PDA

View Full Version : Tinh Hoa Kiếm Pháp



fourever
05-04-2006, 03:31 PM
Đây là bài báo trong tuổi trẻ Online (06/11/2004) tác giả là Bùi Thế Cần.
Tôi chép ra đây cho anh chị em tham khảo. Tôi không có ý kiến về nội dung của nó
Tinh hoa kiếm pháp

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=47628
Luyện kiếm
TTCN - Miyamoto Musashi đứng bất động, một dòng máu nhỏ từ tiền đình chảy dần xuống sống mũi. Vạt Hakama phất phơ trong nắng sớm. Thanh mộc kiếm hơi nghiêng về phía mặt đất. Tập trung cao độ, chàng lắng nghe không chỉ kẻ đại cừu Sasaki Kojiro mà tất cả vạn vật chung quanh: thân tâm hợp nhất.

Sau lưng chàng, chếch về phía tay trái, kẻ đại cừu lảo đảo mấy bước. Chàng nghe tiếng mũi kiếm cắm phập xuống cát, tiếng thân người ngã xuống. Chung quanh lặng lẽ. Chàng nghe hơi nhức nơi trán, nhịp tim vẫn đập đều. Một ý nghĩ thoáng qua "Xong rồi!".

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=47629
Trên đỉnh Lang Bian
Tử thí trên đảo Ganryu Shima

Mới khoảnh khắc trước đây, khi bắt đầu ba bước "nhập thân" (irimi) như thường lệ, tay kiếm thủ bên hông theo thế waki gamae, tất cả năng lực trong người chàng khí-kiếm-thể chỉ tập trung vào một việc: tung ra đòn "thác đổ" - "men" (trực trảm) đúng lúc, đúng nơi. Dù sấm chớp, dông bão, dù động đất, sóng thần, dù đại trường kiếm của kẻ địch có dài đến mấy, và chiêu "én vẩy đuôi" của y hiểm độc đến cỡ nào, Musashi vẫn tin chắc là mình sẽ rửa được mối đại thù của gia tộc - chưa ai thoát khỏi đường kiếm dũng mãnh của chàng và Sasaki Kojiro, tay kiếm khách lừng lẫy cũng thế thôi.

Đúng khi chàng vận khí bình sinh hất ngược mái chèo (mà chàng vừa mới đẽo cho ra hình dáng kiếm lúc ngồi trên thuyền đến nơi tỉ thí) thì cũng là lúc Kojiro tung độc chiêu "én vẩy đuôi", kiếm quang xoáy trên đầu chàng. Mũi kiếm cắt đứt khăn đầu của chàng. Chàng đã thoát chết trong gang tấc. Vì cây mộc kiếm trong tay mình nặng hơn bình thường, Musashi đã chuyển bộ chậm hơn một sát na, điều đó đã cứu sống chàng. Nhưng hai cánh tay hộ pháp của chàng đã không chậm, và chiêu "thác đổ - trực trảm" đã không tha mạng cho Sasaki. Một thoáng chấn động toàn thân. Và Miyamoto Musashi hiểu là mình đã thanh toán xong mối đại thù vốn nung nấu lòng chàng từ bao nhiêu năm qua.

"Sống, chết chỉ là một khoảnh khắc mong manh" - chàng nghĩ, mắt đăm đăm nhìn vào thanh mộc kiếm. Tâm trí chàng mang mang, cảm giác trống vắng, hụt hẫng xâm chiếm lòng chàng. Một hình ảnh hiện ra trước mắt Musashi. Không phải gương mặt khả ái của Otsu, người yêu thùy mị, trìu mến mà chàng đã tạ từ ra đi theo tiếng gọi của kiếm cung, mà đường nét nhân hậu, an nhiên tự tại của đại sư Trạch An, vị thầy đáng kính của chàng, kẻ đã giúp chàng tu luyện để trở thành một tay kiếm lừng danh. Đôi mắt trầm tư như nhìn chàng và nhắc nhở:

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=47630
Miyanoto Musashi
Thần kiếm nguyên lai vô nhị đạo.

Thần đạo và kiếm đạo vốn dĩ chỉ là một. Vì cả hai cùng dẫn đưa con người đến một mục đích là diệt ngã.

Musashi vất thanh mộc kiếm. Chàng nhìn lòng bàn tay và hẹn với lòng mình là từ nay sẽ không bao giờ cầm một thanh kiếm giết người (satsu jin ken: sát nhân kiếm) trong tay. Năm đó vừa bước sang tuổi ba mươi và đã trải qua 60 trận tỉ thí mà chưa một lần bị thảm bại. Trong tác phẩm kinh điển của mình Ngũ Đại Thư (Go Rin No Sho) được viết trong một hang động, nơi Musashi Miyamoto ẩn cư sau cả một đời giang hồ ngang dọc trên khắp đất nước Phù Tang, ông đã tóm lược tinh hoa kiếm pháp của mình như sau:

"Đạo của binh pháp là cái đạo của Trời Đất. Một khi người đã thấu triệt được cái lý của vũ trụ, bắt được cái nhịp của cuộc diện, người có thể an nhiên đối diện với đối thủ và triệt hạ y" (Ngũ Đại Thư - Sách về "Thổ").

Di hình hoán ảnh và vô âm kiếm

"Tỉ thí là tử thí", tổ sư môn Aikido - Uyeshiba Morihei - vẫn thường nhắc nhở các môn sinh. Do đó trong Aikido không có thi đấu, không cho phép thách đấu, thử tài cao thấp.
Thế nhưng chính tổ sư Uyeshiba cũng đã có lần dính vào một trận tỉ thí. Vào thời đó, tiếng tăm của ông như là một tay kiếm siêu quần đã lan truyền trong khắp các giới võ lâm Nhật Bản, nên có nhiều người đến xin lãnh giáo. Ông luôn luôn cương quyết chối từ. Một hôm, một viên sĩ quan hải quân đến xin thọ giáo với ông. Viên sĩ quan vốn là một kiếm sư của một môn phái nổi danh từ thời xa xưa. Trong câu chuyện xảy ra tranh luận về tinh hoa kiếm pháp giữa các môn phái, bầu không khí nóng dần lên và viên sĩ quan hải quân yêu cầu được lãnh giáo một số tuyệt chiêu của tổ sư Uyeshiba để được xóa tan mối hoài nghi và thỏa lòng mong đợi. Trước sự khẩn khoản của viên kiếm sư "Thần đạo lưu", tổ sư Uyeshiba buộc lòng chấp nhận.

Hai người ra khu vườn sau nhà, mỗi người cầm trong tay một thanh mộc kiếm. Vừa lúc hai bên cùng thét lên một tiếng "Hey!" và vào thế thủ, viên sĩ quan trẻ tung kiếm nhảy bổ vào tấn công bằng một đòn shomen (chính diện) như trời giáng. Tổ sư Uyeshiba chỉ xoay nhẹ thân pháp đã tránh được cú đánh thần tốc của đối thủ. Viên kiếm sư vội quay người huơ gươm chém tiếp một đòn yokomen (đòn chém vào thái dương) vũ bão với một tiếng thét "kiai" long trời lở đất.

Vị võ sư già lại dùng phép "chuyển hoán" tránh đòn mà không phản công. Tưởng cũng nên nói, thân pháp "chuyển hoán" do tổ sư Aikido thi triển thường được gọi là Tai no tenkan (Thân chi chuyển hoán), một trong "Tứ đại công phu" của bộ môn Aikido, và đã được tác giả Kim Dung đề cập với tên "Di hình hoán ảnh" hay còn gọi là "Lăng ba vi bộ". Trong kiếm pháp, phép Tenkan thường được phối hợp với "Vô âm kiếm" (Otonai shi no ken) trong các chiêu tay không đoạt kiếm.

Viên sĩ quan hải quân càng đánh càng hăng, và giận vì đối phương không đánh trả, nên điên tiết tung ra các chiêu thức sở trường của mình. Nhưng với công phu khinh linh tuyệt đỉnh, tổ sư Uyeshiba vẫn ung dung tự tại thi triển di hoán pháp, chợt hiện, chợt biến mặc cho kiếm trận tứ bề phủ vây.

Viên kiếm sư "Thần đạo lưu" cảm thấy thất vọng và bế tắc, mồ hôi ra đẫm tay kiếm và hai mắt như hoa lên. Ông vận hết sức bình sinh thét lên một tiếng thật lớn như để trút hết nỗi phẫn hận tuyệt vọng và nhảy lùi ra sau, đứng bất động. Đại sư Uyeshiba cũng thối lui ba bước, tay kiếm Chudan no kamae (thế thủ trung đẳng). Khi thấy viên sĩ quan thu kiếm cúi chào, ông cũng cúi chào đáp lễ.

Sau đó, khi một mình thơ thẩn trong khu vườn vắng vẻ, đại sư Uyeshiba đã được chứng ngộ. Đó là vào tháng giêng năm 1925, tại Ayabe, một thị trấn nhỏ ở miền nam nước Nhật.
Những gì vị sáng lập môn phái Aikido đã trích xuất ra từ những năm tháng tầm sư học đạo và hành hiệp giang hồ (đến tận đất Ngoại Mông, đầu thập niên 1920 và Mãn Châu, cuối thập niên 1930) đã được đúc kết lại trong kiếm phái Aikiken. Tinh hoa kiếm pháp Aikiken được tóm gọn trong bốn câu thơ:

"Tâm vô ưu
Thần bất động
Khí uy dũng
Kiếm vô chiêu".

BÙI THẾ CẦN

psi_ops2001
05-05-2006, 03:54 AM
bài viết hay lắm !! fourever có thể nói rõ hơn về taino tenkan ko ! :blink:

aiki
05-05-2006, 07:11 AM
Tui đọc chuyện này bằng tiếng anh rồi. Đọc tiếng anh thì không thấy sao, nhưng sao bản tiếng Việt, có thể vì tiếng mình phong phú, nên thấy có vẻ 'thần thánh hoá' chút xíu hả!

fourever
05-05-2006, 09:54 PM
bài viết hay lắm !! fourever có thể nói rõ hơn về tai no tenkan ko ! :blink:

Trong Aikido, chỉ có Tai No Henko . Đó là Tenkan, chứ không có cái từ Tai No Tenkan. Tùy theo hệ phái thí dụ, trong Yoshinkai, nó có Tai No Henko Ichi và Tai No Henko Ni. Còn các hệ phái khác gọi là Irimi tenkan và Tenkan.
Kỹ thuật để tước kiếm từ tay không rất đơn giản, Aikidoka điều có tập trước khi lên đai đen. Cái khó khăn ở đây là phương cách dùng Tai No Henko như thế nào cho hửu hiệu.
Cơ thể của Nage phải ở tư thế không lộ ra ý định của mình, Uke không thể đoán được vị trí sắp tới cửa Nage. Khi Uke tấn công, Nage chỉ có thể dùng Irimi Tenkan hay là Tenkan sau khi đòn thế của Uke không thay đổi được hướng đi (committed). Thời gian (timing) nầy rất quan trọng, sự vững tâm và quyết định cho đúng thời gian chỉ có hiệu quả với một tinh thần rất trầm tỉnh. Có nhiều phương cách để tăng hiệu quả, thí dụ Nage đánh đòn hư chiêu, nhử Uke tấn công vào tay phải của mình. Khi Uke tấn công, Nage Irimi chân trái rồi tenkan chân phải ...
Nói tóm lại, kỹ thuật làm mờ mắt Uke, bằng nhiều đòn hư để mình dùng Tenkan rồi xuất chiêu và thời gian chính xác để dùng Tenkan làm nổi bật sự khác nhau giửa võ sinh 8 Kyu và Shihan 8 dan :smoking:

psi_ops2001
05-05-2006, 09:55 PM
còn trận Tử thí trên đảo Ganryu Shima là có thiiệt hả !! :blink:

psi_ops2001
05-05-2006, 09:58 PM
em nghe nói hình như trong thực tế viẹc chọn thời điểm là còn quan trọng hơn khoảng cách nữa ! dung ko vay ! thứ hai là sự nhanh nhẹn ! nhất là ở tenkan đó

Kojiro
05-06-2006, 08:47 AM
còn trận Tử thí trên đảo Ganryu Shima là có thiiệt hả !!

Trận tỉ thí trên đảo giữa Musashi và Kojiro là có thật. Nhưng khác với bài báo trên là giữa Miyamoto Musashi và Sasaki Kojiro chẳng có thù hằn gì với nhau cả. Việc quyết đấu sảy ra do Kojiro thách Musashi đấu để chứng tỏ mình là kiếm sĩ giỏi nhất vào thời điểm đó. Cuộc tỉ thí được tổ chứng bởi lãnh chúa Hosokawa tại Hikojima.
Sasaki Kojiro Ganryu lúc đó nổi tiếng với chiêu kiếm Tsubame gaeshi, tương truyền là có thể chém rụng cánh chim yến đang bay. Để sử được chiêu này, Kojiro sở hữu 1 thanh kiếm đặc biệt rất dài. Thanh kiếm này Kojiro không thể vắt vào đai như các samurai bình thường mà phải đeo trên lưng.
Điều thú vị trong cuộc đấu trên đảo Ganryu là Musashi đã không sử dụng thanh kiếm mình thường dùng mà sử dụng 1 mái chèo. Và chính vì thế, ông đã phá được chiêu kiếm Tsubame gaeshi của Kojiro do thanh kiếm của Kojiro dù dài cỡ nào cũng không thể dài hơn 1 mái chèo. Và Kojiro đã chết do ước lượng khoảng cách sai. Mũi kiếm của Kojiro chỉ đủ với tới và chém đứt vành khăn trên đầu Musashi. Còn mái chèo của Musashi được quất với toàn bộ sức mạnh vào thái dương Kojiro. Kết quả Kojiro bị bể đầu chết ngay tại chỗ mà chưa kịp hiểu vì sao mình bị chết.

Guest
05-06-2006, 11:19 AM
Đây là bài báo trong tuổi trẻ Online (06/11/2004) tác giả là Bùi Thế Cần.
Tôi chép ra đây cho anh chị em tham khảo. Tôi không có ý kiến về nội dung của nó.


Anh Fourever ơi !

Hình như đây là lớp Kendo của Hanoi Viet Nam, bài không có nói nhưng em biết 1 người trong đây.

Kính.

fourever
05-06-2006, 01:33 PM
Đây là link của bài trên
hXXp://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=54635&ChannelID=125

Không biết gì hơn về nội dung của nó, có lẻ phải tìm ông Bùi Thế Cần để hỏi :sbiggrin:

Tôi học võ Nhật, Tàu, Hàn, Việt ... nhưng thật sự rất mờ mịt về văn hóa các nước. Đối với tôi, võ học là quà tặng của vủ trụ dành cho các động vật biết suy nghỉ trên trái đất này. Tôi học từ Aikido được nhiều sự bổ ích hơn các môn khác một chút. Khi các anh em hỏi tôi về văn hóa hay phong cách thì tôi chịu thua ngay :rolleyes: . Ngay trong Aikido, tôi học hỏi tất cả các hệ phái không chừa một ai khi có dịp, do đó, ai ai cũng là sư phụ của tôi. có người thì mình học được nhiều chiêu thức, có người mình chỉ học được có một chiêu, rồi có người thì mình học được một việc là đừng có làm như họ :iwink: . Lối học như tôi rất dể bị "tẩu hỏa nhập nhằng" vì làm sao mình biết cái nào hay, cái nào dở, rồi mình cũng không biết trả lời ai là sư phụ của mình. Anh Aiki có lúc hỏi về sư phụ của tôi, thì tôi không biết trả lời sao cho ra lẻ.
Chỉ có lợi cho một việc là dể tán dốc mà thôi, vì mình độc lập nên muốn khen hay chê ai cũng dể :laugh: rồi không có bối phận (pecking oder). Thí dụ để các anh xem nha:
Anh Aiki có sư phụ là Kanai sensei, Ông nầy là tiểu đệ của Saito sensei.
Anh NgDalat là học trò của Russell Alvey sensei, ông nầy là học trò của Patricia Hendricks sensei, cô nầy là học trò của Saito sensei.
Vậy anh NgDalat phải gọi anh Aiki là tiểu sư thúc tổ :pimp:
hehe, tán dốc đủ rồi hén,
@psi_ops2001: "chọn thời điểm là còn quan trọng hơn khoảng cách nữa"
trong vỏ đạo, không có cái nào quan trọng hơn hết, tất cả phải đúng mới có được một kết quả tối ưu. Giống như trong chiến pháp: Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa, cả ba yếu tố đều cần thiết nếu muốn có một chiến thắng lớn.

NgDaLat
05-06-2006, 05:22 PM
Híc! anh Aiki ăn gian

Ảnh không chịu gọi HLV của ảnh là sensei mà gọi thầy Kanai là Sensei

Hịc! gọi ảnh là Sư Thúc thôi

Bẩm sư thúc Aiki

@psi_ops2001:
Chon thời điểm ..... chạy là quan trong nhất

aiki
05-06-2006, 10:12 PM
Ý cha, mới được lên chức :laugh: :laugh:

Cái này còn hơn nhận họ bên VN: con bác, con dì, con cô, con cậu, con thím, con ... tùm lum.

Qua Aikido thì tới sư thúc, sư tổ, sư muội, sư huynh, sư tử, sư tùm lum ...

thôi, không sư thúc sư thiếc gì hết! hôm nào ai tức kêu tui bằng ..... sư .... cha thì chít tui!:lol: :lol: :laugh: :ieek: