PDA

View Full Version : Phỏng vấn thầy Miyamoto Tsuzuro - Bạn nên học cách đón nhận và cảm nhận



wago
05-02-2013, 09:48 PM
Bài phỏng vấn bằng tiếng Anh trên GuillaumeErard.com (http://www.guillaumeerard.com/aikido/interviews/interview-with-miyamoto-tsuruzo-shihan-one-must-learn-to-perceive-and-to-sense) và tiếng Pháp trên GuillaumeErard.fr (http://www.guillaumeerard.fr/aikido/entretiens/entretien-avec-miyamoto-tsuruzo-shihan-il-faut-apprendre-a-voir-et-a-percevoir).

Thầy Miyamoto Tsuruzo hiện là huấn luyện viên 7 đẳng của Aikikai Hombu Dojo ở Tokyo. Hằng năm từ 2006 thầy thường đến Pháp để dạy chủ yếu cho các thành phố phía Nam. Mỗi năm, càng lúc càng nhiều võ sinh đến dự lớp của thầy để nắm được các kỹ thuật đặc biệt của thầy và học được phương pháp sư phạm tinh tế của thầy. Nhân cơ hội thầy dạy ở Montpellier, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với người thầy tốt bụng và sâu sắc và trao đổi với thầy về kỹ thuật của thầy và quan điểm dạy Aikido của thầy.

Emmanuel Marès: Thưa thầy, thầy có thể cho chúng tôi biết tóm tắt thầy đã bắt đầu Aikido như thế nào và cái gì khiến thầy quyết định chọn nó là nghề nghiệp của mình?

Miyamoto Tsuruzo: Tôi bắt đầu Aikido vào năm 1971, năm tôi 18 tuổi, khi tôi vào đại học Fukuoka. Trong 4 năm sau đó, tôi theo sự hướng dẫn của thầy Suganuma Mamoru, người được Aikikai cử đến dạy ở đó. Khi tôi tốt nghiệp, tôi cảm thấy phân vân giữa việc kiếm việc làm hay tiếp tục con đường Aikido.

Thầy Suganuma là một người phi thường, dĩ nhiên không chỉ phi thường trong kỹ thuật, mà còn đặc biệt ở khía cạnh con người. Thầy là hiện thân cho cái tôi nhắm đến như một con người. Hơn nữa, cũng trong thời gian đó tôi đã tham dự seminar đầu tiên và chứng kiến biểu diễn tiếp đó của Đạo Chủ đời thứ 2 Ueshiba Kisshomaru. Tôi thật sự rất muốn học với thầy và trở nên mạnh mẽ hơn nên đó là lý do tôi gia nhập Hombu Dojo ở Tokyo.

Emmanuel Marès: Các thầy nào đã có ảnh hưởng nhiều nhất trong quá trình học tập của thầy và thầy còn giữ lại những gì từ những gì họ đã dạy?
Miyamoto Tsuruzo: Tôi tập ở Tokyo Aikikai dưới sự hướng dẫn của Đạo chủ Ueshiba Kisshomaru từ cuối những năm 70 đến đầu năm 90 và tôi có vinh dự được được biểu diễn cùng thầy trong các buổi biểu diễn và seminar. Tôi sẽ không bao giờ quên được sức mạnh trong mắt của thầy, sức mạnh tỏa ra từ toàn bộ cơ thể thầy, và áp lực mà tôi cảm nhận khi đối mặt với thầy trong các buổi biểu diễn lớn. Nhờ luyện tập với thầy, tôi học được 3 nguyên tắc quan trọng nhất của Aikido: tầm nhìn, thời điểm và vị trí đúng đắn.

47

Emmanuel Marès: Thầy từng phụ trách lớp dành cho những người mới tập ở Tokyo Aikikai trong thời gian dài, phương pháp sư phạm của thầy có khác nhau giữa lớp người mới tập so với lớp nâng cao không?

Miyamoto Tsuruzo: Một người mới phải có được nền tảng cơ bản vững chắc. Đây là thời kỳ quan trọng của quá trình học tập. Quan trọng là không nên có những thói quen xấu và đó là lý do tại sao nó quan trọng các huấn luyện viên lâu năm thường được đặt phụ trách dạy người mới tập. Ngược lại, trong lớp nâng cao, tôi dĩ nhiên cố gắng hướng dẫn học viên sao cho họ bỏ đi những thói quen xấu, nhưng tôi cũng đồng thời chỉ cho họ những khía cạnh tập luyện mới.

Emmanuel Marès: Những mặt nào những người mới tập nên tập trung chủ yếu?

Miyamoto Tsuruzo: Trong Aikido không có thi đấu. Trong suốt quá trình tập luyện, chúng ta học kỹ thuật nhưng khi tiến bộ lên, người ta phải tìm kiếm những thứ vượt ngoài những khuôn khổ kỹ thuật. Ngay từ đầu, bạn không được tập trung vào việc tìm kiếm sự hoa mỹ. Cái đẹp chỉ đến được từ những năm tháng dài luyện tập. Nếu chỉ tập trung vào đánh đẹp, kỹ thuật của bạn chỉ có hiệu quả trên một số người, nhưng không phải tất cả mọi người. Cái nguy hiểm là đánh mất cái gì là thiết yếu.

48

Thời điểm, khoảng cách và sức mạnh mà chúng ta đặt trong kỹ thuật sẽ thay đổi tùy theo bạn tập và trong môi trường mà chúng ta cảm nhận được mình trong đó. Có nhiều yếu tố phải để ý khi đối diện với ai đó: tầm vóc của người kia, sự nhanh nhẹ, sự mềm dẻo, kiến thức, tình trạng thể chất, v.v… Tất cả các yếu tố đó không ngừng thay đổi. Dẫu vậy, bạn không bao giờ ngần ngại cho đi tất cả. Rất quan trọng là học Aikido với tinh thần và sức lực.

Emmanuel Marès: Thầy thuộc ban giám khảo của Hombu dojo, thầy kỳ vọng gì các võ sinh khi họ thi?

Miyamoto Tsuruzo: Điều quan trọng nhất trong khi thi là thể hiện mình đầy đủ. Bạn không được cố gắng sao chép thầy hay thể hiện những đòn thế đẹp. Cái tôi muốn thấy, như là người chấm thi, là thành quả của tất cả những gì bạn đã tập được cho tới giờ.

Emmanuel Marès: Thầy có thấy sự khác biệt giữa những gì tập hằng ngày và những gì được thể hiện trong kỳ thi không?

Miyamoto Tsuruzo: Trong luyện tập hằng ngày, chúng ta phải phân biệt các chủ đề mà chúng ta muốn luyện tập thời gian ngắn và dài. Thêm vào đó, có những chủ đề mà người hướng dẫn đưa cho chúng ta và có những mục tiêu mà chúng ta tự đặt ra cho mình.

Trong lớp của tôi, tôi đưa ra những cách khác nhau để nhập nội, để lấy thăng bằng, và tôi để các võ sinh tìm lấy cách phù hợp nhất với họ. Chúng ta đang rèn giũa Aikido của chúng ta trong tập luyện hằng ngày.

Thi đẳng là thời điểm tập trung vào những thành quả đạt được cho tới giờ và thể hiện nó.



http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=7iHr6dJO-jc

Khi Thầy Miyamoto dạy ở Kyoto

Emmanuel Marès: Người ta thường nói rằng Aikido được dạy ở Nhật khác với Aikido được dạy ở Pháp, thầy có đồng ý không? Nếu có sự khác nhau, có phải chỉ do văn hóa khác nhau?

Miyamoto Tsuruzo: Mỗi người thầy đều khác biệt, kể cả ở Nhật, và việc dạy cũng không có chuẩn mực. Ví dụ, khi tôi đến Aikikai Hombu Dojo, Tổ sư Ueshiba Morihei đã mất. Tôi học Aikido từ con Tổ sư, thầy Ueshiba Kisshomaru và vì thế người ta có thể nói rằng tôi đã không học Aikido “thật sự” dạy bởi Tổ sư.
Aikido bắt đầu được dạy ở Pháp bởi những học trò trực tiếp của Tổ sư, và đây có thể là lý do mà vài người nó rằng nó khác. Cuối cùng, cái quan trọng là biết được ý nghĩa của những gì chúng ta muốn đưa vào trong luyện tập hằng ngày của chúng ta. Ta không nên luyện tập đơn thuần cho sở thích của ta, cũng không nên nghiêng về cái gì đó quá huyền hoặc.

Cho dù có những sự khác biệt văn hóa nhất định, chúng ta luôn luôn cố gắng tìm những giá trị chung. Ví dụ ở Nhật, chúng tôi nói về Võ Sĩ Đạo trong ở Pháp có tinh thần của Kỵ sĩ. Theo quan điểm của tôi, việc Aikido rất phổ biến ở Pháp không phải là điều hoàn toàn ngẫu nhiên.

Emmanuel Marès: Thầy có phải thay đổi cách dạy của thầy cho phù hợp với nước mà thầy dạy không?

Miyamoto Tsuruzo: Tôi không thay đổi cho phù hợp theo nước mà tôi thay đổi cho phù hợp theo người tập. Thí dụ, với những ai luyện tập theo hướng cơ bắp, tôi đưa ra Aikido mềm dẻo hơn. Với những ai thích kiểu Aikido mà tôi thấy rằng quá nhẹ nhàng, tôi sẽ cho thấy cái gì đó bùng nổ. Với ai tập luyện theo cách quá máy móc, tôi sẽ cố trình diễn những khía cạnh chiến đấu của kỹ thuật, v.v… Trong lớp của tôi, tôi cố gắng tạo cơ hội để võ sinh khám phá cái gì mới mẻ.

49

Emmanuel Marès: Quan sát từ bên ngoài, cách tập của thầy có vẻ rất thể lực nhưng thực ra, khi cảm nhận kỹ thuật của thầy, không có tính bạo lực. Điều quan trọng gì khi thầy thể hiện Aikido bên ngoài như vậy?

Miyamoto Tsuruzo: Tôi không thể tập với chính tôi được nên rất khó cho tôi định rõ được kỹ thuật của mình. Nếu người ta không cảm thấy bất kỳ lực gì trong suốt quá trình tiếp xúc, đó là dấu hiệu của thời điểm tốt và khoảng cách đúng. Nói cách khác, mọi thứ dựa trên hơi thở. Điều quan trọng nhất trong luyện tập của chúng ta là học cách đón nhận và cảm giác đối thủ như một khối.

Về khía cạnh bên ngoài, tôi không thực sự để ý đến nó, tôi chỉ cố truyền đạt mọi thứ mà tôi có.

Emmanuel Marès: Thầy muốn mọi người học được gì từ cách luyện tập của thầy?

Miyamoto Tsuruzo: Thông qua luyện tập các kỹ thuật căn bản, tôi nghĩ rằng quan trọng là đạt được sự mềm dẻo và sức mạnh cần thiết để có thể luyện tập thường xuyên. Trong lớp của tôi, tôi nhấn mạnh các nguyên tắc cơ bản của Aikido: sabaki, irimi và tankan, cũng như là hơi thở, và mục tiêu là thể hiện các biến đòn có thể. Tôi không cố dạy kỹ thuật mới, nhưng tôi cố gắng làm cho người tập luyện cảm nhận cái đằng sau các kỹ thuật mà họ luyện tập hằng ngày.

50

Emmanuel Marès: Để kết thúc, thầy đang nghiên cứu cái gì trong Aikido hiện nay? Nó có khác với cái mà đã thôi thúc thầy bắt đầu luyện tập môn võ này ngay từ lúc đầu?

Miyamoto Tsuruzo: Tôi thường nghe các bậc tiền bối nói rằng Aikido bắt đầu bằng ikkyo và cũng kết thúc bằng ikkyo. Ikkyo là kỹ thuật chúng ta thực hiện với người mới bắt đầu cũng như là với người luyện tập cao. Nó là bài tập thú vị vì mọi người có thể thực hiện nó, nhưng thực tế nó rất khó để thành thục được.
Khi tôi còn rất trẻ, tôi thường luyện tập với rất nhiều sức lực nhưng với tuổi tác, người ta trở nên yếu đi. Trong suốt những năm đó, tôi đã tích lũy kinh nghiệm, kiến thức và tầm nhìn của tôi được mở rộng tới chân trời mới. Tầm nhìn Aikido của tôi đã thay đổi theo thời gian. Trong tâm trí tôi, có những mức độ luyện tập khác nhau và vì thế, có nhiều ikkyo khác nhau. Ikkyo là kỹ thuật phát triển với thời gian, vì thế nên có câu “mọi thứ bắt đàu với Ikkyo, và mọi thứ kết thúc với ikkyo”.

Copied từ Kansha (https://www.facebook.com/notes/kansha-dojo/ph%E1%BB%8Fng-v%E1%BA%A5n-th%E1%BA%A7y-miyamoto-tsuruzo/557997637585351)

aiki
05-03-2013, 07:12 AM
Tôi không thay đổi cho phù hợp theo nước mà tôi thay đổi cho phù hợp theo người tập. Thí dụ, với những ai luyện tập theo hướng cơ bắp, tôi đưa ra Aikido mềm dẻo hơn. Với những ai thích kiểu Aikido mà tôi thấy rằng quá nhẹ nhàng, tôi sẽ cho thấy cái gì đó bùng nổ. Với ai tập luyện theo cách quá máy móc, tôi sẽ cố trình diễn những khía cạnh chiến đấu của kỹ thuật, v.v… Trong lớp của tôi, tôi cố gắng tạo cơ hội để võ sinh khám phá cái gì mới mẻ.

Khoái nhất câu này!

wago
05-03-2013, 04:16 PM
a Aiki ơi, có cách nào sửa lại tiêu đề không? Em đã sửa lại tiêu đề ở dưới nhưng không hiểu sao những tiêu đề ở trên lại không sửa theo. Có cách nào sửa không ạ?