Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 11

Chủ đề: Seminar với thầy Endo tháng 4 2008

  1. #1
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Cuối tuần 11-13 tháng 4 2008, 8 người từ võ đường tui đã xuống Toronto tham dự seminar của thầy Endo. Trong số 8 người đi, đã có 3 người đã đi seminar với thầy vào tháng 10 năm ngoái ở Washington DC Hoa kỳ. Thầy Saad, 1 trong 4 HLV cột trụ của võ đường tui đã tham dự seminar kỳ trước và khuyên tui nên đi.


    Sáng thứ 6, đoàn xe 2 chiếc bắt đầu rời Montreal khoảng 11 :30 sáng và 6g sau tới Toronto. Hành trình 600km hơi mệt vì trời mưa như thác đổ nên khg dám lái nhanh.


    Lớp tối thứ 6 với thầy Endo được tổ chức tại võ đường chủ, Naka Ima Aikikai. Vì có ghé nhà 1 người bạn và vì là lần đầu tiên tới võ đường này nên hơi lạc đường chút xíu nhưng vẫn tới kịp lớp 19g.


    Tuy tới vào lúc 18g45 nhưng lớp đã bắt đầu sớm hơn giờ thông báo. Số võ sinh khoảng 50 người nhưng vì phòng tập nhỏ nên như cá mòi trong hộp.

    Thầy Endo vui vẻ nhưng rất nghiêm. Tới trễ là thầy ngừng nguyên lớp tập và yêu cầu người tới trễ nói tại sao tới trễ, khi thầy giảng, phải ngồi seiza hay kiểu Phật, nếu ngồi kiểu khác sẽ bị " chỉnh " liền.


    Kỳ này thầy bập bẹ được 1 tý tiếng anh nên khi thầy giải nghĩa cũng dễ hiểu. Khi phải nói nhiều thì có 1 số học trò thầy, người Mỹ đã sang Nhật và nói rất thành thạo Nhật ngữ làm thông dịch viên.


    Seminar khg đông lắm, khoảng 80-100 là cùng, từ Mỹ và Canada tham dự. Thầy khg cho chụp hình hay quay phim gì hết. Hình chụp chỉ có 1 người chụp chính thức được phép thôi, ngoài ra khg ai khác chụp được hết.


    Seminar rất khác các seminar tui đã tham dư và sau hôm chót, đã làm tui suy nghĩ rất nhiều về HKD và cách tập.


    Bài này chỉ là tường thuật của seminar với thầy Endo, nhưng cách tập đã làm tui thắc mắc và có nhiều điều làm tui suy nghĩ vể HKD. Tui sẽ khg nói ra vì ngay cá nhận tui tới giờ vẫn còn " thắc mắc " vì chưa có câu giải đáp.




    Tối thứ 6

    Trở lại buổi tập tối thứ 6, vì chỗ tập eo hẹp nên cách tập cũng rất " eo hẹp " luôn. Thầy chỉ Katate dori Shihonage nhưng cách di chuyển và cách để 2 tay rất khác những gì tui đã biết. Thấy rất rõ từ thế kiếm ra. Tuy tui đã biết và tập Shihonage theo kiểu kiếm nhưng dây là lần đầu tiên thấy cách này. (khg có hình rất khó minh hoạ)

    Thầy sau khi chỉ cách tập, đi vòng vòng 4 góc, mỗi nơi đều ngừng và làm nage cho số võ sinh ở góc đó. Nhờ vậy mọi người cảm nhận được cách đánh của thầy và cũng nhờ vậy tui hiểu được rất nhiều.

    Bữa đó tập rất căn bản, toàn katate dori ai-hamni và Gyaku hamni thôi. Tối đó tui hơi " hoài nghi " thầy 1 chút. Khi được thầy gọi lên làm uke để nắm tay, tui nắm chặt (nhưng khg gồng) và đẩy lực tới thầy. Thầy phải lùi 1 bước và khg ra đòn như ý muốn được.

    Xin nói rõ là tui khg có ý thử thách gì hết, cách ra đòn này là lúc nào tui cũng áp dụng đối với bất cứ uke nào, từ Shihan cho tới lính mới. Thầy nói tui " too stiff ", mình biết lỗi và xin lỗi thầy và nắm lại nhưng khg đẩy, chỉ nắm chặt thôi.


    Tóm tắt lại, bữa đầu học được những điều sau :


    1. Không gò bó trong 1 thế/đòn. Ví dụ khi di chuyển taisabaki, như Tenkan chẳng hạn, khg bắt buộc phải 90 hay 180 độ như đã học. Miễn là sao ra khỏi trục công, người hoàn toàn thả lỏng nhưng lúc nào cũng giữ trục mình hết.

    2. Thầy dùng rất nhiều Ura Sankaku với Shihonage

    3. lúc nào cũng từ đan điền ra. (đã nói rất nhiều trong 4rum này). Thầy có nói tới cái " confort zone " như tui đã nêu trong bài MTB. Tay quá xa TCT thì dễ MTB, quá gần thì bị gò bó, nhưng thi thả lỏng và đem về đan điền để ra đòn thì rất mạnh

    4. 1 kiểu vô đòn Shihonage như cách cầm kiếm mới


    Thầy cũng nói đan điền cũng như là " vựa khí ", tất cả sức sống của còn người là ở đó. Chính vì vậy khi samourai làm harakiri, họ mổ bụng từ đan điền để vứt bỏ sức sống của mình.




    Còn tiếp ...
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  2. #2
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Thứ 7 và CN : Hai ngày này là ngày seminar chính nên BTC đã mướn 1 Gymnasium của YMCA nên sàn tập cũng khá rộng hơn chút xiú.


    2 hôm đó tập căn bản để thả lỏng cơ thể. Khi nhìn thì khg còn là HKD nữa mà chỉ như người lên đồng. Có thể vì vậy nên thầy Endo khg muốn bị quay phim hay chụp hình chăng?


    Trên Youtube có mấy đoạn phim thầy biểu diễn, tui nhận ra 1 số những gì thầy chỉ nhưng nếu ai khg đi seminar thì sẽ khg thấy khác biệt với cách đánh thường đâu. Họ sẽ chỉ thấy là thầy đánh rất nhẹ nhàng và nhiêù khi uke té rất mạnh.

    Cách tập cuả thầy Endo dạy, cá nhân tui đã tập với thầy Frank Doran và 1 học trò cũa thầy Saotome năm ngoái (trong bài nhật ký của tui) nhưng họ khg chỉ rõ và làm nhiều như seminar này.







    Seminar với thầy Endo khác những seminar kia ở những khía cạnh sau :


    1. Khg tập đòn gì hết, hay nói đúng hơn là áp dụng đòn, mà toàn đòn căn bản như Ikkyo, Nikkyo
    2. Tập rất căn bản, nhưng phải nói là căn bản cho cấp Dan trở lên
    3. Tập hoàn toàn thả lỏng và cảm nhận. Cảm nhận lực của uke, cảm nhận cơ thể mình và di chuyển cơ thể theo sự cảm nhận ấy mà vẫn phải giữ khoảng cách maai
    4. Lúc nào cũng phải có cái niêm với Uke. Tập giữ cái niêm đó với Uke. HKD mà mất cái niêm đó sẽ khg còn là HKD nữa.
    5. HKD của thầy Endo là vô hình thể và biến đổi khg lường tùy theo lực/hướng đẩy và phản ứng của uke
    6. Đối với thầy HKD phải là " sáng tạo " khg gò bó, như vậy võ sinh mới thấy " vui " (enjoy)
    7. Ai cũng làm uke cho thầy hết và nhờ vậy hiểu rõ thầy nói gì




    Khác biệt giữ cách tập của thầy Endo và các Shihan khác :


    Seminar khác là tập đòn. Đòn nào ra rõ đòn đó, võ sinh chỉ thay đổi cách ra đòn tùy theo uke. Shihan cho seminar rất ít khi làm nage cho TẤT CẢ võ sinh. Trong seminar, thầy Endo là người tập nhiều nhất vì khi thầy chỉ cái gì mới, thầy đi vòng vòng và làm Nage cho hầu hết các võ sinh. (chắc thầy sẽ khg làm như vậy khi có 200-300 ng tham dự. 1 số đòn thầy chỉ chọn Dan làm uke thôi)



    Đối với mấy Shihan khác:

    1. Đòn tập là đòn tập. Đâu phải ra đó, ví dụ tenkan 180 phải là tenkan 180.
    2. Uke tấn công, ra khỏi trục, hấp thụ làm MTB và quăng
    3. Cách tập này máy móc hơn cho tân môn sinh và khi đai cao thì cảm nhận sẽ tự nhiên tới với kinh nghiệm
    4. Cách tập này có vẻ thực tế và ít cần kiên nhẫn hơn vì võ sinh sẽ thấy sự tiến bộ của mình







    Đối với thầy Endo,

    1. đòn tập là bài quyền và cần sự cộng tác của Uke
    2. Uke lúc nào cũng phải có lực.
    3. Cái lực của uke là cái niêm giữa Nage và uke.
    4. Nếu khg có lực thì mình phải ra lực khi 2 bộ phận đụng nhau để uke phản ứng vì khi phản ứng lực uke sẽ ra và như vậy nối kết cái niêm
    5. Nếu khg có cái niêm đó thì khg cần HKD nữa.
    6. Khg có nắm tay (Cơ bản thì khg nắm tay uke, vì khi nắm tay hay dùng sức cơ bắt). 2 tay chỉ đụng nhau thôi và dùng cảm nhận để di chuyển, đẩy lực và làm MTB uke.








    Bây giờ tui mới hiểu tại sao thầy Chiba hay tát hay atemi uke. Khi mất cái niêm giữa 2 người thì nage chỉ cần ra tay liền, atemi vô địch thủ. Cái niêm khg phải ở tay và có thể áp dụng với tất cả bộ phận của cơ thể. Để tránh bị atemi nên Uke lúc nào cũng phải đè ép/ pressure/ khí lên Nage khi 1 bộ phận của 2 người đụng nhau (tay chẳng hạn).


    1 vài clip về thầy Endo










    Còn tiếp ...
    Last edited by aiki; 03-30-2013 at 09:28 AM.
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  3. #3
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Lên mang mới tìm ra được 1 số hình cua thầy Endo khi cho seminar bên Âu châu và 1 số người chụp lén, nên chôm và gắn vô luôn.

    Hôm đi seminar thầy Endo, sau 4g tập, người tui rêm hết tuy khg phải té nổ tới 1 lần. Cách tập của thầy là lúc nào Uke cũng phải giữ pressure trên nage, ngay cả khi đã xuống đất. Bây giờ tui mới hiểu tại sao mấy uke của sư tổ hay mấy cao thủ khác bị đè ép khg thể đứng dậy được và cứ như con lật đật. Chính cá nhân tui bị té lên té xuống như con lật đật và khi nằm dứới đất thì khi muốn đứng dậy, bị thầy đè dẹp xuống với cái lưng bàn tay.

    Bây giờ biết cách tập rùi, vài chục năm nữa, nếu còn sống may ra tui sẽ làm được như thầy Shioda hay sư tổ





    Cũng nhờ đi seminar này mà tui hiểu được 1 phần kỹ thuật của thầy Tamura. Nhìn thầy thả lỏng nhưng khg thể nào vô đòn thầy được hết.

    Trở lại cách tập thả lỏng, từ trước tới giờ tui vẫn hoài nghi là Uke làm bộ để lấy lòng thầy. Ngay cả khi tui làm Nage, thấy uke như con lật đật tui vẫn hoài nghi. Tới lúc tui làm Uke thì tui hiểu hơn. Uke sẽ như con lật đật nếu lúc nào cũng giữ cái niêm với Nage và người cũng thả lỏng.

    Thầy hầu như lúc nào cũng dùng đan điền hết: từ di chuyển tới lúc đẩy lực ...




    Thả lỏng đây khg có nghĩa là mềm như sợi bún, nhưng có nghĩa như là thầy Tamura đã nói : " trong cái cứng có cái mềm và trong cái mềm có cái cứng ". Thầy Endo có nói mềm quá cũng thua và cứng quá cũng chết.





    2 ngày seminar này thì chỉ tập những gì tui mới nói và áp dụng vô với thế chém yokomen hay nắm tay kiểu katate dori thôi. Đòn thì toàn đòn căn bản nhưng áp dụng cách thả lòng, cái niêm, cách làm uke MTB mà khg nắm uke, cái khó là ở chỗ đó.

    Cách tập thả lỏng của thầy Endo cùng nguyên lý với cái " đẩy tay " (push hands) của TCQ. Cái khác là trong TCQ 2 người thay phien nhau làm uke Nage, trong khi đó với cách thầy Endo thì 1 người là Nage và 1 là uke cho tới khi đổi.





    Ví dụ như 2 tay 2 người đụng nhau, Uke giữ sức ép vô tay của Nage. Nage cảm nhận và đánh lạc hướng lực đẩy của uke nhưng khg dùng sức cơ bắp. Nage chỉ đẩy tứ phía, nhưng di chuyển cơ thể mình theo hướng đẩy, có thể dùng trọng lượng mình đè lên lực của uke sau khi chuyển hướng.

    Nage khg nắm tay uke mà chỉ đè lên thôi, chừ khi ra dòn đàng hoàng




    Hôm chủ nhật, lúc giờ chót thầy đi 1 vòng làm Nage cho võ sinh để họ cảm nhận, thầy đã hoàn toàn thuyết phục tui, tui bị quăng và té dập khi thầy khg dùng tới 1 tý sức nào hết và chỉ áp dụng những gì thầy đã chỉ.


    Nhìn cổ tay thầy Endo đi. Thầy hay dùng cổ tay để làm mất cái nắm của uke lắm




    Cũng nhờ thầy Endo đi làm Nage vòng vòng nhu vậy mà tui học được thêm nhiều cái khác. Ví dụ khi ông thầy 6 dan của võ đường tui làm uke cho thấy Endo, cách ông nắm khi nhìn phía ngoài thì tương tự như người khác nhân thật ra ông ấy nhấn vô đan điền thầy chút xiú nên thầy phải đổi cách đánh, tuy cùng đòn nikkyo. Nhờ vậy và sau khi nói chuyễn lại với HLV tui, tui cũng học được luôn 1 cách khác rất giản dị (đã biết trước nhưng có nhiều chi tiết khg để ý )

    Trong Seminar tui tập với rất nhiều người khác nhau nhưng thật tình mà nói là hơn 70% khg làm được những gì thầy chỉ vì quá cứng. Ai cũng quen lối đánh mạnh bạo và cũng khg quen cách giữ pressure/niêm trên uke.

    Khi tập với học trò theo thầy, tập những căn bản thì họ khá lắm, nhưng khi tấn công ngoài cách họ quen thì họ luống cuống tuy họ ở cấp Dan.

    2 ngày trôi qua thật nhanh, cái khái niệm về cách tập HKD của tui cũng thay đổi. Làm sao áp dụng những gì tui vừa thấy trong seminar này vô những gì tui đã biết, áp dụng làm sao, có nên đổi cách tập hay khg? Đó là những thắc mắc và băng khoăng đang nẩy nở trong đầu tui.

    Cái tui chắc chắn là nếu muốn tập HKD tới gìa thì tui phải tập và đánh như thầy Endo. Cái khó là làm sao để tới đó! Hên cho tui là chỗ tui tập HLV chính cũng khá cởi mở và cho phép dân Dan có thế đánh riêng theo ý của họ. May ra với số huynh đệ đã tham dự seminar này, chúng tui sẽ là 1 nhóm nồng cốt để thay đổi 1 ít chăng?

    Nếu áp dụng vô những lời khuyên của thầy Tamura cho aikidoka trong bài này
    http://www.hiepkhidao.com/Default.aspx?g=posts&t=213

    thì tui nghĩ cá nhân tui đang ở giai đoạn Ha và đang qua giai đoạn Ri sau cái seminar này.


    Thầy Endo đã sang Seattle trước đây vài tuần, và sẽ sang Âu châu cho seminar năm nay. Ai có dịp nên tham dự đi, bõ đồng tiền bát gạo lắm. Khg cần đai cao, đai thấp cũng nên đi luôn.



    Hình kỷ niệm bữa seminar. Tấm hình duy nhất có được vì nhờ BTC chụp!

    Trước khi kết thục, thầy có nhắn vài câu làm 1 số Dan khg yên kiểu như

    - thiếu căn bản, ukemi khg tốt hay kém
    - Như vậy thì sao mà chỉ học trò
    - HKD khg phải là máy móc (mechanical)
    - Phải biết điều hoà hơi thở (vì nhiều người dùng sức và thở hồng hộc sau 1 vài phút với cường độ tập cao)

    Thầy nói vậy vì nhiều người quá cứng trong lúc làm Uke lẫn Nage. Mà trong seminar này cũng có nhiều người học aikidubo hay Yoshinkan tới tham dự. Có thể thầy ám chỉ mấy người đó chăng?

    Cũng trong ngày thứ 7, tình cờ tui được HLV giới thiệu với thầy Henry Kono, 1 trong những đệ tử của ST, tuy khg phải là Ushideshi. Tui cũng khg ngờ là HLV tui quen ống ấy nữa vì 2 người đã mất liên lạc khá lâu.

    Chuyện ở link sau
    http://www.hiepkhidao.com/Default.aspx?g=posts&t=1601


    Mấy hôm nay có nói chuyện với 1 số dân tập aikido khá lâu năm và hay rằng khá nhiều người khg có thiện cảm với thầy. Khg ai chê cách đánh cuả thầy, nhưng cái họ khg thích là "nhân phẩm" thầy.

    Tui phải công nhận là họ nói cũng đúng. Thầy Endo hơi thiếu tế nhị chút xíu khi ám chỉ cách đánh của những ai khg đánh nhẹ như thầy. Chính vì vậy mà nhiều người bị chạm tự ái. Cá nhân tu ithì khg bị gì vì tu ilúc nào cũng coi mình như là beginner, cái gì cũng học và chỉ lựa và nhớ những gì mình thích thôi. Ai muốn chê thì chê, tui khg bị gì hết.

    Ngược lại, những người có võ đường riêng, những người theo mấy thầy khác như Yamada, Chiba, Kanai hay Saotome, khi nghe cách thầy Endo nói, họ thấy thầy thiếu khiêm nhường.

    Bài tới sẽ được post vô chủ đề thả lỏng ...

    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  4. #4
    Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    99
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi aiki
    ...lúc nào cũng coi mình như là beginner, cái gì cũng học và chỉ lựa và nhớ những gì mình thích thôi. ...
    Em tâm đắc nhất câu này của bác, đòn thế chỉ là cái hình, giống như kiểu mẫu thời trang vậy, người khác mặc đẹp nhưng mình mặc thì chưa chắc đã đẹp, kiểu gì cũng phải sửa đi chút xíu, tham khao người này người khác để tìm ra kiểu hợp với mình nhất. Em chờ bài thả lỏng của bác...:biggrin: :biggrin:
    Ngồi mãi mỏi lưng, ký mãi mỏi tay, tập võ thế này, là hết mệt mỏi

  5. #5
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Bài viết
    290
    Thanks
    0
    Thanked 5 Times in 5 Posts


    aikikai tìm thấy trên youtube 1 bài tập bổ trợ của thầy Endo khá hay. trong đó, uke sẽ tạo nắm đấm và đẩy hướng lên. Tay thầy đặt lên nắm đấm uke và lái lực làm uke luôn trong trạng thái mất thăng bằng. nage chỉ thực hiện được khi uke tạo ra áp lực liên tục lên nage (đẩy lên liên tục).
    Last edited by aiki; 03-30-2013 at 09:31 AM.
    Practice Make Perfect

