PDA

View Full Version : Bàn về Đai Cấp Đẳng



wago
11-27-2009, 10:21 AM
Mình rất tâm đắc với bài viết của thầy Endo trên trang web của thầy. Nhân anh Aiki mới chia sẻ ý định bàn về đẳng nên mạo muội chia sẻ bài dịch này ở đây. Trong bài có nhiều đoạn dịch không chuẩn, mong ace góp ý.


Suy tư về Đẳng từ Đạo

Seishiro Endo

Vào ngày 14 tháng 11 năm 2001 tôi được phong 8 đẳng tại lễ Kagami-biraki ở Hombu Dojo. Vào ngày 3 tháng 6, một buổi tiệc được tổ chức để ăn mừng sự sắc phong này. Tôi muốn bày tỏ long biết ơn với những người đã giúp tổ chức buổi tiệc cũng như những người tham dự buổi tiệc. Cám ơn những lời chúc mừng và những món quà.

Hệ thống phân cấp hiện tại dựa trên những quy định mà Aikikai Hombu Dojo ban hành vào ngày 1 tháng 4 năm 1989: " Sẽ có 8 cấp, từ Một Đắng đến 8 Đẳng, sẽ được sắc phong bởi Đạo Chủ dựa trên khả năng Aikido cũng như những thành tích và đóng góp cho Aikido. Đẳng sẽ được trao thông qua thi cử hoặc đề cử". Thêm vào đó, các tiêu chuẩn của người cho và người được phép thi, hoặc người đề cử và người được để cử đểu được quy định cụ thể.

Tuy nhiên, với thực tế là Aikido đã lan tỏa tới hơn 80 nước, thật khó khăn để đảm bảo rằng một nhóm nào đó hiểu đúng và thực hiện đúng theo hệ thống cấp đẳng. Bỏ qua những ấn tượng của việc đạt được đẳng cấp cao nhất theo hệ thống phân cấp này, tôi xin được bày tỏ những suy nghĩ của bản thân về những cấp độ mà tôi có được từ sự luyện tập.

Cho đến bây giờ, tôi vẫn khẳng định lại rằng tôi theo đuổi Aikido như theo Đạo (con đường). Để hiểu Đạo là hiểu một cách sâu sắc, và cái tôi đã hiểu ra được thông qua việc luyện tập Aikido rằng Đạo là chuyên tâm theo đuổi một con đường. Thậm chí như vậy, không có giới hạn cho chiều sâu mà người ta đạt tới. Người ta có thể chỉ một cái gì đó có vẻ giống như là một mục tiêu, nhưng mục tiêu đó có thể không phải là mục tiêu thật sự cho mọi người vì con đường của mỗi người khác nhau. Như vậy, liệu có thể có một đích đến cuối cùng?

Phân cấp là phương tiện để đánh giá một cách khách quan khả năng và sự tiến bộ của một người bằng một tập hợp các chuẩn mực. Tuy nhiên, tôi tin rằng một quan điểm như vậy chẳng liên quan gì đến đạt được Đạo. Để biết một người đi được bao xa hay hiểu bao sâu chỉ là những câu hỏi nội tại mà chỉ duy nhất người tập luyện mới có thể trả lời. Đến một lúc tôi hiểu ra rằng không thể đo lường được chiều sâu một người trong con đường họ theo đuổi mà sử dụng những chuẩn mực cố định.

Đã 40 năm trôi qua kể từ ngày tôi bắt đầu tập Aikido. Nhìn lại những sự kiện đã xảy ra với tôi, trong suốt thời gian này, tôi đã gặp nhiều người thầy, bắt đầu là với Tổ Sư, được dạy nhiều thứ, đọc được nhiều sách, và học cũng nhiều. Khi tôi bắt đầu tập Aikido, tôi tập với suy nghĩ duy nhất là trở nên mạnh hơn. Lúc đó, trở nên mạnh hơn có nghĩ học các kỹ thuật và tăng cường sức mạnh cơ thể. Tuy nhiên, dần dần đến một lúc tôi bắt đầu đặt dấu hỏi với cách suy nghĩ và luyện tập như vậy. Để giải quyết những mối hoài nghi tôi bắt đầu đọc sách về Zen và Budo.

Trong số những thứ đã đọc có một đoạn văn cổ của người Trung Quốc viết về thuật quân sự, "Liutao". Trong một phần gọi là "Hujuan" (Chương về Hổ) có viết:
Nếu nó đến, cứ tiếp nhận nó; nếu nó đi, cứ để nó ra đi.
Nếu nó chống lại, cứ làm nó dịu đi.
5 với 5 là 10
2 với 8 là 10
1 với 9 là 10
Cũng giống như sự cân bằng này, hãy cân đối
Hiểu vấn đề một cách sâu sắc và cảm nhận cái được ẩn giấu.
Cái lớn ở mọi nơi, cái nhỏ thì vô cùng nhỏ
Sự sống và cái chết nằm ở cơ duyên
Thay đổi dựa trên khoảnh khắc
Không bao giờ bị xáo trộn.

Tôi đã hiểu đoạn văn này theo cách sau: hòa hợp với đối thủ. Nếu thực hiện được, đó sẽ là cái mạnh nhất. Để đạt được, phải hiểu cái gì là dương và cái gì là âm, và phải nghĩ cái gì lớn là vô cùng lớn, và cái gì nhỏ là vô cùng nhỏ. Sống và chết, irimi và tenkan, tất cả là tức thời. Thậm chí khi đối diện trực tiếp với mọi thứ, ta cần phải giữ được tinh trái tim/tinh thần vững vàng và điềm tĩnh.
Vào một thời điểm đó, tôi đã luyện tập một cách nhẹ nhàng rồi, nhưng để hiểu và thực hiện những lời trên bằng hành động, tôi bắt đầu cố gắng chuyển sự chú ý của mình vào cái "bây giờ", vào từng giây, và bắt được chính xác sự tiếp xúc với uke, phản ứng trong cảm nhận sức mạnh và khí lực của uke. Khi tôi luyện tập như vậy, tôi nhìn thấy bên trong mình (lúc đầu chỉ là đôi lúc), tôi để ý rằng tôi đang di chuyển cùng với uke một cách không giới hạn, không dùng lực mà một cách tự nhiên, không hề có chủ tâm, như trước đó tôi chưa bao giờ có cảm giác như vậy.

Khi luyện tập như vậy, tôi cũng quay trở lại với những cách suy nghĩ trước đó của mình và cái mà tôi đã biết. Tôi đã đi đến kết luận rằng, bằng cách không sử dụng đến sức mạnh cơ bắp, loại bỏ cái bản ngã của mình, và di chuyển nhẹ nhàng và uyển chuyển, một người có thể trực tiếp, vững chắc và bằng cảm nhận của mình mà phản ứng lại trong khoảnh khắc "bây giờ" và hòa hợp với uke.
Tôi đã từng viết "ý nghĩa của Đạo chỉ sự hợp nhất của cái đối lập và thống nhất của cái khác biệt. Nó nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp nhất trong tất cả mọi vật, khi mọi vật là hợp nhất, phổ quát, và nhất định phải nằm trên tất cả mọi thứ. Kể từ khi theo đuổi aikido từ quan điểm về Đạo, suy nghĩ của tôi được mở rộng từ con người sang đến xã hội, từ xã hội sang đến thế giới và từ thế giới mở rộng ra vũ trụ.

Sự hỗn độn và lộn xộn sẽ không bao giờ hết trong xã hội này. Nhưng con người luôn cố gắng thoát ra khỏi xã hội đó, để rồi đào sâu thêm sự đơn độc, và cảm thấy bất an. Vì vậy, có thể chúng ta tìm lấy quyền lực, sức mạnh ở dạng này hay dạng khác và dựa vào nó. Tuy nhiên, mọi thứ quanh chúng ta đểu nằm ở dạng "như nó là như vậy" hay xảy ra "như nó tự nhiên xảy ra". Đây không phải là kết quả của sức mạnh đặc biệt nào tạo ra.

Cái chúng ta thấy như là cái đối lập, cái lớn hay cái nhỏ, cái khác biệt tất cả đều bằng nhau và nuôi dưỡng lẫn nhau.

Ý nghĩa của Đạo là để không sử dụng vũ lực, là để đặt cái đối lập và cái khác biệt vào trật tự, và để nắm bắt và để hiểu mọi thứ như chính bản thân của nó. Theo như vậy, học Đạo là tách ly mình ra khỏi mọi thứ quyền lực sức mạnh, để khám phá chỉ bản thân mình, và cứ như vậy mà tiến hành. Sức mạnh và thứ bậc không cần thiết để làm được điều đó. Một người mà theo đuổi Aikido như theo đuổi Đạo không nên xem đẳng cấp như một thứ quyền lực, sức mạnh mà mình phải mang theo và dựa vào, mà chỉ như một thứ chỉ ra vị trí của họ trong thế giới Aikido và như một sự xác nhận về bước đường họ đã đi qua.

Nguồn: Để ghi sau nhe.

aiki
11-27-2009, 11:23 AM
cám ơn Wago đã post bài này.

Bài này thấm thía lắm.


Hệ thống phân cấp hiện tại dựa trên những quy định mà Aikikai Hombu Dojo ban hành vào ngày 1 tháng 4 năm 1989: " Sẽ có 8 cấp, từ Một Đắng đến 8 Đẳng, sẽ được sắc phong bởi Đạo Chủ dựa trên khả năng Aikido cũng như những thành tích và đóng góp cho Aikido. Đẳng sẽ được trao thông qua thi cử hoặc đề cử".

Tôi khg hay là Aikikai chỉ cấp tới 8 dan thôi. Cứ tưởng tới 9 dan vì thầy Tamura, Tohei và 1 số rất ít thầy khác được thăng 9 dan mà? Có thể là từ 1989 có "quy định" đàng hoàng?

Bài này mà ai khg biết thầy Endo chắc khó hiểu!

Thầy nói rất đúng là theo aikido là theo con đường (DO). Và cũng nói thật, tuy đã học lâu năm, cá nhân tui vẫn chưa biết nghĩa chính của "DO" là gì hết. Nghĩa chính đây là "con đường" mà tui tự hiểu, chứ con đường mà coi trong tự điển thì tui dư biết.

Wago có vẻ theo thầy Endo nhiều, hình như là thầy Endo sống về nghề võ phải khg? nếu biết xin Wago xác nhận!



Đã 40 năm trôi qua kể từ ngày tôi bắt đầu tập Aikido. Nhìn lại những sự kiện đã xảy ra với tôi, trong suốt thời gian này, tôi đã gặp nhiều người thầy, bắt đầu là với Tổ Sư, được dạy nhiều thứ, đọc được nhiều sách, và học cũng nhiều. Khi tôi bắt đầu tập Aikido, tôi tập với suy nghĩ duy nhất là trở nên mạnh hơn. Lúc đó, trở nên mạnh hơn có nghĩ học các kỹ thuật và tăng cường sức mạnh cơ thể. Tuy nhiên, dần dần đến một lúc tôi bắt đầu đặt dấu hỏi với cách suy nghĩ và luyện tập như vậy. Để giải quyết những mối hoài nghi tôi bắt đầu đọc sách về Zen và Budo.

Câu này đúng quá! cá nhân tui đang trong thời kỳ tự hỏi về "cách luyện tập và suy nghĩ" như thầy Endo vừa tả! Chỉ khổ nỗi là khg có thì giờ và kiên nhẫn đọc sách "Zen" hay Budo.

May ra khi về hưu thì mới rảnh mà đọc quá!

wago
11-28-2009, 12:09 AM
Wago có vẻ theo thầy Endo nhiều, hình như là thầy Endo sống về nghề võ phải khg? nếu biết xin Wago xác nhận!



dạ đúng, thầy Endo sống về nghề võ. Trong một bài phỏng vấn, thầy Endo có nói:

"Sinh viên Đại học ở Nhật thường bắt đầu tìm việc vào tháng 6 của năm cuối đại học. Vào đầu tháng 7 phần lớn mọi người đều tìm được việc. Khi thời điểm đó đến tôi phân vân về cái tôi muốn làm. Tôi còn nhớ ngày đầu tiên tôi đến Tokyo từ quê nhà Nagano, tôi đang ngồi trên tàu Yamanote chạy vòng quanh thành phố từ Ueno, và tôi có thể thấy những dãy cao ốc văn phòng trôi qua trước mắt khi tôi đi qua các nhà ga như Tokyo, Yarakucho, và Shimbashi. Tôi còn nhớ lúc đó tôi đã nghĩ "Rồi mình đoán một ngày nào đó mình sẽ làm việc trong một trong những tòa nhà đó" Nhưng càng tập Aikido, càng lúc Aikido càng cuốn hút tôi. Nên khi đến lúc phải tìm một công việc, tôi đã rất khó khăn để quyết định thật sự tôi muốn làm gì với cuộc đời tôi. Lúc đó tôi đã thực sự nhận được lời mời làm việc một cách không chính thức, nhưng sau khi suy nghĩ về điều đó một hồi tôi đã quyết định tôi muốn theo đuổi Aikido."