PDA

View Full Version : Ngũ luân-Cuốn sách về kiếm đạo



Kojiro
05-03-2006, 06:20 PM
Theo như Kojiro được biết thì tổ sư là một bậc thầy về kiếm đạo. Ông từng được Nhật hoàng phong cho là "Phù Tang đệ nhất kiếm" (đọc cái này từ 1 tài liệu đã lâu lắm rồi) Mà quả vậy, hầu hết các đòn thế của Aikido cũng đều được rút ra từ kiếm pháp cả. Một người thầy của Kojiro từng nói là: "Khi ta cầm thanh kiếm thì kiếm chính là bàn tay ta nối dài. Còn bàn tay không của ta, bản thân nó là một thanh kiếm ngắn." Hiểu như vậy nên Kojiro nghĩ một khi đã là môn đệ của Hiệp Khí Đạo, không thể không biết kiếm pháp và không thể không luyện kiếm pháp.

Một khi nói về kiếm, chúng ta không thể không nhắc đến Miyamoto Musashi. Có thể nói, Musashi là kiếm sĩ vĩ đại nhất trong lịch sử Nhật Bản. (Kojiro không dám so sánh kiếm pháp của tổ sư và Musashi vì điều đó là bất khả và cũng là vô nghĩa) Để góp thêm cho các bạn một phần tài liệu để luyện tập, Kojiro xin post lên đây cuốn sách về kiếm đạo của Musashi, tựa tiếng Nhật là "Go Rin No Sho", tiếng Anh dịch ra là "The book of five rings", còn dịch tiếng Việt mình thì là "Ngũ Luân" hay "Cuốn sách của 5 cái vòng" (tuỳ ý bạn muốn gọi sao cũng được :biggrin: )


NGŨ LUÂN-CUỐN SÁCH VỀ KIẾM Đ O
Tác giả: Shimen Miyamoto Musashi
Người dịch: Trung Dung, Hồng Thanh, Phương Thúy, Hồng Nam

Lời nói đầu:

Theo quan niệm của Musashi, nghĩa đen của kiếm đạo là con đường dẫn đến sự sáng tỏ. Ở đây không phải tự thân sáng tỏ. Trong khi sự sáng tỏ, sự hoàn tất, sự thắng lợi trong việc hoàn thành mục tiêu là cái đích cuối cùng thì kiếm đạo đơn thuần là phương pháp để đạt điều đó. Trong lúc Musashi thuyết phục rằng sử dụng kiếm đạo của ông sẽ bảo đảm thành công thì bản thân sự thành công, hay mục tiêu không phải là điều chính yếu. Kiếm đạo chính là phương pháp để làm một điều gì đấy, hay thực hiện nó như thế nào, hơn là thực tế cái gì bản thân đang làm. Kiếm đạo giúp con người có quan niệm, thái độ đúng đắn để dễ dàng đưa đến thành công. Hãy nhớ rằng thành công không phải là mục đích. Mục đích là ứng dụng đúnbg đắn kiếm đạo của Musashi vào hành động của mình.

Musashi là một kiếm sỹ bậc thầy, điều này có nghĩa ông là một người lính, một chiến binh. Và khi là một bushi-chiến binh thì ông phải luôn đối mặt với sự sống và cái chết. Lịch sử kể rằng ông chưa bao giờ thất bại trong các cuộc đấu. Trên cơ sở hiểu biết về khả năng ưu việt của mình, ông tin rằng để vô địch, trước tiên phải đạt được sự hiểu biết về cuộc sống, và tiếp đến phải sử dụng phương pháp của ông. Ông gọi phương pháp này là Kiếm đạo. "Cuốn sách về kiếm đạo" nói về kiếm đạo của Musashi. Có nhiều cách để đi đến thành công, nhưng phương pháp của Musashi sẽ giúp đạt được thành công trong những tình huống hiểm nghèo. Theo nghĩa đen là giữa cách sống và cái chết, bạn không thể để những lầm lỗi xảy ra. Ở những tình huốn căng thẳng, tâm lý thường thấy là lo sợ, băn khoăn, hoang mang, bối rối khi phải làm gì đó.

Biểu hiện tâm lý lo sợ là đổ mồ hôi, buồn nôn, run sợ và nhu nhược, chưa nói đến tình trạng tê liệt. Những phản ứng như vậy hoàn toàn không thích hợp. Bạn chắc chắn sẽ bị bổ ra làm đôi. Kiếm đạo sẽ chuẩn bị cho bạn một cuộc đấu nào đó trong đời. Nó là công cụ giúp bạn chiếm ưu thế và giành chiến thắng. Đối với những người sẵn sàng chấp nhận sống trong thế giới nơi sự thất bại và chiến thắng được xét đến đầu tiên, khi đó kiếm đạo của Musashi sẽ chỉ con bạn con đường đi đến chiến thắng.

Kojiro
05-03-2006, 06:29 PM
Lời ngỏ của Musashi:


Qua nhiều năm rèn luyện và thử thách, bây giờ tôi mới cầm cọ lần đầu viết về: con đường Kiếm Đạo. Kiếm đạo cũng có lúc được gọi là Lưỡng Cực Đạo hay Song Kiếm Pháp. Lúc này là đầu thánh mười, năm thứ hai mươi của triều đại Kauei. Tôi đang viếng định Zwato tại lãnh địa Higo với lòng tôn kính các đấng tối cao. Tôi kính cẩn cầu ngài Kannon-Đức Phật khoan dung cứu độ và xin được chết một cách vinh dự. Tôi là Mijamoto Shinmen Musashi, được sinh ra để trở thành chiến binh của lãnh địa Harima. Nay tôi đã sáu mươi tuổi.
Tôi đã hiến dâng đười mình cho con đường kiếm đạo từ nhỏ. Đầu tiên là cuộc đọ kiếm ở tuổi mười ba. Khi đó tôi phải đấu với Arima Kihei của phái Shiutoryu, và tôi đã thắng. Lúc mười sáu tuổi cũng vậy, với kiếm sỹ nổi tiếng Akiyama của trường Jajma, rồi hai mươi mốt tuổi, ở Kyoto, với rất nhiều kiếm sỹ tới từ mọi miền, và tôi may mắn chưa thua.
Sau năm ba mươi tuổi, trong một chuyến hành hương, tôi chợt động tâm và suy nghĩ rất nhiều về cuộc đời mình, về những trận đấu, về những bí quyết kiếm đạo, về số phận của một kiếm sĩ; có thật các trường phái khác non kém kỹ thuật hơn mình hay không? Ngày qua ngày, tôi tập luyện và tới lúc năm mươi tuổi, tôi đi tới chân lý sáng tỏ; con đường Kiếm Đạo.
Sau đó tôi không phải đi tìm con đường nào nữa. Kiếm Đạo soi sáng tôi, dẫn dắt tôi trong thư pháp, hội họa, nghệ thuật mà tôi không cần phải qua trường lớp.
Viết cuốn sách này, tôi không dùng những kinh dẫn của Đức Phật, Khổng Tử hay của các binh pháp cổ xưa. Đấng tôi cao soi sáng con đường Kiếm Đạo, đức Phật Kannon khoan dung độ trì, và tôi đã cầm cành cọ bắt đầu viết những dòng này vào rang sáng giờ Dần, ngày 10, tháng 10.


Phần I:
Thổ Kiếm Môn

Dẫn giải

Trước hết, Kiếm Đạo dành cho các chiến binh, đặc biệt các tướng lĩnh. Rất tiếc là ngày nay chưa mấy ai hiểu thấu con đường kiếm đạo.
Có rất nhiều con đường; con đường của đức Phật cứu độ, của Khổng tử chăm lo đức hạnh; của haiku qua thơ ca; của các bậc nghệ nhân qua trà đạo, thư pháp, hội họa-Sumiye; của các xạ thủ bắn cung; của các nghệ sỹ. Mỗi người có con đường của riêng mình để đạt được ước nguyện, nhưng mấy ai dám xả thân cho Kiếm đạo.
Đó là đạo pháp mà lúc đấu kiếm cũng như khi cầm cành cọ, nếu bạn toàn tâm cống hiến thì sẽ đạt được mọi ước vọng, dù khả năng có hạn hay không có năng khiếu.
Phải tâm nguyện rằng Kiếm đạo là hiến dâng, sẵn sàng chấp nhận cái chết. Hơn nữa, cái chết đến với tất cả mọi người. Người phụ nữ, người tu hành hay thường dân cũng đều biết chọn cái chết nếu họ bị xúc phạm. Nhưng kiếm sĩ phải luôn luôn rèn luyện mình trong một bản lĩnh phi thường, một ? chí không khuất phục, một tinh thần quả cảm bất khuất không gì thắng nổi. Kiếm sĩ dù đấu tay đôi hay khi lâm trận đều phải dành chiến thắng, giành lấy vinh dự, tự hào cho lãnh chúa và cho bản thân. Đấy là Kiếm đạo pháp.
Chính những nguyên tắc của Kiếm đạo không chỉ có ? nghĩa trong đấu kiếm. Con đường Kiếm đạo thực sự phải được thể hiện ở mọi hành động, mọi suy nghĩ, mọi lúc, mọi nơi.

Con Đường Của Kiếm Đạo

Ở Trung Hoa và Nhật Bản, những người khổ luyện kiếm thường là những bậc thầy trong chiến trận. Các binh sĩ cũng phải luyện kiếm.
Thời nay cũng có kiếm khách vcà võ sư luyện và dạy kiếm, nhưng họ thiên về kỹ xảo và thủ thuật. Triường phái Kashima và Katori ở thời Hitachi là những môn phái luyện kiếm lừng danh thế gian. Chuyện xưa là vậy.
Cổ nhân đã đúc kết thành mười thuật và bảy xảo để luyện kiếm, có tên chung là "Kiếm thuật tuyệt chiêu." Sự thật đây là một trong những thưật luyện đấu kiếm, nhưng "Kiếm thuật tuyệt chiêu" thiên về thuật và xảo cho kiếm sĩ. Vậy thật khó hiểu thuấu kiếm pháp nếu chỉ thiên về thuiật và xảo. Liệu như vậy họ có đấu nổi chăng với một kiếm sĩ được tôi luyện kiếm đạo thật thụ.
Khắp nơi chào bán hàng thủ công mỹ nghệ, và cũng có những người chào bán xảo thuật kiếm. Họ nên rèn chế công cụ thì hợp hơn, việc này giống như tách hạt khỏi hoa và coi hoa như hạt.
Thực tế họ tô màu, đêỉm sắc, phô trương xảo thuật. Các môn phái đua nhau rèn xảo thuật, và tất dẫn đến hậu quả "hiểu ít họa nhiều."
Trong xã hội có 4 nghiệp: binh, nông, công, thương.
-Nông dân cày bừa, vun xới đất đai, sống nhờ vào công sức, dựa vào mưa nắng.
-Thương gia mau thấp bán cao hàng hóa để kiếm lời
-Chiến binh luyện võ nghệ, tập binh khí, gắng tranh tài lực.
-Thợ thủ công rèn giũa, tập luyện sao cho khéo nghề, thạo nghiệp. Thợ mộc chọn gỗ, đụa, cưa, xếp, lắp, sao cho đồ dùng bền đẹp.
Binh nghệ có thể được ví như mộc nghệ, bên thì xây lắp nhà to, thành lớn; bên thì lập lò, luyện môn; nhà, thành hay lò, môn cũng có thịnh suy. Binh nghệ cũng khéo như mộc nghệ. Cổ nhân Trung Hoa cũng dùng từ "mộc" cho thợ và "kế" cho lớn. Và nếu muốn thuấu kế, hiểu binh nghệ thì hãy ngẫm kỹ sách này.
Thấy trò như kim chỉ. Hãy nhập tâm.

Kiếm đạo và mộc nghệ

Nếu so kiếm đạo và mộc nghệ thì công việc kiếm sĩ không khác gì người thợ mộc. Người chỉ huy cũng như người thợ cả. người thợ phải rèn giũa các kỹ thuật làm mộc, hiểu về phong thủy của đất, biết đo đạt kiến trúc, sử dụng thành thạo các công cụ.
Khi dựng nhà, người thợ phải biết phân loại gỗ: tấm gỗ thẳng, vân đẹp làm trụ ngoài; tấm ít vân mà thẳng rắn làm trụ nơi khuất; vân thưa nhưng rộng làm bậc cửa, cửa sổ và cửa kéo; ván sần, mỏng, cong mà chắc vẫn có chỗ thích hợp để dùng. Tất cả mọi loại gỗ đều ích dụng để dựng một căn nhà đẹp và chắc. còn không thì dùng làm ván kê hay củi đốt.
Thợ cả phải hiểu thợ phụ, phân việc dúng người. người làm hốc, tạo cửa, dựng trụ, cất mái; ít thạo-đóng kèo; kém nữa-xẻ gỗ. Hợp việc thì mới hiệu quả.
Muốn việc nhanh và hiệu qả phải biết tổ chức, xếp người theo việc, tùy lúc mà dùng tiền thưởng hay lời khen. Người thợ cả phải tâm niệm điều này.
Đó cũng là những nguyên tắc cơ bản trong kiếm đạo.

Kiếm thuật

Thợ mộc cũng như kiếm sĩ, cái cưa, cái bào, cái đục, thước... là vũ khí của người thợ, luôn được mài sắc và mang theo bên mình. Có thợ cả chỉ dẫn, anh tập cưa xẻ, đẽo gọt, dựng, xếp... Kỹ thuật nhuần nhuyễn gọi là mộc nghệ. Thợ giỏi phải có công cụ tốt. học làm nhà lớn từ việc tạo ra những đồ vật nhỏ như tủ, bàn, ghế, cây đèn, cửa sổ...
Võ sĩ luyện kiếm thuật cũng như vậy. Hãy suy ngẫm nguyên l??ý này.

Ngũ kiếm môn trong Kiếm Đạo

Cuốn sách này được chia thành 5 phần ứng với 5 môn kiếm: thổ, thủy, hỏa, phong, và hư vô.
1. Thổ là đất. Thổ kiếm môn là nền tảng, cơ sở l? luận của kiếm đạo.
Không phải chỉ riêng rèn luyện kỹ thuật, người kiếm sĩ phải học hiểu tên, dưới, sâu, nông, lớn, nhỏ trong mọi việc.
2. Thủy là nước. Nước tùy theo khuôn mẫu mà biến hóa như thần.
Nước tùy theo hình chứa mà thẳng, cong, vuông, tròn, không đổi bản tính. Một giọt cũng như đại dương.
Nước là gương của trời, xanh trong, tinh túy cũng tựa như con đường kiếm đạo.
Nếu rèn luyện theo Kiếm đạo, thuấu hiểu tình l?ý, đạt đến mức thắng một người, cũng có thể thắng muôn người.
Tướng tài biết phương pháp kiếm đạo để nhìn ra cái tổng thể từ những điều đơn lẻ. Quá rườm rà thì mất xúc tích. Kiếm đạo dạy cho ta biết một mà suy ra nghìn vạn. Điều quan trọng này sẽ được đề cập trong Thủy kiếm môn.
3. Hoả kiếm môn thiên về chiến trận. Dù lớn hay nhỏ, nhìn lửa, ta thấy lửa thay đổi, thiên biến vạn hoá, bất ngờ.
Trong một trận đánh lớn hay cuộc đấu đơn lẻ, tình thế phải được xét kỹ càng, thận trọng. Cái lớn dễ nhìn, cái bé dễ lẫn. muôn lòng khó một dạ. Có ai lường được chữ ngờ. Phải thận trọng, thận trọng!
Lửa biến hóa thần tốc, từng khắc liên hệ đến tính mệnh. Kiếm đạo luyện cho ta sức chiến đấu bền bỉ nhờ nổ lực tập luyện không biết mệt mỏi. Đây là chủ đề của Hỏa kiếm môn.
4. Tiếp theo là Phong kiếm môn. Môn học này không chỉ đề cập đến Kiếm đạo mà còn về những trường phái kiếm khác nhau. Phong kiếm môn đề cập đến phép sử kiếm cổ, phép sử kiếm hiện đại, và phép sử kiếm của bản môn.
Sở dĩ vậy là vì biết người để biết ta. Dù khổ luyện nhưng đường lạc, đ1ich sai thì sẽ ngộ nhận, võ mộng. Phải cần mẫn soi xét sự đời. Không cho một tin nhảm biết thành sự vu khống. phải nhập tâm chuyện này.
Ở các trường phái kiếm khác, người ta cho rằng kiếm pháp chỉ là kỹ thuật đấu kiếm, cũng là lẽ nhầm thông thường.
Kiếm pháp của ta khác biệt cả về l? luận và thực hành. Phong kiếm môn phân biệt điều này.
5. Sau cùng: "Hư vô kiếm môn". Tại sao "Hư vô"?
Không có gì bí ẩn cả.
Kiếm đạo thật thụ cho ta niềm tin vô tận tuyệt đối tận đáy lòng, sẵn sàng đối phó với mọi thử thách, chiến trận, phản ứng tự nhiên trong tiềm thức với mọi tình huống. Cho sự chủ động trọn vẹn. Đó là Hư vô kiếm.

Zen
05-04-2006, 02:30 AM
Zen có bản soft copy English version, nếu có ai thích thì để email lại nha.
hehe, anh Kojiro fải đang ở Houston ko? :drinks: :drinks:

NgDaLat
05-04-2006, 02:58 AM
Ừa! Email cho tui đi Check PM

psi_ops2001
05-04-2006, 03:56 AM
psiops cũng vậy nhớ gửi nha :bigsmile: ! cảm ơn nhiều

David
05-04-2006, 04:53 AM
David chỉ biết được 01 câu trong sách ngũ luân . Thấy rất hay: " Nhất quan, Nhì bộ, Tam can, Tứ Lực". Áp dụng vô cuộc sống thấy hợp lý.

Thân

Zen
05-04-2006, 05:50 AM
psiops cũng vậy nhớ gửi nha :bigsmile: ! cảm ơn nhiều
psi hun cho email address sao Zen gửi được :disappoin

psi_ops2001
05-05-2006, 03:58 AM
ah xin loi nha !! email là psi_ops2001@yahoo.com cũng như nick của psiops vậy đó :bigsmile:

hagakure
05-06-2006, 01:19 PM
Cuốn sách Ngũ Luân - Go rin no sho - The book of Five rings đã có ở Việt nam với tên :

" Thiền học cho doanh nhân - dựa theo cuốn con đường kiếm đạo của Musashi " - Nhà xuất bản Thống kê .

Tên sách dài vậy nhưng sách rất xinh xắn và cô đọng - ngừơi dịch còn đưa thêm các khái niệm Thiền - Trà đạo - Sumiye trích từ Thiền luận của D.T Suzuki .

Theo Hagakure , đây là 1 cuốn sách quý !
:biggrin:

Ngoài ra còn có 1 cuốn tiểu thuyết " Musashi" - tên cực ngắn nhưng lại cực dầy - gần 1000 trang - NXB Giáo Dục 1994
Cuốn này hiếm , từng được coi là " Cuốn theo chiều gió của Nhật Bản "

Dưới đây là đường link tới bản tiếng Anh " The book of Five Rings " : http://www.samurai.com/5rings/

Chúc mọi người có được cuốn Ngũ luân tiếng Việt & tiểu thuyết Musashi !

Hagakure
:bigsmile:

Kojiro
05-06-2006, 03:41 PM
Kojoro sẽ cố gắng type bản tiếng Việt của cuốn Ngũ Luân lên đây. Lúc này tại đang thi final nên chưa có thì giờ type tiếp.

AKmigo
09-21-2007, 07:56 PM
Bạn Kojiro đâu rùi??? Mời bạn Type típ đi,đọc dở chừng thèm quá, chẹp chẹp...

DuongTieu
09-21-2007, 09:07 PM
Ban Zen oi! gui cho minh voi. Email cua em la: duong.tieu@yahoo.com Cam on Zen truoc.:biggrin:

gianghohiemac
09-27-2007, 09:40 PM
http://files.myopera.com/billy_the_kid/files/Book%20of%20five%20rings.rar
Đây là link tham khảo về cuốn Ngũ luân thư, được dịch ra TV :friends:
http://www.thegioiblog.com/blog/GotoBlogHome.do?id=1158333059006
Đây là blog của người rất đam mê Miyamoto Musashi.

KIEW
10-03-2007, 09:11 PM
CO AI BIT PHIM TAM AIKIDO KO CHI MINH VOI:unsure: :unsure:

viiiprock
10-23-2007, 10:14 PM
bác (sasaki) kojiro đâu nhỉ?