé.Lực thường có phương hướng góc độ,khoảng cách biểu lộ rõ ràng nhưng kình thì lại "viên hoạt",ẩn hiện và linh động hơn nhiều.Lực thường có tính cục bộ:dùng tay nhấc vật nặng,dùng sức vai để gánh,kéo đồ đạc....
kình chú trọng tính chỉnh thể,tập trung toàn bộ cơ thể vào một hướng lực,một hoạt động cụ thể.Sách võ có người viết: "lực thì chết mà kình thì sống". Có nhiều loại kình,nhưng để dễ hình dung tôi xin lấy vài ví dụ sau:
-Kình rung lắc:hãy quan sát một con chó (dog) từ dưới nước nhảy lên bờ và bắt đầu lắc mình để vẩy nước cho khô cơ thể.
-Kình xoắn ốc : hãy quan sát con cá dưới đáy bể quẫy người,vươn mình nên để đớp mồi.Con rắn vặn mình lao đến mồi...
Nếu con người biết sử dụng cơ thể của mình một cách chỉnh thể,thông suốt,tiết tiết quán xuyến không ách tắc ở một bộ phận nào thì chính là đã biết dụng kình.Đòi hỏi đầu tiên để luyện kình là toàn thân phải thả lỏng.Vì bản chất của kình là sự truyền lực nên nếu cấu trúc cơ thể không chuẩn,một bộ phận nào đó cứng nhắc thì lực sẽ bị tắc ở đó và kình không phát ra được.
Khi cơ thể được thả lỏng,trọng tâm rớt xuống làm phần dưới cơ thể bám đất tốt nhằm đạt được cái gốc của kình.Kình được truyền từ dưới đất qua chân,chỉnh hướng ở hông eo,tụ tập ở lưng,truyền qua vai và phát ra ở tay (ngọn của kình).Chỉ cần một bộ phần nào của "cơ chế" trên không thông suốt thì ta sẽ không đạt được "chỉnh thể kình".Đây là ví dụ cơ bản nhất vể kình.Trong thực tế kình được sử dụng linh hoạt và đa dạng hơn nhiều.Sau khi thả lỏng tốt (cần quá trình tập luyện) ta sẽ có cảm giác cơ thể căng đầy (chứ không căng cứng),cơ thể và các chi phóng trương mạnh.Toàn thân sẽ có cảm giác đàn hồi,muốn bung bật ra...Đây chính là biểu hiện của Đàn hồi kình.Đây là loại kình quan trọng nhất cùa các loại kình.Kình này cần luyện,dưỡng liên tục vì nó chính là gốc của các loại kình khác.
Một số loại kình hay dùng trong Aikido (chổ này diễn đạt hơi buồn cười vì từ Hán Việt và việt dùng xen với nhau): "loát kình"-kình dùng để vuốt,kéo tay đối thủ theo huớng đi xuống... "Nã kình"- giữ,tóm bắt,kiểm soát cổ tay địch nhân...."Án kình"-đè,ấn,áp chế hoặc ra lực để phá khớp(điểm tiếp xúc...)...Đặc biệt "kình xoắn ốc" rất hiệu quả trong các phép vật,đánh mất thăng bằng,cuốn địch thủ đi.

cucat
09-14-2007, 10:02 PM
@Vodantoc :

Không biết anh có thể nêu một chút phương pháp tập về việc thả lỏng thân trên ở bên môn võ của anh không ?

-- Như em đã từng đọc trên một website, việc học nội công cũng là việc học các góc cạnh, biết đưa cơ thể, các bộ phận trên cơ thể ở một góc cạnh tốt, thì sẽ giúp phát lực tốt!

@Anh NgDaLat : Hehe, anh có thể phân tích việc phát lực từ chân lên và góc độ xoay phần hông là bao nhiêu để lực đó truyền tốt hơn ko !? Hoặc phân tích một tư thế của cơ thể, tay nên đặt ở khoảng cách nào, xa cơ thể là bao nhiêu sẽ là tốt !???

