PDA

View Full Version : Nội Công



fourever
06-22-2006, 10:07 PM
Định nghĩa: Anh em tại đây có nhiều định nghĩa rất là chi tiết về nội công. Tôi viết ra đây từ một cách nhìn từ một khía cạnh của kẻ bàng quan, ở ngoài nhìn vào (black box definition).
Khi mình thấy ai đó làm những động tác trông rất bình thường nhưng uy lực rất ư là mạnh mẻ. Mình thử làm tương tự như vậy lại không được. Còn trong Aikido, khi mình mới tập và có dịp tập với những đai cao, dù ngươì ta nhỏ nhắn nhưng mình không thể xô đẩy cho ngươì ta ngả xuống, ngoài ra còn bị họ đánh mình té ngả dể dàng. Mình gọi ngươì đó có KI mạnh.
Và kỳ lạ hơn, những ngươì thi thố khả năng nầy có thể đang bịnh hoạn, ho hen yếu ớt rõ rệt.Vậy mà đụng tới họ thì mình lăng đùng ra không biết tại sao. Nhiều sách vở tại Trung Hoa ghi chép lại nhiều câu chuyện như vậy.Từ những ví dụ trên, tôi có thể giải thích KI hay nội công là một nguồn năng lực nào đó, không phải từ các bắp thịt mà mình liên tưởng được vì nguồn năng lực nầy mạnh hơn nhiều lần so với các bắp thịt mình có thể nhìn thấy trước mắt. Ngược lại khi cần khiên một vật nặng, mình có thể làm được vì có bắp thịt to lớn hơn ngươì khác, tôi gọi đó là ngoại công.
Khi mình biết nguồn năng lực nầy có thật, lúc đó mình sẻ có lý do để tìm tòi và xác định nó.
(còn tiếp)

aiki
06-23-2006, 06:24 AM
Tiếp nữa đi anh 4ever!

cucat
06-23-2006, 07:31 AM
Nữa đi anh 4ever! Tò mò ghê!

fourever
06-23-2006, 10:29 PM
Theo O''Sensei, KI có ý nghĩa tổng quát là công lực, nó bao gồm nội và ngoại công. O''Sensei gọi nội công là "true KI" , ngoại công là "ordinary KI". Sau đây là nguyên câu nói của O''sensei được dịch ta tiếng Anh

There are two type of ki: ordinary ki and true ki. Ordinary ki is coarse and heavy; true ki is light and versatile. In order to perform well, you have to liberate yourself from ordinary ki and permeate your organs with true ki. That is the basis of powerful technique.
Dịch ra tiếng Việt:
Có hai loại công lực, công lực bình thường và công lực thật sự. Công lực bình thường rất cơ bản và nặng nề; công lực thật sự thì nhẹ nhàng và linh động. Để thực hiện chiêu thế cực tốt, anh phải tự vượt khỏi sự ràng buộc của công lực bình thường và thấm nhuần các bộ phận trong cơ thể công lực thật sự. Đây là vấn đề căn bản để có chiêu thức mạnh mẻ.

Vì ngươì Vn mình quá quen biết với các phim ảnh hay truyện kiếm hiệp, do đó tôi tạm gọi Nội công là KI (còn đối với Aikido nội công là "true KI")
Khi nhìn kỷ vào sự phân biệt nầy, chúng ta không thấy nó nhắc đến sự hít thở không khí từ cách định nghĩa như trên.
Thí dụ muốn mở cánh cửa ra vào, ta có 2 cách khác nhau:
1- Cách bình thường: để bàn tay lên cánh cửa, dùng bắp thịt tay để đẩy cánh cửa ra.
2- Cách "khác thường": để bàn tay lên cánh cửa, cánh tay thư giản, dùng chân bước thẳng qua cửa. Nói theo một cách khác, dùng bắp thịt chân để mở cửa.
Với cách mở thứ hai, sức mạnh của chân đương nhiên mạnh hơn bắp thịt tay nhiều, nên bằng phương cách nầy, mình có thể đẩy được cánh cửa to và nặng hơn.
Trong các môn võ như Karate, Vịnh Xuân, Hồng quyền ...cách đấm của một võ sư đầy kinh nghiệm sẻ liên quan đến một hệ thống bắp thit từ lưng cho đến xương sống, trong khi cách đấm của một tân võ sinh thì chú trọng vào bắp thịt của cánh tay.
Sức mạnh trong Aikido có từ lực của chân, cánh tay chỉ có nhiệm vụ hướng dẩn và nắm giử Uke vào đúng vị trí, sau đó bắp thịt chân di chuyển để Uke mất thăng bằng. Võ sinh mới tập Aikido chỉ biết dùng cánh tay của mình để lôi kéo Uke, do đó lực kéo khôngcó mạnh như những võ sinh tập lâu năm vì chưa biết cách dùng bắp thịt chân. Võ sinh mới luôn luôn nhìn võ sinh củ bằng một con mắt thán phục và nghỉ là ngươì nầy có KI rất mạnh.

(còn tiếp...)

psi_ops2001
06-24-2006, 02:59 AM
nghe giống như TCQ ấy ! bài hay quá tiếp đi bác 4ever:bigsmile:
Thân

QQuan
06-24-2006, 10:59 AM
Em kết nhất đoạn này đó bác 4ever ơi :no1: :no1: . Em đang tập theo cách đó :drinks:


Sức mạnh trong Aikido có từ lực của chân, cánh tay chỉ có nhiệm vụ hướng dẩn và nắm giử Uke vào đúng vị trí, sau đó bắp thịt chân di chuyển để Uke mất thăng bằng. Võ sinh mới tập Aikido chỉ biết dùng cánh tay của mình để lôi kéo Uke, do đó lực kéo khôngcó mạnh như những võ sinh tập lâu năm vì chưa biết cách dùng bắp thịt chân. Võ sinh mới luôn luôn nhìn võ sinh củ bằng một con mắt thán phục và nghỉ là ngươì nầy có KI rất mạnh.

fourever
06-24-2006, 09:06 PM
Nguyên lý truyền lực từ bộ pháp đển cánh tay trông đơn giản nhưng cần thơì gian dài để tập luyện. Lực từ hai chân được chuyển qua xương chậu, do đó vị trí tối ưu là một điểm tưởng tượng nằm ở giửa xương chậu. Theo kinh nghiệm cổ xưa ngươì ta gọi là đan điền (dưới rốn khỏang 3 lóng tay). Muốn thân thể ổn định, trọng lượng của phần trên thân thể phải tựa vào đan điền (trọng tâm chung của đầu, hai tay, lưng, ngực chiếu thẳng xuống đất phải đi qua vị trí đan điền). Aikido chú trọng về thân pháp, do đó khi phần trên cơ thể thẳng, bộ pháp sẻ linh động và vửng vàng. Để sự chuyển lực từ chân đến tay hửu hiệu, rất nhiều bắp thịt từ chân đến lưng qua vai rồi đến bàn tay phải kết hợp với nhau một cách đồng bộ. Muốn đạt được khả năng nầy, võ sinh cần có một đức tính trầm tỉnh, các phương pháp thở hay thiền định sẻ tăng hiệu năng của sự kết hợp nầy. Môn phái shin shin toitsu của Kochi Tohei sensei chú trọng nhiều về các bài tập để truyền lực. Lực có thể chuyển hai chiều, từ chân lên tay hay từ tay xuống chân. Rất nhiều bài tập để thay đổi sự truyền lực thí dụ Uke để hai tay xô vào ngực của Nage, Nage tập di chuyển trọng tâm của phần trên thân để truyền lực của Uke xuống chân mình rồi đi xuống đất làm cho Nage đứng vửng thêm, do đó Nage không có té ngả. Ngoài ra Kochi Tohei sensei áp dụng các phương cách nhún nhảy để tăng cường thêm lực bằng trọng lương của cơ thể (moment of inertia).
Trong khi các hệ phái aikido khác không chú trọng nhiều vì các võ sư nầy cho rằng võ sinh chỉ cần tập quen chiêu thức sau thơì gian dài tự nhiên họ sẻ có khả năng truyền lực từ chân qua tay.
Một vài chi tiết tôi xin nói lên ở đây cho các bạn nghiên cứu các cuốn sách về KI. Các tác giả hay chỉ bảo về cách vận dụng cánh tay như một dòng nước chảy từ trong thân thể ra đến các đầu ngón tay. Các phương cách đó chỉ giúp đở cho ngươì mới tập, nó giúp họ tập trung tinh thần và cảm thấy mình có một số khả năng đặc biệt. Nhưng khi dùng các chiêu thức trong Aikido mà mình vẩn tưởng tượng như vậy thật sự nó làm cho chiêu thức yếu hẳn đi vì tinh thần của mình bị phân chia.
Cho đến bây giờ tôi chỉ nói lên các tiến trình căn bản của nội công. Bước đầu nầy được áp dụng triệt để trong Aikido. Các bài kế tiếp tôi sẻ nói qua về các nguyên tắc để tạo năng lượng khác thường cho cơ thể.
(còn tiếp)

David
06-24-2006, 11:27 PM
Những điều anh nói trên 20 năm nay chưa có thầy nào nói :sad:. Cám ơn anh Fourever nhiều.

aiki
06-25-2006, 02:45 PM
Hay lắm anh 4ever! tiếp đi anh!

@David: những gì anh 4ever biên đây là kinh nghiệm cá nhân chứ đâu phải là dịch từ sách ra. Anh ấy có dịp học nhiều hệ phái nên biết nhiểu hiểu rộng. Các thầy thì tui nghĩ chỉ học 1 hệ phái và nhiều khi hay dấu nghề. Tui có dịp gặp và tập với 1 số học trò cũ của thầy Phong, họ nó là dùng 'khí' nhưng tui chỉ thấy là dùng lực thôi.

Nói thật là VN là đất võ, nhưng vì cá tính nên 1 số người tuy rất có khiếu nhưng sau 1 thời gian không chịu tìm tòi học hỏi thêm và mắc bịnh 'mình đã biết hết rồi' nên không có tiến bộ nữa!

Thân

aikidude
06-25-2006, 03:47 PM
Hay lắm. Cám ơn anh Fourever.

Quote:" Các tác giả hay chỉ bảo về cách vận dụng cánh tay như một dòng nước chảy từ trong thân thể ra đến các đầu ngón tay. Các phương cách đó chỉ giúp đở cho ngươì mới tập, nó giúp họ tập trung tinh thần và cảm thấy mình có một số khả năng đặc biệt. Nhưng khi dùng các chiêu thức trong Aikido mà mình vẩn tưởng tượng như vậy thật sự nó làm cho chiêu thức yếu hẳn đi vì tinh thần của mình bị phân chia"

Cái nay` dude chịu ghê. Cân` phải tập nhiêu` cho thanh` bản năng-phản xạ tự nhiên thi` không phải lo nghĩ vê` phát lực- khí nữa.

Tư` xưa tới giơ`, dude chỉ chú trọng đến di chuyển trong Aikido vi` sự thực la` Aikido la` di chuyển- thân pháp ( merely body movement), không có thơi` giơ` để luyện tập thêm vê` phân` công lực- nội công, ngoại công ( breathing exercise training, body conditioning). Nhưng muốn thực sự giỏi thi` phải luyện tập toan` diện. Dude đang lắng chơ` để nghe thêm nhiêu` điêu` bổ ích anh sắp nói ra.

cucat
06-25-2006, 08:19 PM
He, cảm ơn anh 4ever nhiều,...! :biggrin:

aikikai
06-25-2006, 09:07 PM
wow, tuyệt thật!
những điều chú 4ever viết chắc chắn là được đúc kết từ kinh nghiệm và lý luận cá nhân. Chính vì thế bài viết của chú rất thực và gần gũi. Cám ơn chú đã chia sẽ !
:no1: :no1: :no1: :no1: :no1:

NgDaLat
06-26-2006, 10:56 AM
Một vài chi tiết tôi xin nói lên ở đây cho các bạn nghiên cứu các cuốn sách về KI. Các tác giả hay chỉ bảo về cách vận dụng cánh tay như một dòng nước chảy từ trong thân thể ra đến các đầu ngón tay. Các phương cách đó chỉ giúp đở cho ngươì mới tập, nó giúp họ tập trung tinh thần và cảm thấy mình có một số khả năng đặc biệt. Nhưng khi dùng các chiêu thức trong Aikido mà mình vẩn tưởng tượng như vậy thật sự nó làm cho chiêu thức yếu hẳn đi vì tinh thần của mình bị phân chia.

Khi mình tập cái gì cũng vậy. Mới đầu dùng Ý. Khi quen rồi không cần dùng ý nữa thì người ta gọi là "đã nhâp TÂM" tạm gọi là "thành tựu". Chính vì vậy một người thầy của tui nói là nôi công TÂM PHÁP chứ đâu có nôi công Ý PHÁP bao giờ.

Vài dòng bàn cho vui hy vọng không làm đút mạch văn của anh Fourever

aikikai
06-26-2006, 08:47 PM
Aikido chú trọng về thân pháp, do đó khi phần trên cơ thể thẳng, bộ pháp sẻ linh động và vửng vàng. Để sự chuyển lực từ chân đến tay hửu hiệu, rất nhiều bắp thịt từ chân đến lưng qua vai rồi đến bàn tay phải kết hợp với nhau một cách đồng bộ.

đây là điều gần đây aikikai mới bắt đầu cảm nhận. lúc trước không hiểu đó là cái gì nên tạm cho là cảm giác. Nhưng nó không thật sự rõ ràng, cảm giác lúc có lúc không. đôi lúc thấy cả thân mình đánh thật đồng bộ nên rất nhẹ, nhưng đôi khi lại quá nặng nề,dùng nhiều lực cơ bắp cánh tay.

fourever
06-26-2006, 10:43 PM
Thân thể con ngươì có cấu trúc phức tạp.
Bộ óc có khả năng cảm nhận hầu hết tình trạng các cơ phận trong thân thể, nhưng nó chỉ có khả năng để điều khiển rất ít bắp thịt (skeletal muscles) để tạo ra sự di chuyển. Bộ óc có thể điều khiển phổi, sự ăn uống (intake of air or foods) và sự bài tiết (output) có lẻ do sự tiến hóa của động vật. Nếu bộ óc không có khả năng nầy thì con ngươì không thể bơi, lặn, ăn uống v..v...
Trong khi đó hệ thống thần kinh trong xương sống hoạt động hoàn toàn độc lập với bộ óc là nơi điều khiển tất cả các bộ phận quan trọng trong người (tim, gan,1/2 phổi, thận ....)
Tôi định nghĩa khả năng khác thường là khi bộ óc có thể ảnh hưởng đến các bộ phận, bình thường do hệ thống điều khiển từ cột xương sống (autonomic nervous system).
Những khám phá của con ngươì trong vấn đề điều khiển các bộ phận bên trong (internal organs) thường đạt được trong các trường hợp đặc biệt (extreme conditions). Khi bản thân con ngươì phải chịu đựng các sự khổ cực và thiếu thốn. thí dụ, hiệu suất của ruột non trong người bình thường khỏang 10%, có nghĩa con ngươì chỉ hấp thụ khỏang 10% chất bổ (lọai dể hấp thụ), ngoài ra cơ thể sẻ tống ra như là chất bả. Trong những trường hợp thiếu thốn (thơì cổ xưa ở Ấn Đô...), nhiều tu sỉ nhịn đói và tìm cách tập luyện hệ thống tiêu hóa, nếu nâng hiệu suất lên trên 50%, thì học mổi ngày chỉ ăn 1 bửa, và chưa đến một chén cơm.
Hệ thống thần kinh nầy có nhiệm vụ điều hoà thân nhiệt, vì nó có khả năng thay đổi lượng máu lưu thông trong cơ thể, trong khi đó bộ óc cảm nhận là mình đang nóng và chỉ biết đi tìm chổ mát mà nghỉ ngơi. Chính hệ thống thần kinh nầy quản lý sự cấu tạo chất bổ dự trử trong cơ thể, để các cơ phận sử dụng khi cần thiết, bộ óc hoàn toàn không biết gì hết. Đây là các khả năng khi trời lạnh, mà cơ thể vẩn hâm nóng được ngươì bằng cách tăng nhịp đập của tim, có thể làm cho toàn thân gần như đi vào trạng thái nghỉ ngơi, dùng rất ít dưởng khí, tim đập rất chậm. Có các cuộc biểu diển bởi các tu sỉ yoga như nằm trong hòm kiếng để vào trong hồ nước 24 giờ, sau đó họ tỉnh lại khi hòm kiếng đem ra khỏi hồ nước và mở ra.
Các bạn thấy rõ, muốn có các khả năng khác thường để ứng dụng trong vỏ học, con ngươì cần phải làm gì?
http://www.sruweb.com/~walsh/autonomicX.jpg

(còn tiếp)

Zen
06-27-2006, 01:07 AM
hay quá anh fourever ơi. Anh viết dễ hiểu mà rất hay.

Mai mốt anh fourever viết xong mấy anh Mod làm lại thành 1 cái thread riêng bỏ vô mục tư liệu nghen :no1: :no1:

fourever
06-28-2006, 10:19 PM
Từ thời xa xưa, con ngươì đã khám phá ra các phương pháp trị liệu khi cơ thể bị mất thăng bằng, ví dụ như cạo gió ở lưng là cách làm ổn định bộ phận điều khiển nầy. Ngươì ta còn nhận biết, khi mình bị đánh mạnh vào phần bao tử, cơ thể sẻ mất đi khả năng điều chỉnh nhiệt độ cho thân thể. Từ đó, rất nhiều phương cách tập luyện để tăng cao sức chịu đựng cho các bộ phận nầy.
1- Nhiều phương pháp thở bụng (Misogi ....) với dụng ý tăng cường lồng phổi khi tỉnh táo, làm cho phổi có được một thói quen (muscle memory) đưa đến trong trạng thái vô thức phổi sẻ đạt được hơi thở sâu và dài.
2- Các lối thở bụng khác với mục đích tập thể dục cho các bộ phận trong bụng, bằng cách khi thở ra, bụng sẻ hóp vào rất nhiều, đó là cách tập thể dục cho các cơ bắp trong phần bụng.
3- Các lối xoa nắng ở phần bụng (massage), để kích thích sự tuần hoàn của máu cho các cơ quan nầy (chỉ nên tập khi thức dậy, cơm đã tiêu hóa ..). Các lối xoa nắng nầy, nếu không biết cách tập có thể đưa đến tình trạng đình trệ các bộ phận trong cơ thể (tẩu hỏa nhập ma)
4- Các loại thuốc kích thích cho các cơ phận vùng bụng (thí dụ như trà xanh sẻ tăng sự lưu thông thực phẩm qua ruột non). Uống các thứ thuốc nầy để phụ vào các lối tập cho các cơ quan trong vùng bụng có thể đưa đến sự rối loạn tuần hoàn (tẩu hỏa nhập ma).
5- Huấn luyện bộ phận điều khiển thân nhiệt hoạt động nhanh chóng hơn (căn bản cơ thể giử nhiệt độ giưa 2 bàn tay bằng nhau, khi bị rối loạn, thí dụ bị đuối sức sau khi tập võ, mình đứng thẳng với hai bàn tay ôm nhau và lắc trước đan điền, nó giúp cơ thệ nhận ra được sự khác biệt về nhiệt độ rồi sẻ điều chỉnh nhanh, sức khỏe sẻ phục hồi lại nhanh hơn). Khi ngồi seiza, hai bàn chân trái để trên bàn chân phải cũng tạo ra trường hợp nầy, và bàn tay trái để trên bàn tay phải với hai ngón trỏ đụng nhau. Khi tập thở các phương pháp dẩn khí chạy qua lại, nhưng mục đích chính là sự ảm nhận được nhiệt độ khác nhau từ bên phải và bêntrái, tạo cho cơ thể đến nhanh tới vị trí thăng bằng.
6- Các phương thức tập thở kết hợp với sự vận động của cột xương sống (Dịch Cân kinh hay gọi là Tẩy Tủy kinh) có mục đích tạo cho bộ phận quản ly nầy hoạt động tốt, con ngươì mới có được năng lượng.
Có nhiều ngươì may mắn, lúc sinh ra có được một động cơ và bộ phận quản lý tốt, họ đã có khả năng tạo năng lượng tốt rồi, Các phương cách trên sẻ giúp đở các người yếu đuối, tạo ra một cơ thể mạnh khỏe.
Có vài phương cách tập thể dục tổng quát như chạy bộ (jogging), phương cách nầy sẻ tăng hiệu năng của các cơ phận trong ngươì một cách đơn giản. Đây là phương cách thông thường cho võ sinh Aikido.

(còn tiếp)

Pikalot
06-29-2006, 08:49 AM
Ghê wá. Lần đầu tiên những gì thần bí chỉ có trong kiếm hiệp đã được lôi ra anh sáng bởi sức mạnh của khoa học. 4ever wả là văn võ song toàn, khâm phục thật. Vậy là lại có thêm 1 niềm tin để tập nội công gồi. Trước giờ nhìu khi tập khí công, vài đứa bạn nó biết, nó cười wài. Làm buồn. Nhưng hôm nay thì khác, ai mà cười thì cứ lấy bài viết này của 4ever cho tụi nó đọc, :drinks:

fourever
07-07-2006, 10:44 PM
Có rất nhiều phương pháp luyện nội công truyền bá dựa hoàn toàn vào sự hít thở. Các lối tập nầy hầu hết tạo cho các võ sinh những hy vọng không thực tế như sau:
1- Hít hơi vào với bụng tóp lại, nín thở lâu. Tình trạng nầy tạo cho sự thiếu hụt Oxygen trong máu làm cơ thể mau mệt, óc thiếu dưởng khí làm tinh thần suy nhược, sách vở nói đó là nội khí vận hành.mắt sẻ thấy nhiều hình ảnh chập chờn, có thể thấy điện giật,bên tai có gío bão nổi lên, mắt nhìn thấy những đốm sáng như sao,
2- Khi tập thổ nạp, cơ thể đang ở trạng thái nghỉ ngơi, nếu hơi thở dài và nhanh, máu sẻ có nhiều dưởng khí hơn mức cần thiết, óc sẻ bị say vì dư oxygen, làm như cơ thể bay bổng, Trong cẩm nang, sách vở giải thích như sau: "một lúc thấy ấn đường tức , có thể giật , khi hít thở mà nhắm nhẹ mắt thì có hiện tượng ánh sáng nhập nhòa , thu vào đẩy ra như sóng nước giao thoa , khi xa khi gần .hoặc trên đầu man mát , tan tản như có gió hoặc ngứa ngáy như có dệp bò dần dần .tụ ở 4 thấy lưng nóng lên , có khi có giật của kinh mạch , cái nóng ấm rất dễ chịu ".

Bài viết nầy không có ý định hướng dẩn ngươì đọc các phương pháp tập vì nếu ứng dụng không đúng dể đưa đến tai nạn, tôi chỉ có thể nói là nội công cũng phải tuân theo các quy tác của luật tự nhiên, nếu làm những tác động đi ngược lại với nguyên lý tự nhiên, các bộ phận trong cơ thể sẻ có phản ứng xấu. Mục đích chính ở đây là tăng cường các khả năng của các cơ phận trong cơ thể bằng các phương pháp vận động từng cơ phận (phổi, bao tử, dạ dày, tim ...) chứ chỉ chú trọng vào phương pháp thở thì không tác động được các bộ phận khác.
Cơ thể con ngươì không khác xa với một bộ máy xe hơi, máy cần nhiên liệu cùng dưỡng khí. Sự luyện tập về thổ nạp tương tự như máy xe được gắng thêm cơ phận "turbo", không khí được tống thêm vào máy, làm tăng lên hiệu năng. Muốn máy chạy có hiệu năng cao, máy cần có nhiên liệu tốt "hi octane", do đó bộ phận tiêu hóa phải biến đổi thức ăn ra nguồn nhiên liệu dể tiêu dùng cho máỵ Đối với ngươì chạy bộ (runner), sau khi chạy khỏang 5 phút, cơ thể sẻ chuyển qua năng lượng dự trử chứ không còn dùng lượng đường ở trong máu. Thơì gian chuyển qua năng lượng dự trử nhanh hay chậm tùy theo sự phát triển của cơ thể. Ngươì có nội công cao, có thể chuyển qua hệ thống năng lượng dự trử nhanh chóng. Ngươì không vận động, thơì gian chuyển đổi nầy rất là lâu, bình thường con nguời cảm thấy đói sau khi vận động vì cơ thể không chuyển qua năng lượng dự trử, do đó lượng đường trong máu giảm xuống nhiều làm cho cơ thể suy nhược ngay. Ngươì biết nội công sẻ biết các phương cách kích thích cho tim đập nhanh để tạo năng lượng cần thiết nhanh chóng. Các phương pháp thổ nạp không thể điều khiển cho tim chạy nhanh cấp thời được, thổ nạp chỉ có thể làm cho tim chạy chậm lại là hay hơn.
Chỉ dựa vào các nguyên tắc hít thở để tập nội công thì sẻ không có kết quả nhiều.

(còn tiếp...)

aikihoasen
07-14-2006, 01:07 AM
Cảm ơn anh 4ever nhiều lắm. Bài viết của anh hay quá:no1: :no1: :no1:

Amateur_aikidoka
07-14-2006, 07:10 AM
Cảm ơn anh 4ever nhiều lắm. Bài viết của anh hay quá:no1: :no1: :no1:
Càng đọc càng thấy nội công mới là căn bản của võ học, cảm ơn bác 4ever rất nhiều, tiếp tục đi bác, anh em đang hóng nè!!!:drinks: :drinks: :drinks:

LienChau
08-16-2006, 02:08 AM
Bài viết của anh 4rever hay lắm.
Anh 4rever có thể tham khảo cuốn: Bàn tay ánh sáng của tác giả Barbara brennan. Bà là một nhà khoa học tốt nghiệp cao học Vật lý lưu quyển tại Trường đại học tổng hợp Wisconsin, là chuyên viên khoa học Trung tâm phi hành thuộc cơ quan hàng không vũ trụ Hoa Kỳ NASA.

http://www.goldenboughbooks.com/books/b-hands-of-light-b.jpg

Hiện nay cuốn sách " Bàn tay ánh sáng " đang được hai bạn là NuHiepDeThuong và bạn Huyền Băng ở diễn đàn Việt Nam thư quán đánh máy. Đây là link gốc
http://vnthuquan.net/diendan/tm.aspx?m=149547

Không biết có nhà khoa học nào dám nói rằng, họ hiểu hết được vũ trụ không nhỉ? Cho nên có những thứ con người chưa biết thì tạm thời không nên phủ nhận.:focus:

LienChau
08-30-2006, 08:28 AM
Nội công thì có nhiều môn và nhiều pháp luyện. Yếu lĩnh đơn giản nhất đó là khí trầm đan điền.

Thân thể con người như cây mọc trên mặt đất. Lúc còn bé thì trọng tâm dưới thấp, thở bụng, hấp thu địa khí của trái đất để lớn lên. Sau lớn thì trọng tâm chuyển dần lên cao, thở nghịch. Từ đó cũng mất liên lạc với đất, không hấp thu được địa khí nữa.
Tập nội công cách đơn giản nhất là khí trầm đan điền để làm trọng tâm chuyển xuống mà hấp thu địa khí.
Phía trước thân thể thuộc âm, phía sau thuộc dương; trên dương, dưới âm. Trọng tâm ở phía trước thì mạnh kinh âm, trọng tâm ở phía sau thì mạnh kinh dương. Bàn tay ngửa lên trên mạnh dương, úp xuống dưới mạnh âm...
Yếu lĩnh như vậy, mọi người cứ theo đó mà luyện tập.

Bài tập đơn giản và hiệu quả nhất theo mình là trạm trang.

Đứng tấn kiềm dương, trọng tâm có xu hướng ra trước, mạnh âm. Đứng chân chữ V, trọng tâm ra đằng sau, mạnh dương.
Khí trầm đan điền bằng cách đẩy hông về phía trước thì khí tự động trầm đơn điền.

Chúc mọi người vui vẻ nhé!:rolleyes:

Zen
08-30-2006, 08:07 PM
cuốn này bán lâu lằm rùi Psi, cách đây gần 10 năm anh đã thấy ba anh đọc rùi :lol: :lol: :lol:

LienChau
08-30-2006, 08:27 PM
Hà hà! LienChau đang muốn luyện khinh công. Bạn nào biết khinh công thì vô trao đổi cho LienChau xem với :drinks:

Guest
08-30-2006, 08:28 PM
cuốn này bán lâu lằm rùi Psi, cách đây gần 10 năm anh đã thấy ba anh đọc rùi :lol: :lol: :lol:

Hình như cuốn nầy là cuốn sách mà nhóm Nhân Điện - Vũ Trụ Tình Thương của Thầy Lương Minh Đáng, đặt trụ sở tại Melbourne - Australia làm tài liệu giảng dạy và viết trong tờ báo của ông ấy.

Có nghe nói đến tên tác giả.

Thân mến:friends: :friends:

fourever
08-30-2006, 10:18 PM
Cả hai tháng nay, vì lý do mưu sinh, bận rộn công việc làm ăn nên tôi không rãnh thời gian viết cho xong bài về nội công. Hôm nay có chút thì giờ mới viết tiếp. Cám ơn anh LienChau giới thiệu sách, khi rãnh rổi tôi sẻ tìm đọc.
---------------------------

Từ ngàn xưa, con người mong muốn có được khả năng để điều khiển trái tim của mình. Thí dụ khi đang ở nơi băng tuyết, nếu cần phải chiến đấu, tay chân lại tê cóng, tỷ lệ thành công sẻ rất thấp. Nếu theo cách tập võ bây giờ, trước giờ tập, võ sinh vận động cả 30 phút rồi mới thật sự luyện tập. Trong sự sống còn, thơì xa xưa không có cơ hội vận động trước khi tập võ hay lên đấu võ đài. Do đó, khả năng để tăng nhịp đập của tim, và dung lượng máu lên nhanh chóng ảnh hưởng đến sự sống còn.
Từ các bài trước, tôi có nói rõ, trí óc không thể trực tiếp điều khiển để tăng tốc độ tim được. Cho dù mình có tưởng tượng dẩn khí như thế nào đi nửa. Vậy ngươì xưa phải làm như thế nào. Một lần nửa, tôi xin nói, đây là một diển đàn tự do, nên không phải là nơi chỉ vẻ các phương cách luyện tập. Tôi nêu ra nguyên lý để các bạn thông hiểu vấn đề hơn. Nguyên lý nầy rất ư là bí truyền, lý do vì nó đơn giản. Cổ nhân nghiệm ra, con ngươì khi có sự đòi hỏi về tính dục, sự kiện nầy kích thích hệ thống thần kinh của xương sống. Hệ thống nầy sẻ tạo cho trái tim đập nhanh, cơ thể trở nên nóng bỏng, con ngươì không còn cảm thấy lạnh lẻo. Lợi dụng sự kích thích gián tiếp về tính dục. Các phướng pháp tập luyện được đưa ra, như tập co thắt cơ bắp hậu môn. Vấn đề ở đây phải biết cách tập luyện để gián tiếp điều khiển cơ bắp của trái tim. Nếu không biết và tập sai, nó có thể đưa đến các hậu quả như suy nhược về đường sinh lý.
Tất cả các phương pháp thổ nạp có hiệu quả khi nào các bộ phận (internal organs) trong thân ngươì ở trạng thái hoạt động tốt. Như tôi có nói từ bài trước, võ sinh phải biết cách vận động các bắp thịt nầy. Thí dụ, tập thể dục cho trái tim (các bộ phận đóng mở - valves) Các tư thế trồng chuối ngược làm cho trái tim vận động. Các phương cách tập nếu áp dụng không cẩn thận quá độ sẻ hại cho trái tim.
Khi các cơ phận như tim, gan, ruột ở trạng thái tốt. Lúc đó Các phương cách thổ nạp mới có thể có hiệu quả. Nhiều sách vở không có nói ra, làm nhiều ngươì cố công tập thở, hiệu quả không đến đâu rồi sinh ra mộng ảo. Còn nhiều sách vở có nhắc đến cơ bắp hậu môn, nhưng phương cách tập luyện hoàn toàn không có cơ bản đưa đến hiện tượng sai vài ly, đi vài dặm.
Nói tóm lại, khí công do con ngươì tìm tòi từ nhiều thế hệ, phương cách tập luyện khá đơn giản, nên sự dấu nghề rất cao. Rất nhiều ngươì luyện tập, mày mò sai nguyên lý nên không mấy ai thành đạt. Khí công là một phần trong nội công, các cao thủ trong Aikido hầu hết chỉ thấu đáo về phương cách dẩn lực chứ không có bao nhiêu ngươì hiểu rõ về khía cạnh khí công. Chỉ thành công trong phương cách dẩn lực, đủ để các cao thủ trở thành các bậc sư phụ (shihan). Trong khi quần chúng dựa lòng tin vào các lực siêu tự nhiên (super-natural) và các hy vọng hảo huyền.
Chúc các chị các anh, các em thành công trong sự nghiên cứu về nội công.

Thân

FourEver

psi_ops2001
08-31-2006, 07:59 PM
chà vậy em phải đi mua thôi:bigsmile:

meo con
12-17-2006, 10:09 AM
anh ơi tiếp đi a.hay thật đấy.
Rất dễ hiểu.:razz: