PDA

View Full Version : Thầy Shimizu Kenji



aiki
01-26-2010, 07:54 AM
Người ta đã nói là ST Morihei Ueshiba đã có cả chục ngàn môn đồ nhưng trong số đó chỉ có 1 nhóm nhỏ đã hiến dâng nguyên cuộc đời cho HKD khi họ trở thành nhóm ushi deshi và trở thành nhóm sứ gỉa của HKD mà đã phát triển môn võ này khắp thế giới.

Trong nhóm nhỏ đó, 1 vài người như thầy Mochizuki rất gần với ST. Thầy Kenji Shimizu là 1 trong số rất ít đệ tử trực tiếp của ST và cũng được ST " chiếu cố ".


2 cha con Shimizu

http://inlinethumb19.webshots.com/40146/2950798790105516310S425x425Q85.jpg (http://sports.webshots.com/photo/2950798790105516310HCGSic)



Thầy Shimizu bắt đầu học võ Judo từ năm 13t cho tới năm 23t. Nhờ 10 năm luyện tập đó, thầy đã có 1 căn bản vững về võ. Mặc dù vậy, khi bắt đầu học HKD, thầy Osawa hơi lo và nghĩ là thời gian dài học Judo có thể là 1 vấn đề khó cho thầy Shimizu, nhất là vai trò Uke trong HKD.


NB : Thầy có thể cho biết sự khác biệt giữa Judo và HKD

Shimizu : Trong Judo, Uke bị quật sau khi kháng cự tối đa trong khi uke trong HKD té mà khg kháng cự tí nào ... Lúc thầy Shimizu mới tập, khg kháng cự có nghĩa là theo nage như bây giờ mà chỉ té khi khg còn cách nào khác. Bây giờ, nhiều người đã té trước khi nage vào hẳn đòn ...

Khi gió mạnh thổi, cây cối gặp lại. Nếu gío nhẹ thì các cành cây sẽ buông trôi theo gío. HKD như vậy, uke khg thể tự té nhưng phải hoà hợp với đòn, hoà hợp với sức mạnh của đòn. Trong Judo, võ sinh được dạy là phải kháng cự tối đa và đó là 1 điểm khó cho những người từ Judo qua HKD. Nhưng với thời gian, tui đã quen từ từ và té 1 cách nhẹ nhàng và thoải mái ...
Trong Judo có đấu kháng trong khi đó HKD chỉ có tập tập và tập. Lúc đầu tôi khg hiểu tại sao cứ cho phép bị quăng, nhưng với thời gian khi kỹ thuật tôi khá hơn thì tui hiểu rõ hơn.



NB : Thầy có bao giờ bị chấn thương chưa ?

Shimizu : Nhiều lần. Hãy nhìn 2 cổ tay tui thì sẽ thấy. Cổ tay này bị " méo " vì đòn Nikkyo. Khi ai chưa bao giờ biết nikkyo là gì và bị đòn đó 1 cách bất ngờ, chớp nhoáng và mạnh thì " nạn nhân " sẽ chỉ thấy đom đóm trong mắt mà thôi ....
Kỳ đó, tui tính trả đũa nhưng khg thành công vì uke tui biết trước và khg để tui " trả thù ". Với thời gian, tui hiểu và tiến bộ thêm. Sau 1 thời gian, tui đi kiếm mấy người mà đã làm tui chấn thương để tập với họ nhưng họ kiếm đủ cớ để từ chối, người thì đau chỗ này, người thì đau chỗ khác ... (cười...)



NB : Thầy có thể cho biết cảm tưởng khi thầy đổi từ Nhu đạo qua HKD ?

Shimizu : Khi lớn tuổi, dù có giỏi tới đâu đi nữa, khg ai có thể là võ địch được. 1 hôm, ông Kaburagi đã hỏi tui là có thật tình muốn dành cuộc đời tôi cho Nhu đạo hay khg ! Ông ấy nói " Judo là 1 môn thể thao " . Chuyện này cách đây gần 45 năm rồi ...

" Nếu anh muốn biết 1 budo thật sự, chứ khg phải 1 môn thể thao, thì anh phải gặp người budoka cuối cùng. " Đó là thầy Ueshiba, 1 người mà lúc đó tôi đã nghe nói nhưng chưa bao giờ gặp. Ông Kaburagi đã giới thiệu tôi với ST. Hôm đó, ngoài ST ra, có luôn các thầy Kisshomaru, Tohei, ông kaburagi, Muko - con gái thầy Osawa (về sau sẽ cưới anh của thầy Shimizu).


Còn tiếp ...

aiki
02-03-2010, 07:35 AM
Bài 2 ...



NB : Cuộc hội ngộ đó xẩy ra làm như thế nào ?


Shimizu : Tôi thật tình ngạc nhiên là có 1 người như ST. Tôi có cảm giác là ST tới từ dĩ vãng, từ 1 thời thật xa xưa. ST như 1 người khg sống trong hiện tại mà sống trong 1 thời kỳ nào đó.

Khi vừa nhìn ST, tôi biết ngay là có 1 chuyện gì xẩy ra giữa tôi và ST. Tuy chưa bao giờ gặp nhau trước, nhưng tôi thật kính phục và nề ST khi tôi vừa nhìn thấy người. Ngược lại, tôi có cảm tường như ST thích tôi và muốn tôi tới tập.

Tôi để lại điạ chỉ khi tôi ra về mặc dù tôi đã quyết định trở lại ghi tên tập. Nhưng trước khi tui trở lại thì thầy Kisshomaru đã gọi điện thoại nhắn tôi là ST muốn gặp tôi lại và hỏi chừng nào tôi có thể tới được.

Tôi khg chần chờ gì hết và trở lại gặp ST ngay lập tức và ST nói ngay " thường thường thì tôi khg nhận Ushi-deshi nữa, nhưng cậu có muốn làm ushi-deshi khg ? " Tôi nhận lời liền và vì vậy, tôi có biệt hiệu là " người ushi deshi cuối cùng ".

Thật ra sau tôi cũng còn vài người nữa, như thầy Endo và Suganuma chẳng hạn, nhưng họ khg được ST dạy trực tiếp.



Với ST khi còn trẻ
http://inlinethumb21.webshots.com/3028/2339215470105516310S425x425Q85.jpg (http://sports.webshots.com/photo/2339215470105516310iDcZnE)



Khi mới bắt đầu tập HKD, lúc đó vào khoảng 1963, sau 1 vài lớp tôi rất thắc mắc và hoài nghi môn võ này. Tôi khg biết có tiếp tục khg vì lúc đó sự khác biệt giữa cách tập Judo và HKD quá to đối với tôi. Tôi có cảm tưởng như HKD " thiếu thiếu cái gì ".

Nhiểu lúc trong giờ tập, tôi bị quăng rất mạnh và bị khoá rất đau, đau đến nỗi mắt thấy đóm đóm mặc dù tôi khg kháng cự ... Tôi ráng trả đũa nhưng khg biết làm sao và lúc đó áp dụng đòn Judo. Những lúc đó, ST hay la tôi và nhắc " đây khg phải là chỗ dạy Judo ".

Ngay lúc đó và cho tới giờ, tôi khg chấp nhận là đánh mạnh với những người khg kháng cự mình. Lúc đó có nhiều võ sinh quá hung dữ. tới giờ, sụn ở tay tôi còn nhô ra vì 1 võ sinh quá hung mạnh.



NB : Trong cuộc gặp gỡ đầu tiên với ST, chuyện gì đã xẩy ra ? có 1 cuộc biểu diễn khg ?


Shimizu : Hôm đó, người biểu diễn là thầy Tohei. Khi tôi trở laị lần thứ nhì sau cú điện thoại thì ST đang đứng lớp. Khi tôi vừa vào phòng tập, ST quay lại và gọi tôi . Ông áp dụng vài đòn trên tôi và có giải thích vài căn bản.



NB : Thời đó, thầy tập bao nhiêu lần 1 tuần ?

Shimizu : Lúc đó tôi khg có tiền và nếu tập nhiều thì sẽ càng đói thêm, nhưng vì khg có gì làm nên tôi tập cả ngày ...

Nhưng hên cho tôi là càng tập tôi càng tiến bộ vào sau 3 năm tập như vậy tôi lên 4 đẳng. Sau 1 năm tôi được đai đen và lên 1 dan khoảng mỗi 6 tháng.

Số tôi hên nên được gửi đi dạy ở nhiều nơi và cũng hay được tháp tùng ST. Những dịp đó, tui có duyên được làm uke cho ST. Những lúc đó đối với tôi là 1 kho tàng mà tới giờ tôi vẫn còn nghĩ đến.



NB : Ai là HLV chỉ thầy nhiều nhất ?


Shimizu : Lúc đó có nhiều Sensei lắm và tôi đi tất cả các lớp khi tôi trở thành ushi deshi, nhưng lúc mà tôi học được nhiều nhất là khi làm uke cho ST.

Ngoài những kỹ thuật và đòn ra, cái mà tôi học được nhiều nhất là thái độ, là tâm hồn của ST. Tôi phải đoán những ý định cũa ngài và phản ứng kịp thời để có thể theo những đòn của ST. ST rất khó khi lựa uke.

ST rất nghiêm khắc. Khi uke khg theo được, ổng lên cơn và hay la " mày làm gì thế ???" Uke cho ST có nghĩa là phải theo từng mm ...
ST khg chấp nhận 1 chút lơ là! Ví dụ, sau khi bị quăng, võ sinh khg bao giờ được phép quay lưng lại ST và ngồi xuống ... Uke phải quay về vị trí cũ và lúc nào cũng phải nhìn ST. Sự bận tâm của ST về cách dạy võ như thời xưa khg thay đổi. Ngaỳ xưa, sơ ý là chết, và tuy lúc bấy giờ là thập niên 196x, ST vẫn muốn võ sinh nghĩ như hồi xưa.

Hiện nay, rất ít thầy chú trọng tới những chi tiết đó, mặc dù đó là 1 khiá cạnh của Budo.



NB: thời đó, ngoài thầy ra còn bao nhiêu ushi-deshi khác?


Shimizu : Lúc đó có khá nhiều. Có khoảng 1 chục ushi deshi khi tôi vào. Và chung quanh tôi, nhiều người thắc mắc tại sao tôi nhận làm ushi deshi.

Lúc đó, thập niên đó là thời gian chuyển tiếp của HKD. Khg ai biết tương lai của HKD sẽ ra sao. Thế vận hội sắp tới và kinh tế Nhật đang phát triển. Mặc dù vậy, chúng tôi khg có đủ tiền để mua 1 hakama ! nhưng khg phải chỉ mình tôi ! các huynh đệ đều trong tình trạng đó hết.


Từ trái sang : Saotome Mitsugi. ST, Shimizu Kenji và Kisshomaru ueshiba
http://inlinethumb18.webshots.com/42065/2648890670105516310S425x425Q85.jpg (http://sports.webshots.com/photo/2648890670105516310hArLga)


còn tiếp ...

aiki
02-17-2010, 10:53 AM
Tiếp ...


NB : Cuộc sống Ushi deshi lúc đó chắc khá khó khăn?

Shimizu : Đương nhiên là chúng tôi khg có tiền, nhưng cuộc sống khá "trọn vẹn và mãnh liệt" . Tôi khg có kỷ niệm xấu. Chúng tôi khg có thì giờ để nghĩ tới chuyện đời và khi có 1 giây phút rảnh rỗi thì chúng tôi ngủ ...

Vì là ushi-deshi chót, là đàn em, nên tôi phải làm hết, dạy những lớp tư nhân trong khi cách sư huynh thì ở trong văn phòng, trò chuyện và uống trà. Lúc đó tôi thấy bực mình lắm. Mấy sư huynh có mặt hết, nhưng khg air a dạy lớp tới, họ chờ tôi dạy xong lớp này và nói tôi ra dạy lớp tới.

Nguyên ngày tôi phải dạy lớp này sang lớp nọ mà bụng chống trơn. Đó là cuộc sống ushi deshi. Lúc đó, trong số những võ sinh lấy lớp riêng, có rất nhiều người có tên tuổi. Và tôi phải rất thận trọng khi dạy mấy người đó, khg thể làm họ chần thương khi quăng họ. Lúc đó tôi khg hiểu tại sao tôi là người được cử ra dạy mấy nhân vật đó, mãi về sau tôi mới biết. Đó là những thời gian khó khăn khi làm ushi-deshi của tôi.



NB: Như vậy là thầy cho đa số các lớp "tư nhân"?

Shimizu : Có 1 số lớp tôi là HLV chính và cũng có 1 số tôi là phụ tá HLV. Nói là phụ tá cho oai chứ thật ra là làm uke cho HLV và làm uke cho võ sinh. Thật sự ra, khi làm phụ tá cho ST khi ngài dạy riêng cho 1 số nhân vật quan trọng, tôi học được rất nhiều.

Ví dụ như ông Hioki Hidehiko. Ông ấy khoảng 65t và là 1 học trò lấy lớp riêng với ST. Những lớp đó chỉ có 3 người và ST hay chỉ rất nhiều đòn mà tôi ít thấy. Vì ông Hioki đã lớn tuổi và bị bịnh tiểu đường, cứ mỗi 10 phút tập thì ông phải nghỉ 5 phút. Trong những lúc đó, ST hay hỏi tôi có thắc mắc gì khg.

Thế là tôi cứ "ST, trong trường hợp này ... trường hợp nọ ... phải thế nào ...". Trong hơn 10 năm tập Judo, tôi khg bao giờ hỏi thầy 1 câu, và những giờ phút với ST như thế này, khg có gì có thể quý hơn nhưng giây phút đó, nhất là đối với các ushi deshi.



NB: Hình như là STcó cảm tình với thầy ...

Shimizu : Tôi nghĩ là vậy. ST có khá nhiều học trò. Nhiều người được ST chú ý và tiếp đã tốt, như thầy Mochizuki chẳng hạn. ST " gần " thầy Mochizuki khi ST còn trẻ, trong thời trung niên, và tôi trong khúc cuối của cuộc đời.

Tôi khg biết ST đã quăng tôi khg biết bao nhiêu lần nữa, có thể đó là cách ST biểu tượng "sự chiếu cố" của ngài với tôi (cười)
ST hay kêu tôi để coi tôi ở đâu. Tôi phải cho nhiều lớp tư nhân, nhưng ổng thi kệ. Mỗi lần ST đi đâu là kêu tôi đem theo 1 bokken và 1 jo. Tôi phải đứng lớp thường, phải cho lớp tư nhân hay có hẹn nhưng ST khg cần biết mấy điều đó.

Tôi là ushi deshi, và lúc nào cũng phải có mặt khi ST cần ... Nhiều lúc ST ở xa nhưng vẫn gọi tôi. Đâu phải chỉ 5, 10 phút hay nửa giờ xa đâu ! nhiều khi ST ở Iwama, Osaka, ổng vẫn gọi tôi ... và gọi 1 cách thường xuyên nữa đằng khác ...

Tuy vậy, ST rất dễ thương và lo cho tôi như 1 ông lo cho cháu vậy. Ví dụ như 1 hôm, ST muốn đi Iwama. Tôi vừa chó xong vài lớp tư nhân và nghĩ rằng sẽ nghỉ trưa được 1 chút. Buổi sáng tôi đã đứng 2 lớp và đã cho 2-3 lớp tư nhân và tôi rất là mệt.

ST ghé qua và nói với tôi " Shimizu, tao đi Iwama, lấy đồ đi với tao ". Iwama là khá xa và thời đó đường đi khá lâu, mất mất tiếng mới tới được. Tôi đương nhiên phải trả lời là " dạ vâng " và chuản bị đồ đạc. Nhưng có thể vì mệt mỏi và có thể cách trả lời của tôi thiếu " nghị lực ", những lúc mà cơ thể khg theo được ý trí nữa, ST đã cảm nhận được điều đó và 5-6 phút sau, ổng trở lại và nói " shimizu, thôi được rồi, khỏi phải đi theo tao ".

ST đã có nhã ý dùng tôi làm uke vô số lần nhưng ông ấy cũng lo cho tôi nữa.



http://inlinethumb36.webshots.com/46307/2497655740105516310S425x425Q85.jpg (http://sports.webshots.com/photo/2497655740105516310NHpkhR)



NB : trong 1 cuộc phỏng vấn với Aikidojournal, thầy đã nói có 1 lần ST nổi nóng và đã nói là những gì ST thấy trong 1 lớp khg phải là HKD.

Shimizu : Chuyên đó có thật. Vần chi tiết kỹ thuật, ST rất nghiêm khắc. Ổng hay nói " đó khg phải là Aikido tay dùng "
Những cuộc biểu diễn mà bây giờ hay làm ở Budokan, lúc trước những biểu diễn đó dược tổ chức tại Hibiya. Lúc đó, khg ai dám dẫn ST tới đó sớm vì nếu ST tới sớm và thấy những cuộc biểu diễn trước thì thế nào ổng cũng nói " tụi nó làm gì vậy ? đâu phải là HKD ! ".

Những cuộc biểu diễn đó lúc nào cũng đông khán giả, khoảng 2000 người coi và với những " phê bình " như vậy thì rất " rắc rối " cho Ban tổ chức. Chính vì vậy, chúng tôi chỉ đưa ST tới đúng phần biểu diễn của ST thôi.

Những dịp đó, 1 mặt ST hay hỏi tôi " Shimizu, tới giờ đi chưa ? ", mặt khác, các ngưòi khác thì lại nhắc " Shimizu, nhớ khg dẫn ST tới đó trước giờ x nhé "

ST nghĩ sao nói vậy, ổng khg biết nịnh bợ và rất nghiêm khắc.



NB : Khi ST biểu diễn, nhưng kỹ thuật đó có giống những gì ST dạy ở võ đường khg ?

Shimizu : Thật sư mà nói, tôi khgn ghĩ ST dạy hết mình trong những lớp hàng ngày. Trong nhữngcuộc biểu diễn riêng, ST hay dùng 1 ít đòn rất hiếm thấy. Khi tôi thấy những đòn đó thì tôi tự nhủ " ừ cũng có thể áp dụng như vậy ! " hay " đó đúng là bujutsu "

Cũng có nhiều lúc, tôi cũng nghĩ là chỉ có ST mới có thể áp dụng đòn này đòn kia khi ông biểu diễn 1 số đòn lạ. Và đó cũng là ý của 1 số huynh đệ. Chỉ có St mới làm được đòn này đòn kia thôi ...
Trong những cuộc biểu diễn công cộng thì ST hay dùng những đòn thông thường.



Uke cho ST khi biểu diễn
http://inlinethumb40.webshots.com/5991/2941255560105516310S425x425Q85.jpg (http://sports.webshots.com/photo/2941255560105516310QjFDaY)



còn tiếp ...

wago
02-18-2010, 11:23 PM
Có một câu nói của Thầy Kenji Shimizu nói mà Wago vẫn tâm niệm trong đầu mỗi khi tập: Engage with mind, not body.

aiki
03-01-2010, 07:36 AM
Có một câu nói của Thầy Kenji Shimizu nói mà Wago vẫn tâm niệm trong đầu mỗi khi tập: Engage with mind, not body.

Tui cũng khg hiểu câu này đó Wago!Trừ khi thầy muốn nói là tâm lý mình phải vững???? Ai có ý kiến gì khg?



Tiếp tục bài về thầy Shimizu.


NB : Những kỹ thuậr " lạ " đó có giống đòn Daito Ryu khg ?

Shimizu : hummm ! có thể. Nhưng ST đã học nhiều môn võ khác nhau nên những đòn đó có thề từ những môn võ ST đã học hay là 1 đòn ST chế ra ?? Tôi chỉ học với ST nên khg thể khẳng định được.



NB : Sự khác biệt giữa HKD và các Budo khác là sao ?

Shimizu : cái khác biệt chính theo tôi nghĩ là cái triết lý trong HKD. HKD càng khó khi mình càng tập lâu. Khi càng lớn tuổi, mình càng hiểu và vẫn có thể học thêm được.

Ví dụ với Nhu đạo hay Karate, 1 Võ sư sẽ ở trình độ cao nhất khi còn trẻ. Khi cơ thể còn mạnh khỏe, đó là lúc mình giỏi nhất.
Sức mạnh của HKD khg phải trong sức mạnh cơ bắp mà là sự hoà hợp giữa cơ thể và ý trí. Chính vì vậy mà sự công hiệu của HKD vẫn tiến bộ mặc dù mình đã lớn tuôỉ. Đó là 1 chuyện khó giải thích qua lời nói hay văn, vì khi còn trẻ, hay có 1 sự xê xích giữ ý và cơ thể. HKD với thời gian, ý và cơ thể sẽ nhập làm 1 và với thời gian sẽ rất hiệu quả.



NB : Như vậy, sức cơ bắp chỉ là phụ ?

Shimizu : Có nhiều người rất là khoẻ nhưng chết 1 cách đột ngột khi bị bịnh, và ngược lại, có nhiều người ốm yếu nhưng lại sống lâu. Như vậy thì nên tự hỏi sức mạnh cơ bắt có đem lại gì khg ? Mỉnh có thể rất khoẻ ở 1 thời gian nào đó trong cuộc đời hay nên sống 1 cuộc sống đầy đủ cho tới chết ?

Sức mạnh thật sự của con người là 1 điều mà chúng ta có thể hiểu khi tập HKD lâu dài mà thôi.

Khi mình già đi thì mình sẽ thay đổi. Khi còn trẻ, mình rất sung ! khi lớn tuổi, cơ thể sẽ yếu đi nhưng tinh thần sẽ vững hơn. Tinh thần sẽ dẫn chúng ta, sẽ bù trừ cho sự sa sút của cơ bắt.

1 thể hiện cụ thể trong HKD là cách hấp thụ sức công của địch để trả đòn.


Với ST
http://inlinethumb19.webshots.com/34258/2931467580105516310S425x425Q85.jpg (http://sports.webshots.com/photo/2931467580105516310xrpzFR)




NB : thầy cho biết định nghĩa của khí

Shimizu : Trong HKD, người ta nói nhiều tới khí, nhưng đó là ý niệm trừu tượng khó giải thích và khó hiểu. Nêú nói tới khí thì phải nói tới " kimochi ", cái tâm, cái ý của coin người. Đó là 1 nguyên lý chủ yếu, quan trọng hơn cả sức cơ bắp. Tiềm lực và hiệu lực trong HKD là từ sức mạnh của tinh thần mà ra hết. Trong thời kỷ chiến tranh, khi mọi người sống trong thiếu thốn, lúc đó mới thấy sức mạnh tinh thần là 1 động lực gíup con người sống. Khi mất lòng tin, con người sẽ từ từ chết.



NB : Như vậy khí là 1 sức mạnh tinh thần hơn là sức mạnh cơ bắp ?

Shimizu : Tâm hồn, ý trí là nguồn gốc của khí. Tôi khg muốn mọi người hiểu lầm ý tôi, nhưng theo tôi, khí khg thể dạy được. Khí là chuyện mà mỗi cá nhân phải tự cảm thấy, tự hiểu qua 1 số bài tập.

Nhiều người chỉ chú trọng tới hình thức kỹ thuật và muốn giỏi bằng cách đó thôi. Một kỹ thuật tốt và chắc mà khg có khí thì cũng khg hơn gì. Nếu tâm hồm và ý trí mà yếu khi cần thì mặc dù có giỏi và mạnh tới đâu đi nữa cũng khg như khg.

Thời xưa, trong cách tập của Budo, họ dùng cơ thể để củng cố, tăng cường tinh thần : họ rèn luyện thể chất lẫn tinh thần, như chịu đau cho đừng nản chẳng hạn, mệt nhọc mà khg than v.v... HKD là như vậy, nhưng khg phải theo phương cách budo vừa nói, nhưng dưới khía cạnh rèn luyện để hợp nhất cơ thể và ý trí. Đó là 1 việc rất khó cho con người.

Võ sinh khg thể nào chỉ nghĩ học kỹ thuật đòn thế thôi. Mới bắt đầu thì học cái hình, các bài quyền khi tập chung với nhau, và sau thời gian đó thì nên quên những cái đó đi và lúc đó mới là bắt đầu kỹ thuật HKD thật sự. Nhái lại những kỹ thuật mà khg hiểu sẽ chặn lái sự tiến triển của võ sinh.



còn tiếp ...

aiki
03-08-2010, 02:39 PM
Tiếp ...


NB : Như vậy, học cái hình chỉ là bước đầu ?

Shimizu : Đúng. Khi mới bắt đầu thì phải học cái hình, mà phải học cho đúng. Đó là " kihon ", là căn bản. Nhưng nếu cứ " đứng hoài " ở phần căn bản / kihon thì sẽ khg bao giờ tiến bộ được.



NB : Khi thầy dạy, thầy có phân tích và chia 1 đòn ra nhiều động tác hay thầy dạy đòn ấy liên tục ?

Shimizu : Cá nhân tôi, khi dạy khg bao giờ chia đòn ra từng động tác. Hiếm lắm tôi mới làm, và khi làm là để giaỉ nghĩa cho tân môn sinh. Thông thường thì tôi dạy ra đòn 1 cách liên tục. Võ sinh lúc đầu sẽ làm 1 cách cục mịch và phải tập cho tới khi đòn ấy đánh 1 cách lưu loát. Đòn HKD là phải đánh bóng, mài nhẵn ! HKD khg phải chỉ là làm đi làm lại 1 kỹ thuật hoài mà phải để tâm ý, tâm hồn vào lúc tập luôn.



NB : Thầy đã dạy nhiều ở ngoại quốc. Thầy có đổi cách dạy khi ra nước ngoài hay khg ?

Shimizu : Khg. Tôi dạy những gì tôi biết. Người thông dịch viên hay hỏi tôi " Mình có thể dạy hết những thứ đó ? " Đương nhiên là câu trả lời là có ! Những người tới tham dự seminar, họ trả tiền để học, họ cố gắng học. Khg có giới hạn trong việc dạy !



NB : Thầy có thấy sự khác biệt trong cách tập hay nhận thức của các võ sinh HKD ?

Shimizu : Có, nhiều lắm. Ở ngoại quốc, họ phản ứng với cách dạy. Họ học 1 cách nghiêm túc. Ở Nhật đa số học HKD như 1 hobby cho qua thời gian hay coi HKD như 1 cách " dưỡng sinh ". Nhưng cách nhìn đó khg có là tôi phiền nhiễu.

Bên Âu châu / Mỹ châu, họ coi HKD hơn là 1 hobby cho qua thời gian. Ví dụ, hiện tại tại võ đường tôi, có ít nhất 7-8 người tới từ Âu châu chỉ để tập ! và họ tập 1 cách rất nghiêm túc.

Ở Nhật, có nhiểu người đăng ký nhưng chẳng bao giờ tới tập. 1 số thì tại vì học khg " tự giữ lời hứa " khi họ quyết định đăng ký, 1 số khác vì họ khg tiến bộ nhưng mong muốn. Họ hay nói với tôi là họ ngừng vì khg có khả năng ...

Ở ngoại quốc, họ học vì đam mê và đa số tiếp tục học trong 1 thời gian dài. Khi tôi qua Đức, và tôi qua đó từ hơn 30 năm nay, có hơn 100 võ sinh vẫn tham dự seminar với tôi. Họ đã theo tôi từ lúc đầu. Đó là những niềm vui cho tôi ! HKD phải học trong 1 thời gian dài thì mới có thể hiểu được.



http://inlinethumb03.webshots.com/39362/2739646610105516310S425x425Q85.jpg (http://sports.webshots.com/photo/2739646610105516310NEjwwF)





NB : Theo thầy thì tại sao ở Nhật hiện tại, Budo khg được thịnh hành nữa ?

Shimizu : Nhật đã trở thành 1 cường quốc về kinh tế. Dân Nhật đã mất đi 1 số điểm mốc và bây giờ khg tin gì nữa. Học quá sống trong vật chất. Hiện tại, nước Nhật đang tự hỏi và đang tìm kiếm gía trị tinh thần của họ.



NB : Thầy sắp sang Pháp cho seminar. Có phải lần đầu thầy sang Pháp dạy khg ?

Shimizu : Khg ! tôi đã sang Pháp 1 lần rồi. Lần đó là thầy Noro mời sang. Kỳ đó cũng vui !
1 hôm, 1 học trò thầy Noro tới Aikikai (hombu dojo). Người học trò đó người Anh. Anh chàng đó to con và rất khỏe, nhìn như con ngựa (cười). Sức mạnh anh ấy thật phi thường và những đai đen khi bị anh ấy nắm tay, khg làm được gì hết. HLV lúc đó tới nói với anh chàng kia nắm tay đi. Thường thường với võ sinh Nhật, khg ai kháng cự và ai cũng té hết, nhưng với anh chàng người Anh thì anh nắm thiệt và bất động.

Tôi còn nhớ hôm đó, tôi đang ngồi ở văn phòng và HLV đó chạy vào vừa thở hì hục vừa nói với tôi : " Shimizu, tới gấp ! " Tôi hỏi chuyện gì xẩy ra và tưởng người HLV đó đang bị bịnh, và khi vào phòng tập, HLV đó nói " võ sinh này gồng, tập với hắn đi ... "

Khi hắn nắm tay tôi, công nhận hắn khỏe thật và tôi biết ngay là khg có hy vọng quăng hắn. Nhưng tôi đã học Judo và tôi đã quét chân hắn cùng lúc ra đòn HKD. Hắn bay bổng lên trời và té cái rầm.

Khi vừa đứng lên, hắn tiếp tục tấn công tiếp và cẩn thận tới chân hơn để khg bị quét nữa, và nhờ vậy tôi quăng hắn tùm lum 1 cách dễ dàng.

Khi hắn về nước, hắn có kể lại cho thầy Noro và có nói là có 1 ushi deshi " rất giòi " tên là Shimizu. Khi thầy Noro về lại Nhật, thầy ghé thăm tôi và chúng tôi có dùng cơm tối chung. Mấy năm sau, trong 1 chuyến seminar ở Đức, thầy Noro có mời tôi tới võ đường thầy. Ông ấy vui lắm. Ở Paris, ông ấy rất dễ thương và dẫn tôi đi ăn ở nhiều nhà hàng rất ngon.

Lần đó là lần duy nhất tôi sang Pháp và hiện tại, tôi có 1 võ sinh người Pháp rất nghiêm túc, đang dạy tại 1 võ đường ở vùng Paris mà có mời tôi sang đó. Anh chàng đó có tập 1 thời gian dài ở Hombu và tôi nghĩ là thầy Christian Tissier đã giới thiệu tôi với anh ấy.




http://inlinethumb42.webshots.com/43241/2763040540105516310S425x425Q85.jpg (http://sports.webshots.com/photo/2763040540105516310bRTwaS)



còn tiếp ...

aiki
03-19-2010, 02:11 PM
NB : Thầy cũng quen Christian Tissier ?

Shimizu : Khg hẳn là quen. Cách đây vài năm, ông ấy có ghé đây coi 1 lớp. Tôi có mời ông ấy ngồi coi 1 cách thoải mái nhưng ông ấy ngồi seiza suốt giờ tập. Sau lớp, chúng tôi có nói chuyện với nhau và vì ông ấy tới từ Aikikai Hombu, tôi khá ngạc nhiên là ông ấy biết tôi.

Dân Pháp thích võ lắm. Hình như là bên Pháp là nới có nhiều người hịc võ nhất thế giới thì phải. Thầy Tamura cũng ỡ Pháp luôn nếu tôi khg lầm.



NB : Đúng

Shimizu : Thầy Tamura là 1 thầy rất đáng nể phục, rất giỏi. Khi còn ở Hombu, thầy ấy rất dễ thương với tôi. Ông ấy rất dễ chịu với tất cả mọi người và rất giỏi về kỹ thuật và chả bao giờ làm việc cẩu thả. Thầy đã học căn bản của ST 1 cách nghiêm túc.

Những người như thầy Tamura biết xử dụng kiếm. Tôi còn nhớ chúng tôi tấn công ST bằng kiếm và ông ấy " đâm " chúng tôi như xuyên thịt ấy (cười).

Thời đó, tôi có 1 số khái niệm rất là dút khoát về 1 số người tại Hombu : tôi biết tôi thích và rất ghét ai. Lúc đó có 1 số đàn anh mà tôi khg nể vì họ khg tập đàng hoàng. Lúc tôi mới vô, có 1 số người hay kháng cự tôi để khoe là họ giỏi. Họ cũng biết là tôi có học Judo và muốn cho tôi dàn mặt tôi. Tôi cũng quăng họ rất mạnh, chả nể nang gì họ và tôi dnùg kỹ thuật Judo. Thât ra mà nói, họ khá " điếm ", khg tấn công tận tình, kháng cự 1 cách nguy hiểm, và vì vậy tôi mới dùng đòn Judo để cho họ nếm mùi. Tôi khg biết bao nhiêu lần thầy Osawa nhắc tôi là mình dang học HKD chứ khg phải Judo (cười)

Ông ấy nói " mày lại dùng đòng Judo nữa " và tôi trả lời " ah ... tại uke nhaò vô mạnh quá và con chỉ phản xạ ... " hihi, lúc đó tôi quăng họ tùm lum nhưng chỉ quăng những người từ 4 dan trở xuống thôi.



NB : Lớp con nít, thầy bắt đầu nhận từ mấy tuồi ?

Shimizu : 5t. Lúc đó là lúc dạy mấy em bộ pháp, té và lễ nghi ( étiquette ). Tới lúc lên DH, thì mấy em đó bắt đầu tập với người lớn. Trong HKD khg nên vội vã. Mình hên là khg có thời gian hạn định như trong 1 số môn thể thao khác phải chuẩn bị mấy em cho Thế vận hội chẳng hạn.



http://inlinethumb19.webshots.com/43346/2664938040105516310S425x425Q85.jpg (http://sports.webshots.com/photo/2664938040105516310HEOsVU)



NB : Theo thầy thì có nên dạy vũ khí trong HKD khg ?

Shimizu : Tôi khg nghĩ là nên. Bây giờ càng ngày càng có nhiều thầy dạy ken, nhưng lúc thời ST, ông ấy hay nổi nóng khi chúng tôi chú trọng kiếm quá. ST hay nói " HKD là taijitsu (dòn tay khg), hãy nên chú trọng và học kỹ taijitsu ".


NB : Theo thầy thì có nên học vũ khí trong HKD ?

Shimizu : Trong khi tập thì nên thay đổi các thế công, và trong trường hợp đó, nên tập chống dao, ken và jo. Những kỹ thuật như Ken Vs Ken, theo tôi thì khg cần. Những người mà muốn học kiếm thì nên ghi tên học Kendo hay Ken-jitsu. Bây giờ nhiều người hay nói tới Aikiken và aikijo, và vì vậy, HKD bị " lộn xộn " lên.
Đừng nên quên cái thực chất của HKD là đòn tay khg, là taijutsu. Trong HKD thì dùng Ken để tập " Riai ", nguyên lý. Về phương diện thực tế thì nhiều người thấy thoải mái để tập thêm kem hay kiếm. Nhưng ken hay kiếm thì khg có quăng hay bị khoá .... (cười)


NB : ST có hay dùng từ như Aikiken và aikijo khg ?

Shimizu : Tôi khg nghe ST nói, nhưng những từ đó hay được các võ sình dùng khi nói chuyện với nhau ở phòng tập.


NB : ST có hay " va chạm " vũ khí khi dạy khg ?

Shimizu : Khg ! Tất cả đều ở trong bộ pháp ! Nhưng thật mà nói thì chả ai tấn công ST được hết ! và khi tấn công thì uké bị chém hay bị quăng tức thì ... (cười)

ST như đọc được ý đồ người đối diện ngài. Nếu biết được ý định người kia thì kẻ như người kia đã thua trước khi ra tay. ST như đã đạt được 1 sự sáng suốt sau 1 cuộc đời tập võ. Ông ấy nắm vững nghệ thuật " dokushinjutsu ", cách đọc ý định người khác.

ST là 1 người rất đạo lý, rất thận trọng. Trong thế giới võ thuật (bujitsu), ST là 1 người có 1 đạo lý bao la, khg ai bì kịp.



NB : ST dùng loại bokuto nào ?

Shimizu : Bokken thông thường. Khi còn trẻ, ST hay dùng 1 loại bokken dày hơn chút xíu để chém makiwara. Nhưng thời kỳ tôi thì ST khg có dùng loại đó nữa ! tôi biết chắc chắn vì tôi là người vác kiếm cho ST mà. ST cũng có 1 cây bokken khá thon, khá mỏng mà ST hay dùng khi tụng kinh, khi làm lễ.


NB : ST có tập hay dạy bài quyên cho vũ khí khg ?

Shimizu : Tôi khg nghĩ là có. Tuy mặc dù tôi hay được ST gọi làm uke, nhưng tôi khg có " thường xuyên " bên ST. Tôi khg dám nói là chưa bao giờ có, nhưng muốn nói là chưa bao giờ chính mắt tôi thấy trong thời gian tôi ở cạnh ST.






http://inlinethumb51.webshots.com/43762/2494296150105516310S425x425Q85.jpg (http://sports.webshots.com/photo/2494296150105516310JMMNhj)


còn tiếp ...

wago
03-28-2010, 02:24 AM
anh Aiki, engage with mind có lẽ là thuật đọc ý nghĩ người khác như anh đã nói! Em hiểu ý nghĩa engage nghĩa là bắt được, chạm được, hay tiếp xúc.

aiki
04-12-2010, 09:04 AM
NB : Theo thầy, có nên tập đòn quì khg ?

Shimizu : Gần đây tôi khg tập suwariwaza nhiều lắm. Dưới bất cứ hình thức nào, suwariwaza là những động tác khg có tự nhiên, khg phải là động tác bẩm sinh và rất dễ làm hư hỏng khớp xxương đầu gối.

Đi Shikko rất tốt để làm cho khỏe chân và hông, nhưng khi tập đòn 2 người, lúc đó là lúc mà võ sinh hay " gắng ". Tập kiểu đó dễ bị chần thương đầu gối.

Thời xưa, những kỹ thuật đó là thực dụng và băt buộc vì lúc đó bên Nhật sống " quì " khá nhiều, nhưng hiện nay, cuộc sống đâu có phải quì nữa đâu nên theo tôi thì khg nên chú trong cho lắm.

Trong rất nhiều bộ môn thể thao, đầu gối là nơi hay bị chấn thương nhiều nhất, và khi bị thương rồi thì khó mà chữa. Vì vậy tôi nghĩ nhũng kỹ thuật suwariwaza là khg quan trọng lắm và nên bảo trì đầu gối.



NB : ST nổi tiếng về sức lực phi thường của ổng ! thầy có chính mắt chứng kiến " hiện tượng " nào khg ?

Shimizu : có chứ ! ST nổi tiếng về sức lực phim phàm từ khi còn trẻ. Tôi còn như lần mà ST gọi tôi lên đầm bóp cho ông. Ông ngồi và nói "Shimizu, đấm lưng cho tao". Lúc đó tôi nghỉ là phải đầm bóp nhẹ và ST hỏi "mày làm gì đó, chả có sức lực gì hết vậy?".

Bị chạm tự ái, tôi tự nói "OK, thì cho ông nếm mùi, nếu bị gì thì tôi khg chịu trách nhiệm" và tôi dùng hết sức đầm bóp ST. Ông ấy khg di dịch 1 tí nào! Tôi thật khg ngờ.

Chính những lúc đó tôi mới thấy sức mạnh của ST, khg cần coi biểu diễn. Tôi cảm thấy ci átâm hồn trong cái cơ thể đó, đan điền rất là vững chắc. Tôi hoàn toàn khg thể hiểu sao ST thành được như vậy! Lúc đó, ST đã ngoài 80t.

ST là người khác thường, và có nhiều chuyện để chứng minh lắm. 1 trong các đàn anh đã kể cho tôi chuyện ST nói anh ấy ra ngõ đón khách. Khi anh ấy hỏi ST có chờ ai khg thì ST nói là khg chờ ai hết và khi anh ấy hỏi "thế sao ST biết?" thì ST nói "có 1 người ở tiệm thuốc lá ngay đầu đường, họ mặc áo trắng và có cái nón. Ra dẫn vô đây!"

Sư huynh đi ra mà cứ nghĩ là ST khùng và khi ra tới đầu ngõ thì chạm trán với 1 người y hệt ST vừa tả. Khi sư huynh hỏi là có phải ông ấy kiếm ST khg thì ông ấy nói là đúng, nhưng khg kiếm ra võ đường. Ông ấy khá ngạc nhiên là có người ra đón vì ông ấy đâu có báo trước là sẽ ghé thăm?

Có nhiều chuyện như vậy lắm. Nhiều lần, ST tự nhiên thấy 1 người trong tiềm thức. Thầy Mochizuki có kể cho tôi 1 chuyện thật.

ST là 1 người tài bà và " kỳ quái". Ông khg phải là 1 thần thánh hay gì khác và nhiều lần cũng đã vấp té như bất cứ 1 người thường nào khác.

Nhưng về khiá cạnh võ nghệ thì khg ai có thể so sánh được với ông ấy. Khi tôi bắt đầu tập HKD, ngưòi ta đã nói với tôi ST là người "bujutsuka" cuối cùng của Nhật. Có thể là nguời cuối cùng cũng là người tài giỏi nhất. Thật là 1 binh hạnh cho tôi.



NB: Nơi đâu là nơi cư ngụ chính của ST? Iwama, Tokyo, nhà các võ sinh?

Shimizu : Trong 7 năm mà tôi sống cạnh ST, ST sống ở Hombu nhiều nhất và cũng ít đi đây đi đó.



NB: Những thầy nó có nhiều ấn tượng với thầy nhất?

Shimizu : Ngoài ST ra thì Tôi gần thầy Osawa nhất. Sự lien hệ như cha con vậy đó. Ông ấy đã dạy tôi rất nhiều thứ, khg phải chỉ có HKD khg. Thời đó, tôi phải cho rất nhiều lớp tư nhân và tôi lúc nào cũng như thiếu ăn.
Rất nhiều võ sinh khác hay hỏi "tối có rảnh khg Shimizu?" và tôi lúc nào cũng trả lời "rảnh thì rảnh chứ" và họ hay mời tôi ăn tối. Tôi rất mừng vì được "ăn chùa" nên lúc nào cung nhận lời liền.


Thầy Osawa (cha)

http://www.youtube.com/watch?v=jyvpmG2i5v4



Thế rồi những bữa ăn đó tới tai thầy Osawa và ông ấy tới gặp và hỏi tôi " hình như con được mời ăn nữa hả ? Con chưa hiểu 1 số chuyện đời, nhưng khi được mời 3 lần chẳng hạn, thì phải từ chối it nhất 2 lần nhận lời 1 lần thì còn có thể ..."

Thầy Osawa có lòng tử tế để dạy tôi những chuyên đó mà khg to tiếng. Bây giờ thì tôi hiểu nhưng lúc đó thì khg biết tại sao phải từ chối ...

Có chuyễn làm tôi rất sung sướng lúc đó là nhiều người nói là từ khi có tôi, ST và thầy Osawa như " hồi xuân ". Chắc nhờ sự " ngây thơ " của tôi.


còn tiếp ...

aiki
04-27-2010, 06:39 PM
NB : ??

Shimizu : Ví dụ : Lớp thứ 2 của mỗi sáng là thầy Osawa phụ trách. Ông ấy hay gọi điện thoại cho tôi từ tư gia và hay nhờ tôi thế ổng đứng lớp khi khg được khoẻ. Tôi luôn luôn trả lời " thầy đừng lo, em sẽ thế, thầy hãy giữ sức ... " và việc thay thế như vậy cũng khá thường xuyên.

Thầy Osawa đã nói với anh tôi là " em con sung sức lắm ". Thời đó, thầy Osawa là 8 hay 9 dan gì đó. Mỗi lần thầy gọi ĐT tới hombu và nhờ ai đứng lớp thay thế , các ushi deshi thì lúc nào cũng trả lời " khg ai có thể thế thầy được hết " ! Trong khi đó khi tôi trả lời thì lúc nào cũng nói 1cách thích thú " Thầy đừng lo, có em ... " (cười)

Tôi chỉ muốn giúp thầy và để cho thầy nghỉ khi mệt ...

Còn 1 chuyện nữa :

Cùng với thầy Osawa và DC Kisshomaru, chúng tôi hay tới võ đường Odawara. Võ đường này là 1 trong những võ đường " quan trọng nhất " tại vì họ là trong những mạnh thường quân chính của Aikikai. Mỗi tuần tôi đến đó 2 lần. 1 lần với thầy Osawa và 1 lần với DC Kisshomaru.

1 lần với thầy Osawa, tụi tôi nhần giờ và tới đó sớm hơn 1 tiếng. Trong khi mặc hakama, tôi mới biết là mình tới quá sớm và có nói cho thầy Osawa hay. Thế là thầy Osawa đáp 1 cách ngon lành " khg sao, thớ thì sớm, tụi mình tập Judo đi ! ".

Thấy Osawa lớn tuổi hơn tôi nhiều nhưng ông ấy cũng khá giỏi về Judo, 3 hay 4 dan gì đó. Tôi cũng đã học Judo khá lâu, tham dự nhiều giải, và cũng là 4 dan Judo. Khi thấy thầy Osawa nhất định tập Judo thì tôi khg thể từ chối được.


1 trong những đòn Judo tôi khoái nhất là đòn Uchi Mata. Tôi vô đòn đó và, đùng ! thầy Osawa bay luôn ... Thầy đứng dậy và nói " lạ nhỉ ?"

Lúc đó tôi tưởng là thầy sẽ kháng cự lại và tôi tự nghĩ là phaỉ hết sức ra đòn .. và lại quăng thầy thêm 1 lần nữa. Và cứ thế, tôi quăng thầy ít nhất là 5-6 lần. Thầy đã nói " em khỏe thật ! " Về khiá cạnh tuổi thì tôi trẻ thì chắc chắn rồi vì tôi đáng tuổi con thầy mà !

Hôm sau, anh tôi có gọi DT cho tôi và hỏi " hôm qua nghe nói mày có tập Judo với thầy Osawa ? " Tôi trả lời là có, và " có tập vì thầy muốn mà " ! " hình như mày có quăng thầy nhiều lần hả ? " và tôi trả lời là " có quăng thầy vì thầy nói mà ... " thế xong anh tôi phải nói " cho dù thầy có yêu cầu hay nài nỉ mày đi nữa, mày cũng khg được phép quăng nghe chưa ? Đó là thầy mày và khg ai quăng thầy hết !!! "

Tôi thật vô ý tứ !!! (cười)



NB : Câu hoỉ tới hơi " hỗn xược ", nhưng xin thầy cho biết lý do vì sao thầy bỏ Aikikai ?

Shimizu : Từ trước tới giờ tôi vẫn khg nói cho ý lý do tại sao tôi bỏ hết. Bây giờ tôi nghĩ là tôi có thể nói 1 cách thoải mái vì thời gian đã qua rồi. Tôi bỏ vì tôi đã cãi nhau với thầy Tohei. Tôi cãi nhau với thầy Toshei, nhưng người bực mình lại là DC Kisshomaru.

Thời đó, tôi phải đi dạy tại nhiều nơi khac1 nhau. Sau khi thầy Tamura sang Pháp, tôi là người đựơc chỉ định đi dạy những nơi " quan trọng ", và tôi cũng là người được chỉ định dạy những lớp tư nhân cho những người có tên tuổi.
Nói như vậy thì tôi có vẻ " ta đây " nhưng đó là trách nhiệm mà họ giao cho tôi. Thầy Kisshomaru hay dùng tôi vào những việc đó, đi dạy đây, dạy đó, dạy ở Quốc hội, dạy ở nhiều công ty lớn và tôi được dùng như là 1 " nhân vật " của Aikikai.

Lúc đó thì thầy Tohei mới từ Hawaii về lại Nhật. Nhiều người nói tới tôi với thầy và thầy đã nói thẳng " các vị đang xây ra Shimizu-ha/ryu ? " Từ đó trở đi, ông ấy đi tới từng nơi tôi dạy, hỏi ai là HLV. Khi họ trả lời là Shimizu, ông ấy nói những câu kiểu " Ikkyo thế này là sai ! Shiho nage như vậy khg được .... ". Chính vì vậy mà tôi mới cãi nhau với ống ấy !

Kisshomaru là người lấy quyết định gửi tôi đi dạy những nơi đó, mặc dù vậy ông ấy khg 1 lời binh tôi, khg nói là tôi chỉ đi dạy những nơi ông ấy nói !!!!

Kisshomaru khg binh tôi, thầy Osawa thì bị kẹp trong 1 tình huống khó xử, tôi bực mình nên bỏ aikikai. Lúc đó là khoảng giữa thập niên 1970.


NB : Thầy khg hối tiếc quyết định đó ?

Shimizu : Khg ! Lúc đó có 1 luật sư cô vần cho Aikikai. Ông Sugimoto. Vài năm sau, người ta nhờ ông đó liên lạc với tôi và thuyết phục tôi trờ lại Aikikai trong vòng 1 năm liên tiếp. Nhưng tôi từ chối !

Chính tại vì tôi tự lập nên mới có ngày nay ! Hombu là 1 " con thuyền cả ngàn tấn " phải bẻ lái dù cho có sóng bão tới đâu ! Tôi chỉ là 1 cái ghe ! khi mưa bão thì tôi phải " tát nước " để cho ghe đừng chìm. Ngay cả ban đêm, tôi cũng chỉ ngủ 1 mắt thôi (cười). Vấn đề sống chết mà ... Tôi quen vậy rồi ! Tôi quen sóng gío và tinh thần tôi được "củng cố " rồi ...



còn tiếp...

aiki
05-18-2010, 08:05 PM
bài chót...

NB : Thời nay, cách tập thay đổi khá nhiều ! thầy nghĩ gì về sự phát triền của HKD ?


Shimizu : 1 câu hỏi khá tế nhị! Cái gì cũng có cái hay cái dở. Xui 1 điều là phần dờ nhiều hơn là phần hay. Tôi khg nghĩ và khg muốn nói tới sự khác biệt về hình dạng đòn! Sự khác biệt đó khg hay mà cũng khg dở.

Tôi chỉ rang dạy lại HKD mà ST đã dạy cho tôi. Nhưng nhiều người khi nhìn tôi dạy, họ có cảm tường là những gì tôi làm rất khác những gì họ biết. Về phương diện thể trạng, tôi và ST rất khác nhau và vì vậy, khg thể nào tôi làm y hệt ST được. Đó là chuyện đương nhiên khi những người đã học với ST cải biến những đòn thế cho thích hợp với thể trạng mình.

Nhưng nếu làm những điều hoàn toàn khác lạ thì khg thích hợp cho lắm.



NB: Học HKD có nên biết rõ văn hoá Nhật hay khg ?

Shimizu : Câu này cũng khó trả lời ! Tùy người ... và chủ đề này tôi chưa bao giờ nghĩ tới.



NB: Theo thầy, những phẩm cách nào, những đức tính tốt nào 1 võ sinh HKD cần có?

Shimizu : Cần nên có 1 bản năng thích đáng, tập cho cơ thể phản động 1 cách tự nhiên. Kỹ thuật và đòn sẽ thêm vào và cái chính là khg phải chỉ hiểu với đầu óc khg mà nó phải "ngấm" vào cơ thể ... Trong những tình huống nguy kịch, cở thể phản xạ 1 cách tự nhiên chứ khg phải đầu óc nữa.

HKD là tập hoài và tập hoài. Là sự nhắc lại ! Kokyu, khả năng phân định khoảng cách (ma ai) là những điều mà võ sinh phải tự thấy với cơ thể nếu muốn tiến bộ. Với thời gian, kỹ thuật sẽ được mài nhẵn.

Cái hình cũng là 1 điều mà võ sinh phải quên từ từ nếu muốn tiến bộ. Phải học và hiểu cho biết, nhưng khg được gò bó trong cái hình. Phải tập cho tới khi những kỹ thuật đó trở thành tự nhiên ! HKD giống nguyên lý Zen lắm !



NB : Thầy đã ra 1 cuốn sách về Zen và HKD với giáo sư Kamata Shigeo ...

Shimizu : Giáo sư Kamata đúng hơn ! Tôi chỉ phụ trách khiá cạnh kỹ thuật và giai thoại thôi ...



NB : Thầy đã học thiền ? (zen)

Shimizu : Có 1 chùa tên là Ryutakuji, nơi mà Yamaoka Tesshu thiền tại Mishima, gần Shizuoka. Tôi quen vị tăng trụ trì tại đó, thầy Suzuki Sochu, nay đã qua đời. 1 hôm khi chúng tôi đang ăn uống với nhau, vị tăng đó nói với tôi " Saké thì phải uống cho nhiều, đồ ăn thì phải ăn cho no "

Thầy tăng đó lớn tuổi hơn tôi nhiều và tôi hỏi " Xin lỗi thầy, nhưng thầy uống quá nhiều rượu so với tuổi thầy " và ông ấy trả lời " tại vì tôi lúc nào cũng rỗng ... "

Thầy tăng đó thật là khác thường. Ông ấy đã có nhã ý vẽ cho tôi 2 chữ đồ nho (calligraphy). 1 cái tôi treo ở võ đường và 1 cái nữa, ông ấy đã viết khi say rượu !

Thay vì ngồi nghe giảng đạo với những thầy đó, tôi thích đi ăn uống với họ hơn tại vì trong những lúc đó, bản chất tự nhiên của họ sẽ hiện ra rõ. Tôi khg thích tới chùa để nghe giảng đạo mặc dù họ nới nhiều điều rất hay, nhưng tôi thích nghe họ nói 1 cách giản dị hơn.

Văn hoá tây âu và Nhật có thể rất khác nhau nhưng bản chất con người đều giống nhau.

Xứ này khác xứ kia, phong tục có thể khác nhau nhưng thực chât con người vẫn là 1. Và mục đích của HKD là tự nhận thức và thực hành nó với tư cách con người.



NB : cách tập HKD có 1 mục đích tinh thần và tôn giáo ?

Shimizu : HKD là 1 budo và cách tập đương nhiên là phải khai triển khả năng võ thuật. Nhưng HKD hiện tại có khuynh hướng là tập bài quyền. Bài quyền đương nhiên là cốt yếu, nhưng khg nên đánh giá quá cao. Đó là 1 điều mà tôi lo.

Trong nhiều võ đường, tư thế của võ sinh thay đổi hoàn toàn khi khoác bộ võ phục. Họ bắt chước, họ đóng tuồng ...

Sự vững chắc mà có thể nhìn thấy khg chăc là tài năng thật sự. Với thời gian tập luyện, cơ thể và ý trí sẽ nhập làm 1. Con người mà càng vững chắc là con người dẻo dai, hiền với 1 tâm lý mạnh. Những người mà nhìn bề ngoài mạnh mẽ, đa số là những người thiếu tự tin. Những người mà thật sự mạnh khg cần khoe khoang ra ngoài đâu

Cái sức mạnh thứ 2 là cái mà tôi muốn giúp mọi người đạt được. Khg phải 1 kỹ thuật giỏi, nhưng mà là khả năng chịu đựng, kiên nhẫn. Nghị lực và sức mạnh tinh thần là thực chất con người ...





http://www.youtube.com/watch?v=iQH1ZVlmnLU


http://www.youtube.com/watch?v=lc-ZwbpCEiI


http://www.youtube.com/watch?v=bSwlel70tlk



Hết ...