vodantoc
09-15-2007, 01:47 AM
@ Cucat
Thân trên cần thả lỏng và cũng khó thả lỏng nhất là đôi vai.Theo giải phẫu cơ thể học thì hai vai gánh toàn bộ sức nặng của thân trên nên việc chúng ta hay gồng vai,căng thẳng vùng vai,cổ khi hoạt động mạnh,gấp gáp (đánh nhau chẳng hạn) là phản xạ bình thường của nhiều người.
Để phát được lực (kình) thì vai phải thả lỏng và thông với lưng cũng như với cổ để phần thân trên được thoải mái vận động.
-Lưng là nơi tích lực.Lưng con Hổ chẳng hạn rất dài và mềm mại,co duỗi linh hoạt,khi phục kích mồi thi thu gọn kín đáo khi lao ra thì nhanh mạnh như lo xo bật phóng.Lưng của ta cũng vậy,phải lỏng đến từng đốt sống lưng,luôn thư thái,thả lỏng.Lưng phải thẳng nhưng không căng,ngực không đươc ưỡn,nhô ra trước mà hơi có ý thu vào.Làm được như vậy thì hai cánh lưng(ở giữa là xương sống) sẽ hơi ôm bọc lấy cơ thể rất tốt cho việc tích lực ở lưng.
-Vai phải xuôi xuống có cảm giác như vai chỉ là nơi buộc nối tay với thân.Tay nặng sẽ luôn làm trĩu chỗ tiếp nối (khớp vai) nhưng không được rũ người xuống như bị gù lưng (vẫn phải giữ lưng thẳng).Đặc biệt phải có ý thức thông,nối liền hai vai như vậy mới đạt được mục đích toàn thân thống nhất,liền lạc.Khi chiến đấu mới có sự tương hỗ,đối trọng giữa hai tay. Bên vật,Judo rất cần điều này để giữ thăng bằng khi dùng tay xô đẩy,níu kéo nhau...
- Eo hông luôn thả lỏng,không nên gồng bụng (như cảm giác gồng bụng chịu đòn).Luôn có ý thức dùng lực từ hông eo (vặn,lắc,kéo,đẩy...) lâu ngày thành thói quen tốt.Hông eo biến hóa tốt thì phần thân trên mới linh hoạt vì eo như là trục xoay nối giữa thân trên và thân dưới.
Cách luyện:Luôn có ý thức thả lỏng khi đứng yên cũng như khi hoạt động các bộ phận trên cơ thể.Các cách tập cơ học thì có nhiều (Aikido có phần khởi động rất tốt) nhưng luyện ý là quan trọng và hay bị võ sinh sao nhãng không để tâm lắm.Mỗi khi thực hiện động tác võ thuật thì dừng lại đứng yên để tự cảm nhận và nhờ bạn tập quan sát đánh giá xem tư thế của mình đã chuẩn,đúng theo những yêu cầu trên chưa để chỉnh sửa.Tập lâu ngày như vậy sẽ tạo thành phản xạ bản năng khi đi lại,đánh đấm,di chuyển nhanh mà toàn thân vẫn thư thái,chỉnh thế.Đó là tiền đề cho việc có kình.Còn dụng kình ra sao thì phải tập với bạn tập.

cucat
09-15-2007, 04:52 AM
Em chỉ có một thắc mắc nho nhỏ thui :

"Vai phải xuôi xuống có cảm giác như vai chỉ là nơi buộc nối tay với thân"

- Đây có phải là cảm giác thoải mái nhất khi đứng lâu ko anh !? Tại vì nếu để tay buông lỏng xuống hết để cảm được lực nặng từ cánh tay đó, thì đứng lâu sẽ mỏi vai vì phần cơ trên vai phải kéo lại do chịu sức nặng của cánh tay, trong khi nếu đứng 2 tay chống nạnh, em thấy là ít mỏi hơn ???

Do việc cứ thả lỏng vai này buông xuống, mà khi đi xe máy em cũng để vai em buông xuống luôn, == lúc đầu em thấy là hay, vì nghĩ mình thả lỏng, nhưng càng ngày em lại thấy vai mỏi chịu không nổi, từ đó em thay đổi việc buông vai trong khi lái xe máy.

Liệu những phương pháp thả lỏng này có thể tập chỉ bởi những bài tập dẻo bình thường ( Em xin gửi link cuốn sách tập dẻo )

http://www.coiphimle.com/mrdie/kat/Stretching1.rar

NgDaLat
09-15-2007, 06:01 AM
@vodantoc
Cám ơn anh rất nhiều về chử Kính. Nếu được anh có thể góp ý về chữ KHÍ và THẤN không?

@cucat
Quyển sách em post hay lắm đó.

Buông lỏng vai mà thấy mỏi? Lạ nhỉ, mỏi chổ nào cùa vai. Mỏi khi đi xe máy hay khi đứng. Khi đi xe máy sao em chùng vai được? Nếu thân người em hơi nghiêng về phía trước, tay tì lên tay lái thì vai phải ưởn ra sau mới gọi là thà lỏng chớ.

Như anh Vodantoc nói. Vai lỏng là khó nhất. Gốc của vai là điểm cuối của xương quai xanh (phía trước) hay cuối xương bả vai phía sau gần xương sống. Ai lỏng vai khi họ đi sẽ thấy vai đong đưa so với thân người. Đa số người khi đi chỉ có cánh tay đong đưa. Khi ta đấm người có đôi vai và xương sống lỏng, quà đấm của ta cứ như bi trượt đi mất.

cucat
09-15-2007, 10:13 AM
@NgDaLat :

Em đứng và buông 2 tay xuống, để cho nó thả lỏng, nhưng đứng lâu, thì cảm thấy tay nặng ( hổng biết phải do máu bị dồn xuống ko !??? ) nhưng cái vai bị mỏi ngay phần vai gần chỗ cổ

Còn đi xe máy em buông vai nó lỏng lỏng thui, tay em thì nó tựa trên tay lái, cho nên cái xe nó chạy hầu như đều đều đều đều, nhưng càng ngày càng thấy cái này nó sai và ko nên, vì cứ để lỏng le zị nên lười vặn ga lên xuống nên xe chạy ko có cảm giác an toàn,...hehe, nói chung là h em hông làm zị nữa! :biggrin:

Còn một cuốn sách về sự phân tích vận động trong cơ thể, anh NgDaLat và mọi người thích thì down nha :

http://www.coiphimle.com/mrdie/kat/ATozeren.rar

( Down sớm sớm nhe, chứ cái host này nó sắp hết date rùi, hehe ! )

vodantoc
09-15-2007, 11:06 AM
@Cucat
Chao em.,rất tiếc là anh không xem được cái link về cách tập dẻo của em.Trình độ tin học của anh chuối quá.
Anh open file ra mà không biết dùng chương trình gì để đọc.Có gì em hướng dẫn chi tiết để anh lam được nhé.
Khi coi xong sách anh sẽ có ý kiến cụ thể để trao đổi với em.
Thắc mắc của em về cái vai bị mỏi anh hiểu và sẽ giải thích kỹ cho em khi có thời gian một chút,bây giờ anh có việc
phải đi ra ngoài.
Cám ơn em.

DUCHUY
09-15-2007, 05:41 PM
@vodantoc
cám ơn anh vodantoc đã có bài viết về chữ kinh,có nhiều điểm tương đồng với nhận thức riêng của tôi về cách minh tập luyên trong Aikido,hi vong sẽ được xem nhiều bài nữa về các phương pháp tập luyện và những kinh nghiệp quí báu của anh.

mập
09-16-2007, 11:36 AM
Anh NgDalat nói là:"Vai lỏng là khó nhất. Gốc của vai là điểm cuối của xương quai xanh (phía trước) hay cuối xương bánh chè phía sau gần xương sống."
Anh ơi, xương bánh chè ở đầu gối cơ mà, thực ra cái xương anh đang nói đến là xương vai.
Em đồng ý là thả lỏng vai rất quan trọng, nó giúp toàn bộ cánh tay thả lỏng, thân người cũng thả lỏng theo.

NgDaLat
09-16-2007, 02:06 PM
Lộn Lộn. Cám ơn Mập nha. Không biết làm sao đang nói đến vai lại rớt tuốt xuống đầu gối. Kiểu này giống hệt chuyện Bác Sỉ VN cắt amidan qua đường hâu môn vậy :cool: :cool: :suicide:

gianghohiemac
09-16-2007, 08:00 PM
Hôm qua xem cái semina năm 2004 bên Nga, xem 1 sensei làm cái thả lỏng vai nhìn hay lắm, tay sensei ấy lúc buông thõng xuống nó lắc qua lắc lại như quả lắc .:laugh: :wacko: .

vodantoc
09-16-2007, 10:36 PM
@Cucat
Cam on em.Anh đã xem được cuốn sách em gửi,về cơ bản những kỹ thuật ép dẻo đó rất tốt và cần thiết cho việc tập lỏng vai.Tuy nhiên nếu coi đó là cách duy nhất để tập lỏng trong Võ thuật thì chưa đủ.Vận động võ thuật có hai yếu tố chính: Hình và Ý.
-Hình nôm na là hình thức,tư thế,động tác.Hình phải đúng,chuẩn thì động tác mới hiệu quả
- Ý nôm na là ý thức,tư tưởng,ý chí chủ đạo để thực hiện hành động
cái này cực kỳ quan trọng vì nó xuyên xuốt qua trình luyện,dưỡng và khi dụng võ của mình.Nó là vấn đề chủ quan của mình,còn các động tác ép, uốn dẻo có yếu tố khách quan(nhờ khách quan) để đạt mục đích.Để lỏng thật sự (chân lỏng)thì trước hết tư tưởng và ý chí phải lỏng.Đặc biệt khi đấm đá kịch liệt,căng thẳng thì con người dù có cơ khớp dẻo (vận đông viên uốn dẻo chẳng hạn) nếu không rèn luyện thả lỏng bằng ý chí (qua một quá trình rèn luyện thường xuyên) thì cũng không thể vận động thoải mái tự nhiên được.
Do vậy muốn đạt được lỏng trong VT tuyệt đối không thể không luyện dưỡng bằng tinh thần.

vodantoc
09-16-2007, 11:19 PM
Trong thực chiến khi ta bị dính đòn,bị tấn công chí mạng hay bị đe dọa ta sẽ rất khó thả lỏng,cơ bắp tự nhiên co cứng lại,thiếu linh hoạt cho dù ngày thường ta có thể thực hiện rất tốt các động tác đòi hỏi dẻo cao.các võ sỹ lớn tuổi có thể hạ được các võ sỹ trẻ tuổi có độ dẻo và cơ bắp tốt hơn vì họ có sự bình tĩnh,thả lỏng trong chiến đấu tốt hơn nhờ kinh nghiệm cọ sát lâu năm.
Thả lỏng trong tâm thức,trong mỗi suy nghĩ.hành động của mình sẽ có lợi rất nhiều không chỉ trong VT mà còn trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

vodantoc
09-21-2007, 02:59 AM
@Cucat
Mấy hôm rồi bận công chuyện nên không dành thời gian viết bài cho em.Thông cảm nghen.
-về việc vừa đi xe máy vừa "luyện công" em không tập nữa là đúng rồi.đành rằng tranh thủ luyện võ mọi nơi mọi lúc là rất quý nhưng tham gia giao thông ở VN còn "nguy hiểm" hơn là đấu võ thật sự nên nếu thấy không thoải mái,bất lợi cho việc điều khiển xe thì không nên tập.
- Về cái vai bị mỏi khi tay nặng chĩu xuống: Đây chính là bản chất của việc luyện tập.Khi tay kéo vai sẽ làm cơ vai dãn ra,tăng tính đàn hồi của cơ,dây chằng.Lâu ngày vai sẽ có độ vươn xa hơn,gân cơ dai,dẻo hơn, quen với việc phóng xa,giật mạnh của cánh tay
Hãy tu6ổng tượng Tay nặng (nắm đấm nặng do khí huyết dồn xuống bàn tay) như quả tạ buộc vào vai bằng điểm nối là khớp vai.Khi ném,phóng,văng mạnh quả tạ vào đích nếu cơ,khớp,dây chằng của vai không lỏng có tính đàn hồi và độ bền kéo giãn cao thì toàn thân sẽ bị xộc xệch,khớp xương sẽ bị tổn thương...không đạt được hiệu quả như ý.
-Kình là một loại lực có tính bạo phát, đột ngột và tập trung(như việc bắn súng,phóng tên) do vậy việc chuẩn bị cho "phát kình" cần chu đáo chỉn chu.Luyện,dưỡng kình là nhiều - dụng (phát kình) là ít.
Càng lỏng,thư giãn cơ bắp,gân cốt dây chằng có tính đàn hồi cao,tư thế các khớp liền lạc hợp lý thì kình phát ra càng uy lực.

vodantoc
09-21-2007, 03:53 AM
Anh đọc đâu đó thấy em than là mất thời gian về võ quá,phải tập trung vào học thôi.Hoàn toàn chính xác.Em phải xác định Võ chỉ là thú chơi của mình thôi,học hành và làm việc có ích mới là mục đích của đời người.
Ngoài ra,phần lớn thanh niên (xin lỗi đây là ý kiến chủ quan thôi)bây giờ chưa có cách hiểu đúng về võ và phương pháp luyện võ nên một số thì tập lan man không hiệu quả,số thì loay hoay tìm hiểu về võ trong một rừng thông tin không biết thực hư như thế nào trong thời đại internet này.
Cá nhân anh khuyên Cucat nên dành nhiều thời gian cho học tập hơn.Thời gian dành cho Võ nên phân bổ như sau:
-Dành tối đa cho việc tập cơ bản công: Tập dẻo,dãn các khớp,vươn xa,dài...xoay các khớp lớn: cổ,vai,cùi chỏ,hông,háng,gối .., các khớp nhỏ hơn như cổ tay,cổ chân.Tập co duỗi,nắm mở bàn tay,bàn chân với nhiều góc độ.Tập Trang công,tập các động tác kỹ thuật:đấm, đá,di chuyển thật chậm (như là xem phim quay chậm kiểu slow motion,tua đi tua lại nhiều lần...)có ý thức tìm sự hợp nhất trong mỗi một động tác (kể cả động tác đơn giản nhất):thân,thủ,bộ phải hợp nhất sau đó là Ý,khí lực hợp nhất.
Lưu ý: giai đoạn tập này là quan trọng nhất,không được sốt ruột khi thấy bạn bè đánh đấm ầm ầm,di chuyển đòn thế vù vù...Hạn chế tối đa việc tập đòn thế để không bị phân tâm khi luyện cơ bản công.Thời gian dành cho "công phu hiểu bản thân mình" càng nhiều càng tốt.Hãy tin anh đi,khi có công phu cơ bản tốt rồi thì đòn thế chỉ là chuyện nhỏ thôi .Đánh nhau thì nhanh lắm không có thời gian mà nghĩ đến đòn thế đâu.
-Bước tiếp theo là "công phu hiểu nguời' qua việc tập với bạn tập.Ví dụ như là tập đòn thế,xoay tay nhưng dần dần phải loại bỏ tính quy ước đi để phát triển khả năng cảm nhận thực tế và sinh động,đa dạng của mỗi cá nhân khi đánh võ.Một lần nữa nhắc lại:Không ham tập các chiêu thức phức tạp.Tập các động tác đơn giản,tăng dần độ khó,tập trung nghe lực và cảm nhận:phương,hướng,độ nặng nhẹ,tốc độ đòn đánh... Luôn thả lỏng và không tranh thắng.Dần dần sẽ tìm ra cách khắc chế đối thủ trong mỗi hoàn cảnh cụ thể(không qui ước,không biết trứôc)
Tập một thời gian sẽ thấy hiệu quả thực sự trong chiến đấu(chứ không phải trong biểu diễn đòn thế - Demo).Có nghĩa là không đánh đấm đẹp như trong phim hay trên sàn tập Aikido nhưng nếu phải tự vệ ở ngoài đời hoặc "giao lưu" với các võ phái khác thì chắc chắn sẽ có bản lĩnh nhất định.

vodantoc
09-21-2007, 04:13 AM
@Cucat
Như vậy là giai đoạn "tự luyện" là quan trọng nhất:khám phá,cải thiện,bồi dưỡng,tích trữ,nâng cấp cơ thể mình để chuẩn bị cho việc luyện võ. Tất cả là tự tập,tự rèn và tự thắng bản thân mình :không sốt ruột,không hoài nghi...phải tự tin và tin tưởng tuyệt đối vào cái mình đang tập,phải có tư duy nhưng phải có ý chí thuần phác,lành mạnh,tập trung và không bị phân tâm.Do đó em có thể mạnh dạn hạn chế tối đa việc đi tập võ để tập trung vào việc học văn hóa mà không sợ bị tụt hậu về "võ công' thậm chí còn có lợi hơn cho võ công.
Tất nhiên nếu em lấy mục đích và thước đo võ công là "đai đẳng" thì phải đi tập là đúng rồi.Còn nếu xác định Võ là thú chơi của đời mình thì anh khuyên là nên tập trung tối đa vào việc "tự luyên" trong giai đoạn này đối với em.
Thân ái

cucat
09-21-2007, 09:37 AM
@Vodantoc :

Em xin cảm ơn anh rất nhiều! Thật sự những gì anh nói em thấy rất có ích cho em lúc này. Bớt băn khoăn và suy nghĩ về Võ hơn, tập chỉ cho khỏe mà thui!

He, xin cảm ơn anh một lần nữa,

Chúc anh vui vẻ và mạnh khỏe!