Kết quả 1 đến 10 của 10

Chủ đề: Xin hỏi các anh chị Mod ?

  1. #1
    Junior Member
    Ngày tham gia
    May 2008
    Bài viết
    1
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Chào các anh chị em trong diễn đàn!

    Thực sự, Đề tài này tôi không biết post ở đâu nhưng cũng có liên quan ít nhiều đến mục này nên xin phép để tại đây.

    Xin phép được nhờ các anh chị trong ban Mod hay các anh chị em trong diễn đàn trả lời và chia sẻ một số thông tin về một số thắc mắc của tôi:

    - Tôi được nghe một người quen đã lớn tuổi nói Aikibudo tại Sài Gòn có mối liên hệ với hệ phái Yoseikan. Ngoài ra còn có một đơn vị tại Huế cũng tuyên bố là cũng có quan hệ với hệ phái Yoseikan. Không biết thực hư như thế nào? Không biết Aikibudo khác gì với so với Aikido? Hệ pháp Yoseikan đã du nhập vào Việt Nam như thế nào? (nếu có các anh chị thuộc các võ đường trên thì nhờ các anh chị giới thiệu cho mọi người cùng biết).

    - Tại CLB Q.10 có CLB Aikijutsu (có phải là hiệp khí Nhu thuật (AikiJujutsu)?), vậy thuộc hệ phái Aikijujutsu nào?
    Tôi được đọc bài trình bày về nguồn gốc của Aikido do các anh chi Mod viết thì bắt nguồn từ Daito - ryu Aikijujutsu, trên mạng thì Aikijujutsu có rất nhiều hệ phái và chi phái. Không biết các anh chi mod có thể làm một forum để giới thiệu về Aikijujutsu và một số các hệ/ chi phái luôn được không?

    Xin cảm ơn các anh chị em trong diễn đàn trước.


  2. #2
    Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    67
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi HCMUMP

    - Tại CLB Q.10 có CLB Aikijutsu (có phải là hiệp khí Nhu thuật (AikiJujutsu)?), vậy thuộc hệ phái Aikijujutsu nào?
    Không phải là Mod nhưng tui mạn phép góp ý.

    CLB quận 10 có để bảng dạy "Aiki-jujitsu" nhưng tui nghi rằng đây không phải là Hiệp khí nhu thuật xuất phát từ Daito-ryu. Thực sự ở đây dạy Aikido Yoseikan của thầy Minoru. Nếu bạn lên sân, bạn có thể thấy ảnh của thấy Minoru ở đó. Theo tui biết thì sở dĩ hệ phái này phải lấy tên Aiki-jujitsu vì thời điểm mà nó được phổ biến ra ngoài tại Saigon thời đó, đã có môn Aikido phát triển mạnh do thầy Đặng Thông Trị khởi nguồn. Do đó phải tránh lấy tên Aikido nữa - lý do vì sao phải tránh thì tui không biết rõ.

    Tuy nhiên tui cũng là một fan của Aikido Yoseikan, nên nếu bạn thích học môn này tại quận 10 thì tui ủng hộ hoàn toàn. Chỉ tiếc một điều là bản thân tui ko học được, vì rất nhiều lý do ...:sad:

  3. #3
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Theo tui biết thì sở dĩ hệ phái này phải lấy tên Aiki-jujitsu vì thời điểm mà nó được phổ biến ra ngoài tại Saigon thời đó, đã có môn Aikido phát triển mạnh do thầy Đặng Thông Trị khởi nguồn. Do đó phải tránh lấy tên Aikido nữa - lý do vì sao phải tránh thì tui không biết rõ.
    Tui cũng khg biết lý do chánh nhưng theo nhận xét cá nhân thì tuy Yoseikan và aikikai từ sư tổ ra hết nhưng tên đòn và cách đánh khá khác biệt.

    Còn cái tên Aikibudo thì nếu tôi khg lầm chỉ được gọi sau 75 thì phải.

    Tôi được đọc bài trình bày về nguồn gốc của Aikido do các anh chi Mod viết thì bắt nguồn từ Daito - ryu Aikijujutsu, trên mạng thì Aikijujutsu có rất nhiều hệ phái và chi phái. Không biết các anh chi mod có thể làm một forum để giới thiệu về Aikijujutsu và một số các hệ/ chi phái luôn được không?
    Aiki JJ thì chỉ có 1 nhưng khi con ruột của thầy Takeda qua đời vào thập niên 199x, vì quyển lợi và chanh dành địa vị nên nhóm võ sinh chính gốc đã tách ra và mỗi người mở hội riêng. Mở 4rum thì dễ nhưng khg có người viết bài thôi anh HCMUMP! Bài phải có chất lượng chứ nếu khg cũng thành vô dụng.

    Tôi khg biết có ai có nhiều kiến thức để phụ trách việc đó khg? Nếu có, xin PM cho tui

    Thân
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  4. #4
    thr33
    Guest
    Chào các anh,
    Sao thr33 thấy Aikijujutsu giống như "ma thuật" hay "tà thuật" quá! Phần khiến cho đối thủ bị tê liệt sau khi bị trúng đòn do Koppojutsu (thuật khóa khớp) và ... giống như "mát xa điểm huyệt', nhưng tại sao lại bị như vậy thì thr33 không thể giải thích được! :blink:

    Sau đây là phần hướng dẫn của Đại sư Masatake Okamoto tại Mỹ về các bí thuật của Aikijutsu (có rất nhiều phần trên Youtube), các anh em coi thử xem sao. Thuật này từng được Đại sư Kondo cũng của Aikijujutsu biểu diễn tại Trung Quốc năm 1985.

    Không biết tại sao Tổ sư Aikido lại hoàn toàn không đưa các thuật này vào Aikido ngay cả trong giai đoạn đầu tiên. Đặc biệt là các hệ phái tự cho là thuộc Aikijujutsu cũng không có những màn biểu diễn này? Nếu dùng Koppojutsu như các môn khác thì cũng ko được như trong trường hợp của Đại sư Masatake biểu diễn!!!!! Các anh chỉ giáo dùm cái này với!


    Các link của Đại sư Masatake Okamoto:
    [youtube]http://www.youtube.com/watch?v=ewtzT6Dt4ZM[/youtube]
    [youtube]http://www.youtube.com/watch?v=MLf5oSaFGWU[/youtube]
    [youtube]http://www.youtube.com/watch?v=udiAaRDGAws[/youtube]
    [youtube]http://www.youtube.com/watch?v=hvPEU9mAX5Y[/youtube]

    Thân.:biggrin:

  5. #5
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Giống giả bộ quá (fake)
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  6. #6
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    349
    Thanks
    1
    Thanked 4 Times in 3 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi thr33
    Chào các anh,
    Sao thr33 thấy Aikijujutsu giống như "ma thuật" hay "tà thuật" quá! Phần khiến cho đối thủ bị tê liệt sau khi bị trúng đòn do Koppojutsu (thuật khóa khớp) và ... giống như "mát xa điểm huyệt', nhưng tại sao lại bị như vậy thì thr33 không thể giải thích được! :blink:

    Sau đây là phần hướng dẫn của Đại sư Masatake Okamoto tại Mỹ về các bí thuật của Aikijutsu (có rất nhiều phần trên Youtube), các anh em coi thử xem sao. Thuật này từng được Đại sư Kondo cũng của Aikijujutsu biểu diễn tại Trung Quốc năm 1985.

    Không biết tại sao Tổ sư Aikido lại hoàn toàn không đưa các thuật này vào Aikido ngay cả trong giai đoạn đầu tiên. Đặc biệt là các hệ phái tự cho là thuộc Aikijujutsu cũng không có những màn biểu diễn này? Nếu dùng Koppojutsu như các môn khác thì cũng ko được như trong trường hợp của Đại sư Masatake biểu diễn!!!!! Các anh chỉ giáo dùm cái này với!


    Các link của Đại sư Masatake Okamoto:
    http://www.youtube.com/watch?v=ewtzT6Dt4ZM
    http://www.youtube.com/watch?v=MLf5oSaFGWU
    http://www.youtube.com/watch?v=udiAaRDGAws
    http://www.youtube.com/watch?v=hvPEU9mAX5Y

    Thân.:biggrin:
    Các hình ảnh đưa ra ở trên gọi là "đóng kịch" (reenactment). Các kỹ thuật "bí truyền" của Aiki không thể đưa ra ống kính, nên các trò trên được diển tại Trung Quốc của Sensei Kondo (Aiki-Jujutsu) trong năm 1985, đảm bảo ngườì khác không học được nghề. Thí dụ các loại khóa nhiều người với nhau rất dể tập, nhưng trong các phim trên thì đóng giả đò để mọi người không thể nhìn ra. Các trường hợp Uke la to lên để diển tả trong chiêu thế đó, Uke bị khóa đau nên phải di chuyển theo chiều dẩn.
    Trên nguyên tác, tất cả các chiêu thế của Aiki đều giử bí mật ngay cả khóa Nikkyo, nên trong dân gian tại Nhật ngay trong đầu thế kỷ 20 cũng không được biết. Đây là một trong các nguyên nhân, khi tổ sư Judo (sensei Kano) đưa ra chương trình học của Judo từ Jujutsu (vài chục năm trước Aikido), nó không có các đòn khóa tương tự như trong Aikido. Sensei Ueshiba phá vở quy luật budo của Takeda Ryu, bằng cách đưa các căn bản của Aiki-Jujutsu vào Aikido. Nhưng các đòn bí truyền vẩn không truyền bá phổ thông và cũng chỉ truyền bá rất hạn chế.
    Tôi đã có dịp chứng kiến các đòn khóa trên (không được thâu phim, và rất giới hạn người được xem) hơn 20 năm trước. Từ cách khóa, có thể thấy rõ, Ukes không cá khả năng để vùng ra được.

  7. #7
    thr33
    Guest
    Heh heh cảm ơn các ông anh đã chỉ điểm! :biggrin:
    Nhân dịp bác 4rever nói về "reenactment"
    Sau đây cũng là một vụ khá tai tiếng anh em coi thử hen trận đấu giữa một "cao nhân" về kịch nghệ (Kiai Master giả danh về khả năng sử dụng 'chi') với một võ sư MMA (Võ tổng hợp)! )
    link:
    [youtube]http://www.youtube.com/watch?v=tib2Urowsdc[/youtube]
    [youtube]http://www.youtube.com/watch?v=gEDaCIDvj6I[/youtube]

    Thân .

  8. #8
    Steven
    Guest
    Chả biết là võ học nỗi jì nưã trời. Ngay cả clip cuả tổ sư, em thấy tổ sư đâu có đánh "nhẹ" lại "hiệu quả cao" như mấy "đại sư" này đâu.

  9. #9
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Cái này phải làm uke mới biết được. Như trong bài thả lỏng vói thầy Endo, thấy thầy đánh uke như con lật đật, tui làm uke cũng bị vậy, nhưng phải tấn công theo kiểu thầy muốn thì thầy mới làm được vậy.\:d/ \:d/
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  10. #10
    Totoro_san
    Guest
    Góp ý chơi một chút thui!
    Có bác nào xem thử cuốn "Hidden roots of Aikido" [1] chưa? T thấy trong đó có minh họa và ghi chú khá rõ các yêu cầu kỹ thuật khi triển khai đòn của bộ môn Aikijujutsu được trích ra từ mấy cuộn "bí kiếp" được Thầy Katsuyaki Kondo lưu giữ, thấy được chia làm 04 phần (tương tự với nhóm của Thầy Tokimune Takeda), với khoảng 118 kỹ thuật (Được xem là khá chính tông??? Cái này phải nhờ các bác trưởng lão kiểm chứng dùm, chắc phải nhờ bác 4ever).
    Các kỹ thuật của Thầy Seigo Okamoto biểu diễn(sáng lập Roppokai Aikijujutsu và là học trò của Thầy Horikawa Kodo), dù Thầy Seigo Okamoto đã giải thích đó là các "chisai movement" hoàn toàn khác với các nguyên tắc "aiki" của các Thầy K. Kondo (trinh bày trong [1]), hay của Takumakai (của thầy Takuma Hisa - duy nhất có phần "bí kiếp" về Soden), hay của học trò thầy Tokimune Takeda (ở Osaka),v.v ...
    Theo các băng hình về giáo khoa và giảng dạy thì T thấy phần giáo trình của Takumakai (phần ghi hình tại tòa soạn Asahi) là tương đối rõ nhất và ít "diễn kịch" nhất, đặc biệt vai trò của cướp pháp trong đòn được thể hiện rất rõ! Đặc biệt là các đòn khóa nhiều người, thấy rất rõ phần lợi dụng tay chân của các Uke để khóa lẫn nhau! Hoàn toàn khác xa cái vụ biểu diễn của Thầy Seigo, ngay cả Thầy Horikawa cũng biểu diễn khác với Thầu Seigo.
    Tuy nhiên, sự thật là các kỹ thuật này chỉ thành công khi Uke tấn công theo đúng theo yêu cầu chủ quan của các Thầy mà thôi, kể cả trường hợp của Thầy Seigo Okamoto, nếu nghe giải thích về v? "chisai" của Thầy thì cũng thấy rất ư là có lý nhưng phải thực hiện nhanh và trước khi uke chưa kịp hay chỉ dồn được một phần lực vào tay mà thôi. Trừ mấy vụ dây chuyền người bị té thì T hoàn toàn không tin.
    Thân.


Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •