Cuối tuần 11-13 tháng 4 2008, 8 người từ võ đường tui đã xuống Toronto tham dự seminar của thầy Endo. Trong số 8 người đi, đã có 3 người đã đi seminar với thầy vào tháng 10 năm ngoái ở Washington DC Hoa kỳ. Thầy Saad, 1 trong 4 HLV cột trụ của võ đường tui đã tham dự seminar kỳ trước và khuyên tui nên đi.


Sáng thứ 6, đoàn xe 2 chiếc bắt đầu rời Montreal khoảng 11 :30 sáng và 6g sau tới Toronto. Hành trình 600km hơi mệt vì trời mưa như thác đổ nên khg dám lái nhanh.


Lớp tối thứ 6 với thầy Endo được tổ chức tại võ đường chủ, Naka Ima Aikikai. Vì có ghé nhà 1 người bạn và vì là lần đầu tiên tới võ đường này nên hơi lạc đường chút xíu nhưng vẫn tới kịp lớp 19g.


Tuy tới vào lúc 18g45 nhưng lớp đã bắt đầu sớm hơn giờ thông báo. Số võ sinh khoảng 50 người nhưng vì phòng tập nhỏ nên như cá mòi trong hộp.

Thầy Endo vui vẻ nhưng rất nghiêm. Tới trễ là thầy ngừng nguyên lớp tập và yêu cầu người tới trễ nói tại sao tới trễ, khi thầy giảng, phải ngồi seiza hay kiểu Phật, nếu ngồi kiểu khác sẽ bị " chỉnh " liền.


Kỳ này thầy bập bẹ được 1 tý tiếng anh nên khi thầy giải nghĩa cũng dễ hiểu. Khi phải nói nhiều thì có 1 số học trò thầy, người Mỹ đã sang Nhật và nói rất thành thạo Nhật ngữ làm thông dịch viên.


Seminar khg đông lắm, khoảng 80-100 là cùng, từ Mỹ và Canada tham dự. Thầy khg cho chụp hình hay quay phim gì hết. Hình chụp chỉ có 1 người chụp chính thức được phép thôi, ngoài ra khg ai khác chụp được hết.


Seminar rất khác các seminar tui đã tham dư và sau hôm chót, đã làm tui suy nghĩ rất nhiều về HKD và cách tập.


Bài này chỉ là tường thuật của seminar với thầy Endo, nhưng cách tập đã làm tui thắc mắc và có nhiều điều làm tui suy nghĩ vể HKD. Tui sẽ khg nói ra vì ngay cá nhận tui tới giờ vẫn còn " thắc mắc " vì chưa có câu giải đáp.




Tối thứ 6

Trở lại buổi tập tối thứ 6, vì chỗ tập eo hẹp nên cách tập cũng rất " eo hẹp " luôn. Thầy chỉ Katate dori Shihonage nhưng cách di chuyển và cách để 2 tay rất khác những gì tui đã biết. Thấy rất rõ từ thế kiếm ra. Tuy tui đã biết và tập Shihonage theo kiểu kiếm nhưng dây là lần đầu tiên thấy cách này. (khg có hình rất khó minh hoạ)

Thầy sau khi chỉ cách tập, đi vòng vòng 4 góc, mỗi nơi đều ngừng và làm nage cho số võ sinh ở góc đó. Nhờ vậy mọi người cảm nhận được cách đánh của thầy và cũng nhờ vậy tui hiểu được rất nhiều.

Bữa đó tập rất căn bản, toàn katate dori ai-hamni và Gyaku hamni thôi. Tối đó tui hơi " hoài nghi " thầy 1 chút. Khi được thầy gọi lên làm uke để nắm tay, tui nắm chặt (nhưng khg gồng) và đẩy lực tới thầy. Thầy phải lùi 1 bước và khg ra đòn như ý muốn được.

Xin nói rõ là tui khg có ý thử thách gì hết, cách ra đòn này là lúc nào tui cũng áp dụng đối với bất cứ uke nào, từ Shihan cho tới lính mới. Thầy nói tui " too stiff ", mình biết lỗi và xin lỗi thầy và nắm lại nhưng khg đẩy, chỉ nắm chặt thôi.


Tóm tắt lại, bữa đầu học được những điều sau :


1. Không gò bó trong 1 thế/đòn. Ví dụ khi di chuyển taisabaki, như Tenkan chẳng hạn, khg bắt buộc phải 90 hay 180 độ như đã học. Miễn là sao ra khỏi trục công, người hoàn toàn thả lỏng nhưng lúc nào cũng giữ trục mình hết.

2. Thầy dùng rất nhiều Ura Sankaku với Shihonage

3. lúc nào cũng từ đan điền ra. (đã nói rất nhiều trong 4rum này). Thầy có nói tới cái " confort zone " như tui đã nêu trong bài MTB. Tay quá xa TCT thì dễ MTB, quá gần thì bị gò bó, nhưng thi thả lỏng và đem về đan điền để ra đòn thì rất mạnh

4. 1 kiểu vô đòn Shihonage như cách cầm kiếm mới


Thầy cũng nói đan điền cũng như là " vựa khí ", tất cả sức sống của còn người là ở đó. Chính vì vậy khi samourai làm harakiri, họ mổ bụng từ đan điền để vứt bỏ sức sống của mình.




Còn tiếp ...