  6. #6
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Hay lắm aikikai. Cái này là những gì tui đã post trong bài thả lỏng
    Last edited by aiki; 07-19-2011 at 02:57 AM.
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  7. #7
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Bài viết
    290
    Thanks
    0
    Thanked 5 Times in 5 Posts
    hihi, vì hkd.com dừng hoạt động lâu quá nên aikikai cũng không nhớ là chú aiki có post rồi.
    và sau đây là video clip áp dụng bài tập trên khi đánh kỹ thuật, cụ thể ở đây là ikkyo. uke bị khống chế rất nhẹ, và xuống tự nhiên..quả thật chỉ xem thôi thì cũng hơi khó tin thiệt.:-k
    Last edited by aiki; 03-30-2013 at 09:30 AM.
    Practice Make Perfect

  8. #8
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Muốn làm được như vậy thì phải có cái niêm và uke phải đẩy lực. Nhờ cái niêm và lực mà đẩy uke. Tui đã bị như vậy rồi khi làm uke cho thầy Endo hồi seminar tháng 4 với thầy. Chính vì cái cảm nhận đó mà tui tự thắc mắc vể aikido của tui đó. Nếu mất cái niêm và khg phát lực thì khg thể nào làm như thầy được.

    Chính vì vậy mà thầy Chiba hay tát/atemi uke khi mất cái niêm đi. Mãi sau tui mới hiểu chứ lúc đầu cứ tường thầy vũ phu 8-[ 8-[

    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  9. #9
    wago
    Guest
    Nhờ ai đó giỏi tiếng Anh dịch dùm cái!

    Atari and Ikkyo 07 (Helsinki, Finland/ February 2009)
    "Kan sight, calm, concentration"


    Atari and Ikkyo 06 (Granada, Spain/ December 2008)
    "One needs only to lower what was raised. There's no need to push on the partner's elbow, nor to press down on the partner's arm."


    Atari and Ikkyo 05 (Koln, Germany/ June 2008)
    "To try to hold down, or pin, the opponent is a mistake to begin with. The feeling with which one should do the final pin should also be one of, "It's okay for the opponent to get up if he/she wants to". "


    Atari and Ikkyo 04 (Paris, France/ September 2008)
    "If the attacker doesn't presume to take ukemi and fall down, instead presuming only to attack, then the attacking arm must be virtually straight upon reaching the tori's head. Consequently, it is difficult for tori bend the opponent's arm to do ikkyo. It is sufficient to simply change the atari. "


    Atari and Ikkyo 03 (Toulouse, France/ September 2008)
    "Maybe this method is hard to understand. Sometimes it's also hard to do. But, that's just the way it is. You have to understand when you can use it and when you can't. In my case, I really pay attention to "Deai", "Atari" and "Kuzushi". First, forget about trying to "beat" your partner. For Ikkyo, a bad example would be trying to hold the elbow or to push it down. If you do it like this, uke will follow tori, regardless of whether the relation with the partner is good or bad, when tori is a beginner."


    Atari and Ikkyo 02 (Saku, Japan/ August 2008)
    "Your arm should feel as if you are stretching it out. Remember ""Atari for confirming a natural stance."" It is same for Kotegaeshi as well."


    Atari and Ikkyo 01 (Saku, Japan/ May 2008)
    "From Atari, Kuzushi, Musubi to Ikkyo. Kuzushi and Musubi are presented together."


    Nguồn: way-mastery.com
    Last edited by aiki; 03-30-2013 at 09:30 AM.

  10. #10
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    435
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Một trong những điều CC quan sát từ clip của Endo sensei là :

    - Khi bị nắm tay, phải đảm bảo mình không bị khoá ngay cùi chỏ và vai nữa thì mới thực hiện tiếp tục được đòn thế

    - Sử dụng sức mạnh của đôi chân thay vì của đôi tay, đôi chân di chuyển khéo léo để tạo khoảng cách thích hợp đủ để cho Uke mất thăng bằng

    Thầy Endo đánh nhẹ nhàng, nhưng CC vẫn hem thích cách của ổng lắm :-({|=
    KCT không phải là ngón tay, cũng không phải là mặt trăng, KCT là con đường nằm giữa hai thứ đó

    http://www.khongchieuthuc.net

Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •