PDA

View Full Version : aikido những năm sau thế chiến



psi_ops2001
05-07-2006, 03:28 AM
Aikido những năm sau thế chiến: 1946-1956 ( mượn đở bài anh tristian_the_fall)
By Stanley Pranin

Dẫn nhập

Mặc dù khái niệm "Aikido" xuất hiện từ năm 1942, nhưng sự phát triển của môn võ này chỉ có bước chuyển biến thật sự vào cuối những năm 1950s. Những hậu quả của thế chiến đã gây ra nhiều khó khăn, hạn chế cho sự phát triển của môn võ. Cùng với sự suy yếu về kinh tế và sức mạnh của nước Nhật, có thành kiến tiêu cực mạnh mẽ đối với tư tưởng quân phiệt trước chiến tranh. Chính vì lý do đó mà các môn võ, vốn rất được coi trọng và là một phần của chương trình giáo dục trước kia, đã chịu những điều tiếng nhất định.

Do chỉ có số ít những người tập Aikido có hiểu biết thật sự về nguồn gốc của môn võ, nên hiện có rất nhiều quan điểm sai trái về cách mà aikido chiếm giữ được vị trí như hiện tại trong nền võ thuật hiện đại Nhật Bản. Một trong những hiểu lầm lớn nhất có lẽ chính là ý tưởng cho rằng Tổ sư Morihei Ueshiba là người có công lớn trong việc truyền bá Aikido sau thời Thế chiến. Điều này hoàn toàn sai lầm. Nói chính xác là, vai trò của Tổ sư chỉ trên khía cạnh tinh thần và những ảnh hưởng của Người đối với những người đệ tử Aikido đầu tiên. Thực tế thì, phương pháp sư phạm và kĩ thuật của Koichi Tohei và Kisshomaru Ueshiba con trai Tổ sư - của Aikikai, và Gozo Shioda của Yoshikan Aikido mới chính là tiêu chuẩn của Aikido hiện đại. Thậm chí rất nhiều phương pháp huấn luyện ngày nay ở các võ đường vẫn còn bị ảnh hưởng bởi phong cách của những người thầy lớn này.

Trong bài viết này tôi sẽ viết về những năm tháng khó khăn sau thế chiến, về những nhân vật lớn bằng những nghĩ suy và hành động của mình đã tạo ra những bước phát triển ban đầu cho môn võ cùng những bối cảnh đã giúp môn võ phát triển vượt bậc ở Nhật Bản và trên thế giới

Hoàn cảnh sau chiến tranh

Hội đồng chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh (SCAP) đã cấm việc tập luyện võ thuật từ năm 1945. Thực chất lệnh cấm này chấm dứt việc huấn luyện tại các cơ sở giáo dục và giải thể Dai Nippon Butokukai (liên đoàn Võ thuật Nhật bản), một tổ chức trung ương cho các môn võ Nhật bản trong thời kì chiến tranh ở Nhật Bản. Đã có rất nhiều hoài nghi về thực chất cái gì bị cấm và hoạt động gì vẫn được cho phép, tuy nhiên, có ít người dám tập vì sợ các biện pháp đàn áp của lực lượng chiếm đóng. Ngoài ra, do tình hình kinh tế khó khăn lúc đó, tập võ cũng là một việc xa xỉ quá sức mà ít người có thể đáp ứng nổi.


Tổ sư bên cạnh Koichi Tohei, Gozo Shioda và nhiều đệ tử giai đoạn hậu thế chiến

Trong hoàn cảnh trên thì điều kiện ở dojo Wakamatsu-cho của thầy Morihei cũng không thật sự thuận lợi cho việc luyện tập aikido. Dojo, vốn có tên Kobukan thời kì trước chiến tranh, là một trong vài toà nhà còn sót lại sau những trận không kích ở khu vực Shijuku lúc này cũng trong tình trạng rất xập xệ. Chỉ một góc của dojo là còn thảm tatami mà những tấm thảm đó cũng rất tơi tả. Những người mới tập vì vậy phải tập trên sàn gỗ. Một vài gia đình không có nhà ở được chia cho một phần của dojo và mùi nấu nướng từ các gia đình thường xuyên làm ảnh hưởng đến dojo. Có một thời gian dojo còn được chưng dụng làm sàn nhảy, khu tokonoma (chỗ để treo các bức thư pháp, cắm hoa,...) đã biến thành sân khấu. Đó chủ yếu là những sinh viên của trường Waseda và Takushoku - trường cũ của Kisshomaru và Gozo Shioda - họ sử dụng khu nhà này khi Kisshomaru đi vắng. Không có lịch tập cố định ở đây lúc đó.


Tổ sư Morihei Ueshiba, ảnh chụp năm 1956

Thầy Morihei Ueshiba sống ở Iwama từ năm 1942 với bà Hatsu và chủ yếu tập trung vào làm vườn, tập thiền và dạy một vài đệ tử quanh đó. Thầy ít khi đi xuống Tokyo và không còn tham gia việc dạy dỗ ở Hombu dojo.

Về mặt tổ chức mà nói thì tổng đàn thực chất lúc đó đã được rời từ Tokyo về Iwama. Lúc này Zaindan Hojin Aikikai đã được sát nhập vào Mito, quận Ibaragi năm 1948. Sau khi đã có được sự thừa nhận nhất định từ công chúng, tổng đàn Aikido vẫn ở Iwama cho đến năm 1955 khi mà Kisshomaru cuối cùng cũng đã ngừng làm để dành toàn thời gian cho công việc ở dojo.

Kisshomaru Ueshiba


Kisshomaru Ueshiba, ảnh năm 1961

Vai trò của đệ nhị đạo chủ là trung tâm của sự phát triển Aikido đến nay vẫn ít được hiểu thấu đáo. Điều này một phần bởi vì tính cách và kĩ thuật Aikido của thầy tương đối "dè dặt" so với những nhân vật nổi tiếng như Tổ sư, Koichi Tohei và Gozo Shioda.

Kisshomaru nắm giữ vai trò đứng đầu Kobukan Dojo kể từ năm 1942 khi vẫn là sinh viên ở trường Waseda. Tổ sư về Iwama trong năm đó khi mà hoạt động của dojo gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của chiến tranh và các đợt không kích của lực lượng Đồng Minh ở Tokyo.

Một vài năm sau thế chiến Kisshomaru vẫn sống với cha mẹ ở Iwama, nhưng sau đó thì Kisshomaru làm cho Osaka Shoji, một hãng vệ sĩ ở Tokyo năm 1949. Cũng trong năm này ông bắt đầu dạy một vài lớp nhỏ ở Hombu. Số người tham gia lúc này vẫn còn rất hạn chế. Cũng chính vào khoảng thời gian này mà lệnh cấm luyện tập võ thuật được lực lượng chiếm đóng gỡ bỏ.
Kisshomaru khi đó được một loạt người cố vấn hỗ trợ, phần lớn là những người có quan hệ với gia đình Ueshiba kể từ trước chiến tranh. Morihei Ueshiba tập hợp được quanh mình một lực lượng gồm những quân binh, chính trị gia, thương gia và trí thức, những người đã biết danh tiếng là một võ sư nổi tiếng của người. Trong số những người tiếp tục hỗ trợ Kisshomaru sau chiến tranh có những cái tên như Kin''ya Fujita và Kenji Tomita, vốn là thành viên của hội đồng quản trị của Hội Kobukai. Thêm vào đó còn có Seiichi Seko, Kisaburo Osawa và Shigenobu Okumura. Cả 2 người sau đều là những võ sư cấp cao đã từng tập từ hồi chiến tranh

Phục hồi việc luyện tập

Hầu hết các đại đệ tử của thầy Morihei Ueshiba từ hồi trước chiến tranh đã vào quân đội từ cuối những năm 1930s và điều này đã ảnh hưởng đến việc luyện tập của họ. Sau chiến tranh chỉ có số ít tiếp tục luyện tập trong khi một số vẫn giữ những quan hệ xã hội nhất định với gia đình Ueshiba. Một vài đệ tử trước chiến tranh có quay lại Hombu Dojo gồm có Gozo Shioda, Koichi Tohei, Osawa, và Okumura. Những đệ tử lớn đó cùng với vài người trẻ tuổi nữa bắt đầu luyện tập từ cuối những năm 1940, đầu những năm 1950s. Danh sách những đệ tử khi đó có những tên tuổi nổi tiếng như Morihito Saito, Sadateru Arikawa, Hiroshi Tada, Seigo Yamaguchi, Shoji Nishio, và Nobuyoshi Tamura. Rất nhiều người sẽ ngạc nhiên khi biết rằng những cái tên vẫn thường gắn với Gozo Shioda và Yoshinkai Aikido như Kiyoyuki Terada, Shigego Tanaka, Tadataka Matsuo cũng gia nhập Aikikai trong khoảng thời gian này. Điều này diễn ra trước khi Yoshikan tách ra khỏi Aikikai.

Koichi Tohei: "Giri no onisan, ông anh cọc chèo lớn"


Koichi Tohei, c. 1953

Đây là lúc thích hợp nhất để nói đến vai trò của Koichi Tohei trong giai đoạn đầu truyền bá aikido. Sẽ là việc rất khó để nói về đóng góp của thầy Tohei trong khuôn khổ Aikikai. Việc rời bỏ Aikikai của thầy trong bối cảnh không hay ho gì của năm 1974 đã khiến vai trò nổi bật của thầy bị giảm khuyết đi rất nhiều trong những ấn phẩm sau này của Aikikai. Về phần mình, thầy Tohei cũng đánh giá thấp ảnh hưởng của thầy Morihei Ueshiba trong những năm tháng ban đầu của mình và thường đề cập vai trò của mình trong Aikikai dưới góc nhìn tiêu cực trong những cuốn sách và bài phỏng vấn sau này.

Kết cục cuối cùng của mối sự chia rẽ giữa Kisshomaru và Tohei chắc chắn là điều không ai có thể hình dung được từ cuối những năm 1940 khi mà mối quan hệ của họ rất gần gũi do tình yêu, đam mê lớn của họ với aikido cùng những ràng buộc do cả hai cùng lấy chị em của một gia đình.

Sau khi không thành công trong buôn bán ở quận Tochigi, thầy Tohei lần đầu tiên tới Hawaii năm 1953 theo lời mời của Hawaii Nishi Kai và ở đó trong một năm. Lúc đó dù mới chỉ 32 tuổi nhưng thầy Tohei đã đạt 8 đẳng và là một trong những võ sĩ hàng đầu và đóng góp nhiều cho việc giúp aikido phục hồi ở Nhật Bản.

Hombu dojo lúc đó trong tình trạng tồi tàn và thầy Tohei đã gửi tiền về từ Hawaii để giúp sửa chữa và mua những tấm tatami mới. Sau chuyến đi đầu tiên, thầy Tohei có những chuyến đi thường xuyên và dài hơn tới Hawaii và sau đó là tới lục địa Hoa Kỳ khi mà danh tiếng là thầy dạy aikido số một của thầy ngày càng được biết tới.

Thành công của thầy Tohei không chỉ mang lại cho thầy vị thế trên trường quốc tế mà thầy còn có một vị trí đặc biệt ở Aikikai. Rất nhiều nội đệ tử (uchideshi) và võ sinh trẻ tham gia các lớp học của thầy Tohei và tập theo cách thở misogi của thầy ở Ichikukai và gia nhập Tempukai, một tổ chức của Tempu Nakamura.

Thầy Tohei được phong Shihan Bucho (trưởng giáo, người đứng đầu đội ngũ huấn luyện viên) tại đạo đường Hombu từ năm 1956 và phương pháp huấn luyện của thầy ảnh hưởng đến nhiều huấn luyện viên trẻ sau này. Một số huấn luyện viên cấp cao hơn thường tránh phương pháp của Tohei và tiếp tục theo con đường của riêng họ. Điều này sau này đã trở thành một vấn đề gây mâu thuẫn.

Vào lúc này thì Kisshomaru và Tohei vẫn có quan hệ tốt. Cùng bị ràng buộc với quan hệ anh em theo pháp luật, dường như tương lai của aikido lúc này sẽ phát triển theo hướng Kisshomaru sẽ là "Đạo chủ" và đảm bảo vai trò hành chính ở Aikikai còn thầy Tohei quản lý việc giảng dạy và phát triển môn võ

Gozo Shioda và Yoshinkan


Gozo Shioda biểu diễn kotae gaishi năm 1955

Rất nhiều người từng được huấn luyện ở Aikikai coi Yoshinkan Aikido là người "em thấp kém" vì vị thế yếu hơn của Yoshinkan so với Aikikai. Điều này thực chất đã làm phủ nhận vai trò rất lớn của Gozo Shioda và những người thân cận của mình trong vai trò đầu tàu giúp dẫn dắt phục hồi aikido sau những năm thế chiến.

Shioda là một trong những đệ tử đầu tiên của Tổ sư bắt đầu tập ở Kobukan Dojo từ năm 1932. Ông tập "aiki budo" trong suốt tám năm trước khi sống phần lớn thời gian ở Trung Quốc trong thời gian chiến tranh thế giới. Thu năm 1946, một vài tháng sau khi rời quân đội hoàng gia, Shioda dành một vài tuần tập nặng và làm ruộng ở nhà thầy Ueshiba ở Iwama. Lúc đó còn là chàng trai trẻ trong khi thầy mình đã giải nghệ nên Shioda quyết định trở về Tokyo và giống như bao người khác bươn chải cho cuộc sống ở đất nước Nhật Bản nghèo đói lúc này.

Năm 1950, Shioda được mời làm bảo vệ cho xưởng Tsurumi của hãng thép Nihon Kokan sau sự xuất hiện của "cuộc thanh trừng Đỏ". Đó là một phong trào chống Cộng sản của tướng Mac Arthur để đàn áp các hiệp đoàn đang rất mạnh ở Nhật lúc bấy giờ. Kết quả là có khoảng 11,000 người hoạt động nghiệp đoàn đã bị sa thải. Shioda tập hợp chừng 55 người mạnh nhất của các câu lạc bộ kendo, judo và sumo của đại học Takushoku, trường cũ của mình, để lập lên lực lượng bảo vệ ở đó. Điều này buộc thầy phải thường xuyên dạy aikido ở các khu khác nhau của xưởng kể từ năm 1952. Shioda cũng tới biểu diễn aikido tại nhiều sở cảnh sát thời gian đầu những năm 1950.

Năm 1954, thầy Shioda tham dự vào một buổi biểu diễn aikido lớn tổ chức ở Tokyo với sự tham dự của 15 ngàn người. Tổ sư Morihei Ueshiba cũng đã nhận lời tham dự nhưng cuối cùng do sức khoẻ yếu nên để thầy Koichi Tohei đại diện Aikikai.

Màn biểu diễn của thầy Shioda nhận được sự ủng hộ nhiệt liệt từ đám đông khán giả và dần dần thì phái Yoshinkan non trẻ đã trở nên nổi tiếng hơn. Cùng lúc, các hoạt động của thầy Shioda trong giai đoạn này đã giúp ông nổi tiếng hơn trong giới thương gia. Đặc biệt là một người tên Shoshiro Kudo, người đứng đầu ngân hàng Tomin đã quyết định tài trợ cho Yoshinkan và xây giúp họ một đạo đường. Cơ sở Tsukudo Hachiman được ra mắt công chúng năm 1955.

Nếu nhìn vào những tấm ảnh của những năm đầu thập niên 1950s, chúng ta sẽ thấy rất nhiều khuôn mặt của các trường phái Aikido khác xuất hiện cùng với các thầy của Aikikai. Ví dụ, Shioda và các nhân vật quan trọng khác của Yoshinkan như Terada, Tanaka, Matsuo cùng với Kisshomarru, Tohei, Saito, Arikawa, Tada, Yamaguchi, Nishio.

Trước năm 1955 thì tổ chức Yoshikan Aikido không thật sự rõ rệt. Hoạt động của những người này chủ yếu dựa trên tình huynh đệ anh em chứ không phải một tổ chức. Do hoàn cảnh xô đẩy, thầy Shioda đã xây dựng cho mình một đội ngũ nòng cốt và có những hỗ trợ tài chính đúng vào thời điểm Aikikai bắt đầu có những bước chuyển mình ban đầu của mình.

Sau khi Yoshinkan được thành lập, Aikikai rất quan tâm tới những chuyển biến của tổ chức mới thành hình này. Thực chất có thể nói là đã có một sự cạnh tranh ngầm giữa hai bên. Điển hình của ví dụ này là việc Aikikai phong đai cho một loạt võ sư của mình như Koichi Toihei,... để sánh với đẳng cấp của các võ sư bên Shioda. Thực chất, trong giai đoạn "lạm phát thăng cấp" này có một vài huấn luyện viên nổi tiếng của Aikikai đã vượt cấp để Aikikai có hệ thống huấn luyện viên tương đương như Yoshinkan. Bằng cách này thì Aikikai có thể có nhiều võ sư cấp cao cho quá trình truyền bá aikido của mình. Morihito Saito Sensei có lần nói với tôi rằng ông cũng được nhẩy cấp tới 2 đẳng trong những năm 1950s.

levan
07-03-2006, 09:41 PM
Trong tập san Aiki Journal số 109, Stanley Pranin có bài viết ''Is O-Sensei really the father of modern aikido?'', qua đó đặt vấn đề liệu Đại sư Morihei Ueshiba có thật sự là cha đẻ của bộ môn aikido hiện đại hay không ? Xin lược dịch những điểm chính để chúng ta cùng tham khảo cho vui.

Từ trước đến nay dư luận chung cho rằng Đại sư Morihei Ueshiba là kiến trúc sư chính của bộ môn aikido hiện đại, nhưng Stanley Pranin (xin viết tắt là SP cho nhanh) lại không nghĩ như vậy. Qua một quá trình lâu dài luyện tập và nghiên cứu aikido, gặp gỡ đủ mọi giới trong lãnh vực aikido, SP đã thu thập đủ bằng cớ để đi đến nhận định sau: aikido ngày nay không phải là loại aikido mà Đại sư từng thực hành và giảng dạy. Chẳng qua có một số đệ tử ruột đã theo học trực tiếp với Đại sư trong một khoảng thời gian không mấy dài, sau đó mỗi người cải biến đi một chút, và aikido ngày nay chính là những hình thái aikido cải biên đó. Điều này giải toả được các nghi vấn sau: tại sao có nhiều khác biệt giữa các chi phái ? tại sao số lượng đòn thế tương đối ít ? và tại sao khía cạnh tôn giáo theo kiểu Omoto hoàn toàn vắng bóng trong bộ môn aikido đương thời ?

Khi định cư tại Nhật năm 1977, SP quyết định theo học tại Iwama với thầy Morihito Saito. Phục tài thầy nhưng SP vẫn không tin rằng thầy dạy aikido chính gốc, bởi ông thấy cách đánh của thầy khác với cách Đại sư biểu diễn trên phim. Ngạc nhiên trưóc một thắc mắc "phạm thượng" như vậy của một anh học trò Tây phương nhưng thầy Saito vẫn kiên nhẫn giải thích rằng đòn thế Đại sư biểu diễn trong phim khác xa với đòn thế Đại sư dạy tại võ đường Iwama, và thầy cố "học sao dạy lại vậy" chứ không hề muốn lập ra một hệ phái nào mới.

Nghe giải thích vậy nhưng SP vẫn cứ hoài nghi. Tình cờ hai năm sau trong dịp phỏng vấn Zenzaburo Akazawa (đệ tử nội trú của Đại sư vào thời còn võ đường Kobukan), Akazawa cho SP xem một cuốn cẩm nang mà ông ta chưa từng biết đến. Cuốn sách mang tên "Budo" xuất bản từ năm 1938, trong đó có khoảng 50 đòn thế do chính Đại sư biểu diễn. Những đòn căn bản như ikkyo, iriminage và shihonage được thực hiện gần như giống hệt cách mà thầy Saito hướng dẫn. SP hân hoan mượn quyển sách này mang đến cho thầy Saito xem ngay, trong lòng ân hận đã dám nghi ngờ thầy dạy không giống Đại sư. Đáng ngạc nhiên là thầy Saito cũng chưa từng biết đến quyển sách này. Xem xong thầy Saito sung sướng thốt lên "Thấy chưa, tôi nói có sai đâu". Từ đó về sau, đi seminar nào thầy Saito cũng mang theo một quyển Budo để làm bằng cớ thầy dạy võ chính gốc của Đại sư.
(còn tiếp)

thevagrant
07-03-2006, 10:15 PM
Mấy chuyện thâm cung bí sử này nghe hấp dẫn quá :no1: ! Đang chờ phần tiếp theo của anh Levan đó. :drinks:

aiki
07-04-2006, 09:34 AM
Bài của SP anh Levan dịch, tui có đọc lâu lám rồi! Bây giò anh dịch lại, đọc vẫn thấy hay! :no1: :no1:

levan
07-05-2006, 07:59 PM
Với bằng cớ hẳn hoi, SP không thể phủ nhận rằng ít ra cũng có một võ sư truyền bá aikido chính gốc của Đại sư. Tuy nhiên còn những võ sư aikido khác thì sao ? Tại sao các chi phái aikido luyện tập một thứ võ khác xa với aikido của Đại sư, khác cả về mặt kỹ thuật lẫn mặt triết lý ? Theo lẽ thường thì học trò hay tập đánh giống thầy, nhìn lối di chuyển và ra đòn của trò thì đoán được thầy là ai, chuyện này hoàn toàn bình thường và phổ thông. Vậy tại sao các đệ tử thân cận, học võ trực tiếp với Đại sư suốt bao năm rốt cuộc khi dạy võ thì mỗi người mỗi khác, khác với Đại sư và khác lẫn nhau ?

Có người bảo rằng aikido của Đại sư thay đổi theo thời gian, mỗi giai đoạn mỗi khác, đệ tử thời nào học theo cách thời đó nên mới khác nhau như vậy. Người khác lại cho rằng Đại sư dạy võ cho đệ tữ theo nhiều cách khác nhau, tùy theo khả năng và cá tính từng người. Những lối giải thích này quả thật không ổn chút nào, có vẻ gượng ép quá. Theo cuốn phim tài liệu của Asahi News quay năm 1935 thì những nét "aikido hiện đại" đã có từ thời xa xưa đó, vậy thì chuyện aikido biến đổi theo thời gian có thật không ? Còn chuyện dạy võ theo căn cơ từng đệ tử cũng không lấy gì làm chắc, vì Đại sư thường dạy học trò theo từng nhóm chứ không dạy riêng từng người một.

Thật ra, sự khác biệt giữa các chi phái aikido phần lớn xuất phát từ lý do rất ít đệ tử được học lâu năm với Đại sư. Trong giai đoạn trước đệ nhị thế chiến, ngoại trừ Inoue (cháu của Đại sư), Shioda (sáng lập yoshinkan sau này) và Yukawa, các đệ tử nội trú chỉ học với Đại sư tối đa là 5 hay 6 năm. Học 5,6 năm kể đã thành thạo nhưng không thể nắm vững tất cả đòn thế cuả môn aiki budo (aiki budo nổi danh có khối lượng đòn thế khổng lồ). Gặp thời chiến nên đa số các đệ tử nội trú phải gia nhập quân đội, sau chiến tranh số đệ tử còn sống sót và có điều kiện quay lại tập luyện chẳng có bao nhiêu. Giai đoạn sau chiến tranh cũng vậy, chẳng ai học lâu. Giai đoạn này có những tên tuổi nổi bật như Arikawa, Tada, Yamachugi, Nishio, Tamura, Kobayashi, kế tục sau đó gồm Yamada, Kanai, Chiba, Sugano, Saotome và còn nhiều nữa. Trường hợp của Okuruma, Tohei và Osawa hơi đặc biệt, ba người này học vài năm trước chiến tranh nhưng thời hậu chiến mới thành danh. Tất cả những tên tuổi kể trên không ai được học lâu với Đại sư. Nghe thì thấy lạ nhưng các sự kiện lịch sử lại minh chứng điều này.

Trước chiến tranh, Đại sư dạy chính tại võ đường Kobukan ở Tokyo nhưng cũng thường xuyên có mặt ở vùng Kansai, thậm chí có lúc Đại sư còn mua nhà ở Osaka nữa. Theo lời kể của những người sống cùng thời, Đại sư thường đi đây đi đó, mỗi tháng vắng mặt khỏi Kobukan từ một đến hai tuần. Thời đó aikido đang trên đà bành trướng, Đại sư lập ra "Hiệp hội phát triển võ thuật" dưới sự bảo trợ của đạo Omoto (Đại sư là một thành viên tích cực của tôn giáo này). Để đáp ứng nhu cầu phát triển môn phái, các đệ tử nội trú chưa học đưọc bao lâu đã được gởi đi khắp nơi truyền bá aikido. Thỉnh thoảng có dịp quay về Kobukan luyện tập thì cũng không chắc được Thầy truyền dạy vì như nói ở trên, Đại sư không thường có mặt tại Kobukan.

Suốt chiến tranh và những năm đầu thời hậu chiến, Đại sư sống ẩn dật tại Iwama. Đến những năm đầu thập niên 1950, Đai sư bắt đầu đì đi lại lại giữa Tokyo và Kansai như trước, mỗi năm đi mỗi nhiều hơn. Lúc thì ở Tokyo, lúc ở Iwama, lúc khác lại chỗ này chỗ khác trong vùng Kansai (chẳng hạn Osaka, Kameoka, Ayabe, Shingu, và quê nhà Tanabe). Thậm chí vùng Kanshu Sunadomari ở Cửu Châu (cực nam Nhật bản) Đại sư cũng đặt chân tới. Thầy Hikisuchi kể rằng Đại sư đến Shingu không dưới 60 lần trong thời gian sau thế chiến. Giai đoạn này khoảng 12 đến 15 năm, vậy trung bình mỗi năm Đại sư đến Shingu từ 4 đến 6 lần.

Kể lể dông dài như vậy để thấy rằng thời hậu chiến Đại sư không hề dạy thường trực tại Tokyo. Ngay cả những khi có mặt ở Hombu, Đại sư cũng ít dạy kỹ thuật mà hay nói về những chủ đề tôn giáo và triết lý bí hiểm chẳng mấy ai hiểu nổi. Huấn luyện viên chính tại Hombu thời hậu chiến là Koichi Tohei và Kisshomaru Ueshiba (sau này là Đạo chủ đời thứ hai). Các huấn luyện viên phụ bao gồm Okumura, Osawa, Arikawa, Tada, Tamura và những đệ tử nội trú đã nhắc đến bên trên.

Nói tóm lại, vì vắng mặt thường xuyên nên Đại sư không thể nào là huấn luyện viên chính tại Hombu Dojo. Những khi có mặt Đại sư lại hay bàn vể các đề tài trừu tượng khó hiểu. Tohei và Kosshimaru mới thật sự là những nhân vật chủ chốt về kỹ thuật, điều hành và vạch hướng đi cho Aikikai. Trong cả hai giai đoạn trước và sau chiến tranh, các đệ tử nội trú chỉ được học với Đại sư một thời gian tương đối ngắn rồi phải ra ngoài các câu lạc bộ, trường đại học để truyền bá aikido. Ngoài ra, giai đoạn hậu chiến còn bị tình trạng "lạm phát đai đẳng" trong đó nhiều võ sư trẻ được lên đẳng hàng năm, một số còn được thăng hai ba đẳng một lượt nữa ! Vấn đề đai đẳng lộn xộn này có dịp sẽ bàn sau.

Dư luận vẫn cho rằng thời hậu chiến Đại sư trực tiếp điều động việc phát triển aikido, nhưng dựa vào các chứng cớ nêu trên ta thấy nhận định đó hoàn toàn sai lầm. Tohei và Kisshomaru mới thật sự có công chính trong việc phàt triển aikido chứ không phải Đại sư. Thời hậu chiến có thể nói là Đại sư đã gần như về hưu, chẳng còn dính líu mấy đến việc điều hành và giảng dạy aikido. Đại sư dành phần lớn thời gian vào việc nghiên cứu võ học, tôn giáo, triết lý cũng như đi đây đi đó làm việc xã hội. Cũng cần nói thêm là thiên hạ thường biết đến Đại sư qua hình tượng một cụ già hiền từ phúc hậu, mấy ai biết rằng đằng sau hình ảnh hiền hoà đó là một con người vô cùng nóng nảy, khó chịu với một cặp mắt cú vọ. Những lời chỉ trích gay gắt và những cơn giận đùng đùng đã khiến nhiều người e ngại và ngán ngẩm, nên một số người cho rằng việc Đại sư có mặt thưòng xuyên ở Hombu dojo chưa chắc đã là điều hay.

Vấn đề Đại sư Morihei Ueshiba có công thế nào với aikido ngày nay thật tế nhị nên suốt nhiều năm tuy hiểu chuyện nhưng tác giả Stanley Pranin chỉ dám nói xa nói gần thôi. Với những chứng cớ rõ ràng được nhiều người xác nhận, nay ông ta mới dám nói thẳng ra (bài này viết năm 1996). Mục đích không phải để phê bình chỉ trích ai, chẳng qua chỉ muốn trình bày cho các thế hệ đi sau những sự thực lịch sử của môn phái. Ngoài ra trong những năm sau này, vai trò và sự đóng góp của võ sư Koichi Tohei ít được biết đến hoặc xem nhẹ, đã đến lúc phải đánh giá đúng mức công lao của ông đối với sự phát triển aikido ngày nay.

thevagrant
07-05-2006, 09:30 PM
Quan điểm của người phương Tây như Stanley Pranin có khác, trung thực và thẳng thắn. Những thông tin của ông có thể làm sụp đổ thần tượng của nhiều người !!!


mấy ai biết rằng đằng sau hình ảnh hiền hoà đó là một con người vô cùng nóng nảy, khó chịu với một cặp mắt cú vọ. Những lời chỉ trích gay gắt và những cơn giận đùng đùng đã khiến nhiều người e ngại và ngán ngẩm

Còn mấy cái này sao thấy đi ngược lại tinh thần Hiệp khí đạo quá ??? Không biết có chính xác không nữa.

Zen
07-05-2006, 09:36 PM
cái chuyện O-Sensei nóng nảy thì hình như cũng có nhiều người nói đó thevagrant. Có mấy chuyện kể O-Sensei hay quát tháo và cầm bokken đánh mấy uchi deshi khi mấy người này fạm lỗi gì đó

beginer
07-05-2006, 11:56 PM
Bài dịch hay và người đọc biết thêm một quan điểm về lịch sử Aikido.
Tôi nhận thấy qua các bài viết trên aikijournal tác giả SP chủ tạp chí này là người có hiểu biết sâu rộng về lịch sử Aikido và dường như ông chú tâm nhiều vào nghiên cứu vấn đề lịch sử này.Nếu chúng ta đã đọc bài dịch của Tristrian trên ttvnonline về phỏngvấn của tạp chí aikijournal với thầy Koichi Tohei sẽ có cảm giác như ông SP tập trung vào việc khẳng định vai trò và vị trí của thầy Koichi Tohei trong Aikido.(mà ai cũng rất yêu mến thầy Tohei qua những cuốn sách thầy viết)
Còn trong tất cả các trang web của Aikibudo hay Yoseikan,Aikijujitsu thì phần lịch sử bao giờ cũng nói đến nguồn gốc môn võ từ hoàng tộc Nhật bản sau đó được dòng họ Takeda truyền ra ngoài v.v
Trong trang web Aikikai hoặc các hệ phái gần gũi với Aikikai thì luôn bắt đầu lịch sử bằng tổ sư Morihei Ueshiba.
Mỗi người một quan điểm và luôn cố đẫn người đọc tới mục đích của mình.
Có lẽ những điều này sẽ không bao giờ dừng lại. Nhưng thật vui mừng khi ta được tập luyện Aikido và những người tập Aikido trở thành những người bạn.
Thân!

aiki
07-06-2006, 02:32 PM
Có thể nói là SP là 1 võ sử gia, chuyên về HKD. Ông ấy, nhờ đã cư ngụ một thời gian bên Nhật và cũng nói tiếng Nhật nên đả bỏ rất nhiều công lao tìm kiếm nguồn gốc của Aikido.

Tui cũng có tìm tòi chút xíu và đọc khá nhiều sách nói về Aikido, Aikijujitsu, Yoseikan, Daitoryu, Takeda Ryu, v.v... và nói thật với các bạn, sư tổ Ueshiba không được nhiều tác gỉa ''ham mộ'' cho lắm, nhất là những người từ những môn phái khác.

Nhũng ''lời ra tiếng vào'' thường thường hay nói về khía cạnh tính tình hay cử chỉ của sư tổ đối với nguồn gốc của Aikido, chứ tui không thấy 1 ai có ý chê bai về khía cạnh đòn thế hay võ thuật.

Tui khg biết mấy bạn thì sao, cá nhân tui học HKD vì thích 1 người thầy và không khí của HKD, chứ không phải vì sư tổ hay lý do nào khác. Chính vì vậy mà trong những bài đã biên, tui không đả động nhiều lắm tới Sư tổ.

levan
07-06-2006, 08:39 PM
Nếu thuận tiện thì xin anh aiki cho anh em biết thêm về những chuyện đằng sau hậu trường liên quan đến sự hình thành aikido từ aikijujitsu nhé. Judo cũng phát xuất từ jujitsu nhưng hình như quan hệ judo - jujitsu êm đẹp hơn aikido - aikijujitsu phải không ạ ? Dĩ nhiên như anh aiki nói, những vấn đế lịch sử này kể nhau nghe để biết thôi chứ không hề ảnh hưởng đến lòng yêu mến aikido của các môn sinh.

NgDaLat
07-06-2006, 09:15 PM
Đa số chúng ta khi nghĩ về một người nào. Trong tâm trí ta vẽ ra người đó thế này thế nọ. Rồi cũng chính tâm trí ta đánh giá người đó hay dở. Khi người đó hành đông khác mình tưởng tượng thì ngỡ ngàng thất vọng. Chẳng qua tâm trí của ta đánh lừa ta thôi. Vô tình ta đặt ra một tiêu chuẩn cho họ và muốn họ phải theo tiêu chuẩn mình đặt ra.

Tôi cũng gặp một người thầy. Thấy ổng cũng hiền ai ngờ khi học với ông thì ổng dữ như cọp. Có người thất vọng bỏ học luôn.

Trường hơp tương tự khi các thanh niên mới lớn chê cha mẹ mình là cổ hủ v.v... Khi già giặn hơn một chút mới thấy mình vô lý.

kotegaeshi
07-18-2006, 08:10 AM
may su huynh oi!
cho hoi co ai biet ve lich su aikido vn sau nam 75 khong vay?
tai sao lai co su phan chia bat hoa dong trong gioi aikido viet nam?
ai co kien thuc rong xin chi bao dum!!!!!!!!!!!!!!!
cam on rat nhieu

1. Bạn chưa trả lời email để trở thành thành viên chính thức.
2. Website HKD.COM có bộ tiếng Việt, yều cầu bạn viết chữ Việt có dấu.
3. Chữ ký của bạn cao hơn giới hạn 100 pixel (ghi trong nội qui), đề nghị bạn rút gọn lại. - By DCH.

levan
07-19-2006, 12:37 AM
Tui xin mạn phép trả lời sơ lược như thế này. Trước 1975 thì trong nam có aikido tenshinkan (aikikai) và aikido yoseikan (aiki budo). Sau mấy năm đầu sau 75 tạm ngưng sinh hoạt, từ khoảng 79/80 thì võ thuật - trong đó có tenshinkan và yoseikan - hoạt động trở lại trong nam. Thập niên 90 thì tenshinkan lan ra đất bắc, đồng thời cũng có võ sư Nhật từ tổng đàn aikikai sang dạy ở đại học ngoại thương Hà nội. Còn vấn đề lục đục nội bộ thì chẳng riêng gì aikido vn, ngay aikido tại Nhật và các nước khác cũng khá rối rắm. Các môn phái khác trên thế giới cũng có chia rẽ bên trong đấy chứ, tại mình ở ngoài không biết đấy thôi. Vả lại trong một đoàn thể thì lúc nào chẳng có nhìều ý kiến khác nhau, chuyện đó bình thường khắp nơi chứ đâu riêng giới võ thuật, chắc bạn đồng ý ? Tui chỉ biết bấy nhiêu thôi, trong này có một số huấn luyện viên aikido rành rẽ vấn đề hơn, chắc sẽ bổ sung thêm những điều cần thiết. Vấn đề lục đục nội bộ trong môn phái khá tế nhị và dễ gây tranh cãi, nên nếu bạn thấy anh chị em ở đây không muốn đi sâu vào thì mong bạn hiểu và thông cảm nhé. Bỏ qua mọi chuyện, miễn sao mỗi người tìm cho mình một võ đường aikido phù hợp để luyện tập hứng thú vui vẻ và có kết quả là tốt rồi.

Guest
07-19-2006, 02:50 AM
Xin tiếp lời Anh Levan 1 lần nữa (hehehe Bác Levan thông cảm cho em nhé, tại vì bác và em cùng chung 1 tần số, nên bác, anh Aiki, Zen nói gì tui hay tiếp theo lắm, tiếng Việt nôm na gọi là "ăn ké" đó Bác !).

Đạo đường Aikido của Việt Nam trước 30/4/1975 (Ngày sập tiệm) nằm ở số 94 đường Điện Biên Phủ bây giờ, lần đầu tiên 1 võ đường Aikido được mở cửa lại sau 16 năm hoang tàn bỏ trống vào ngày 2/6/1991. Câu lạc bộ Aikido đầu tiên của Thành Phố Sài Gòn với tên "CÂU L C BỘ AIKIDO QUẬN 1" do võ sư Bùi Thất Cần trực tiếp hướng dẫn, với mục tiêu mang tính cách nghiên cứu, thể nghiệm môn Aikido, và bắt đầu tổ chức huấn luyện nâng cao khóa đầu tiên cho những người còn tha thiết với phong trào Aikido. Thời điểm 1991, Võ đường Aikido được thành lập lại hơi chậm so với các môn phái như Vovinam, Judo, Taekwondo tại Việt Nam.

Tuy nhiên 1 nguồn tin DCH biết được trong 1 dịp tình cờ, là thời điểm 1977, Aikido đã có 1 võ đường không chính thức tại Bà Rịa, Vũng Tàu dành cho bộ nội vụ và Công An tư pháp do 1 võ sư Aikido Yoseikan tên là Nguyễn Thanh Chuân và có 1 võ sư người Liên Xô tên Madaka Dominiko. Không biết Thầy Chuân còn hoạt động Aikido hay không? vì DCH có tìm dò hoài nhưng đến nay vẫn không tìm được Thầy ở đâu? Trong nước hay đang ở Việt Nam?.

Thân mến.:friends: :friends:

Zen
07-19-2006, 03:01 AM
hehe, hình như năm 87 bên Q10 đã có có CLB aikido do thầy Trương Văn Lương (thầy Lương đã đi định cư ở Mỹ vào năm 1997) cùng 1 số thành viên tâm huyết ban đâu tổ chức tập luyện ở CLB Nguyễn Tri Phương, đến năm 89 thì chính thức mở cửa chiêu sinh. Ở Q10, vào thời điểm Zen bắt đầu tập Aikido (khoảng năm 92 93) thì ngoài Aikido còn thấy có dạy Hiệp Khí Nhu Thuật (Aiki Jujutsu) nữa. Ko biết bây h còn Aiki Jujutsu ko.

aiki
07-19-2006, 07:43 AM
Mấy anh đã nói gần hết rùi, tui xin bổ túc thêm chút xíu!

Câu trả lời là ở trong cá tính con người. Trong bất cứ đoàn thể nào thì cũng có xích mích, người nay không ưa, không hợp hay không phục người khác. Trong giới võ lâm thì chuyện đó còn nhiều và trầm trọng hơn nữa. Vả lại, ai cũng ham mê cái chức ''minh chủ'' hết. :eek: :eek:

Kotegaishi cứ để ý và quan sát xung quanh coi, nếu 1 người võ sinh đánh 1 đòn khác với cách tập của 1 võ đường thì rất nhiều người sẽ nói là hắn đánh sai và chỉ có CLB mình đánh đúng. Rất ít người suy nghĩ hay nói là đòn đó cũng có thể đánh bằng cách khác nữa. :ieek: :ieek:

Tự ái con người to như vũ trụ, nhất là khi không có người lãnh đạo nữa.

thevagrant
07-19-2006, 09:19 AM
Muốn biết "biên niên sử" của Aikido TPHCM sau năm 1975 thì có thể tìm bài " Aikido TPHCM-30 mùa xuân" trên trang web của Sở TDTT TPHCM, nếu không tìm được thì có thể liên hệ tui, những số liệu trên bài đó có thể khác với thực tế một chút vì nhiều lý do tế nhị mà ai cũng hiểu !

kotegaeshi
07-19-2006, 10:33 AM
cam on cac su huynh rat nhieu!!!!!!!!!!
noi chung thi de van chua thoa man lam ve nhung cau tra loi.............
dao duong nao hoat dong som nhat sau nam 75 va nhung bac tien boi co cong trong viec khoi phuc mon vo aikido VN sau nam 75?
bac tien boi nao co cap dai cao nhat hien nay va dang song tai VN ?
...................con nhieu dieu de muon bit lam...................cac huynh ai bit xin noi dum...........cam on rat nhieu.................


@thevagrant: cho de tu lieu huynh co di duoc khong???

1. Bạn chưa trả lời email để trở thành thành viên chính thức.
2. Website HKD.COM có bộ tiếng Việt, yều cầu bạn viết chữ Việt có dấu.
3. Chữ ký của bạn cao hơn giới hạn 100 pixel (ghi trong nội qui), đề nghị bạn rút gọn lại. - By DCH.

Guest
07-19-2006, 04:23 PM
Vậy thì bạn Kotegaeshi phải tự thỏa mãn 1 mình thôi, chứ sức của anh em có bao nhiêu đó thì làm sao mà chia sẻ với ông bạn vốn khó tính được ! Hình như mấy câu hỏi của bạn, vài anh em đã trả lời rồi, anh em ở đây hình như chưa có ai tốt nghiệp trường chính quy sử địa Aikido cả, mà nghe nói Việt Nam ta cũng chưa co ngành đó bao giờ. Khi nào bạn thật sự có được sự thoải mãn hài lòng thì vui lòng viết 1 bài khai nhãn cho anh em tui coi nhe.

Thân:friends: :friends:

kotegaeshi
07-20-2006, 02:57 AM
@DHC: đành phải vậy thui chứ biết sao bi giờ................................
@: nhớ gửi tư liệu huynh có cho đệ nhé....................thanks

David
07-20-2006, 03:43 AM
cam on cac su huynh rat nhieu!!!!!!!!!!
noi chung thi de van chua thoa man lam ve nhung cau tra loi.............
dao duong nao hoat dong som nhat sau nam 75 va nhung bac tien boi co cong trong viec khoi phuc mon vo aikido VN sau nam 75?
bac tien boi nao co cap dai cao nhat hien nay va dang song tai VN ?
...................con nhieu dieu de muon bit lam...................cac huynh ai bit xin noi dum...........cam on rat nhieu.................


@thevagrant: cho de tu lieu huynh co di duoc khong???

1. Bạn chưa trả lời email để trở thành thành viên chính thức.
2. Website HKD.COM có bộ tiếng Việt, yều cầu bạn viết chữ Việt có dấu. - By DCH.

Sau năm 75 thì có CLB Hawai, CLB Quận 1 (sân quần ngựa),CLB Nguyễn Tri Phương, Đạo đường 94 ĐBP...... và còn nhiều nữa.

Các bâc tiền bối đi trước : Thầy Phong, Thầy Lương, Thầy Vinh, Thầy Cương, Thầy Chí Công, Thầy Cần,Cô Thư, Thầy Nguyên ... ai cũng yêu mến Aikido và góp sức xây dựng cả.

Đai đẳng Aikido ở VN chủ yếu là đai danh dự cho các bậc trưởng lão. Thực sự chưa có kỳ thi 4 đẳng tổ chức ở VN. Đai cao nhất ở VN hiện 6 đẳng.

Do ít giao tiếp với Aikido thế giới và "minh chủ võ lâm" nhiều quá nên Aikido VN hầu như đánh sai kỹ thuật nhiều do dzậy cái site này là nơi anh em vô bàn luận và học hỏi thêm từ các anh em trên thế giới.

Thân