PDA

View Full Version : JUDO - NHU Đ O



hagakure
07-12-2006, 04:12 PM
PHẦN I - ĐÔI DÒNG LỊCH SỬ



JUDO - bắt nguồn từ Jujitsu ( nhu thuật ) do võ sư Jigoro Kano - một người đã đạt được đỉnh cao trong môn Nhu Thuật - dày công nghiên cứu và hệ thống hóa môn Nhu Thuật cổ truyền để sáng tạo ra môn võ JUDO với mục đích vừa rèn luyện tinh thần đồng thời phát triển thể lực một cách toàn diện . JUDO có nghĩa là đường lối nhu hòa mềm dẻo . Toàn bộ yếu lĩnh của Judo nằm vỏn vẹn trong chữ Nhu , dùng Nhu thắng Cương , nương theo sức của đối phương mà linh hoạt ứng phó rất uyển chuyển .

Khi thành lập môn phái JUDO , thầy Jigoro Kano muốn Judo sẽ trở thành một môn thể thao chiến đấu an toàn nhất . Vì ngày xưa , khi theo học Jujitsu lúc ấy môn võ này chưa có nhiều luật lệ ràng buộc khiến cho nhiều võ sinh bị tổn thương . Sau khi mở trường KODOKAN JUDO - ông đã đặt ra nhiều quy định và luật lệ nhằm bảo vệ sự an toàn cho người tập . Mặt khác còn có lý do quan trọng nữa là thầy Kano muốn môn sinh của mình - những Judoka sẽ trở thành những người mạnh mẽ , đầy tự tin và vô cùng lịch sự . Thầy Kano không muốn môn sinh của mình có ý nghĩ rằng với tài năng ấy họ có thể đi gây sự và làm tổn thương người khác . Ông mong muốn họ trở thành những người anh hùng điềm đạm và giàu lý trí . Vì thế , điều cấm đầu tiên là tuyệt đối không được đá và đấm .


Năm 1894 , Thầy Jigoro Kano đưa ra những điều lệ cho phòng luyện võ Kodokan Judo của ông . Hầu hết đều quy định các môn sinh phải rèn luyện các hành vi , đạo đức và phong cách sống của mình . Người đi trước phải có trách nhiệm chăm sóc và giúp đỡ cho người sau . Luôn luôn tự rèn luyện để thân thể cường tráng , tinh thần trong sáng , tính tình ôn hòa , kiên trì và nhẫn nại . Chỉ tự vệ khi bị tấn công , ngoài những trận giao hữa , tuyệt nhiên không được thách thức với ai .

( Theo Võ Sư Kim Long )

hagakure
07-12-2006, 04:13 PM
PHẦN II : Đ O ĐƯỜNG - DOJO


Đạo đường Judo hay JUDO DOJO , là một căn phòng rộng rãi , sáng sủa và trang nghiêm . Bước vào đạo đường , bạn sẽ thấy sàn tập đựoc trải thảm . Những tấm thảm này thường là màu xanh rộng khoảng 2m vuông thuận tiện cho việc ghép liền nhau trên sàn tập và có thảm màu đỏ viền xung quanh . Màu đỏ là dấu hiệu báo cho môn sinh biết gần tới giới hạn của mép thảm . Những tấm thảm này được giữ gìn rất sạch sẽ và không ai được phép mang giầy bước lên trên ấy , thảm được dùng để tránh cho các môn sinh bị chấn thương .

Trước khi vào DOJO , các võ sinh phải thay trang phục võ sạch sẽ , đầu tóc gọn gàng , không được mang đồ trang sức , cắt gọt móng tay . móng chân . Đi đứng ăn nói phải từ tốn , nghiêm túc , lịch sự , luôn thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo , kính trên yêu dưới và đoàn kết lẫn nhau .

hagakure
07-12-2006, 04:16 PM
PHẦN III : KỸ THUẬT TRONG JUDO


KỸ THUẬT JUDO cũng được chia theo nhiều hướng trong đó có một hướng rất gần gũi ( về tên gọi ) với môn phái AIKIDO đó là :

1 . Các kỹ thuật gồng Katamewaza

2 . Các kỹ thuật ném Nagewaza

3 . Các kỹ thuật Kata kết hợp của ném và gồng

4 . Các kỹ thuật tấn công Atemiwaza


http://photo-origin.tickle.com/image/80/6/1/O/80617964O209323174.jpg

Guest
07-17-2006, 04:04 AM
Những Nhà Tiền Phong Nhu Đạo Việt Nam.

Năm 1945 sau khi quân đội Nhật thắng Pháp tại Việt Nam, cũng như tinh thần võ sĩ đạo nhật vang danh trên thế giới, môn võ Nhật, lúc bấy giờ, là môn Nhu Đạo (Judo) và môn Nhu Thuật (Jiu-Jitsu) rất được quần chúng Việt Nam ngưỡng mộ. Những vị giáo sư người Nhật đầu tiên đến giảng dạy môn võ Nhật tại Việt Nam như: giáo sư Zonka, giáo sư Nakazono, giáo sư Watanabe, giáo sư Ishikawa, giáo sư Ishida, giáo sư Choji Suzuki, và ba giáo sư người Pháp Henri Buchet, Conginie, Tarquiny.

Các giáo sư Nhu đạo người Việt Nam lần lượt hồi hương từ ngoại quốc như các vị giáo sư Hồ Cẩm Ngạc, giáo sư Phạm Lợi, giáo sư Thái Thúc Tuấn, giáo sư Đặng Thông Trị, và giáo sư thượng tọa Thích Tâm Giác. Tại quốc nội, trên bước đầu sơ sinh của môn Nhu đạo, một số giáo sư nhu đạo người Việt Nam đầu tiên được đào tạo đáng kể đến như giáo sư Phạm Đăng Cao, giáo sư Phan Văn Quan, giáo sư Vương Quang Ba, giáo sư bác sĩ Nguyễn Anh Tài, giáo sư Nguyễn Bình, giáo sư Trần Xuân Kim, và giáo sư Trần Xuân Kính. Tất cả những vị giáo sư này đều là những vị góp công đầu tiên trong việc khai sinh phong trào nhu đạo (judo) nói riêng và các môn võ Nhật nói chung tại Việt Nam.

Trong những vị giáo sư Nhu đạo người Việt Nam hồi hương từ ngoại quốc, đáng kể nhất là giáo sư Hồ Cẩm Ngạc, ông trở về nước từ đầu năm 1948, sau bảy năm du học tại Nhật Bản (từ 1941 đến 1947). Giáo sư Hồ Cẩm Ngạc sinh 1923 tại Sài Gòn tử nạn ngày 01/03/1965 tại Sài Gòn. Năm 1935, bắt đầu học võ Thiếu Lâm với vị thầy Trung Hoa (vị này là bạn của thân phụ của ông). Năm 1941, du học Nhật Bản bắt đầu học võ Không Thủ Đạo (Karate-do) với giáo sư Zenkoshan thuộc võ phái Shotokan. Năm 1943, đồng thời theo học Nhu Đạo (judo) tại trường Kodokan. Sau đó ông theo học môn kiếm đạo (Kendo) và Hiệp khí đạo (Aikido) tại trường Yosheikan. Vào thời đó, giáo sư Hồ Cẩm Ngạc là người Việt đầu tiên tốt nghiệp các bộ môn võ Nhật Judo, Karate-do, kendo và Aikido tại Nhật Bản. Đầu năm 1950, ông mở phòng dạy võ Nhu đạo tại vận động trường Phan Đình Phùng, Sài Gòn. Năm 1956, giáo sư Hồ Cẩm Ngạc đã xuất bản quyển "Nhu đạo tạp phương".

Tại Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Định, giáo sư Hồ Cẩm Ngạc đã thành lập những phòng tập Nhu đạo lần lượt như sau: năm 1961 tại trung tâm sinh hoạt thanh niên (đường Đồng khánh, Chợ Lớn, khu Đại Thế Giới cũ); năm 1962, tại góc đường Duy Tân và Hồng Thập Tự (về sau là trụ sở Tổng hội Sinh viên). Năm 1962 tại khu thể thao Gia Định (cạnh Tòa Tỉnh Trưởng Gia Định), năm 1963 tai Nha Kiến Thiết Đô Thị (đường Phan Đình Phùng). Năm 1963 tại sở Thanh Niên Đô Thành (góc đường Hai Bà Trưng và Hồng Thập Tự, Sài Gòn), năm 1964 tại Chi Thanh Niên Quận 6 (bên cạnh tòa hành chánh quận 6), tháng 1/1965 tại vận động trường Cộng Hòa (đường Nguyễn Kim, Chợ Lớn).

Ngoài ra, giáo sư Hồ Cẩm Ngạc còn thành lập và gởi các huấn luyện viên dạy tại các tỉnh Phan Rang, Nha Trang, Tây Ninh, Định Tường, Vĩnh Long, Long Xuyên, Ba Xuyên. Năm 1963, giáo sư chính thức thành lập Hội Nhu Đạo Sơn Điền tại Sài Gòn. Trong suốt những năm dạy võ Nhật Bản (các môn Judo, Karatedo, kendo, và đô vật catch), giáo sư Hồ Cẩm ngạc đã đào tạo ra hàng ngàn võ sinh, và một số lớn đai đen huấn luyện viên trên toàn quốc. Một số môn đồ đai đen tâm đắc của ông đáng kể như giáo sư Lê Văn Châu, giáo sư Lê Hữu Phước, giáo sư Hồ Châu Bội, giáo sư Thịnh Đức Phú, giáo sư Âu Vĩnh Hiền (Vũ Đức), giáo sư Bùi Văn Lộc, giáo sư Lưu Kế Viễn, giáo sư Đinh Văn Ron, giáo sư Vương Đình Thanh (cảnh sát quốc gia), giáo sư Trần văn Khang (quân cảnh Vũng Tàu), giáo sư Trần Bá Biện (nha kiến thiết đô thị), giáo sư Lư Công Khang (Giang Cảnh Định Tường), giáo sư Nguyễn Văn Đào (Thủy quân lục chiến) giáo sư Mai Quang Thu (cán bộ thanh niên Long Xuyên, sau về Sài Gòn), giáo sư Thân Trọng Giáo (Biên Hòa) giáo sư Lê Văn Vinh (lực sĩ quốc gia).

Năm 1955, Việt Nam Nhu Đạo Thân Thiện Hội ra đời trong tinh thần kết hợp của các vị giáo sư và các Nhu đạo gia đầu tiên như giáo sư Hồ Cẩm ngạc, giáo sư Phan Văn Quan, Đốc Quan Cảnh, Nguyễn Phú Bửu, Lê Văn Châu... Trụ sở đặt tại số 75 Phan Đình Phùng, Sài Gòn.

Cuối năm 1955, đại diện Nhu đạo Việt Nam tham dự cuộc tranh giải Vô Địch Nhu Đạo Đông Nam Á tại Nam Vang, với phái đoàn lực sĩ Nhu Đạo Việt Nam trong đó có giáo sư Hồ Cẩm Ngạc và giáo sư Phạm Lợi (mới hồi hương được 2 ngày) được đề cử tham dự.

Cũng vào cuối năm 1955, giáo sư Phạm Lợi từ Pháp hồi hương sau mười sáu năm bôn ba hải ngoại. Giáo sư Phạm Lợi sanh ngày 17/7/1922 tại tỉnh Quảng Nam. Lúc 14 tuổi bắt đầu theo học võ Việt Nam. Đến năm 1939 ông vào quân đội Pháp để tham dự đệ nhị thế chiến. Năm 1940, ông bỏ Pháp sang Đức được vào học trường võ bị Schutt-Staffel. Nơi đây ông bắt đầu học Nhu Đạo với giáo sư Nhật Karashi, một giáo sư huấn luyện nhu đạo của trường võ bị này. Năm 1948 ông tiếp tục học Nhu đạo với giáo sư Nhật Hirano, một môn đệ của giáo sư Karashi. Năm 1951 ông tham dự giải vô địch Nhu đạo quốc tế tại Tây Ban Nha. Năm 1952 ông tham gia vào ban huấn luyện Nhu đạo cho quân đội Thụy Sĩ. Năm 1953 ông đại diện cho liên hiệp Pháp và thắng giải vô địch Nhu đạo quốc tế tại Hòa Lan ở hạng bán trung. Đầu năm 1955 ông trở về Paris (Pháp) để dạy Nhu đạo tại Reuilly Sporting Club và Judo St. Gobain. Sau khi về Việt Nam năm 1956 ông thành lập Lực Lượng Thanh Niên Nhu đạo và mở các lớp dạy Nhu đạo tại các trường trung học công lập Gia Long, Petrus Ký, Đại học Xá... Đồng thời ông đã xuất bản quyển Kỹ Thuật Nhu Đạo. Ông được giữ chức vụ Tổng Giám Đốc Công Dân vụ vào năm 1964. Sau một thời gian ngắn, ông xin từ chức để trở về sống một cuộc đời thanh bần của vị giáo sư Nhu đạo. Năm 1964, ông thành lập Tổng Đoàn Thanh Niên Tiền Đạo Việt Nam. Giáo sư Phạm Lợi đã đào tạo được rất nhiều môn sinh và một số đông giáo sư, huấn luyện viên đai đen Nhu đạo trên toàn quốc. Những môn đệ đai đen Nhu đạo đáng kể của ông như giáo sư Lê Văn Luyện, giáo sư Nguyễn Bình, giáo sư Chiêm huỳnh Văn, giáo sư Nguyễn Văn Tòng, giáo sư Trần Hữu Lý, giáo sư Trần Hữu Lễ, giáo sư Lê Thái bình và giáo sư Nguyễn Bá Tùng, ...

Sau cùng vào năm 1983 giáo sư Phạm Lợi đã qua đời sau những cơn bệnh trầm trọng hậu quả những tháng năm đau khổ ngục tù dưới chế độ cầm tù tại Việt Nam.

Năm 1958 giáo sư Thái Thúc Thuần từ Pháp hồi hương sau mười một năm du học về kỹ thuật vô tuyến điện. Giáo sư Thái Thúc Thuần sinh ngày 28/3/1925 tại Huế. Năm 1947 tại Pháp, ông bắt đầu học Nhu đạo với người Pháp Berreti,và sau đó với giáo sư Nhật Kawashi. Đến năm 1949 ông tốt nghiệp đai đen Nhu đạo với giáo sư Oda người Nhật sống tại Paris (Pháp). Rồi sau đó ông được chấm đậu thắng lên đai đen đệ nhị đẳng. Năm 1958 sau khi về nước, ông bắt đầu mở ngay một phòng tập Nhu đạo Alpha tại Sài Gòn. Mãi đến năm 1963 phòng tập Nhu đạo Alpha được di chuyển xuống đường Bùi Chu Sài Gòn. Năm 1964 ông sang Nhật Bản thi đậu lên đai đen đệ tam đẳng Nhu đạo tại trường Judo Kodokan. Năm 1964 1965 ông được tín nhiệm đắc cử chức chủ tịch Tổng Cục Nhu đạo Việt Nam. Trong thời gian làm chủ tịch, ông đã tích cực tranh thủ với các tổng cuộc Nhu đạo thuộc các nước ở Âu Châu để cho tổng cuộc Nhu đạo Việt Nam được chánh thức gia nhập vào tổng cuộc Nhu đạo quốc tế (Féderation International de Judo)

Thượng tọa Thích Tâm Giác, một vị giáo sư Nhu đạo từ Nhật trở về Việt Nam.Năm 1964 Thượng tọa Thích Tâm Giác bắt đầu thành lập viện Nhu đạo Quang Trung (đường Phạm Đăng Hưng, Dakao, Sài Gòn). Nơi đây đã thu hút rất mạnh một số đông đảo thanh thiếu niến, con em các gia đình phật tử theo luyện tập Nhu đạo. Thượng tọa Thích Tâm Giác đã đào tạo rất nhiều dai đen Nhu đạo Việt Nam có năng khiếu vào thời đó. Thượng tọa Thích Tâm Giác qua đời năm 1971 tại Sài Gòn về bệnh ung thư bướu não bộ, sau một thời gian điều trị bất thành tại Nhật Bản.

Ngoài ra tại quốc nội, một số giáo sư Nhu đạo Việt Nam được đào tạo đầu tiên đáng kể nhất là giáo sư Phan Văn Quan, ngoài khả năng kỹ thuật Nhu đạo, ông còn có tài tham mưu hành chánh đã mang kinh nghiệm trong nhiều năm phục vụ trên các lãnh vực văn hóa giáo dục, thanh niên thể thao và xã hội, để tích cực góp công vào chức vụ Hội Trưởng Việt Nam Nhu đạo Thân Thiện Hội, được thành lập cùng với một số các giáo sư khác, vào năm 1955, để đánh dấu cho sự khai sinh phong trào nhu đạo Việt Nam. Mãi đến năm 1963, Tổng Cuộc Nhu đạo Việt Nam được sáng lập do các giáo sư Nhu đạo Hồ Cẩm Ngạc, Phan Văn Quan, Đặng Thông Trị, Vương Quang Ba, Thái Thúc Thuần, Trần Tá, Tăng Kim Tây, Nguyễn Anh Tài... Đến ngày 14/5/1964, Tổng Cuộc Nhu đạo Việt Nam mới được chính thức cấp giấy phép do nghị định số 162/PDUTNTT/TDTT/13ND bởi Phủ Đặc Ủy Thanh Niên và Thể Thao Sài Gòn. Giáo sư Phan Văn Quan đã góp công xây dựng cho Tổng Cuộc này đạt được một hệ thống tổ chức phát triển thanh niên Nhu đạo Việt Nam trên toàn quốc, trong ba nhiệm kỳ được tín nhiệm chức vụ Chủ Tịch Tổng Cuộc (1965 đến 1971) của ông.

Giáo sư Phan Văn Quan sinh năm 1911 tại Nam Việt Nam. Năm 1931 ông tốt nghiệp trường Quốc Gia Sư Phạm Sài Gòn và được bổ nhiệm Giáo Học rồi hiệu trưởng trường tiểu học Phong Điều, Cần Thơ cho đến năm 1941. Sau khi đậu tú tài toàn phần ông được làm giáo sư Toán và huấn luyện viên thể dục thể thao tại Trung học Cần Thơ từ 1942 đến 1954. Đến 1955 ông được thuyên chuyển về Sài Gòn giữ chức Phó Giám Đốc Trường Huấn Luyện Cán Bộ Thanh Niên Thể Dục Thể Thao và Chủ Sự Phòng Thể Dục Nha Tổng Giám Đốc Thanh Niên vào năm 1956. Sau đó, ông giữ chức Hiệu Trưởng Trường Tiểu Học Lê Văn Duyệt Sài Gòn (1957 1962); Thanh Tra Sở Tiểu Học Sài Gòn từ 1963 1971. Thuở nhỏ được thân phụ truyền dạy võ Thiếu Lâm. Từ 1936 đến 1954 tại Cần Thơ, ông theo học Nhu đạo với giáo sư Phạm Đăng Cao. Vào năm 1955 tại Sài Gòn, ông có dịp kết thân và theo học tu nghiệp Nhu đạo với giáo sư Hồ Cẩm Ngạc, và giáo sư Kazu Ishikawa.

Sau đó ông đã có nhiều dịp đi tu nghiệp Nhu đạo tại trường Kodokan Nhật Bản và học với các giáo sư người Nhật như Mifune, Matsuo Takata, và học khóa trọng tài Nhu đạo quốc tế với giáo sư Nhật Fuchi Hirose, Tổng Thư Ký Tổng Cuộc Nhu Đạo Á Châu.

Ông đã có nhiều kinh nghiệm giảng dạy Nhu đạo tại các võ đường ở Cần Thơ trước năm 1954 và tại Sài Gòn từ 1955 đến 4/1975 các võ đường như Thanh Niên Phan Đình Phùng, viện Nhu đạo Quang Trung, phòng Nhu đạo Viện Hóa Đạo, võ đường Minh Đức (Thủ Đức).

Ông còn là trọng tài Nhu đạo quốc tế và trưởng đoàn hướng dẫn lực sĩ Nhu đạo Việt Nam tham dự các cuộc tranh giải Đông Nam Á Vận Hội tại Mã Lai 1965, Thái Lan 1967, Miến Điện 1969 và đã mang lai danh dự cùng thắng lợi vẻ vang cho màu cờ sắc áo Việt Nam. Với hơn 40 năm thành tích xuất sắc trong các lãnh vực văn hóa giáo dục, thanh niên thể thao, xã hội, giáo sư Phan Văn Quan được chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ban thưởng các huy chương cao quý như:

Văn Hóa Giáo Dục Bội Tinh Đệ Nhất Hạng
Thanh Niên Thể Thao bội Tinh Đệ Nhị Hạng
Xã Hội Bội Tinh Đệ Nhị Hạng

Vào năm 1993, Giáo sư Phan Văn Quan định cư tại Mỹ, đoàn tụ với người con gái út tại thành phố Westminster, Nam California. Ông sống trong cảnh thanh đạm của một vị cư sĩ thiền gia ẩn dật.

(Tài liệu: Đặc San Tâm Võ, LĐVT Thần Phong Victoria - Australia, pp. 34-39)

Bushido
08-05-2006, 10:12 PM
Đây là clip về Judo:

http://www.youtube.com/watch?v=pFM-xRKbSec

Nhìn quăng quật ghê quá :confused:

Totoro_san
09-10-2006, 05:46 AM
Thân chào,

Để giới thiệu sơ lược về bộ môn Judo cũng như sự phát triển của Judo tại Việt Nam, đã có Các anh Hagakure và DCH trình bày rồi!

Sau đây mình chỉ giới thiệu các links về Judo để các bạn có quan tâm tham khảo về kỹ thuật (kỹ thuật đòn cơ bản, nội dung Kata, đòn liên hoàn, ... ), luật thi đấu, lịch sử tổng quan:

www.judoinfo.com/
www.ijf.org/
www.kodokan.org/

Đây là các links được phổ biến nhất.

Thân.

Guest
09-12-2006, 03:48 PM
Thân chào,

Để giới thiệu sơ lược về bộ môn Judo cũng như sự phát triển của Judo tại Việt Nam, đã có Các anh Hagakure và DCH trình bày rồi!

Sau đây mình chỉ giới thiệu các links về Judo để các bạn có quan tâm tham khảo về kỹ thuật (kỹ thuật đòn cơ bản, nội dung Kata, đòn liên hoàn, ... ), luật thi đấu, lịch sử tổng quan:

www.judoinfo.com/
www.ijf.org/
www.kodokan.org/

Đây là các links được phổ biến nhất.

Thân.

Anh Totoro_san là dân cao thủ Nhu Đạo, vậy anh có thể viết về "update" về tình hình Nhu Đạo tại Việt Nam cho anh em xem đi, không biết sao thông tin về Taekwondo, Karate, VBovinam, Võ Cổ truyền... kể cả cái Ông anh Silat cũng có nhiều trong các website Việt Nam mà rất ít nghe về Nhu Đạo Việt Nam, trong khi đó chúng ta vẫn thấy môn Nhu Đạo của Việt Nam rất đáng tự hào về mặt lịch sử và được nhắc nhiều đến trong các bài viết của những Giáo sư Nhu Đạo Nhật bản và thế giới, như trường hợp Thầy Huy của Nhu Đạo Việt Nam hiện nay chẳng hạn.

PS:Hehehe ! theo tui ai tập môn nào trên 2-3 năm, tui coi như là cao thủ hết... Vì ít nhất là sự kiên nhẫn cũng rất xứng đáng làm thầy tui rồi...

Thân mến.:friends: :friends:

psi_ops2001
09-13-2006, 01:30 AM
------Vị tổ sư với gương mặt nhân hậu:
http://i55.photobucket.com/albums/g154/psi_ops2001/kano_praxis_8.gif
------Hình ảnh đẹp của Judo:
http://i55.photobucket.com/albums/g154/psi_ops2001/181_1_lrg.jpg
http://i55.photobucket.com/albums/g154/psi_ops2001/adidas_contest_gi_l.jpg
http://i55.photobucket.com/albums/g154/psi_ops2001/Olympic20Judo.jpg

Totoro_san
09-13-2006, 03:22 AM
Thân chào,
Cái này là anh DCH nhầm rùi!

Mình chỉ tập Nhu đạo một thời gian ngắn rồi nghỉ do công việc. Không thể xem là hiểu nhiều về Nhu đạo được đâu! :bigsmile:

Anh DCH làm thế lỡ gặp anh em trong 4rum gặp đòi thử lửa thì ... :eek: chắc chắn là dùng "võ ... thằn lằn" bỏ đuôi lại để thoát thân mất thôi.

Thân.

Totoro_san
09-25-2006, 03:05 AM
Thân chào,
Vài dòng về một võ sư có công phổ biến Nhu đạo tại VN:

... Thượng tọa Thích Tâm Giác, một vị giáo sư Nhu đạo từ Nhật trở về Việt Nam năm 1964. Thượng tọa Thích Tâm Giác bắt đầu thành lập viện Nhu đạo Quang Trung (đường Phạm Đăng Hưng, Dakao, Sài Gòn). Nơi đây đã thu hút rất mạnh một số đông đảo thanh thiếu niến, con em các gia đình phật tử theo luyện tập Nhu đạo. Thượng tọa Thích Tâm Giác đã đào tạo rất nhiều dai đen Nhu đạo Việt Nam có năng khiếu vào thời đó. Ông từng du học võ tại Nhật khá lâu. Thày có Tứ đẳng Huyền Đai Judo, Tứ đẳng huyền đai Không thủ Đạo/ Karate và Tam đẳng Kendo/Kiếm thuật. Ông đong góp rất lớn vào quá trình phát triển Nhu đạo tại Việt nam giai đoạn trước 1975. Thượng tọa Thích Tâm Giác qua đời năm 1971 tại Sài Gòn về bệnh ung thư bướu não bộ, sau một thời gian điều trị bất thành tại Nhật Bản...
(... Tuy nhiên cũng có thông tin ông mất do trúng đòn nhược trong giao đấu với một võ sư võ Việt Nam).

(Tổng hợp từ nhiều nguồn)

Thân.

Totoro_san
09-27-2006, 01:35 AM
Thân chào A/C/E,

Mình thấy có một clip nhỏ thể hiện một số tư liệu về huấn luyện Nhu đạo do Đại học Kyoto thực hiện:


http://www.youtube.com/watch?v=MkuTkdzVb_0

Thân.

Guest
09-27-2006, 08:49 PM
Nói thiệt với Anh Toroto_san nhe nhưng qua cái Clip của anh bên trên tui thấy thật là hay, chất lượng, muốn để dành tiền mai mốt đi học Judo, vì thấy hay quá !!! Mấy cái Cip anh gởi lên đây rất là chất lượng, cái nào coi cũng đã con mắt !

Thân mến cám ơn anh.:friends: :friends:

aiki
09-29-2006, 01:29 PM
Cuộc thử thách lớn nhất của Judo


Chuyện tui kể sau đây chắc ai học Judo cũng đã biết! Tuy nhiên tui xin kể ra đây cho những người không theo tập môn võ đó.

Hầu như ai cũng biết sáng lập viên của Judo là thầy Kano. Tui không có ý định kể lại tiểu sử của thầy Kano, nhưng chỉ nhắc lại cái thử thách lơn nhất của bộ môn Judo khi mới được thành lập.



Như mọi người đã biết, thầy Kano đã học ít nhất 2 hệ phái Jujitsu (Tenjin-Shinyo Ryu, Kito-ryu) và tới năm 1882, thầy Kano đã ra mở võ đường riêng (Kodokan) cùng với 9 sư huynh/đệ cùng phái Tenjin-Shinyo.

Thầy Kano lúc đó chỉ có ý muốn sửa đổi 1 số căn bản và đòn thế của Jujitsu theo phương pháp ''Dùng nhu thắng cương'', làm địch thủ mất thăng bằng trước khi vô đòn. Thầy đã dùng phương thức trên để đánh bại một đồng môn nặng gấp đôi thầy, và thầy cũng sáng chế ra 1 số đòn như Kata Guruma, tsuri-komi-goshi ...

Lúc bấy giờ, thầy Kano đang ''chế biến'' những đòn Jujitsu theo phương cách trên cùng với 1 số sư huynh, sư đệ. Những đòn thế Atemi Waza và Katamewaza của Judo phát nguồn từ kỹ thuật của Kito-ryu.

Sự cải tiến của Jujitsu thành Judo được áp dụng trên nhiều phương diện và dựa trên 1 số nguyên lý khoa học : hợp nhất đấu kháng cùng với sự huấn luyện tinh thần và thể chất. Mỗi kỹ thuật đều được nhìn dưới 1 con mắt thực dụng! Tất cả những đòn thế nguy hiểm đều bị thầy Kano loại bỏ trong lúc đấu kháng, và chỉ được dạy dưới hình thức bài quyền (kata). Vả lại, trong lúc tập thì phải tập hết mình chứ không có kiểu tà tà, ''nửa mỡ, nửa nạc'' ....

Tân môn sinh không bị ''đì''/đối xử 1 cách ''dã man'' bởi sư huynh, và được đối đãi 1 cách ''tử tế'' hơn. Lúc bấy giờ bên Nhật đang có phong trào ''Âu hoá''! Từ phương cách giáo dục cho tới công nghệ, tất cả đều muốn thay đổi .... Thầy Kano cũng không thoát nổi phong trào đó và cũng tuyên bố Judo là 1 cách nhìn mới của những thế hệ tương lai Nhật bản.

Nhờ cách tập trên nên những võ sinh Judo ít bị chấn thương hơn những võ sinh Jujitsu và cũng nhờ không có những đòn nguy hiểm nên võ sinh có thể tập nhiều, mạnh hơn các võ sinh bộ của bộ môn khác.

Đối với thời bấy giờ, thầy Kano được coi như 1 người rất cởi mở và những thay đổi mà thầy áp dụng vô võ thuật không được mọi người chấp nhận, nhất là những võ sư của các Ryu khác. Các võ sư kia coi thầy Kano như 1 mối đe dọa cho ''nồi cơm'' của họ và kiếm cách gièm pha, chỉ trích, bôi xấu những ý kiến của thầy Kano là không thực tế trong 1 trận đánh nhau thật sự.

Thầy Kano gặp những thử thách đó hàng ngày, và có người cũng đã tới ngay cả võ đường Kodokan để thử xem Judo có hiệu quả không! Tới năm 1883, thầy Kano không đích thân ''trả lời'' những thử thách đó nữa và để cho võ sinh mình ''tiếp khách''.

Cũng vì những thử thách đó mà phương cách tập luyện tại Kodokan cũng rất mạnh bạo, thực chiến, và nhiều người coi đạo đường đó như là ''điạ ngục''. Thầy Kano lúc đó bắt đầu có khá đông môn sinh, và 4 cột trụ chính của thầy là :

- Tomita Tsunejiro (về sau là tác giả của tiểu thuyết ''Sanshiro Sugata''. Tiểu thuyết này được viết trên cuộc so tài giữa Judo và Jujitsu và được đóng thành phim)
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/divers/Tomita.jpg


- Yokoyama Sakujiro được biệt danh là ''Ác quỷ Yokoyama'' (1,69m 95kg)
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/divers/Yokoyama.jpg


- Yamashita Yoshikazu (người mà sẽ chỉ Judo cho TT Roosevelt)
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/divers/yamashita.jpg


- Saito Shiro 1,59m, 58kg (xin đọc bài ''liên hệ giữa Aikido và Daito-ryu Aikijujitsu'' http://www.hiepkhidao.com/Default.aspx?g=posts&t=717)
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/divers/page20_1.jpg



4 cột trụ này là nhựng sư đệ, là cựu môn sinh Tenjin-Shinyo Ryu và theo thầy Kano khi thầy dời môn phái đó.

Vào đầu thập niên 188x, bộ nội vụ Nhật đã quyết định đem Jujitsu vào chương trình đào tạo cảnh sát. Cũng trong thời điểm đó, thầy Kano là 1 giáo viên nổi tiếng có quen lớn trong bộ gíao dục, đang ''vận động'' trong giới thẩm quyền để đem Judo vô trong chương trình học.

Cũng vì lẽ đó nên vị Sỹ quan phụ trách Cảnh sát Nhật bản đã đứng ra tổ chức nhiều giải thi đấu đọ sức giữa Judo và các hệ phái Jujitsu. Giaỉ đầu tiên là cuộc thử thách lớn nhất của bộ môn Judo.

Thời gian tổ chức gỉai thi đấu đầu tiên khg được chính xác, nhưng chỉ biết là xẩy ra giữa năm 1883 và 1886.

Được phép dạy cho Cảnh sát là 1 niềm vinh dự lớn cho bất cứ môn võ nào nên khi Bộ nội vụ ra thông cáo sẽ đem Jujitsu vô chương trình tập huấn thì có những hệ phái sau cử người đại diện.


Yoshin Ryu Totsuka-ha -
Sekiguchi Ryu -
Ryoi Shinto Ryu -
Kito Ryu -
Takenouchi San-to Ryu -
Takenouchi Ryu
Tenjin Shinyo Ryu
Shinkage Ryu
Shinmel Sakkatsu Ryu
Yagyu Shingan Ryu


Tuy có nhiều trường Jujitsu tham dự, nhưng theo lời kể lại thì là 1 cuộc so tài thât sự mà nói, là giữa Judo và Yoshin Ryu Totsuka-ha . Tùy theo nguồn, thì có 10 - 15 trận đấu giữa võ sinh Judo và các thầy Jujitsu. 2/3 thí sinh đại diện cho Jujitsu là từ phái Yoshin Ryu ra và chỉ có thêm 5 hay 6 võ sư của những Ryu khác.

Thầy Kano biết quá rõ hậu quả của cuộc so tài này : nếu Judo thua thì môn võ này sẽ không còn chỗ đứng và sẽ không thể nào tồn tại được!

Thầy Totsuka Emei lúc bấy giờ là người đứng đầu phái Yoshin Ryu Totsuka-ha.
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/divers/Eimi.jpg

Thầy Kano đã nói như sau về Ryu này : '' Yoshin ryu đã đào tạo rất nhiều võ sư và vào thời điểm đó, võ đường nào cũng nể những môn sinh từ Ryu này. Khi nhắc tới Totsuka là nói tới những võ sư nổi tiếng nhất về Jujitsu. Ngay những sư phụ cũ cuả thầy Kano (Tenjin-Shinyo Ryu, Kito-ryu) cũng rất e ngại khi phải lên thảm đấu với những người đại diện phái này trong những cuộc thi đua khác.''

Luật lệ thi đấu là như sau :
- Vô thời hạn. Không có hiệp hay nghỉ giải lao như bây giờ
- Để tránh chấn thương, Atemi waze (đấm đá) và Kansetzu waza (khóa khớp xương) không được dùng
- Địch thù bỏ cuộc, hay trong tại quyết định, có nghĩa là thắng.

Đại diện cho Kodokan (judo) là 4 cột trụ đã nêu ở trên và 1 số huynh đệ khác. Thầy Kano và tất cả Phái chủ của mấy Ryu đều không thi đấu mà chỉ có học trò họ tranh tài thôi.


Ngày N đã tới và cuộc tỷ thí bắt đầu! Hôm đó là ngày 11 tháng 6, và cuộc tranh tài diễn ra tại đền thờ ''Shiba Park Yayoi''.... Và mối lo sợ của thầy Kano cũng chỉ là một mối lo mà thôi.

Hôm đó, trên tất cả những trận đấu (10-15 trận), Judo đã thắng gần hết, chỉ thua 2 và huề 1. Judo đã ''dư sức qua cầu'', nhưng có 1 vài trận đấu có thể ghi vào thiên sử.

Trong tất cả những cuộc thi đua, thì những trận sau cùng được coi là những trận chính. 4 cột trụ của Judo thi đấu ở 4 trận chót. Trong 4 trận đó thì Tomita Tsunejiro và Yamashita Yoshikazu thắng 1 cách dễ dàng.


Yokoyama Sakujiro gặp 1 địch thủ đáng ngại: Nakamura Hansuke. Hansuke thuộc phái Ryoi Shintoh-Ryu và rất to con đối với người Nhật thời bấy giờ: 1.76m và 94 Kg. Cuộc chiến kéo dài trong vòng 55 phút, không nghỉ ngơi - cả 2 đều đem tất cả tuyệt chiêu ra và sau cùng trọng tài Hisatomi Tetsutaro của hệ phái Sekiguchi Ryu đã cho huề trận đấu đó.


Đối với Yokoyama, huề có nghĩa là thua vì những trận chót là sự thi đua giữa những tinh hoa của các bộ môn tham dự. Tuy Judo đã thắng 9 trận, nhưng nếu thua hay hoà ở những trận chót, như vậy cũng như là Judo không hơn mấy Ryu kia.

Trận sau cùng là giữa Saito Shiro và Terushima Taro của ''Đại hệ phái Yoshin Ryu Totsuka-ha'' (có nguồn nói người đại diện Yoshin Ryu là Ukiji Entaro). Theo lời kể lại thì Terushima Taro rất to con, lớn và nặng hơn Nakamura Hansuke.

Tất cả khan thính gỉa đều giật mình khi thấy 2 võ sinh bước ra đấu trường. Saigo Shiro nhỏ bé đương đầu với Terushima Taro to và bự con như 1 khủng long: (1,59m 58kg Vs 1.71m 83kg). Cuộc đấu này chả khác gì sự đối đầu giữa ''kỹ thuật'' Vs ''thể lực cơ bắp''.

Ngay phút đầu, Saigo Shiro đã bị địch thủ quăng 1 cách mãnh liệt, tất cả khán gỉa đều nín thở và chờ đợi là Saigo Shiro thua cuộc ngay lúc đó! Nào ngờ, Saito nhẹ nhàng ''đáp'' xuống và quay trở lại trận đấu.

Thừa cơ, Taro nhào tới để kết thúc trận đánh nhưng nào ngờ, hắn đã bị Saigo Shiro nắm lấy cánh tay và cổ áo, làm mất thăng bằng và nhanh như chớp, dùng đòn Yama arashi để quật con ''khủng long'' này xuống đất. Thế là ''khổng lồ'' Terushima Taro bị quật 1 cách bất ngờ và té như trời giáng xuống đất và lồm cồm bò dậy .... mắt nổ đom đóm ...

http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/divers/yamaarashi.gif

Trước khi hắn lấy lại ''định hướng'', Saito Shiro đã bồi thêm 1 cú Osoto-gari! Đòn này là đòn kết liễu trận đấu! Sau cú quăng này, Taro nằm luôn dưới đất, mắt mơ màng và trọng tài kết thúc trận đấu ....

Trận đấu giữa Saito Shiro và Terushima Taro chỉ kéo dài trong vòng 15 phút và cũng làm nền tảng cho tiểu thuyết ''Sanshiro Sugata''của Tomita Tsunejiro và cũng đã được đóng thành phim.
http://i64.photobucket.com/albums/h166/vinh_ca/divers/judo2.jpg


Vài năm sau, 1888, cũng có 1 cuộc so tài khác giữa võ sư của các Ryu khác vớ võ sinh Judo và cuối cùng, nói chung là Judo cũng đã thắng.

Xin nhắc lại là vào thời điểm này thì tất cả đòn thế Judo chưa được hoàn tất và thống nhất. tất cả các võ sinh đại diện cho Judo Kodokan đều đã học Jujitsu và trong trường hợp Saigo Shiro, cũng đã học Aikijujitsu như Takeda Sokaku.
Nhiều nguồn nói là đòn Yama Arashi là đòn từ Aikijujitsu ra, nhưng không ai dám quả quyết hết. 1 điều chắc chắn là đòn đó, vào thời điểm đó, chưa có trong chương trình của Judo Kodokan ...

(nguồn: gom góp từ nhiều tài liệu khác nhau)