PDA

View Full Version : Thầy Micheline Tissier



aiki
05-29-2010, 12:16 PM
Micheline Tissier là vợ cũ của thầy Christian Tissier 7 Dan Aikikai. Bà là 1 trong số khá hiếm Aikidoka nữ tại Âu Châu được 6 đẳng HKD do chính DC Moriteru Ueshiba cấp, và bà cũng giữ vai trò giám đốc kỹ thuật trong hội HKD Pháp (Pháp có 2 hội HKD).


Sau đây là bài phỏng vấn Micheline Tissier



Phóng viên : Bà bắt đầu HKD tại Hombu Dojo tại Tokyo. Bà có thể cho trong trường hợp nào bà có mặt tại Tokyo và lý do tại sao bà học HKD sau khi tập khiêu vũ trong 1 thời gian dài ?


Micheline Tissier (MT) : Tôi có nhiều vấn đề trong gia đình nên cha mẹ tôi gửi tôi sang Tokyo vì anh tôi đã ở đó. Lúc đó tôi 15t và tuy khiêu vũ khg phải là mục đích chính của tôi, như thầy khiêu vũ tôi lúc đó đã khuyên tôi nên đi về ngành đó. Lúc đó tôi thích thể thao điền kinh hơn, và tôi chuyên về môn chạy 1200m. Tôi vẫn chạy jogging mỗi ngày cho tới năm 40t.


Phóng viên (PV) : Hầu như bây giờ ai cũng biết cách hoạt động của Hombu dojo, nhưng rất ít người biết về cách dạy của Hombu cho tân môn sinh. Bà có thể so sánh cách dạy tại Hombu và cách dạy tại Pháp ?


Micheline Tissier: Tôi tập HKD vì là 1 điều kiện để được chiếu kháng du học sinh để có thể ở lại Nhật. Tôi bi bắt buộc học 2 tháng " lớp vỡ lòng " ở lầu 1 Hombu. Tôi khg thể nói những đó là những kỷ niệm tôi thích nhất vì mấy lớp đó họ chỉ dạy những bước đầu của HKD như đi Shikko, ukemi ... Đối với các thầy đứng lớp, đi shikko / suwari waza vòng vòng trong phnòg tập trong vòng 1 tiếng hoặc cho tới khi họ thấy vừa ý là chuyện thường. Vì lẽ đó mà đầu gối và đầu ngón chân tôi bị xước vì tôi phải tập mỗi ngày nên những chỗ đau khg có thì giờ để lành hằn.

Lúc đó tôi rất khó chịu khi thấy bộ mặt vui vẻ của mấy Pháp kiều khác sau khi họ tập xong và xuống từ phòng tập ở lầu trên. Những lớp đó là lớp " thường " và tôi rất ghét nhìn họ vì cá nhân tôi khg thích lớp " vỡ lòng " mà tôi phải học.



PV: Việc tập HKD tại Nhật có đem gì lại cho bà khg ?

Micheline Tissier: HKD bên Nhật và HKD bên Pháp khg khác nhau mấy ! Những gì tôi học bên Nhật tôi đều có thể học được ngay tại Pháp. Có thể nói là có thể tại tôi có tập bên Nhật nên các đòn Suwari waza của tôi " khá " hơn nhìều những người học tại Pháp (cười ...)


http://inlinethumb36.webshots.com/43939/2945494140105516310S500x500Q85.jpg (http://sports.webshots.com/photo/2945494140105516310fYMMXS)



PV: Bà phải đương đầu với 3 khó khăn: Tân môn sinh, là 1 người ngoại quốc và là phái nữ trong 1 xã hội Nhật, nơi mà đàn ông hơn đàn bà. Bà đã gặp những khó khăn gì và cách đối xử của các bạn tập như thế nào?


Micheline Tissier: cá nhân tôi khg thấy bất cứ 1 hiềm khích nào hết. Dân Nhật rất dễ thương, và tuy là 1 phụ nữ, tôi khg thấy có khác biệt nào trong cách họ đối xử với tôi. Nhưng cũng có thể lúc đó tôi còn quá trẻ nên khg để ý nhiều. Công nhận lúc tôi bên đó, võ sinh ngoại quốc khg có nhiều, nên 1 nữ võ sinh tóc vàng và dài khg thể làm cho họ khg để ý được (cười nữa...)

Lúc đó tổi ở với 1 gia dinh Nhật và họ có 1 người con trai cỡ tuổi tôi. Tôi chỉ có dịp nói chuyện với anh chàng đó 1 vài lần, và hầu như khi anh chàng đó bị ba ép nói chuyện với tôi. Ông đó rất thích Pháp.


PV: Bà thích thầy nào nhất ?

Micheline Tissier: Tôi hay tập với thầy Seijuro Masuda và Norihiko Ichihashi vì họ cởi mở với võ sinh ngoại quốc hơn, so với các thầy khác. Mãi về sau tôi mới dám đi lớp của thầy Seigo Yamaguchi và của DC.


PV: Bà đã gặp Christian Tissier tại Tokyo. Bà có nghĩ là sẽ gặp nhiều người Pháp tại Hombu Dojo khg?

Micheline Tissier: Tôi hoàn toàn hoà nhập với công đồng Aikidoka Pháp tại Nhật. Lớp đầu của tôi là với Christian Tissier và tập nguyên 1 tiếng với nhau. Ông ấy là sư huynh (sempai) của tôi và cũng là sempai của tất cả các võ sinh ngoại quốc vào thời đó.


http://inlinethumb30.webshots.com/42781/2108527040105516310S500x500Q85.jpg (http://sports.webshots.com/photo/2108527040105516310UBOSXO)



PV: là sư muội của Christian Tissier, bà có tập Kashima Shin Ryu kenjutsu khi ở Nhật khg?


Micheline Tissier: Khg! Ờ Nhật tôi khg tập 1 thứ võ khí nào hết. Chỉ khi về Pháp thì tôi mới bắt đầu tập với Christian.


còn tiếp ...

aiki
06-10-2010, 07:08 PM
PV: Khi về lại Pháp, bà và Christian cưới nhau và sống chung với nhau 22 năm. Với tư cách 1 HLV HKD, bà có cảm tưởng là phải sống trong bong của chồng bà khg?

Micheline Tissier: Tôi bắt đầu dạy HKD 11 năm sau khi về lại Pháp. Lúc đó là năm 1989, tại Vincennes. Nơi dó có 2 lớp HKD cùng giờ, 1 lớp cho tân môn sinh và 1 lớp "hủ lốn". Lớp tân môn sinh như bên Hombu, tân môn sinh phải học 3 tháng ở lớp đó. Christian đưa tôi phụ trách lớp đó, và chồng tôi chỉ tin tôi khi võ sinh tôi khg chịu sang lớp ổng sau 3 tháng học với tôi (cười ...)

Năm sau đó thì chúng tôi dọn xuống miền Nam nước Pháp vì con trai tôi bị xuyễn khi ở Paris. Tôi chỉ bắt đầu dại lại vào 1997, sau khi ly hôn và tại võ đường ở Nice.

Thực tình mà nói, trong trường hôp trên, tôi khg có vấn đề đứng sau bóng của Christian. Christian lúc nào cũng là thầy tôi, dù tôi có là HLV / thầy hay khg. Vai trò vợ của 1 thầy võ lúc nào cũng phải đứng trong bóng tối, nhất là trong 1 xã hội như bên Nhật.



PV: Bà có trở lại Nhật chưa?

Micheline Tissier: Chưa lần nào từ hồi thầy Yamaguchi qua đời



PV: bà lên đai đen dưới thầy Tamura; bà có phải "sửa lại" kỹ thuật của bà với cách tập bên Pháp khg?

Micheline Tissier: Câu hỏi này dễ làm nhiều người cười lắm. Khg, 1 lần nữa tôi xác định là HKD tại Pháp và HKD tại Nhật khá giống nhau. Tôi ở trong hội HKD của thầy Tamura, và đương nhiên tôi hay đi seminar của thầy. Chính trong 1 seminar đó mà tôi thi đai đen. Thi lúc nào cũng trong 1 seminar. Khg ai báo tôi trước là tôi sẽ thi, và tôi còn nhớ Christian gọi tôi và nói "em đi thi đai den ngay bây giờ". Tôi đành phải thi mà khg chuản bị gì trước.

Nói về đai đẳng thì tôi hoàn toàn tin vào Christian. Trong bất cứ kỳ thi nào, tôi khg bao giờ chuản bị trước. Bất cứ lúc nào Christian nghĩ tôi đủ khả năng và trình độ thì tôi thi lúc đó. Tôi nghĩ đó là chuyện thường tình từ 1 người thầy.



http://inlinethumb30.webshots.com/37981/2913282590105516310S500x500Q85.jpg (http://sports.webshots.com/photo/2913282590105516310NOzmvy)



PV: Tất cả những người mà tôi đã nói chuyện và đã tập với Christian thời đó đều cho biết là Christian lúc đó rất đòi hỏi và khó tánh. Chuyện đó có xẩy ra cho bà khg?

Micheline Tissier: Tôi nghĩ trình độ kỹ thuật hiện tại của tôi là từ sự đòi hỏi và khó tính của Christian. Lúc đó, Christian rất khó, khó với chính mình và với tất cả mọi người. Hắn hoàn toàn theo "chương trình" Nhật và khg "thả lỏng" võ sinh.

Khác với 1 số vợ của các thầy khác, tôi khg tập HKD để tập HKD (tà tà), nên tôi cũng "cùng chung số phận" với tất cả các võ sinh khác. Đó là sự lực chọn của tôi.

Thời đó, seminar dài hơn bây giờ, 3g sang, 3 g trưa, 12g cho nguyên cuối tuần. Công thêm vào đó 2g tập mỗi ngày nên cách tập khá "mệt".

Tôi cũng phải tự công nhận là ngoài sự khó tính của Christian, tôi đã làm những gì cần thiết đễ tới mục đích tôi đã chọn.

Sư thật mà nói thì HKD đã "hợp nhất" chúng tôi về nhiều khiá cạnh và cũng đã chia rẽ chúng tôi ở 1 số khiá cạnh khác. Như tôi khg thấy dễ tí nào khi bị la trên tatami và khi về nhà làm như khg có chuyện gì xẩy ra ...


PV: Bà đã nói là tập HKD để có chiếu kháng để ở lại Nhật. Thế lúc nào bà đã quyết định sống về nghề này?

Micheline Tissier: Tôi khg bai giờ nghĩ là bỏ hiến cuộc đời cho HKD. Tính tôi là khi tôi đã quyết định 1 chuyện gì thì tôi xả than vào đó. Như khi tôi quyết định chạy điền kinh 1200m, hay khieu vũ, tôi tập tới trình độ chuyên nghiệp và lúc đó tôi có đủ khả năng để thể thay thế HLV / thầy nếu cần.


còn tiếp ..

wago
06-18-2010, 10:00 PM
anh, Micheline là nữ sao gọi là thầy được hả anh? Gọi là cô chứ :-k . Bây giờ ly dị với thầy Tisier rồi nên lấy họ là Vaillant thì phải.

aiki
06-19-2010, 04:58 AM
Hello Wago

Wago nói đúng quá! Đi lâu rồi, tui quên tiếng Việt luôn....:-" :-"

tui có cảm tưởng như dùng "cô" khg tả rõ được "trình độ kỹ thuật" của Micheline. Thầy giáo, cô giáo thì hiểu rõ, thầy võ, "cô võ" hỉ ...8-[ ](*,) #-o

Tiếng VN phước tạp quá! #-o #-o

aiki
07-28-2010, 08:04 PM
PV: Với tư cách vợ của 1 thầy / HLV, bà có phải tập nhiều hơn để mọi người công nhận khg? Bà xử xự ra sao trong mối quan hệ "bực cấp"?


Micheline Tissier: Tôi khg báo giờ phải đối xử với những trường hợp đó. Tôi tập cực, tất cả mọi người phải tập cực, và chính vì vậy mà chúng tôi rất đòan kết. tất cả những người mà còn theo Christian đều hiểu rõ giá trị mà Christian đã đem lại cho họ, mặc dù họ đã phải qua bao khó khăn. đối với tôi cũng vậy. Christian đòi hỏi rất nhiều ở tôi đã đem lại kết quả, nhưng chúng tôi đã phải trả giá khá đắt, cuộc tình chúng tôi.

Về khiá cạnh "thức bậc", chuyện đó khg dễ nhưng tôi chấp nhận trong phạm vi võ đường. Chúng tôi rất nể nang và tôn trọng nhau và ngoài cái tính đó ra, Christian rất thật thà và trung thực.


http://inlinethumb59.webshots.com/21818/2056316250105516310S500x500Q85.jpg (http://sports.webshots.com/photo/2056316250105516310CSrAdI)


PV: Hãy chú trọng tới cách tập HKD. Tôi nhớ tới 1 câu trong Hiệp hôị FFAAA : "phụ nữ có thể áp dụng bất cứ đòn nào trong HKD, nhưng họ khg bắt buộc phải đánh đòn đó như đàn ông". Bà có đồng ý i câu đó chăng? Phụ nữ có phải "sửa đòn" để cho thích ứng với mình khi đòn đó được dạy bởi 1 người đàn ông?


Micheline Tissier: Tôi khg thấy và khg hiểu sao 1 phụ nữ khg thể ap1 dụng 1 đòn như 1 nam? Có phải vì tinh thần kém? yếu cơ bắp? có thể là câu đó nên đượ chiểu trong 1 trường hợp nào đó chăng? Ví dụ 1 người đàn ông cỡ 50kg phải đối đầu với 1 người 90kg? Trong trường hợp trên, Nam hay nữ có ảnh hưởng gì đến kỹ thuật khg?

Nếu anh lấy vần đề dưới 1 khía cạnh khác thì nên hỏi là các nam võ sinh sẽ làm gì?

Hiẻn nhiên, nữ có thể tập 1 thứ HKD như nam mà những kỹ thuật đó khg cần phải sửa lại cho thích nghi khi người đứng lớp là Nam HLV. Bắt buộc phải là vậy, nếu khg thì sẽ có 2 HKD, 1 cho nam và 1 cho nữ.

Từ khi tôi tập HKD tới giờ, câu hỏi đó chưa bao giờ được đặt ra. Nam hay nữ, người võ sinh giỏi là người mà hiểu lẹ, là người mà kỹ thuật chính xác, di chuyển lẹ nhất ...



PV: Cũng trong cuốn sách đó, tác gỉa đã viết là nữ võ sinh bền chí hơn nam võ sinh ở cùng 1 trình độ (đai). Bà nghĩ sao về câu đó?


Micheline Tissier: Cái điều tôi thấy là tất cả những người tập cùng với tôi đã trở thành VS chuyên nghiệp hay aikidoka có tiếng và được nể về mặt kỹ thuật. Vì vậy tôi khg nghĩ là tôi kiên trì hơn họ, tất cả chúng tôi đều đạt tới cùng mục đích.


PV: Thầy Henry Kono đã 1 lần nói 1 câu của ST " chỉ có phụ nữ mới đánh đúng HKD". Có thể vì họ hiểu rõ sức mạnh khg đem tới đâu và HKD bất đối kháng! Bà nghĩ sao về câu trên?


Micheline Tissier: Cái thế lợi duy nhất của phụ nữ là họ khg dung sức nhiều trong khi ra đòn, và nhờ thế, cử chỉ của họ rất tự nhiên sau 1 vài năm luyện tập. Tôi khg dám quả quyết như vậy! Thật tình mà nói, và tôi nói lại lần nữa, tôi khg nghĩ sự khác biệt giới tính là 1 điều kiện "tốt" để tập HKD.
Hầu như ai cũng hiểu cái tính "bất đối kháng" trong HKD và từ từ với thời gian, ai mà kiên trì với môn này sẽ là người học hỏi được nhiều nhất.

http://inlinethumb25.webshots.com/40600/2147728660105516310S500x500Q85.jpg (http://sports.webshots.com/photo/2147728660105516310YHATuH)


PV: Khi nói tới phụ nữ ngoại quốc giỏi về HKD, những tên như Virginia Mayhew (đã qua đời); Mary Heiny và Patricia Hendricks được nhiều người nhắc đến. bà đã có dịp gặp những người đó và chia sẻ với họ chưa?


Micheline Tissier: Tôi đã gặp Patricia Hendricks ở Canada cách đây hơn 15 năm khi bà 1ây tới phỏng vấn Christian trong 1 seminar. Ở San Francisco, Christian cũng có cho 1 seminar chung với Patricia và 1 số thầy khác. Tôi chưa có dịp gặp 2 người kia nên chưa bao giờ nói chuyện với họ.


PV: Ở Pháp, bà được nhiều người biết đến. Chắc vì vậy nên những người tời đăng ký nơi bà dạy khg phải là chuyện ngẫu nhiên. Võ đường bà có nhiều nữ võ sinh hơn các nơi dạy HKD khác của nam HLV?


Micheline Tissier: Khi tôi mở võ đường tại Nice, đó là điều mà tôi tiên đoán sẽ xẩy ra. Nhưng sự thật thì võ đường tôi khác các võ đường khác. Tôi có nhiều nam võ sinh hơn là nữ võ sinh.


PV: Bà nhận được 6 Aikikai đẳng từ DC Moriteru Ueshiba vào tháng giêng 2007. Bà là người phụ nữ đầu tiên nhận được đai cao như vậy. Bà có nghĩ sẽ là 1 tấm gương cho tất cả phụ nữ học võ?


còn tiếp ...

aiki
08-20-2010, 12:02 PM
Bài chót


PV: Bà nhận được 6 Aikikai đẳng từ DC Moriteru Ueshiba vào tháng giêng 2007. Bà là người phụ nữ đầu tiên nhận được đai cao như vậy. Bà có nghĩ sẽ là 1 tấm gương cho tất cả phụ nữ học võ?

[/b]Micheline Tissier[/b]: Đương nhiên! Cho tân môn sinh và cho tất cả những người đang tập từ 1 thời gian dài. Sự thật là trong seminar, phụ nữ tham dự đông hơn trong các lớp học thường ngày. Họ hay nói với tôi là họ rất sung sướng có 1 nữ võ sư đai cao tới dạy. Họ hỏi tôi rất nhiều và khuyến khích tôi nữa! họ thật là dễ thươngé


http://inlinethumb22.webshots.com/85/2565953870105516310S500x500Q85.jpg (http://sports.webshots.com/photo/2565953870105516310JjUzwm)



PV: bà cũng hay dạy lớp con nít và hình như là bà đã nghĩ ra 1 cách dạy đặc biệt dựa trên thẻ bài và năng lực trí tuệ (mental image). Theo bà, học HKD từ thu3ơ nhỏ đem lại những gì?

Micheline Tissier: Hình như ông nói đến 1 bài trên báo "Aikido magazine". Trong bài đó tôi có nói tới cách dạy con nít và làm sao biết mấy em học được kỹ thuật. Thật sự mà nói, tôi khg chú trọng tới lớp con nít và tôi thích lớp người lớn hơn. Nhưng khi đứng đầu 1 võ đường, tôi phải coi tất cả võ sinh, già, trẻ, lớn, bé, như 1 khối chung.

HKD là 1 phương pháp giáo dục, và dựa trên đó, con nít học sự kính trọng với kẻ khác (bnạ bè, thầy giáo ...), kính trọng dojo, luật lệ ... mấy em học chia sẻ và những hoạt đông thể dục rất có lợi cho các em với điều kiện là phải chú ý tới cách làm cho đúng những động tác đó. Trong võ đường tôi, tôi chỉ nhận các em từ 9t trở lên. Theo tôi, 9t là tuổi là có thể tập HKD, 11t là tuổi lý tưởng ...



PV: Bà là 1 trong số rất ít phụ nữa có 1 vai trò kỹ thuật quan trọng trong 1 trên 2 hội HKD tại Pháp được chính phủ công nhận. bà có thể cho biết vai trò của bà trong hội FFAAA

Micheline Tissier: Chúng tôi gồm 3 phụ nữ. Chúng tôi trong ban kỹ thuật của Hội FFAAA, có nghĩa là chúng tôi có thể nằm trong ban giám khảo chấm thi. Các hôị ở các tỉnh có thể mời chúng tôi cho seminar ... Chúng tôi cũng có thể được cử làm giám đốc kỹ thuật cho 1 tỉnh hay 1 vùng nào đó.


http://inlinethumb08.webshots.com/43271/2490014340105516310S500x500Q85.jpg (http://sports.webshots.com/photo/2490014340105516310zPSdtT)



PV: Với 1 số đông Aikidoka nữ trong hội, tại sao lại có quá ít phụ nữ giữ vai trò (kỹ thuật) như bà?

Micheline Tissier: có thể tại HKD khg có thi đấu như trong Judo. Trong Nhu đạo hay Karate, nhiều phụ nữ nắm những vai trò quan trọng như vậy, khi họ giải nghệ sau khi thi đâú và chiếm giải. Trong HKD, chúng tôi phải "đấu tranh" nhiều hơn và tôi nghĩ là như vậy, chúng tôi có công lao nhiều hơn. Trong trường hợp tôi, tôi biết là nhiều chủ tịch hội đoàn tỉnh đã làm đơn lên hội yêu cầu tôi cho seminar.


PV: Hơn 1 năm sau khi được DC thăng 6 đẳng Aikikai, tôi khá ngạc nhiên khi thấy bà vẫn còn 5 dan trong danh sách quốc gia GSDGE. Bà có thể giải thích cách tính đẳng GSDGE và tại sao đẳng do Aikikai cấp khg được GSDGE công nhận ? [Bà Micheline Tissier được chính thức lên 6 dan from the GSDGE vào giữa năm 2008].

Micheline Tissier: Trên lý thuyết, có 1 nghi thức (protocol) với Nhật là Nhật khg được cấp bằng cho 1 thường dân tây nếu người ấy chưa được bằng tây trước. Mặc dù luật là vậy nhưng vẫn có 1 vài trường hợp ngọai lệ, như dân Pháp sống tại Nhật và nhận được bằng trực tiếp từ DC.

Trong trường hợp tôi, DC cho tôi 4 dan năm 1990. Pháp công nhận bằng đó mấy tháng sau. 5 và 6 dan cũng vậy. Tôi phải chờ hội đồng ủy ban trung ương để hợp thức hóa tình cảnh tôi. Ngaòi chuyện đó ra, tôi quen DC từ 1976 và rất mừng khi nhận được bằng đó từ DC.


PV: Võ đường của bà ở Puget sur Argens chào đón aikidoka từ nhiều hội khác nhau. Có phải đó là sự cởi mở từ các võ sinh? họ là nền móng của các hội và sự cởi mở ấy là 1 tấm gương nên tiếp tục đi theo?

Micheline Tissier: Đương nhiên. Trừng phạt họ đâu có giải quyết sự va chạm giữa 2 hội đâu! Võ đường tôi chào đón mọi aikidoka, khg phân biệt hội này hội nọ. Tôi nghĩ họ khg nên là nạn nhân của politic.



PV: Bây giờ haỹ nói tới cách tập của bà. Bà hay dạy những đòn nào cho võ sinh bà? mấy đòn tủ là gì?

Micheline Tissier: tôi khg có tự phụ về vấn đề này. Tôi chỉ dạy họ những gì tôi được dạy trong 1 khg khí lành mạnh, hớn hỉnh, với cá tính của tôi. Rất nhiều căn bản và 1 ít thực tập.


PV: Dưới 1 cái nhìn cá nhân, bà có thể cho biết những nguyên lý chính mà hiện nay bà muốn khai triển và hoàn chỉnh?

Micheline Tissier: Khi là 1 phụ nữ, tập HKD khg dễ. Trong seminar, tôi bị nhiều người "thử sức" vì tôi là vợ của Christian và nhiều khi ngay cả trong seminar của tôi. Hiện giờ, tiô chỉ muốn tập cho tôi. Tôi khg cần và khg muốn phải chứng minh khả năng của tôi cho ai khác, tôi chỉ muốn tập cho tôi mà thôi.

Tôi muốn các đòn của tôi đúng và lưu loát để chia sẻ với võ sinh của tôi. Việc chính của tôi là làm cho võ sinh thấy thoải mái trên sân tập và tôi nghĩ là đã thành công trên chuyện này. Như tôi đã nói, trong võ đường tôi, hoà khí và khg khí hớm hỉnh lúc nào cũng có.


PV: Sau 30 năm gắn bó với HKD, việc gì thúc đẩy bà tiếp tục tập? "Truyền nghề" hay tiếp tục tập cho cá nhân mình?

Micheline Tissier: Cả 2. dạy là kết quả của những năm dài tôi đã trải qua. Tôi muốn chia sẻ những gì tôi đã khám phá ra và tôi biết có rất nhiều người đang tìm hiểu. Sự nghiên cứu cá nhân là kiếm ra sự phối hợp và áp dụng của các đòn, và theo tôi nghĩ, chuynệ này sẽ khg bao giờ hết. Về vấn đề này, HKD rất là khac1 thường và đạc biệt.
Seminar


PV: Như đã nói cách đây khg lâu, bà "hoan nghênh" các võ sinh từ hôi FFAB (theo thầy Tamura), hội mà cũng được chính phủ Pháp công nhận. Theo bà nghĩ, có sự khác biệt nào rõ rệt giữa 2 hội này khg?

Micheline Tissier: Tôi lúc nào cũng tập HKD trong niềm vui thích. HKD vẫn là HKD với bất cứ hội nào. Nhiều khi có sự khác biệt khá rõ giữa nhiều HLV trong cùng 1 hội hơn là giữa 2 hội


PV: Nhiều người tập HKD với nhiêù mục đích riêng. Theo bà thì lý do nào giữ những người gắn bó với HKD?

Micheline Tissier: Có thể là vì HKD khg thi đấu và vì vậy, đấu kháng duy nhất trong HKD là thi đấu với chính mình. Họ có thể gắn bó bởi vì HKD đem lại nhiều điều hay trong đời sống hang ngày. Và cuối cùng, như tôi đã nói, khg khí hóm hỉnh, thoải mái, gia đình là những điều làm họ lưu luyến.

PV: Để kết thúc, bà có muốn gởi tới đọc gỉa lời nói nào khg?

Micheline Tissier: Tôi chúc mọi người sẽ thành công trên còn đường họ sẽ phải đi qua, khg nên nản chí vì con đường còn dài và cần nhiều hy sinh.


Hết