Trang 4 của 4 Đầu tiênĐầu tiên ... 234
Kết quả 31 đến 39 của 39

Chủ đề: Nobuyoshi Tamura

  1. #31
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Hôm nay mới đi nghỉ hè về, đi tập lại vô võ đường hay tin thầy Tamura vừa qua đời hôm thứ 6 tuần trước, ngày 9 tháng 7 2010. Thầy bị chết vì cancer và đã nhập viện từ vài tuần nay.

    Thêm 1 cây cổ thụ của làng Aikido thế giới đã ra đi.

    Xin báo tin buồn này cho tất cả ACE. Khi có thêm tin tức tui sẽ post tiếp!
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  2. #32
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Sep 2009
    Đang ở
    Bài viết
    4
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Nghe rằng Seminar vào tháng 11 tới đây tại Hà nội Việt nam thì thầy qua.

    Tôi đã hy vọng và mong ước được tận mắt nhìn tận tay nắm thử cây đại thụ của Aikido thế giới, một người Thầy đúng nghĩa cả trong Dojo lẫn ngoài Cuộc sống. Vậy mà thầy đã vội đoàn tụ với Tổ sư.

    Xin cùng chia buồn tới gia đình Thầy và những ai yêu quý Aikido khắp thế giới.
    KI là ÁNH SÁNG

  3. #33
    Member
    Ngày tham gia
    Jul 2006
    Đang ở
    HCM
    Bài viết
    65
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    hix,KLC mới xem trên wiki, thầy Tamura mất vì ung thư tuyến tụy.
    Buồn thật, thần tượng của nhiều aikidoka trên thế giới đã ra đi.....

  4. #34
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Hôm nay có chút thì giờ nên lên post vài tin tức về đám tang thầy Tamura.

    HLV tui có sang Âu châu đi nghỉ hè và có hẹn với thầy Yamada sẽ tới seminar thường niên mà thấy Tamura luôn tổ chức vào cuối tháng 7. Như mọi năm, Seminar năm nay được tổ chức tại Lesneven (bắc nước Pháp), từ 11 tới 18 tháng 7.

    Thầy Tamura mất vào ngày thứ 6 và seminar do thầy tổ chức được dự định vào ngày thứ 7 (hôm sau ngày thầy mất).

    Với hung tin đó, seminar vẫn khg hoãn bỏ và thầy Yamada vẫn tiếp tục đứng lớp (năm nào thầy Yamada cũng sang tham dự và giúp thầy Tamura trong seminar thường niên đó).

    HLV tui, nhờ có mặt tại seminar đó, đã cho tui biết rõ cảm giác của nhiều người. HLV tui nhớ lạ hồi thầy Kanai qua đời (trong 1 seminar). Vì thầy Tamura mất tối hôm trước nên sáng thứ 7, nhiều người tới tham dự chưa biết hung tin. Khi họ hay, ai cũng bàng hoàng vì hầu như tất cả những người tới tham dự đều rất kính trọng và ngưỡng mộ thầy Tamura.

    Seminar là seminar, seminar do thầy Tamura tổ chức là kéo dài 1 tuần và có nhiều người đứng lớp! Tuy thầy đã mất nhưng " the show must go on "! Tuy vẫn tập nhưng khg khí seminar đó ngôp ngạt và buồn tẻ kinh khủng.

    Sáng thứ 3, 13 tháng 7, thầy Yamada, HLV tui và 1 số đai cao, deshi của thầy Tamura mướn 1 chiéc máy bay riêng bay xuống miền nam nước Pháp tham dự đám tang thầy Tamura. Họ lấy máy bay riêng để đi về còn cho seminar tiếp. Những học trò ruột của thầy, khg ai muốn đứng lớp trong seminar hết và ai cũng muốn xuống nhà quan để được bên cạnh thầy tới giờ phút chót, nhưng vì trách nhiệm nên phải ở lại đứng lớp trong seminar.

    Họ chỉ bay xuống dự lễ hoả tang sư phụ họ. Đây là 1 tấm hình chụp trong lễ hoả tang.



    Hôm đó có 500- 1000 người tới tiễn đưa thầy Tamura lần chót. Trước khi hoả táng, mọi người tới chào thầy lần chót, người thì chỉ tới cúi đầu, người thì tới nắm tay thầy lần chót, tuy mỗi người chỉ có khoảng vài giây để tỏ lòng mình, nhưng sự tỏ lòng đó cũng kéo dài hơn 90 phút.

    Giờ phát tang cho thầy Tamura bắt đầu vào lúc 15g và cũng vào giờ đó ở Lesneven, tất cả aikidoka đều ngừng tập trong vòng 5 phút để tưởng nhớ tới thầy.

    Đó là những tin tức tu ithu lượm đ ược từ HLV tui vì ông ấy có mặt tại Pháp, đã tham dự seminar và đám tang của " cây cổ thụ HKD " mà hầu như ai cũng ngưỡng mộ
    Last edited by aiki; 07-24-2013 at 04:31 AM.
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  5. #35
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Tuy đã có 1 post về thầy Tamura, nhưng khi đọc lại, chưa có bài nào nói về thầy khi mới nhập môn. Tuy thầy đã qua đời từ 2 năm nay, nhưng tui vẫn post bài này để tường nhớ tới 1 người mà tui rất ngưỡng mộ.




    Thầy Tamura sinh năm 1933 tại Osaka, nhưng vì chiên tranh nên lúc học tiểu học, thầy khg ở đó mà về quê ngoại. Sau thế chiến, thầy lên Tokyo và ở nhà tập thể của trường Yukikazu Sakurazawa, nổi tiếng về cách chữa bệnh qua chế độ ăn uống.

    Vì cha mẹ thầy ăn gạo lức từ trước nên thầy muốn hiểu biết thêm về cách chữa bệnh này. Chính tại đây mà thầy bị ảnh hưởng của thầy Sakurazawa khi ông ấy khuyến khích “giới trẻ nên đi ra xứ ngoài để mở mang trí tuệ”. Câu nói này là 1 động lực thúc đẩy thầy sang Pháp khi có cơ hội.

    Lúc đó thầy còn rất trẻ, mới ở lớp 6 (lớp đầu của trung học) , thẩy ở nhà thầy Sakurazawa khoảng 1 năm và thầy kiếm được việc làm tại Hokkaido. Sau 1 vài tháng làm việc thì thầy mất việc và sau đó lang thang ở Sapporo, sống qua ngày bằng cách làm việc “chợ đen”. Trong khi thầy “lang thang” tại Sapporo, cha mẹ thầy đi báo cảnh sát “trẻ thất lạc” và thầy bị bắt “đem về nhà lại”.

    Khi ba thầy qua đời, thầy lại dzọt lên Tokyo, xong lại về nhà 1 thời gian ngắn và trở lên lại Tokyo khi thầy quyết định chuẩn bị thi vào ĐH. Tới thời điểm đó, thầy chưa biết tí gì về võ hết. Tuy Ba thầy là 1 HLV Kendo, nhưng ông ấy nhập ngũ và rời gia đình khi thầy mới 5t. Sau chiến tranh, ông ấy trở về và qua đời sau khi bị bịnh lao.



    Thời kỳ “deshi”
    Chuyện thầy học HKD thật là ngẫu nhiên. Thầy có đọc 1 cuốn sách nói về Judo do thầy Sakurazawa viết. Cuốn sách đó có nói 1 ít về ST. Cùng lúc đó, thầy Yamaguchi được giải ngũ và có ghé thăm người anh học cùng trường với thầy. Ông ấy tới trong quân phục và cái hình ảnh vị sĩ quan đó gây ấn tượng với thầy.

    Năm 1952, thầy bắt đầu tập HKD khi còn đang học cách chữa bệnh qua chế độ ăn uống. Thầy học qua 1 vài người bạn. Lúc đò thầy rất túng thiếu, và thầy có đề nghị với 1 giáo sư là thầy sẽ dọn dẹp nhà cửa cho ông ấy miễn phí nếu ông ấy cho thầy ngủ ké tại nhà.

    Ngoài việc học, gíup việc tại nhà, thầy cũng đi làm ở 1 tiệm ăn để kiếm thêm tiền. Với số tiền đó, thầy dùng để trả tiền học HKD ở Hombu dojo. và trở thành ushideshi vào năm 1953. Khi đó, muốn học HKD phải có 3 mgười đứng ra bảo đảm, và thầy Yamguchi là 1 trong 3 người đó.

    DC Kisshomaru là HLV chính ở Hombu dojo trong thời gian đó. Ông ấy khg đả động gì tới tiền bạc cả, và thầy nhớ chỉ trả tiền đúng 1 lần. Khi lên đai, thầy cũng khg trả đồng nào hết (đáng lẽ phải trả tiền khi thi). ST lúc đó hay đi đi về về giữa Iwama và Tokyo và thầy được ST chọn làm người “tháp tùng” ST khi ST đi như vậy.

    Ngay việc Thầy trở thành ushideshi cũng là 1 chuyện ngẫu nhiên. Khi mới vô tập ở Hombu dojo, thầy đâu được thành deshi ngay.

    Vào thời điểm đó, thầy Yamaguchi có mướn 1 căn hộ gần Hombu dojo và khi sắp sửa về quê 1 tháng làm đám cưới có nhờ thầy tới ở canh nhà. Thầy Yamaguchi cũng cho phép thầy lấy gạo trong nhà ăn. Thầy mừng húm như mới trúng số…

    Sau 1 tháng, thầy Yamaguchi trở lại với vợ mới cưới và thấy khg được thoải mái cho lắm khi có 1 sư đệ thiếu khinh suất, “ở ké” như vậy. Rồi 1 hôm, thầy Yamaguchi hỏi thầy sao khg trở thành Ushideshi ở Hombu dojo.

    Khi thầy nói là khg có tiền thì thầy Yamaguchi nói “khg sao”, thầy sẽ nói 1 câu với Waka sensei (tên gọi DC Kisshomaru). Thế là từ hôm đó trở đi, thầy trờ thành ushi deshi.

    Vào thời diểm đó, ngoài thầy ra, chẳng có ai khác có thể nói là ushideshi tại Hombu dojo hết. Có 1 thời gian gia đình thầy Okumura ở trong 1 phòng tại Hombu, và 1 gia đình khác, khg dính líu gì tói HKD cũng ở 1 góc của đại đường. Họ là dân tỵ nạn vì căn hộ của gia đình này đã bị cháy rụi rong chiến tranh.

    1 thời gian sau, các thầy mà bây giờ nổi tiếng khắp thế giới, như Yasuo Kobayashi, Masamichi Noro, Katsuaki Asai, Yoshimitsu Yamada, Kazuo Chiba, Seiichi Sugano, Mitsunari Kanai, Yutaka Kurita, Mitsugi Saotome, Nocquet (André Nocquet) ra nhập gia đình HKD và trở thành ushideshi.

    Thầy rất phục ST. Thầy đã biết ST qua hình ảnh và chỉ qua hình thầy cũng biết ST là 1 VS ngọai hạng. ST hay ghé thăm lớp sáng sớm, ông ấy vô, chỉ 1 vài đòn, xong biến mất. Ông ấy hay thích nói chuyện / giải thích, nhưng mỗi khi ST làm vậy, đa số những võ sinh có mặt, vì còn quá trẻ, đều tự hỏi “chừng nào mới bắt đầu tập đây ….”. Trong tất cả những gì ST đã nói, bây giờ thầy chỉ còn nhớ đúng tới Âm và Dương (Ying-Yang) thôi.

    Lúc đó, thầy chưa được làm Uke cho ST. Chỉ có đúng DC và thầy Yamaguchi được phép làm. Đứng lớp cũng là 2 người đó. Vào thời điểm đó, Hombu chỉ có lớp sang và tối. 1 đêm mưa bão, ngoài thầy ra chẳng có ai khác tới tập và DC hỏi thầy nên làm gì bây giờ. Thầy trả lời 1 cách gọn gàng là đi uống café, ai ngờ DC đồng ý và 2 thầy trò ra ngòai quán gần đó uống. DC trả hết. Ngay trong thời buổi khó khăn, DC là người rất rộng lượng và coi các deshi như là con vậy.

    Năm 1961, ST được mời sang Hawaii để khai mạc đạo đường Honolulu Aikido Dojo. Thầy được ST cho phép tháp tùng và làm uke lẫn biểu diễn trong chuyến đi đó.



    Nobuyoshi Tamura làm ukemi cho ST trong buổi biểu diễn tai trường trung học
    McKinley vào năm 1961, tại Honolulu Hawaii


    Tiểu sử thầy Tamura trong cuốn sách (brochure) phát cho quan khách trong cuộc biểu diễn tại Hawaii

    Khi thầy Tamura qua Hawaii, thầy được các võ sinh bên đó đặt tên là “tường đá” (stone wall) vì khg ai có thể làm thầy di động được hết.



    Cùng ST, thầy Tohei và thủ hiến Hawaii William F Quinn 1961


    Trước cửa đạo đường Honolulu aikido dojo


    Còn tiếp …
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  6. #36
    Super Moderator
    Ngày tham gia
    Oct 2011
    Bài viết
    98
    Thanks
    44
    Thanked 10 Times in 4 Posts
    Cám ơn anh Aiki! Bài viết quá hay. Leo có cách đánh Aikido gần giống như của Christian Tissier vậy, nhưng nhẹ hơn.

  7. #37
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Tui có 1 sư đệ, dâ Pháp, mới đi nghỉ hè từ Pháp về. Trong lúc nghỉ hè, hắn có đi 1 seminar với Leo. Hán cho tu ihay là bây giờ Leo sống về nghể võ rồi và hắn "khg như trước" nữa! Tui hỏi như vậy là sao thì hắn cho tui hay là leo đổi tính, có vẻ "ta đây" hơn khi xưa.
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  8. #38
    Super Moderator
    Ngày tham gia
    Oct 2011
    Bài viết
    98
    Thanks
    44
    Thanked 10 Times in 4 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi aiki Xem bài viết
    Tui có 1 sư đệ, dâ Pháp, mới đi nghỉ hè từ Pháp về. Trong lúc nghỉ hè, hắn có đi 1 seminar với Leo. Hán cho tu ihay là bây giờ Leo sống về nghể võ rồi và hắn "khg như trước" nữa! Tui hỏi như vậy là sao thì hắn cho tui hay là leo đổi tính, có vẻ "ta đây" hơn khi xưa.
    Tất cả cũng vì một chử "Danh".

  9. #39
    Administrator
    Ngày tham gia
    Jun 2012
    Bài viết
    75
    Thanks
    24
    Thanked 74 Times in 41 Posts
    Đọc được bài này và thật sự cảm động về những gì Leo Tamaki viết về thầy của mình, thầy Tamura Nobuyoshi, đặc biệt là đoạn cuối cùng khi thầy ra đi.

    Lần đầu tiên gặp gỡ
    Lần đầu tiên tôi gặp thầy Tamura Nobuyoshi là khi tôi mới 21 tuổi. Lúc ấy tôi mới tập Aikido chưa đến 1 tuần. Thầy của tôi đi dự seminar của thầy Tamura, vốn là thầy của thầy tôi, và ông đề nghị tôi cùng tham gia với ông. Tôi không hẳn là một người mới tập. Tôi tập võ từ khi tôi mới 6, tôi tập cả karate và kickboxing.
    Tôi phải thừa nhận là lý do tôi tập aikido thật sự không tốt lắm. Tôi đang suy tính nghề nghiệp của mình là thầy dạy karate chuyên nghiệp. Nhưng vào lúc đó, tôi nghĩ kỹ thuật là để thể hiện sức mạnh thể chất. Vì thế, những gì tôi băn khoăn, hiệu quả của người võ sĩ – và theo đó, là giá trị của người võ sĩ -- phần nhiều là do khả năng thể chất. Dĩ nhiên, theo cách hiểu như vậy, tôi không nghĩ võ thuật dành cho người “già” (lớn hơn 40 tuổi), và phụ nữ và trẻ em. (vâng, tôi hiểu, điều này thật thảm bải, ngay cả khi mình mới 21 tuổi). Ở chừng mực nào đó, tôi tìm kiếm một một môn nào ấy phù hợp với nhóm đối tượng này, và tôi nghĩ đến thái cực quyền, yoga và aikido. Cuối cùng tôi chọn aikido, vì nghĩ rằng ít nhất tôi có thể học được vài thế khóa khớp. Vâng – lý do ấy thật tệ.

    Địa điểm tổ chức seminar cách khoảng 110 dặm, từ Paris đến Le Havre, và tôi không kỳ vọng gì nhiều. Vì thế, tôi ngạc nhiên khi thấy một số lượng lớn người luyện tập. Có khoảng 300 võ sinh, hào hứng tập luyện. Và rồi một ông già nhỏ thó bước đi chậm rãi vào shinden (thầy lúc ấy 62, nhưng các bạn nhớ rằng, tôi mới 21), và lúc đó tôi nghĩ “kỳ cuối tuần này sẽ dài thê thảm đây.” Và bài khởi động chẳng làm thay đổi những gì tôi nghĩ. Chúng tôi tập một loạt các động tác trong tư thế seiza. Đầu gối tôi đau kinh khủng, vì trước giờ chỉ quen tập quỳ cho bài tập thở (thiền) vào đầu và cuối các buổi tập.

    Rồi thầy ra dấu cho một võ sinh trẻ tấn công thầy. Và tôi đã sửng sốt. Cho đến cuối đời, tôi sẽ không bao giờ quên cảm giác kính sợ mà tôi trải qua trong suốt kỳ cuối tuần ấy. Tôi đã được đọc về các võ sư mà võ thuật vượt quá khỏi sức mạnh thể chất thông thường, tôi đã đọc về những ông võ sư già có thể khống chế những người trẻ hơn dễ như bỡn. Nhưng tôi chưa bao giờ tận mắt chứng kiến hay cảm nhận được cho đến thời điểm đó.
    Tôi thấy thầy Tamura tập như giỡn một thành viên của đạo đường mới của tôi, anh ta vừa là cảnh sát đặc nhiệm vừa là một tay đám bốc. Khi thầy tập với tôi, tôi cảm giác bị kiểm soát hoàn toàn. Tôi bị ném đi ném lại và khóa xuống thảm. Vì tôi không biết gì về aikido, không có chuyện tôi tự nguyện chiều theo, cho dù tôi có muốn đi nữa. Buổi tập cuối tuần ấy đã thay đổi cuộc đời tôi mãi mãi. Trong vòng vài tháng tôi ngừng tập karate, kickboxing, và dành trọn đời mình cho aikido.

    Cảm giác như thế nào khi bị thầy Tamura đánh?
    Tôi đã tập với thầy Tamura trong suốt 15 năm, bắt đầu từ năm 1995, và kỹ thuật của thầy thay đổi qua thời gian. Trong những năm đầu, kỹ thuật thầy rất chính xác, thậm chí sắc bén. Và nó cũng đau. Thầy không gây ra đau một cách vô cớ, nhưng nếu ai đó không theo sự chuyển động, nó sẽ đau, không nhiều, nhưng luôn bị đau nếu bạn cưỡng lại hay đi chệch khỏi “đường”. Đặc biệt, nó đau theo kiểu bạn tự gây ra cho mình, vì khi bạn thực sự đi theo chuyển động, cái đau biến mất.

    Vào năm 1998, tôi đã chuyển qua sống ở Nhật vài năm, sống gần ở Aikikai Hombu. Thầy Tamura thường xuyên về Hombu, và tôi luôn cố gắng có mặt khi thầy về đó. Thầy không bao giờ bỏ lỡ lớp buổi sang thứ Bảy lúc tám giờ. Đó là lớp mà thầy dạy khi thầy còn là uchi-deshi. Khi thầy đi hưởng tuần trăng mật với vợ vào năm 1964, thầy nhờ thầy Sasaki Masando thay thế trong vài tháng. Điều không ngờ là thầy đã định cư luôn ở Pháp và không bao giờ dạy lớp ấy nữa!
    Mặc dù thầy Tamura có đứng vài lớp khi thầy quay trở lại Nhật, thầy không bao giờ dạy giờ sang thứ Bảy; thay vào đó, thầy chỉ tập luyện, như mọi người khác. Những ngày đó, nhiều người muốn được tập với thầy phát điên lên được, và thông thường, thầy tập với 2 hay 3 người. Tôi đã may mắn là một trong số ấy.

    Dĩ nhiên, cách thầy Tamura thực hiện kỹ thuật phù hợp với cơ thể của thầy. Dù cao hơn sư tổ, thầy vẫn nhỏ con so với người phương Tây. Thầy đã phát triển một cách làm mất thăng bằng đối phương. Vì thầy nhỏ con hơn, nên có cảm tưởng bạn rớt vào khoảng không vậy. Cách đó rất hiệu quả, mặc dù nó không dễ tí nào với những người vóc dáng tầm thước hay nhỏ con.

    Một điều khác đặc trưng của thầy Tamura là thầy luôn tạo sức ép thường trực lên bạn. Thầy không bao giờ để bạn kịp thở, thầy luôn thu hẹp không gian, khiến bạn chỉ còn một đường là tấn công thầy, theo cách mà thầy có thể kiểm soát một cách hoàn hảo. Tiếng kiai của thầy cũng không thể quên được, như một tiếng rống phát xuất từ phần sâu nhất của cơ thể thầy. Sức mạnh của tiếng hét thật đáng nể so với tầm vóc nhỏ bé của thầy.

    Sự thay đổi: sự ảnh hưởng của thầy Kuroda
    Khoảng thời gian giữa năm 1998 và 2001, kỹ thuật của thầy thay đổi rất nhiều. Kỹ thuật của thầy không còn đau nữa! Tôi thật kinh ngạc, và cuối buổi tập, tôi bạo gan nói với với rằng “thầy, không thể tin được. em không còn cảm thấy đau nữa mỗi khi thầy đánh.” thầy cười, nháy mắt với tôi và nói, “bời vì nó không còn cần thiết nữa.”

    Thầy Tamura không chỉ thay đổi cách thầy thực hiện kỹ thuật, toàn bộ hình thức – hay hệ thống của thầy, nếu bạn muốn hiểu vậy – cũng đều thay đổi. Khi thầy còn là một nội đệ tử trẻ, thầy thường hay bị châm trọc là bản sao nguyên bản của tổ sư. Tuy nhiên, đến cuối đời, mọi người sẽ thấy kỹ thuật của thầy khác xa những gì thầy học từ Tổ sư.

    Thầy Tamura đam mê tập luyện và nghiên cứu. Tôi nghĩ rằng thầy luôn tìm cách làm tốt hơn. Không phải thứ nào thầy tìm thấy cũng có giá trị. Thầy tạo ra một vài thay đổi nhưng sau đó thầy bỏ, và quay trở lại cách trước đó. Đôi lúc, thầy đổi sang cách khác mới lần nữa. Nhưng ảnh hưởng đến thầy nhiều nhất, không thể nghi ngờ, là thầy Kuroda Tetsuzan, thuộc đạo đường Shinbukan. Nó có một ảnh hưởng một cách kinh ngạc đến võ thuật của thầy.

    Ảnh hưởng của thầy Kuroda lên võ thuật của thầy Tamura là chủ đề mà tôi tránh nói đến. Nó không phải là cái gì mà thầy Tamura muốn giấu và thực ra thầy đã nói về nó trong vài dịp, trên phim hay trên đài. Tuy nhiên, tôi chọn để nói một vài trích đoạn trong các cuộc nói chuyện của thầy về thầy Kuroda, vì tôi có cảm giác người ta có thể dung nó làm phương tiện tấn công thầy, nếu như nó bị đem ra thảo luận rộng rãi. Đã có những chỉ trích về võ thuật của thầy Tamura, có vài chỉ trích đi quá xa như nói rằng thầy lừa đảo, không thật sự sử dụng aikido, và tôi không muốn cho họ có cớ để tấn công thầy. Những lời chỉ trích thô bạo nhất lại là ở Pháp, nơi có đến hai tổ chức aikido lớn và nhiều nhóm nhỏ, lúc nào cũng đấu đá lẫn nhau. (vâng tôi biết, họ nên luyện tập aikido, nhưng tôi cho rằng họ cũng là con người mà thôi)

    Ở chừng mực nào đó, với những ai đã từng biết phương pháp của thầy Kuroda, họ sẽ nhìn thay ngay khi thầy Tamura bắt đầu di chuyển. Đây là những ví dụ về những thứ đã tạo cảm hứng cho thầy Tamura, mà bạn có thể thấy khi thầy tập luyện, đó là những thứ của thầy Kuroda:
    - cách nắm kiếm, ngón tay út không nắm, mà để che tsuka gashira.
    - Suburi đầu tiên, gọi là wa no tachi
    - Ukemi, trước và sau
    - những bài tập thở mà thầy dung mỗi khi kết thúc buổi tập
    - phương pháp bước đi
    - các nguyên lý về di chuyển, như là tōsokudo (tốc độ bất biến), v.v…
    - iaijustu, thầy Tamura thường tập iaijutsu riêng, theo tôi biết thầy chỉ biểu diễn trước công chúng 2 lần (một lần trong seminar ở Thái Lan, và một lần trong một seminar mà tôi tham gia tại võ đường của thầy)

    Thầy Tamura luôn luôn có những kỹ thuật rất sắc bén, đó là thứ mà người ta có thể thấy trong những phim thời xưa của thầy. Qua thời gian, cái chạm của thầy Tamura trở nên ngày càng mềm hơn, mặc dù thầy không bao giờ mất di sự sắc bén, cái có lẽ là nhãn hiệu của thầy. Khi thầy khám phá ra Shinbukan, cách luyện tập tay không của thầy càng trở nên giống với cách thực hiện với kiếm. Sự thật, vào cuối đời, các động tác của thầy thỉnh thoảng khó hiểu, nếu bạn không nghĩ các động tác đó giống như động tác kiếm. Cái truyền cảm hứng cho tôi nhiều nhất là cái tôi cảm nhận ở thầy trong những năm cuối đời. Cái chạm của thầy thật nhẹ và kỹ thuật của thầy thật thuần khiết, hoàn toàn loại bỏ mọi động tác không cần thiết. Một khi bạn hiểu hệ thống nghiên cứu của thầy, những gì thầy dạy đã đạt đến một độ sâu khác.

    Hai loại người tinh thông
    Tôi đã gặp hai loại người tinh thông võ thuật trong suốt sự nghiệp của tôi. Người thứ nhất là người thừa hưởng những gì truyền thống. Người ấy nghiên cứu những gì thế hệ trước truyền lại một cách tỉ mỉ, thậm chí khi người ấy có một cái nhìn cởi mở về những thứ xảy ra xung quanh, người ấy cũng hiếm khi “vay mượn” những thứ ấy. Những người như thầy Kuroda Tetsuzan là hiện thân như vậy. Những người ấy có thể làm môn võ mình phát triển, và họ có thể bổ sung them những cái mới mà họ khám phá được, nhưng họ không đem những thứ từ môn phái khác vào võ của mình. Họ cho rằng làm như vậy là chôm chỉa. Mặt khác, bạn gặp những người họ lấy tất cả những gì họ thích, ở bất kỳ nơi nào mà họ tìm thấy. Tôi nghĩ rằng thầy Takeda Sokaku và thầy Ueshiba Morihei cả hai đều thuộc loại này. Thầy Tamura cũng là loại người này. Theo cách hiểu như vậy, tôi tin rằng thầy có những phẩm chất của ông thầy của thầy.

    Vậy nhìn lại thầy Tamura trong thập niên 1990, luôn luôn hăm hở cải thiện aikido của mình. Thầy nghe về thầy Kuroda, và tìm hiểu võ thuật của thầy Kuroda qua sách vở và phim ảnh. Ở vào địa vị của mình, thầy khong thể trở thành học trò của môn võ khác, mặc dù thầy từng nói trong một bài phỏng vấn của tôi với thầy đã được đăng trên báo rằng thầy muốn làm như thế. Và thầy đã liên hệ với thầy Kuroda và đến gặp thầy Kuroda. Qua cuộc gặp gỡ, thầy tìm thấy đầy đủ những thứ để bổ sung cho nghiên cứu của thầy và thay đổi võ thuật của mình.

    Tôi làm học trò của thầy Kuroda từ năm 2004, trong lúc đó tôi vẫn luyện tập với thầy Tamura. Tôi có thể nói rằng, thầy Tamura cố gắng hiểu và cho vào hệ thống của mình những nguyên lý tốt nhất trong hệ thống của thầy Kuroda. Hơn nữa, thầy đã làm việc ấy mà không cần nhờ sự giúp đỡ của tôi vì, như những võ sinh khác của Shinbukan, tôi đã thề sẽ không dạy và biểu diễn bất cứ cái gì từ môn phái. Tôi không dấu thầy Tamura về việc tôi gia nhập môn phái ấy, nhưng là một người hiểu chuyện, thầy không bao giờ hỏi tôi bất kỳ điều gì về chủ đề ấy.

    Người tạo cảm hứng cho hang nghìn người khác
    Thầy Tamura Nobuyoshi đã ra đi yên bình, theo một cách khiến mọi người nể trọng. Thầy bị ung thư, và dần trở nên rất yếu. Tới một lúc, thầy quyết định thế là đủ. Thầy tự rút hết mọi ống truyền trên người thầy, tự mình ra khỏi giường, và đứng trong vòng tay yêu thương của vợ. Thầy đã ra đi trong tư thế ấy.
    Thầy từng nói với tôi rằng thầy thật ngu ngốc vì đã không sang tạo ra cái gì mới, mà chỉ cố gắng làm tốt hơn một vài thứ. Thầy đã thực sự làm điều đó. Nhưng quan trọng hơn cả, thầy là nguồn cảm hứng cho hằng nghìn người trên khắp thế giới và cho cả tôi. Cám ơn thầy.
    Leo Tamaki – Aikijournal
    Trích từ www.leotamaki.com - Tamura Nobuyoshi: The sharp blade - It had to be felt #31
    Dịch: Kansha Dojo

  10. The Following 2 Users Say Thank You to wago For This Useful Post:


Trang 4 của 4 Đầu tiênĐầu tiên ... 234

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •