Trang 1 của 3 123 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 23

Chủ đề: Ngã té nổ qua chướng ngại vật (không chống tay).

  1. #1
    Member
    Ngày tham gia
    Jun 2008
    Bài viết
    68
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Có bạn nào rành về té nổ qua chướng ngại vật thì làm ơn chỉ cho mình với (càng chi tiết cảng hay). Cám ơn rất nhiều.
    Chào !!!^.^

  2. #2
    Summerday_1402
    Guest
    Uhm , em thì không giỏi về cái này lắm nhưng mà có biết chút xíu . Theo em khi té nổ qua chướng ngại vật điều quan trọng nhất là phải thật sự bình tĩnh và thật thoải mái , nếu lúc đó mình đã thấm mệt thì không nên làm vì dễ gây ra chấn thương nghiêm trọng ( cắm đầu xuống sàn , gãy cột sống lưng :suicide: ) . Khi bắt đầu nhảy, mình nên lấy đà từ xa , chạy với tốc dộ bình thường ( không cần nhanh) đến chướng ngại vật , sau đó khi cách chướng ngại vật cỡ 1 gang tay rưỡi thì chụm hai chân lại rồi đặt tay nhẹ lên chướng ngại vật ( cách đặt tay như luc' Ukemi té nổ bình thường) . Sở dĩ em nói là chống nhẹ tay lên lưng Uke thôi vì em thấy những bạn đai trắng hầu hết khi mới tập cái này đều sợ hãi và thay vì chống nhẹ lên chướng ngại vật thì lại vỗ quá mạnh lên đó:biggrin: (em hồi đó cũng y chang vây , sau này được cô chỉnh sửa từ từ mới bỏ được ) . Bước quan trọng nhất là chụm chân lại với nhau vì theo cô em giải thích thì khi chụm chân lai , lực sẽ tập trung vào 1 điểm duy nhất , sau đó búng người lên cao kết hợp với tay chống sẽ qua được chướng ngại vật một cách khá dễ dàng . Khi te' qua chướng ngại vật rồi thì tư thế kết thúc giống té nổ trong Ukemi Waza bình thường. Em hồi đó mới tập cũng sợ vụ này lắm , nhưng sau này đã từ từ khắc phục được cà còn thấy nó "đã" cái người nữa chứ :smile: . Nhưng mà HLV dạy em nói là không nên té qua chướng ngại vật nhềiu quá , cái này chỉ dành cho nhửng bạn đã có trình độ kĩ thuật chắc rồi mới nên tập , chỉ cần té nổ bình thường không thôi là đủ rồi . Vượt chướng ngại vật giúp mình tập va chạm khi lỡ có gặp ngoài thực tế thì cũng không đến nỗi gãy cổ hay chnấ thương cột sống lưng:biggrin: , cho nên thỉnh thoảng cô mới cho tụi em tập . Biết là vậy nhưng mà sao em vẫn cứ thích ghê:laugh:

  3. #3
    Member
    Ngày tham gia
    Jun 2008
    Bài viết
    68
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Cám ơn bạn Summerday đã bỏ thời gian quí báu trả lời vấn đề này giúp mình. Mình cũng hiểu ý của bạn. Nhưng ở đây ý mình muốn hỏi kiểu té nổ không chống tay qua chướng ngại vật, tức là chụm chân nhảy như nhảy xa nhưng khi ở trên không thì mình cuộn người lại rồi té nổ ra như té nổ tại chổ. Cách này dùng khi bị quăng mà tay bị kẹt không chống được. Về nguyên tắc nói chung là như vậy nhưng mình không biết bên trong còn gì nữa không nên mới viết bài lên hỏi các thành viên trên diễn đàn. Đăng bài hôm qua mà sao không ai chỉ hết, chắc kỳ này về cứ té đại thử coi sao.

    Máu liều lại nổi lên rồi haha.:biggrin: :biggrin: :biggrin:
    Chào !!!^.^

  4. #4
    Senior Member
    Ngày tham gia
    May 2006
    Bài viết
    250
    Thanks
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    :biggrin: Nói như "mười bốn tháng Hai" thì "té" kiểu đó là cứ nhất thiết phải "chạm tay" vào vật cản à?:smile:
    Đã là "lấy đà" để qua thì cũng chả cần "chạm tay" làm gì. Chỉ khi gần tiếp đất mới phải "vỗ mạnh xuống chiếu" thôi.
    Quy trình "chạy" thì đúng rồi nhưng trước khi thực hiện "bước bật" thì ta nên cóa một "bước nhún" và khoảng cách của hai bàn chân sao cho "vừa vặn" với độ cao của "vật cản" (thường thì độ cao khoảng 70cm ta sẽ phải "căn" người cách "vật cản" khoảng 30cm - nửa non, nhưng nếu "vật cản" dài thì sức rướn của của ta phải đủ dài vì vậy nên "bật" càng cao càng dễ "rướn":laugh: - nguy hiểm đới, ai chưa "học bò" chớ lo "học chạy"... hè hè)

    Và khi còn "lơ lửng" trên không thì ta phải chủ động nghiêng một bên người rồi "vỗ" cánh tay bên ấy sao cho thật "dẻo"
    Hy vọng sau vụ "múa mép" này sẽ giúp các hạ biết "bay như chim"!

    Note: À mà nài! Cái tiêu đề ghi "thừa chữ" đới! Vì Ngã cũng là... Té (tiếng Nam bộ) nên đừng "lạm dụng"... vậy đã nhở!:friends:

    Regards!

    AM
    Riêng tư ta chẳng có gì
    Xác đi "vay" Mẹ, Hồn về "mượn" Cha...
    "Biết Người biết Ta, trăm trận (bị) Đánh (mà) trăm trận (vưỡn)... Hoà!"

  5. #5
    Member
    Ngày tham gia
    Jun 2008
    Bài viết
    68
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Cảm ơn kinh nghiệm của bạn Ăn May nhiều lắm. Mình về thử làm theo xem sao. Mình thấy khó nhất là lúc cuộn người trên không, nếu cuộn không kịp hay không đủ thì đập lưng xuống dập nội tạng như chơi chứ không phải giỡn đâu.
    Chào !!!^.^

  6. #6
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Ai biết thế nào "bay" an toàn thì chỉ tui luôn nhe! Bên tui khg bao giờ bay kiểu VN hết đó:biggrin: :biggrin: tui sợ lắm :laugh: :laugh: :wacko: :wacko:
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  7. #7
    Senior Member
    Ngày tham gia
    May 2006
    Bài viết
    250
    Thanks
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Trích dẫn Gửi bởi aiki
    Ai biết thế nào "bay" an toàn thì chỉ tui luôn nhe! Bên tui khg bao giờ bay kiểu VN hết đó:biggrin: :biggrin: tui sợ lắm :laugh: :laugh: :wacko: :wacko:
    Thưa Anh Aiki! "Bay" an toàn nhất là bay với... British-Airway ạ!:laugh: mỗi tội vé hơi cao...
    Nói vậy chứ "té nổ" là một tình huống "hạ cánh khẩn cấp" nên đòi hỏi kĩ năng Ukemi thành thạo và độ "dẻo" của cơ thể cũng tương đối ổn định. Hồi đầu thấy các Anh Em (trong đó cóa mấy Anh U60) ngã vèo vèo mà Khất chỉ dám đứng đàng xa... "ngưỡng mộ":flirt: Đến giờ thì cũng khá hơn một chút là "dám" ngã qua ba người đứng khom lưng (bên Tenshinkai Hoa sen gọi là "ngựa"). "Chỉ" cho Anh Aiki thì khác gì "múa rìu mắt thợ". Hic... "đàn em" chỉ biết "khai báo... láo" thôi ợ!:focus:

    @Aikideshi: Lúc cuộn người trên không thì "ông nào" chả "tâm trí rối bời" hãi hãi cái vụ "giập ấm chén"
    :laugh: :laugh: :laugh: vì vậy nên mới xuất hiện vụ "căng cơ" làm cho thân thể không được dẻo nữa... "Người anh em" cứ việc thử lấy đà trên mặt thảm trước đã rồi nhờ một bạn tập ciem hộ mình đã "bật" cao được bao nhiêu. Còn cuộn người thì cũng có khác Ukemi là mấy. Good luck!

    ACE cóa "cao kiến" gì nữa ta vào bàn bạc cho vui!

    Regards!

    AM
    Riêng tư ta chẳng có gì
    Xác đi "vay" Mẹ, Hồn về "mượn" Cha...
    "Biết Người biết Ta, trăm trận (bị) Đánh (mà) trăm trận (vưỡn)... Hoà!"

  8. #8
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Nói thật đó anh AM! bên tui khg có màn bay như bên VN nên tui khg quen. Khi bị quăng 2-3m tui té khg sao, nhưng tự bay như bên VN tui làm khg được:biggrin:

    Tui có sao nói vậy, chả phải là thợ gì hết, may ra chỉ là thợ ba láo ba lếu, chưa được chức shihan mồm như anh Ngdalat:laugh: :laugh: :friends: :friends:
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  9. #9
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    349
    Thanks
    1
    Thanked 4 Times in 3 Posts
    Té nổ khi bay qua chướng ngại vật cần phải tập cho đúng đắn, nếu không nó có hại nhiều hơn có lợi. Hầu hết các võ đường Nhu Đạo đều có tập lúc đầu giờ, nhưng không có bao nhiêu võ sinh được huấn luyện đúng. Các võ đường Hiệp khí đạo có gốc từ Nhu Đạo thì có thấy té nổ như trên.
    Võ sinh thường té nổ qua chướng ngại vật tập theo lối tự phát, nhìn các võ sinh khác rồi mình liều mạng nhảy theo :focus:
    Họ tập theo lối dò chừng khả năng của chính mình bằng cách tăng dần số người làm chướng ngại vật. Tai nạn có thể xẩy ra khi võ sinh cơ thể bị suy yếu bất chợt trong ngày nào đó, lực nhún không có đủ, nên vai có thể chúi xuống đất sớm. Có những trường hợp khác, người đứng lớp muốn thúc đẩy khả năng võ sinh, nên tăng thêm "ngựa". Võ sinh sẽ cố gắng nhún mạnh hơn, hậu quả sau khi lộn tròn trên không, bàn chân rới xuống đất theo hướng thẳng đứng. Nếu người bị nghiên, võ sinh hay bị bong cổ chân.
    Muốn tập té nổ an toàn, võ sinh cần phải biết cảm nhận hướng rơi của cơ thể sau khi lộn tròn trên không, không chú ý đến chiều dài của chướng ngại vật trong thời gian đầu (có vài trường hợp võ sinh rơi ngay trên lưng "ngựa"). Sau đó mới chú ý đến khả năng nhảy dài.

    Lối tập té nổ qua chướng ngại vật đúng đắn rất quan trọng trong Judo, vì khi tranh tài, không phải lúc nào tori (Nage) cũng có thể giúp Uke nâng đầu lên (có nhiều trường hợp Nage cũng bị té theo). Uke nào biết té nổ đúng, sẽ biết cách điều khiển cơ thể để tránh thương tổn cho đầu. Còn các Uke có thể té nổ khi biết trước chiều cao mình nhảy, thì rất dể tạo tai nạn khi tranh tài trong Judo.

    Bình thường, trong Judo hay Aikido, khi tập luyện, dù có bị đánh cao nhưng võ sinh vẩn té nổ dể dàng, do Nage nâng cánh tay của Uke để bảo đảm sự an toàn của Uke (đầu không chạm đất trước). Uke chỉ "nhắm mắt" té mà thôi, không cần thiết điều khiển cơ thể.

  10. #10
    Member
    Ngày tham gia
    Aug 2007
    Bài viết
    55
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Hồi chưa tập aikido em khoái trò này lắm, thấy mấy hakama bay như chim mà thích hết cả mắt :blink: Thế là có thêm động lực đi học aikido :laugh:

    Thế mà chỗ em lại không khuyến khích nhảy ngựa, có nhảy thì chỉ mang 1 ngựa ra tập nổ thôi. Em từng hơi bị bất mãn vụ này.
    Hỏi mấy anh shodan thì anh bảo: "Em cứ tập ukemi thật nhiều, nhảy qua được ngựa chỉ là vấn đề thời gian thôi" hmy:

    Giờ nghe mấy anh nói thấy đúng là nhảy kiểu nảy hại nhiều hơn lợi, họa không biết lúc nào ập tới. Đúng là cứ thấy bọn bạn nhảy tăng thêm ngựa là mình lại liều mạng lao theo :suicide:

    Thôi thì từ bỏ ước mơ bay cao bay xa vậy! :sad:





Trang 1 của 3 123 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •