Trang 2 của 4 Đầu tiênĐầu tiên 1234 CuốiCuối
Kết quả 11 đến 20 của 39

Chủ đề: Nobuyoshi Tamura

  1. #11
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Saigon, Vietnam
    Bài viết
    331
    Thanks
    19
    Thanked 14 Times in 9 Posts
    Bài này hay quá anh Aiki ơi :friends:

  2. #12
    Member
    Ngày tham gia
    Oct 2006
    Bài viết
    79
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    bài hay tuyệt, có thể coi đây như 1 tổng hợp nhỏ về lịch sử đòn thế aikido vậy, cang đọc càng hay :laugh:
    phần hướng dẫn cuối dành cho tân môn sinh thật hữu ích quá
    Tân môn sinh nên chú trọng tới những điểm nào ?

    Tân môn sinh nên chú trọng tới 4 điểm : dạng của đòn, lý thuyết căn bản, bộ pháp và thân pháp. 4 điểm này đi chung với nhau và phải coi như là 1. cái đòi hỏi này khó, nhưng phải để ý tới 4 điểm đó từ lúc đầu.


    Khi tập, khg nên phân tích 1 đòn ra nhiều động tác. Nguyên cơ thể phải hoà hợp di chuyển. 1 đòn sẽ khg thành công nếu khg liên tục. Vì dụ như đ ixe đạp, khg thể nào phân tích động tác đạp, động tác lái xe, động tác thắng ...


    HKD cũng vậy. Khg thể phân tích 1 đòn ra nhiều động tác. Cách học HKD đó và khg có cách nào khác hết. Lúc đầu thế nào cũng có sự xê lệch giữa nhửng động tác, nhưng với thời gian, cơ thể sẽ quen và những xê lệch đó sẽ khg còn nữa.
    Khi tập, người võ sinh phải tập hết mình, vững chắc (Kotai) nhưng vẫn phải mềm dẻo, khg gồng cơ bắp (jutai). Cũng cùng lối nghĩ đó, mềm dẻo khg có nghĩa là chiều ý (chiều ý nage / uke). Cũng như cơ thẻ con người. Ở phía trong là xương, xong tới thit và da. Xương da và thịt lúc nào cũng đi chung với nhau như 1 khối. Cái cứng phải có trong sự mềm dẻo, và sự mềm dẻo phải có trong cái cứng.

    Nắm vững 2 phần đó rồi mới uyển chuyển (Ryutai) và sau cùng là tới Kitai, sự cảm nhận, ra đòn, bao trùm khi địch thủ mới có ý định tấn công

    Bước đầu của học võ (Shu) là theo lời giảng dạy của thầy 1 cách chu đáo cho tới khi làm được kỹ thuật y hệt thầy những kỹ thuật được chỉ.

    Giai đoạn tới là (Ha),tìm hiểu được quan hệ lien quan khi thay đổi vài chi tiết của đòn.

    Sau cùng là giai đoạn Ri,. Lúc này là mình tìm kiếm thấy đường hướng riêng của mình.

    Thời buổi này, rất nhiều người bắt đầu bằng giai doạn Ri ... vì họ khg làm được những gì HLV chỉ nên họ tự kiếm ra cách đánh lấy. Họ khg làm được điều này nên họ làm điều khác.

    Khi thầy chỉ hay sửa 1 võ sinh, nhiều người nói là họ khg cách nào làm được. Đối với họ thật là vô dụng khi ráng làm những gì họ khg làm được.
    Học võ là phải thử những điều mà mình khg làm được. Khg có cách nào khác hết.
    em cũng bắt đầu sai lầm với cái Ri đó rồi :wacko: thật may là vẫn chưa muộn để thay đổi :suicide:

    em cảm ơn anh Aiki rất nhìu, các tài liệu của anh về các thầy thực sự làm em càng ngày càng thấy được sự cuốn hút (và cả hơi huyền bí:laugh: ) của Aikido, càng ngày càng bất ngờ và cuốn hút :laugh:

  3. #13
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    435
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Con xin cảm ơn chú Aiki rất nhiều! Hehe, bài hay quá chú ơi ! :laugh: :smile:
    KCT không phải là ngón tay, cũng không phải là mặt trăng, KCT là con đường nằm giữa hai thứ đó

    http://www.khongchieuthuc.net

  4. #14
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    258
    Thanks
    4
    Thanked 5 Times in 3 Posts
    Có vài dòng nhắn nhủ với tân môn sinh mà thấm thía quá !
    Cảm ơn anh Aiki nhiều.
    Hiệp khí vi thượng sách.

  5. #15
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Khg ngờ những lòi thầy nhắn mà mấy người thích thế!:biggrin: :biggrin:

    Vài câu nhưng công nhận là thấm thía! cái khổ là nếu HLV chỉ sai mà bắt chước theo thì cũng "tiêu" luôn. Nếu thầy hay HLV mà đúng lò ra thì những gì thầy nói quá đúng!:blink: :blink: :friends: :friends:

    Mong rằng vài câu nói này giúp tân hay cựu môn sinh có được 1 cách nhìn mới với cách tập của HKD! Sắp sửa có thêm 1 bài nữa về cách tập đó!:smile: :smile:

    Bài tới bề thầy Tamura sẽ có nhiều điều "vui" lắm! nhớ đón đọc nhe! (quảng cáo ghê chưa?) :laugh: :laugh: :laugh:
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  6. #16
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Đang đợi đọc đây anh aiki. Dịch mau mau nha.
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  7. #17
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Sau đây là chuyện 1 người học trò thầy Tamura, tên Leo, kể lại khi anh ấy sang Nhật làm việc và có vô Hombu dojo ghi tên học và tập với thầy Tamura.

    Thầy Tamura có cho anh ấy hay là sẽ về Nhật vào khoảng tháng 9. Leo hay gặp thầy ở lớp của thầy Sasaki.

    Có rất nhiều thầy hay về Nhật chơi. Thầy Tamura khác mấy thầy khác là khi về Nhật, thầy hay tới Hombu như 1 võ sinh thường để tập chứ khg phải để đứng lớp. Leo thật sững sờ khi thấy thầy Tamura đi vô lớp như bất cứ 1 người võ sinh nào đó.

    Leo đã có dịp tập với thầy Tamura trong những trường hợp trên. Thường thường thì có 3-4 người tới tập chung với thầy Tamura và thầy chấp nhận chuyện đó, tập với những người đó như là mèo vờn chuột, ra đòn 1 cách dễ dàng. Thời đó leo chưa nhiều kinh nghiệm với HKD và hay tập với 1 số đệ tử nội trú của Hombu. Sau mỗi buổi tập với thầy Tamura, ai cũng mệt đừ và thầy lúc nào cũng chỉ cho 1 vài mánh trước khi ra về.

    Cách đây vài ngày, thầy Tamura chịu tập với Leo nguyên cả giờ và khg tập với ai khác hết. Kết quả là Leo chưa bao giờ mệt nhừ như vậy.





    Trong lớp đó, mọi người chỉ tập kỹ thuật căn bản : Ikkyo, irimi nage, Kokyuho và Shihonage. Mới sau vài phút tập mà Leo đã ra mồ hôi nhễ nhại. Sau 15 phút thì bắt đầu hết hơi, tới 20 phút thì cơ thể như tê liệt, nhất là ở vai và chân.


    Trình độ kỹ thuật của Leo khg được cao cho lắm, nhưng về thể lực thì Leo tự coi như là kha khá. Nhịp tim cỡ 60/phút, 700 cái tập bụng (sit-up) và 150 cái hít đất là chuyện thường tình. Vả lại, Leo cũng nghĩ là mình biết thả lỏng cơ thể, khg dùng sức cơ bắp khi ra đòn ... Với trình độ đó, Leo nghĩ mình sẽ khg tệ đến nỗi nào ... và có thể tập với thầy Tamura.


    Kết cưộc là Leo nhận thấy hắn còn xa mục đích lắm. Thầy Tamura, như 1 tấm gương phản chiếu, đã cho Leo thấy " sự thật phũ phàng " ...


    Trong suốt buổi tập, có 1 ushideshi và 1 HLV khác quan sát thầy Tamura. 15 phút chót, thầy Tamura đã rủ đệ tử nội trú đó tới tập với thầy và Leo.


    Leo rất mừng vì có người " tới cứu ". Có thêm 1 người thứ 3 vô tập thì Leo có chút thì giờ để thở, và cho vai và chân có vài giây, vài phút để nghỉ ngơi.





    Người ushideshi khá to con, khoảng 1,80m và cỡ 80kg. Người ấy rất khỏe và hay dùng sức để áp dụng đòn. Mỗi lần dùng sức là hắn bị thầy Tamura chận. Ý thầy là muốn cho hắn thấy là đối với 1 người có kinh nghiệm, dùng sức là vô dụng. Sau khi ráng vô đòn mấy lần nhưng đều khg làm được gì, Leo nhận thấy người ushideshi bắt đầu nổi nóng.


    1 chuyện khg thể ngờ với 1 ushideshi, hắn càng ngày càng dùng sức để vô đòn và hắn dùng luôn đủ mọi thủ đoạn để quật thầy Tamura xuống đất. Thầy Tamura nghiêm khắc nhắc hắn nhiều lần nhưng hắn khg nghe lời.


    3 người thay phiên nhau tập với nhau, và Leo cảm thấy khg khí càng lúc càng căng thẳng, nhất là với người đệ tử nội trú. Mấy phút chót là tập tự do, kiểu randori, ai muốn tập hay làm gì thì làm. Lúc này thì gã usideshi như mất tự chủ, hắn mấy lần có ý định quét chân thầy Tamura, xô, đẩy và làm đủ mọi cách để đánh thầy, nhưng thành vô dụng vì mọi thủ đoạn của hắn đều bị thầy Tamura chận đứng. Hắn khg làm được bất cứ 1 đòn nào.


    Khi thầy đứng lớp kêu mãn lớp, thầy Tamura kềm chế người ushideshi 1 cách bất ngờ, đè hắn xuống dất, vừa ngồi lên đầu hắn, vừa khoá tay. Lúc đó, tất cả những võ sinh tập phía sau đều chứng kiến bài học của người đệ tử nội trú.


    Chuyện này đã làm Leo suy nghĩ khá nhiều.



    Thầy Tamura có thể để cho gã ushideshi muốn làm gì thì làm khi thấy hắn khg cởi mở. Thầy có thể cho hắn 1 bài học " nhẹ " hơn khg ?


    Cử chỉ và thái độ của người đệ tử nội trú thật là quá đáng. 1 người 4 hay 5 dan phải biết tự kềm chế, mặc dù cách chỉ dạy của thầy Tamura có thể làm bực mình nếu khg quen. Vả lại, nếu hắn muốn " thử " thầy Tamura thì cũng khg nên làm như là đánh nhau ngoài đường với mấy đòn quét, móc chân hay bất cứ động tác nào đó khg thích hợp với 1 lớp võ.


    Cũng có thể là thầy Tamura có bổn phận với sư tổ và môn võ thầy đã được sư tổ truyền cho. Leo nghĩ là cái lỗi lầm nghiêm trọng mà người ushideshi đã làm, và cũng có thể vì thiếu thời gian (hết lớp) là những lý do thầy Tamura quyết định cho hắn 1 bài học...


    Rút cuộc, gã ushideshi đã xin lỗi và cám ơn thầy Tamura. Thầy chì nhắc là phải mài nhẳn đòn thế thay vì dùng sức... Leo mong rằng người kia đã hiều bài học đó !


    Đối với Leo, hắn vừa chứng kiến 1 bài học vô giá. Nội nhìn thấy 1 ông già 74t, khg hơn 40 kg, đuà cợt với 2 thanh niên trong lúc tam tuần, cân nặng gấp đôi, và thể lực khá hoàn hảo... Leo nhận thấy đoạn đường hắn còn dài nếu muốn áp dụng thả lỏng và sư mềm mại trong Aikido.


    2 ngày sau hôm đó, Leo vẫn còn rêm. Những đau nhức đó nhắc nhở hắn những lỗi lầm đã làm trước 1 người mềm dẻo và thả lỏng : hắn đã ráng dùng sức chân và vai để khắc chế sự thả lỏng ... hắn còn nhớ là bộ đồ võ hắn ướt, chả khác gì cái khăn lau nhà sau lớp học.


    Ngược lại, thầy Tamura khg có đến 1 giọt mồ hôi


    Khoảng cách giữa 2 người là 1 cái hố to đùng và thầy Tamura là 1 nguồn cảm hứng 1 thần tượng để bắt chước !!!

    Các bạn nghĩ sao về cử chỉ thầy Tamura?:unsure: :unsure:

    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  8. #18
    Administrator
    Ngày tham gia
    Jul 2006
    Bài viết
    6
    Thanks
    1
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Em thấy đúng là 1 bài học cho tên kia!:wacko: :wacko:

  9. #19
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    129
    Thanks
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Hay quá, nhờ tình cờ có một đệ tử thô lỗ nên cá nhân Leo và tất cả chúng ta mới có dịp hiểu thêm tài năng và đức độ của một bậc thầy aikido. Thầy Tamura trình độ 9 đẳng nên chuyện thầy giỏi là điều đương nhiên, một mình vờn hai thanh niên to con biết võ cũng là bình thường. Điều đáng yêu là thầy giản dị điềm đạm, đến hombu như một võ sinh bình thường và vui vẻ tập luyện hướng dẫn cho các võ sinh khác. Gặp một tên học trò lỗ mãng vô lễ mà cũng không nổi nóng la mắng hay mạnh tay trừng phạt mà chỉ nhắc nhở và đợi đến cuối buổi tập mới kềm chế khá nhẹ nhàng. Không hiểu từ trẻ thầy vốn đã hiền hoà hay vì sống ở Âu châu lâu năm nên nhiễm cách hành xử phóng khoáng bình đẳng ? Qua việc trên không chỉ đám học trò được mở mắt thêm mà chính các võ sư cao đẳng cũng học thêm rất nhiều.

  10. #20
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Jan 2008
    Đang ở
    Bài viết
    14
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi aiki
    Người ushideshi khá to con, khoảng 1,80m và cỡ 80kg. Người ấy rất khỏe và hay dùng sức để áp dụng đòn. Mỗi lần dùng sức là hắn bị thầy Tamura chận. Ý thầy là muốn cho hắn thấy là đối với 1 người có kinh nghiệm, dùng sức là vô dụng. Sau khi ráng vô đòn mấy lần nhưng đều khg làm được gì, Leo nhận thấy người ushideshi bắt đầu nổi nóng.


    1 chuyện khg thể ngờ với 1 ushideshi, hắn càng ngày càng dùng sức để vô đòn và hắn dùng luôn đủ mọi thủ đoạn để quật thầy Tamura xuống đất. Thầy Tamura nghiêm khắc nhắc hắn nhiều lần nhưng hắn khg nghe lời.


    3 người thay phiên nhau tập với nhau, và Leo cảm thấy khg khí càng lúc càng căng thẳng, nhất là với người đệ tử nội trú. Mấy phút chót là tập tự do, kiểu randori, ai muốn tập hay làm gì thì làm. Lúc này thì gã usideshi như mất tự chủ, hắn mấy lần có ý định quét chân thầy Tamura, xô, đẩy và làm đủ mọi cách để đánh thầy, nhưng thành vô dụng vì mọi thủ đoạn của hắn đều bị thầy Tamura chận đứng. Hắn khg làm được bất cứ 1 đòn nào.


    Khi thầy đứng lớp kêu mãn lớp, thầy Tamura kềm chế người ushideshi 1 cách bất ngờ, đè hắn xuống dất, vừa ngồi lên đầu hắn, vừa khoá tay. Lúc đó, tất cả những võ sinh tập phía sau đều chứng kiến bài học của người đệ tử nội trú.

    Cử chỉ và thái độ của người đệ tử nội trú thật là quá đáng. 1 người 4 hay 5 dan phải biết tự kềm chế, mặc dù cách chỉ dạy của thầy Tamura có thể làm bực mình nếu khg quen. Vả lại, nếu hắn muốn " thử " thầy Tamura thì cũng khg nên làm như là đánh nhau ngoài đường với mấy đòn quét, móc chân hay bất cứ động tác nào đó khg thích hợp với 1 lớp võ.
    Tôi cứ tưởng người 4 hay 5 dan tại Hombu dojo là rất giỏi (vì nếu không giỏi thì hệ thống thi lên đai có vấn đề). Bây giờ mới biết không hẳn như vậy. Trình độ như vậy vẫn dùng sức để vào đòn, chỉ biết nổi nóng, nhất là người Nhật, đệ tử nội trú lại không biết tôn trọng người già cả không cần biết võ giỏi hay không :nea: :nea:

Trang 2 của 4 Đầu tiênĐầu tiên 1234 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •