PDA

View Full Version : LICH SỬ NHẬT BẢN



hellboy_9x
06-13-2006, 05:06 AM
vì môn aikido của chúng ta là môn của Nhật nên em nghĩ mọi người củng nên hiểu môt chút về Nhật

Theo thần thoại Nhật Bản trong Cổ Sự Kí (Kojiki ???) viết vào đầu thế kỷ thứ 8, thuở ban sơ, vũ trụ chưa có hình thù. Có tới tám trăm vạn thần linh, sống ở trên Cánh Đồng Trời, từ đó nhìn xuống chỉ thấy bóng tối, sương mù và nước. Hai vị thần trong tuổi thanh xuân là chàng Izanagi và nàng Izanami nhận nhiệm vụ "làm cho mặt đất đi theo đời sống mà sinh sôi nẩy nở". Họ bước qua Thiên Phù Kiều, là chiếc cầu nối trời và đất, "quậy sóng" cho kết đọng lại thành đảo Onogoro và xuống đó, đây là sáng tạo đầu tiên của họ. Họ bắt tay dựng trụ trời và xây nhà trên quê hương mới.

Rồi hai vị thần trẻ quên mình là thần linh, sống như con người, kết hôn với nhau sinh "con" đầy đàn... Trong lúc Izanagi đang rửa mặt, thì bỗng nhiên từ mắt trái sinh ra Thiên Chiếu Đại Thần (Amaterasu Omikami ????), nữ thần của nhan sắc và ánh sáng tượng trưng cho phụ nữ Nhật Bản) và từ mắt phải sinh ra Thần Mặt Trăng (Tsukiyom ???). Sau đó là Thần Bão (Susanoo ????) từ mũi của mình.

Sau đó, nữ thần Mặt Trời phái cháu trai của mình là Ninigi giáng thế, chinh phục vùng Izumo. Ninigi gặp và lấy con gái xinh đẹp của thần Oyamatsumi, sinh ra hai con trai là Hoderi và Hoori. Hoori sau lấy công chúa Thủy cung Toyotama sinh được một con trai. Người con trai này lấy em gái của Toyotama sinh ra bốn hoàng tử, họ chinh phục xứ Đại Hòa (Yamato ??). Sau khi các anh chết, hoàng tử út lên ngôi xưng là Thiên Hoàng Thần Vũ (Jinmu ??), đó là Thiên Hoàng đầu tiên gọi là Hoàng Kỷ (kỷ nguyên Thiên Hoàng), cai trị xứ Yamato, tức Nhật Bản, từ năm 660 TCN và truyền tới nay là 125 đời.
Nước Nhật Bản được hình thành từ rất lâu đời, muộn nhất vào khoảng 660 năm TCN. Thế kỉ 7 - 8 SCN, nhà nước phong kiến được thiết lập. Từ cuối thế kỉ 12 đến giữa thế kỉ 19, nhóm quân phiệt Sôgun (Shogun) nắm giữ chính quyền. Cuộc Duy Tân dưới thời vua Minh Trị (Meiji Tennô) từ 1867 -68 đã tạo điều kiện phát triển theo chiều hướng tư bản chủ nghĩa và đế quốc chủ nghĩa, NB bắt đầu bành trướng. Từ 1894 - 95, đã tấn công cướp bóc Trung Quốc (cuối đời nhà Thanh). Năm 1904 - 05, chiến tranh với Nga. Năm 1910, sáp nhập Triều Tiên vào đế quốc Nhật Bản. Năm 1931, chiếm Mãn Châu (Manchuria). Năm 1937, đánh Trung Quốc (Trung Hoa dân quốc). Từ 7.12.1941, sau trận đánh Trân Châu Cảng (Pearl Harbor), mở rộng chiến tranh ra Đông Nam á và Thái Bình Dương. Năm 1943, bị Mĩ và đồng minh phản công. Ngày 6.8.1945, Mỹ ném quả bom nguyên tử đầu tiên xuống Hirôsima, ngày 9.8.1945, Mỹ ném quả bom thứ hai xuống Nagaxaki (Nagasaki). Ngày 8.8.1945, Liên Xô tham chiến, đánh tan đội quân Quan Đông của NB. Nhật Bản tuyên bố đầu hàng vào ngày 14.8.1945 và ngày 2.9.1945, kí văn bản đầu hàng vô điều kiện, Mỹ đưa quân vào chiếm đóng. Ngày 8.9.1951, kí Hoà ước Xan Franxixcô (San Francisco), sau đó Mỹ rút quân (trừ một số căn cứ còn lại cho đến ngày nay).

theo WIKIPEDIA

Guest
06-13-2006, 05:45 AM
Theo thần thoại Nhật Bản trong Cổ Sự Kí (Kojiki ???) viết vào đầu thế kỷ thứ 8, thuở ban sơ, vũ trụ chưa có hình thù. Có tới tám trăm vạn thần linh, sống ở trên Cánh Đồng Trời, từ đó nhìn xuống chỉ thấy bóng tối, sương mù và nước. Hai vị thần trong tuổi thanh xuân là chàng Izanagi và nàng Izanami nhận nhiệm vụ "làm cho mặt đất đi theo đời sống mà sinh sôi nẩy nở". Họ bước qua Thiên Phù Kiều, là chiếc cầu nối trời và đất, "quậy sóng" cho kết đọng lại thành đảo Onogoro và xuống đó, đây là sáng tạo đầu tiên của họ. Họ bắt tay dựng trụ trời và xây nhà trên quê hương mới.

Đây chỉ là 1 huyền thoại truyền thuyết về sự hình thành của nước Nhật trong hàng chục câu chuyện huyền thoại đầy rẩy trong văn chương Nhật.

Còn 1 truyền thuyết mà rất nhiều người Nhật rất tự hào về đất nước mình, xin tóm tắc:

Vào thời Tần Thủy Hoàng, Nhà vua với giấc mộng ngàn đời trị vì thiên hạ nên sai các sứ thần đi khắp nơi tìm cho được thuốc trường sinh bất tử, và họ đã tìm thấy các vị tiên trên 1 hòn đảo và các tiên cho họ biết là nếu muốn tìm được thuốc quý phải cho 500 đồng nam và 500 đồng nữ thật đẹp đôi, thông minh nhất của Trung hoa thời đó lên tàu đi tìm thuốc thì mới hy vọng có thuốc quý cho vua Tần.

Vui chuẩn tấu và 1000 người đó đã lên tàu đi về hướng đông, cuộc đi mãi nghìn trùng, qua bao nhiêu bảo táp phong ba giửa biển khơi, cho đến 1 ngày nhờ đi theo ánh mặt trời họ đã đến được 1 bờ biển, trên biển họ tìm được 1 loại cây tên là Linh Chi (một loại cây quý của Nhật thời nay, ngang hàng với Sâm của Đại hàn), và vì lý do đi quá lâu họ không dám trở về, khi vua cho họ ra đi đã cho họ biết là trong vòng 1 năm không trở về thì tất cả gia quyến của họ sẽ bị xử tử không xót 1 ai.

Quay về thì cũng mang tội với Vua Tần, mà cũng không còn ai để trở về vì vua Tần là 1 ông vua có tài nhưng cũng là 1 ông vua tàn ác vô cùng, về là đồng nghĩa với cái chết nên tất cả họ đã ở lại, lấy nhau sinh con cái và xây dựng nên đất nước Nhật. Người Nhật rất hảnh diện với truyền thuyết này vì họ cho là tổ tiên của mình chính là những tinh hoa quý nhất của Trung Hoa, mà Trung hoa chính là con trời !

Thân mến.

oclenxaodua
06-13-2006, 06:18 AM
anh DCH ơi em không hiễu ko lẽ họ đành để cho gia quyến của họ chết à

Guest
06-13-2006, 06:25 AM
anh DCH ơi em không hiễu ko lẽ họ đành để cho gia quyến của họ chết à


Hi Oclenxaodua !

Theo truyền thuyết thì họ cũng không có biết đường quay lại cố hương, vì trên đường họ đã gặp bao nhiêu là bảo táp, chỉ nhờ ánh mặt trời mọc ở phương đông nên họ tìm ra nước Nhật, cũng vì lý do đó mà nước Nhật tôn thờ "Thái Dương Thần Nữ"...

Đây chỉ là 1 trong nhiều truyền thuyết về nguồn gốc người Nhật, mà truyền thuyết thì ôi thôi.. khác gì tiểu thuyết, mà đọc tiểu thuyết thì ta phải nhớ.. Đừng bao giờ hỏi 2 chữ "tại sao".

Thân mến.

hellboy_9x
06-14-2006, 09:06 PM
sorry em làm lộn cho em sửa sai

Nhật Bản (ja. Nihon-koku/Nippon-koku ???; âm Hán-Việt: Nhật Bản quốc, chữ Bản ? trong các văn bản cũ cũng được đọc là Bổn), cũng được gọi tắt là Nhật, là tên của một quốc gia hải đảo hình vòng cung, có diện tích tổng cộng là 377,834 km nằm xoải theo bên sườn phía đông lục địa châu Á. Nhật Bản thuộc vùng ôn đới, có 4 mùa rõ rệt. Nước Nhật có 4 đảo chính, theo thứ tự từ bắc xuống nam là: Bắc Hải Đạo (Hokkaido ???), Bản Châu (Honshu ??), Tứ Quốc (Shikoku ??) và Cửu Châu (Kyushu ??) cùng hàng ngàn đảo nhỏ chung quanh.

Tên "Nhật Bản" viết theo Romaji (chữ cái Latinh) là Nihon hoặc Nippon (đọc là Ni-hôn hoặc Níp-pôn); theo chữ Hán hai chữ "Nhật Bản" có nghĩa là "gốc của Mặt Trời" và như thế, được hiểu là "xứ Mặt Trời mọc".

Nhật Bản còn có các mĩ danh là "xứ Hoa Anh Đào" - vì người Nhật rất thích trồng cây hoa anh đào khắp nước - hay "xứ Mặt Trời Mọc" (The Land of Rising Sun) - vì Nhật Bản là quốc gia ở vùng cực đông. Vào thế kỷ thứ 4, Nhật Bản đã tự lấy tên nước là Đại Hòa (Yamato ??), vì vậy người Nhật còn được tự gọi hay nhận mình là Hòa Nhân (??) và tiếng Nhật cũng được gọi là Hoà ngữ (??). Thời xưa, Trung Hoa gọi Nhật Bản là Oa /Nuỵ Quốc (??, "nước của những người lùn"), hay Phù Tang (??, xứ có nhiều cây phù tang, tức một loại cây dâu). Năm 670, năm đầu niên hiệu Hàm Hanh (670-674) nhà Đường (vua Đường Cao Tông), Nhật Bản gởi một sứ bộ đến chúc mừng triều đình Trung Quốc nhân dịp vừa bình định Cao Ly (Triều Tiên) và từ đó được đổi tên là Nhật Bản.


theo WIKIPEDIA

levan
06-14-2006, 09:21 PM
Hay quá.:no1:
Cùng ảnh hưởng văn hóa Trung hoa nhưng Nhật và Việt đều có bản sắc riêng. Nếu được, xin bạn nói về những cái giống và khác giữa Nhật và Việt nhé.:biggrin:

hellboy_9x
06-14-2006, 09:46 PM
giữa cái giống và khác giữa nhật và vn thì mình pó tay nhưng mình biết wan hệ giữa nhật và vn

Ngày lập quan hệ ngoại giao: 21/9/1973

Năm 1992, Nhật Bản quyết định mở lại viện trợ cho Việt Nam. Quan hệ giữa Việt Nam-Nhật Bản phát triển nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực và đã bước sang giai đoạn mới về chất và đi vào chiều sâu. Các mối quan hệ kinh tế chính trị, giao lưu văn hóa không ngừng được mở rộng; đã hình thành khuôn khổ quan hệ ở tầm vĩ mô; sự hiểu biết giữa hai nước không ngừng được tăng lên.
Về chính trị: hàng năm đều có các cuộc gặp cấp cao

Thủ tướng Nhật Bản thăm Việt Nam 4 lần (Tomiichi Murayama 8/1994, Ryutaro Hashimoto 1/1997, Keizo Obuchi 12/1998, Junichiro Koizumi 4/02), Ngoại trưởng Nhật thăm chính thức 2 lần (1996 và 2004). Thủ tướng Việt Nam thăm Nhật bản 6 lần (1993, 1999, 2001, 2003 - 2 lần - và 6/2004). Từ 1993 đến nay, Tổng Bí thư (2 lần vào 1995 và 2002), Chủ tịch Quốc hội và Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam cũng đã thăm Nhật Bản. Năm 2002, Lãnh đạo cấp cao hai nước thống nhất xây dựng quan hệ Việt Nam-Nhật Bản theo phương châm "đối tác tin cậy, ổn định lâu dài". Trong chuyến thăm Việt Nam 7/2004 của Ngoại trưởng Nhật Bản, hai bên đã ký Tuyên bố chung "Vươn tới tầm cao mới của đối tác bền vững".

Hai bên đã tạo dựng được cơ chế đối thoại ở nhiều cấp. Ngoài đối thoại chính trị định kỳ ở cấp Thứ trưởng Ngoại giao (từ năm 1993), hai bên cũng đã xây dựng được cơ chế đối thoại kinh tế, an ninh và quốc phòng. Hai bên đã trao đổi tùy viên quân sự, mở Tổng lãnh sự quán ở Thành phố Hồ Chí Minh và Osaka.

Nhật Bản ủng hộ đường lối đổi mới, mở cửa của Việt Nam; hỗ trợ Việt Nam hội nhập vào khu vực và thế giới (vào APEC, WTO, ASEM, ARF, vận động OECD giúp Việt Nam về kỹ thuật...); coi trọng quan hệ với Việt Nam, lấy lợi ích và mục tiêu lâu dài làm trọng. Việt Nam ủng hộ Nhật làm thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc mở rộng, và vận động Nhật ủng hộ Việt Nam ứng cử làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009.
Quan hệ kinh tế: Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam.
Về mậu dịch Nhật Bản là bạn hàng số 1 của Việt. Kim ngạch 2 chiều năm 2003 đạt 5,9 tỷ USD. Hai nước đã dành cho nhau thuế suất tối huệ quốc từ 1999.
Đầu tư trực tiếp đến tháng 11/2003 có 354 dự án với số vốn đăng ký 4,47 tỷ $. Trong số 62 nước vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, Nhật đứng thứ 3 sau Singapore và Đài Loan về số vốn đăng ký nhưng đứng đầu về kim ngạch đầu tư đã đi vào thực hiện (3,7 tỷ $). 11 tháng đầu năm 2003, Nhật đứng thứ 5 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với số vốn 78 triệu USD, giảm 35% so với cùng kỳ năm 2002. Hai nước đã ký kết Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư tháng 11/2003. Tháng 12/03 hai bên đã thoả thuận Sáng kiến chung nhằm cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam.
Về ODA: Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, từ 1992-2003 đạt khoảng 8,7 tỷ USD, chiếm khoảng 30% tổng khối lượng ODA của cộng đồng quốc tế cam kết dành cho Việt Nam, trong đó viện trợ không hoàn lại khoảng 1,2 tỷ USD. Từ năm 2001, Nhật Bản cắt giảm 10% ngân sách ODA nhưng vẫn giữ và tăng kim ngạch ODA cho Việt Nam. Năm 2003, mặc dù cắt giảm 5,8% ODA cho các nước nói chung, nhưng ODA cho Việt Nam vẫn là 91,7 tỷ yên, giảm khoảng 1% so với năm 2002.


Hai bên đã thoả thuận chương trình viện trợ lâu dài của Nhật Bản cho Việt Nam nhằm vào 5 lĩnh vực chính là: phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế; xây dựng và cải tạo các công trình giao thông và điện lực; phát triển nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; phát triển giáo dục đào tạo và y tế; bảo vệ môi trường. Ngày 2/6/04, Nhật Bản đã công bố chính sách viện trợ ODA mới cho Việt Nam với 3 mục tiêu chính: Thúc đẩy tăng trưởng, cải thiện đời sống - xã hội, hoàn thiện cơ cấu.
Về hợp tác lao động: Từ năm 1992 đến nay, Việt Nam đã cử 16 ngàn tu nghiệp sinh Việt Nam sang Nhật. Nhật là một thị trường tiềm năng cho lao động Việt nam trong 5-10 năm tới. Tuy nhiên mấy năm gần đây nổi lên vấn đề lao động Việt Nam bỏ trốn tại Nhật (tỷ lệ bỏ trốn năm 2002 là 24,7%, cao nhất trong các nước cử lao động sang Nhật) gây khó khăn cho việc hợp tác lao động.
Về văn hóa giáo dục: hai nước đang triển khai các chương trình đào tạo con người, chương trình thanh niên ASEAN (100 người/năm) và trao đổi các đoàn văn hóa, những người người tình nguyện, chuyên gia. Hàng năm Chính phủ Nhật viện trợ cho Việt Nam từ 1 đến 2 dự án viện trợ văn hoá không hoàn lại như thiết bị học ngoại ngữ, thiết bị bảo quản tư liệu Viện Hán-Nôm, Bảo tàng Lịch sử, xưởng phim hoạt hình. Về giáo dục, Chính phủ Nhật Bản nhận khoảng trên 100 học sinh sinh viên Việt Nam sang Nhật Bản đào tạo hàng năm. Ngoài ra còn có nhiều học sinh du học tự túc. Tổng số lưu học sinh Việt Nam ở Nhật hiện nay khoảng hơn 1000 người. Trong 5 năm (1994-1999), Chính phủ Nhật đã viện trợ 9,5 tỉ yên để xây dựng 195 trường tiểu học ở các tỉnh miền núi và vùng ven biển hay bị thiên tai.
Về du lịch: Nhật Bản cũng là một thị trường được chú trọng để phát triển du lịch Việt Nam. Năm 2002 đã có 280 ngàn. Do ảnh hưởng của SARS, du lịch Nhật Bản vào Việt nam trong năm 2003 giảm sút. Tuy nhiên, cơ hội và tiềm năng thúc đẩy hợp tác du lịch giữa hai nước còn rất lớn. Từ tháng 1/2004, Việt Nam đã chính thức đơn phương miễn thị thực cho người Nhật Bản đi du lịch và kinh doanh vào Việt Nam trong vòng 15 ngày và gần đây nhất từ 1/7/2004, Việt Nam đã quyết định miễn thị thực nhập cảnh ngắn hạn cho công dân Nhật. Đây là thuận lợi lớn để thúc đẩy du lịch Nhật Bản vào Việt Nam. Từ ngày 1/5/2005, Việt Nam và Nhật Bản song phương miễn thị thực hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ

theo WIKIPEDIA

psi_ops2001
06-14-2006, 10:26 PM
wow ! hellboy rành dữ quá ta !! :bigsmile: ! bài viết rất hay !!
Thân :bigsmile:

psi_ops2001
06-14-2006, 10:29 PM
wow ! hellboy rành dữ quá ta !! :bigsmile: ! bài viết rất hay !!
Thân :bigsmile:

Guest
06-15-2006, 12:02 AM
giữa cái giống và khác giữa nhật và vn thì mình pó tay nhưng mình biết wan hệ giữa nhật và vn
Ngày lập quan hệ ngoại giao: 21/9/1973


Ông hellboy_9x viết đó là quan hệ ngoại giao với Miền Bắc Việt Nam vào ngày 21/9/1973, nhưng Việt Nam Cộng Hòa (Miền nam Việt Nam) thì bắt đầu vào ngày 14/1/1952, và VNCH có tòa Đại sứ tại Nhật trước 1975, và đóng cửa ngày 1/4/1975. Viết theo con vẹt Wikipedia.

Về văn hóa, phong tục tập quán, lối sống, sự tư duy thì mọi người ai cũng thấy sự khác biệt giữa Nippon và Việt Nam ta rồi, nhưng có 1 điều mà những người bạn Nhật đến Việt Nam học tiếng Việt cho biết 1 sự khác biết đó là niềm tự hào của 2 dân tộc:

- Người Việt: Bài học vỡ lòng cho các em thiếu nhi.. "Quê hương em đẹp lắm, con người thì rất thông minh, phụ nữ rất đẹp, rừng vàng biển bạc...Nói chung đất nước ta giàu lắm"

- Người Nhật: Bài học cho thiếu nhi..."Đất nước chúng ta nằm trên một hòn đảo trọc, hầu như không có tài nguyên gì cả, con người ta thì đôi lúc cực đoan, nhân dáng không xinh đẹp như những dân tộc khác, chúng ta phải cố gắng chiến đấu, kiên nhẫn với thiên nhiên để sống còn, đất nước chúng ta không giàu lắm, mỗi cá nhân phải hy sinh và tiết kiệm cho những thế hệ mai sau.."

Vỉ những bài học vỡ lòng đó... Chúng ta đã thấy.

Chào.

oclenxaodua
06-15-2006, 06:11 AM
very goodddddddd...
:no1: :no1: :no1: :no1: :no1: :no1: :no1: :no1:

Pikalot
06-15-2006, 10:52 AM
Hừ hừ, Hellboy này là ai mà giỏi wá vậy, thiên văn địa lí lịch sử gì cũng biết hết.... Đối thủ lớn à nha....
Để í kĩ thì thấy Nhật cũng toàn con của thần... Nhật Hoàng thì có chút huyết thống dưới thủy cung... Biết đâu Lạc Long Quân nhà ta với công chúa thủy cung gì đó là anh em à :nea:
DCH có cái nhìn sâu rộng ghê ta! Con nít từ nhỏ mà cho nó thấy nó sướng wá, thì lớn lên sẽ ỉ i, lười nhác ha. Nhưng bi giờ dân Nhật đã giàu rồi, còn về tướng tá cũng cao ráo, chưa kể công nghệ thẫm mĩ chỉnh hình nữa... Vậy bài học của họ có đổi chưa? Hi hi, tại Việt Nam mình còn đẹp với còn giàu nên bài học vỡ lòng vẫn chưa đổi đâu :tongue0: . Nhất là cái khoản phụ nữ Việt Nam xinh đẹp, wá đúng :no1:

thevagrant
06-16-2006, 04:41 AM
Truyền thuyết về sự ra đời của nước Nhật của anh DCH khá thuyết phục đó, theo nghiên cứu thì dân Nhật có nguồn gốc từ phía Bắc Trung Quốc, Triều Tiên di cư sang các đảo phía nam của Nhật, rồi kết hợp với dân bản địa ở phía Bắc.
Nước Nhật trong lịch sư luôn muốn cạnh tranh cùng Trung Quốc, người Trung Quốc sáng chế ra nhiều thứ, nhưng người Nhật bằng tinh thần cầu tiến, tính tình siêng năng chăm chỉ... đưa những thứ đó lên đỉnh cao, thành nghệ thuật.
Khi xưa, một ông vua Nhật gửi cho hoàng đế Trung Hoa một bức thư đề rằng: "Vua nước mặt trời mọc gửi vua nước mặt trời lặn".
Anh em mình trên đây chắc còn trao đổi dài dài về Nhật Bản, quê hương của Hiệp Khí Đạo !!! :biggrin: