Trang 2 của 10 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... CuốiCuối
Kết quả 11 đến 20 của 92

Chủ đề: Taino HenKo và những điều bí mật

  1. #11
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Chỗ aiki tập cũng kh6ng tập thế này nhiều nên aiki làm nhưng không biết đúng hay không. Bây giờ nghe anh Fourever nói thì mới thấy là mình làm như vậy. Aiki hạ thấp đan điền chứ khg cử động chân.

    Có ai khác có ý kiến không?

    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  2. #12
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi fourever
    OK, đây là ý kiến của tôi trong 3 hình trên, khi Uke ở vị trí bị động như vậy, sức mạnh của Nage không cần thiết ở trạng thái tối ưu (ngang với đan điền). Cái quan trọng ở đây là giử Uke ở trạng thái bị động bằng cách di chuyển cánh tay lên hay xuống để tạo ra sự căng thẳng (extension) cho Uke. Do đó, tùy theo chiều dài cánh tay của Uke, Nage, chiều cao của Uke, Nage. Khi Uke đang ở vị trí bị động nầy, Nage phải tạo đủ extension bằng cách di chuyển cánh tay lên xuống chứ không có di chuyển chân. Do đó vị trí 2 cánh tay Nage cân bằng cho trục chính tâm là được.
    Hồi đó em cũng nghĩ như anh vây đó. Nhưng mà cái ông Saito nhất định không chịu. Ổng cứ đưa hình O-Sensei ra rồi nói:
    --O-Sensei chỉ sao tao chỉ lai y như vậy, bàn tay phải ngang đan điền
    Em cãi lai thì ổng nói: (xao thôi, lúc em biết mình là đồ túc của ổng thì ổng đã đi đoan tụ O-Sensei)
    --Ai cao thì bắt nó xuông thấp, ai thấp thì mình thấp xuống theo nó để làm sao hai bàn tay nhất đinh ngang với đan điền

    Em bực mình lắm. Cái ông già bảo thủ. Ổng cứ nói:

    --Vị trí cuối cùng mà ta có thể kiểm soát hoàn toàn Uke trước khi kết thúc đòn là hai bàn tay ngang đan điền theo dạng unbenchable arm. Hai bàn tay bằng ngang và chĩa ra vô cực (xạo nữa)

    Từ đó em mới thấy liên hệ của taino henko với rất nhiều đòn thế khác

    1/ Liên hệ của vị trí cánh tay và bàn tay với các đòn thế khác

    Hãy nhìn hình của O-Sensei với vị trí hai bàn tay như vậy. Nếu ngay vi trí đó mà cầm bokken thì đúng là vi trí của bokken khi chém xuống thâp nhất. Nhiều chỗ không chém xuống thấp như vậy nhưng Iwama là phải vậy. Lúc đó bokken ngang đan điền và song song với mặt đất. (Đang kiếm hình nhưng chưa ra). Cũng vị trí đó mà cầm Jo thì ....



    Cũng vị trí hai bàn tay như vậy, chỉ cần xoay hai bàn tay úp xuống là ta có vị trí của ikkyo, Nikkyo (omote), v.v... trước khi nhấn uke thêm một cái nữa xuống đất để kết thúc đòn.


    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  3. #13
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    hanoi
    Bài viết
    110
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Anh NGDALAT oi!
    Cái hình ông Namba và ông Sugawara hướng dẫn tại Hà nội là hình mà ông Sugawara đang hướng dẫn mọi người làm uke thế nào là đúng và hình này là hình ông nói người uke làm sai.Uke không được nhìn xuống đất như vậy mà phải nhìn vào tay út của Tori cơ.
    Tôi nghĩ rằng tay cao hay thấp cũng tùy thế đứng của từng người, như trong ảnh ông Namba đứng chân khá rộng trọng tâm thấp tay mà ngang đan điền thì uke cao to như ông Sugawara chỉ còn nước nằm bẹp.Theo tôi thấy ông Saito cao to nên khi xuay tenkan ông không hạ thấp trọng tâm nhiều do vậy tay ông ngang trọng tâm thì vững quá đi rồi, ông Koichitohei cũng xoay tenkan với cánh tay ngang trọng tâm vậy.
    Vài ý nhỏ.Thân

  4. #14
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi dude
    Namba Sensei thấp ngươi` nên lên tay cao. O-Sensei thi` cũng thấp ngươi`, nên uke vuột tay ra, chứ ma` nắm cứng ngắc thi` chắc uke bị cắm đâu` xuống đất luôn :-)
    Trích dẫn Gửi bởi beginer
    Tôi nghĩ rằng tay cao hay thấp cũng tùy thế đứng của từng người, như trong ảnh ông Namba đứng chân khá rộng trọng tâm thấp tay mà ngang đan điền thì uke cao to như ông Sugawara chỉ còn nước nằm bẹp.
    ! mấy người chưa hiểu ý thầy Saito à. Mục đich là làm cho Uke nằm bẹp và phải chống tay xuống đất đó. Nếu ăn gian như uke của O-Sensei trong thực chiến thì chăc chắc sẽ ăn chỏ hay đòn khác vì nage thấy lỏng lỏng mất contact thì tư đông theo liền. Vị trí tay như vậy trong Ikkyo, Nikyo v.v... cũng có mục đich cho Uke nằm bẹp chứ đánh tới đó mà uke không nằm bep chống tay xuống đất thì đi về nhà ngủ cho rồi

    Ý của thầy Saito đó là vị trí tiêu chuẩn là "guideline" vì vây nên mới nói taino henko là 1 căn bản cho các đòn thế khác chứ

    Trích dẫn Gửi bởi beginer
    Uke không được nhìn xuống đất như vậy mà phải nhìn vào tay út của Tori cơ.
    Đúng vậy! Uke phải quan sát và giữ contact với nage chớ. Nếu ăn gian, buông lỏng tay ra thì phải che cái mặt như trong hình


    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  5. #15
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Từ trước tới giờ, khi làm đòn này, tất cả HLV tui chỉ nhắc nắm như tay như hình mấy thầy chụp ở HN!

    Đây là lần đầu tiên nghe nói phải nhìn đâu đâu nữa! lạ wá!:ieek: :ieek:

    Mấy HLV tui cứ nhắc là nên nằm giống thầy gì trong hình HN, và thử đứng dậy hay đẩy tay Nage lên. Như vậy Nage phải hạ thất đan điền xuống để giữ uke ở dưới! Cái này là 1 cách tập tấn đó! không giống như mấy môn phái khác nhưng tui nghĩ là tấn!hmy: hmy:
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  6. #16
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    hanoi
    Bài viết
    110
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Đồng ý với anh NGDALAT là uke trong hình của O'sensei sẽ bị ăn một cái cùi trỏ, nhưng vẫn thắc mắc vấn đề làm uke phải "cắm mặt" hay "nằm bẹp" vì như vậy thì ý nghĩa hợp với uke ở đây sẽ bị xem nhẹ. Ông thầy tôi vẫn lấy ví dụ cánh tay uke và tay tori như hai dòng sông khi quay tenkan thì hai dòng sông đó nhập một và dẫn bạn tập đi.Tôi nghĩ nếu uke bị nằm bẹp xuống thì đứt mất "dòng sông" của uke rồi lúc này tori hoàn toàn áp đặt chứ ko hòa nhập vào uke nữa.
    Xin phát biểu một chút, xin ý kiến các anh.Thân
    to:Anh Aiki. cái việc uke nhìn về đâu thì tôi nói nguyên văn người phiên dịch trong buổi tập huấn của Sugawara shihan.Tất nhiên tôi hiểu là không phải nhìn chằm vằm vào ngón tay út của uke mà chủ yếu là quan sát động thái của tori tiếp tục là gì.Kính anh

  7. #17
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Chủ đề này hay ghê! Tui học được 1 ít cái mới, hôm nào đi tập áp dụng thử xem sao!

    @beginer: chính trao đổi ý kiến như vầy mới hay đó anh! Quen tập 1 kiểu hay 1 thầy không tốt! như vầy mới khá thêm được. cái nhìn tổng quát là đúng rồi! nhưng cái nhìn ngón tay hay bàn tay thì tui phải thử !:no1: :no1:
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  8. #18
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Ngày xưa các cụ có câu:

    Bỏ lời lấy Ý, Bỏ Ý lấy ...... (quên rùi, ai nhớ nhắc lại dùm)

    Lời nói, văn tự chỉ là hình bóng (snap shoot) cua tư tưởng. Dù lời nói hay (rõ ràng) đến đâu cũng không phải là tư tưởng. Cũng giống như hình chup của ta vậy. Cho dù hình chụp của ta là trắng đen, màu thì cái hình đó cũng không phải ta. Chúng ta thường bị môt tật bám vào các lời "khuôn vàng, thươc ngọc" của tổ sư, danh nhân mà không biết trich ra cái ý, cái tinh tuý của các lời nói đó. Trường hợp như vậy người ta gọi là mọt sách. Rõ ràng sách chứa đầy trong bung nhưng không làm được gì hết.

    Trở lai vấn đề hoà hợp với với uke. Theo quy luật âm dương vận hành của vũ trụ (hì hì đang dóc đó) thì bất cứ sư vật sư việc nào cùng có hai mặt. Có sống thì phải có chết, có trái thì có phải, có cao thì có thấp, ......... có hoà hơp thì phải có ly tán. Hai măt đối lập đó đều nằm trong một thể (theo triết học), còn gọi là lý bât nhị (không hai) của nhà Phật. Chúng ta thường bị rớt vào một vế của vấn đề (biên kiến) hay còn gọi là ..... (ôi chữ nghĩa sao bay mất tiêu).

    Khi ta hoà hơp với Uke thì cũng là lúc ta phải chuẩn bị tách ly Uke (Uke nằm đo đất, dập mặt) Có những cuộc ly dị suông sẽ yên thắm (đo đất rồi dứng dây bắt tay ra về) nhưng cũng có những chia ly đớn đau (gãy tay trật khớp phải vô binh viện) Tất cả là tuỳ ta và Uke !!!!!!!!
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  9. #19
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    11
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Dựa theo những tấm hình tôi thấy:
    Trong hình O-Sansei - Vị trí của O-Sansei ở trước Uke rất nhiều, vai của Uke tì vào cạnh lưng của Nage nên cánh tay bị cản không theo thể với theo để nắm tay Nage. So với các hình khác vai của Nage tì vào vai của Uke hoặc lui về phía sau nên Uke vẫn còn cơ hội nắm cổ tay Nage. Trong thế này, cổ tay của Nage tì trên hổ khẩu của Uke, tôi chưa thấy Uke nào có thể nắm giữ được. Lúc này cổ tay của Nage đã nằm ngoài sự cương tỏa của bàn tay Uke. Uke mất thăng bằng là vì sự níu kéo (cố nắm). Nếu Uke buông thả thì đòn thế sẽ không còn hiệu quả. Lý thuyết là thế, trong cơn mê mấy ai tỉnh!...

    Thân,

  10. #20
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    2/ Liên hệ của vị trí chân

    Hãy đễ ý kỹ chân của Nage trong taino henko. Đầu tiên chân của nage ngay sát chân trước của Uke (toe to toe). Sau khi tenkan thì chân trước của Nage cũng ngay bên cạnh chân trước của uke . Tức là gần như Uke lấy điểm đầu tiên của chân trước Nage để làm trục quay tenkan chung quanh

    Với các đòn Ikkyo, Nikyo, Sankyo .... (Ura) khi vào đòn các ban thử có bước chân giống hệt như bước chân của taino henko xem sao. Tui tin rằng lúc đó các ban sẽ thấy ngay là uke bị mất thăng bằng và nằm trong quỹ đạo của mình định đoạt. Lực đánh sẽ rất nhẹ nhưng uke sẽ cắm đầu xuống đất liền. Tui nhớ có bạn hỏi không hiểu tai sao đánh Ikkyo ura mà không làm sao cho Uke mất thăng bằng . Tui nhớ ngay những vài năm đầu tiên tui cũng bị tình trang tương tự. Đa số bước chân ra sau (quá sâu) sau uke nên khi tenkan vô tình đã trả lại thăng bằng cho Uke.

    Khi mới tập Iwama tui vẫn còn bị như vậy. Bộ pháp cứ rối tung cả lên. Mỗi lần đổi Uke lai phải lần mò xác định lại vị trí đặt chân khi quay tenkan. May thầy cứ tụng câu (toe to toe) mỗi ngày nên sau này không bị trường hợp đó nữa.

    Sau đây là vài hoạ đồ tui vẽ để phân tịch 3 trường hợp. Chấm màu đỏ là tâm quay tenkan, Chấm màu xanh là trọng tâm của Uke

    Trường hợp 1: Toe to Toe

    Ở trường hợp này chỉ cần đẩy nhẹ Uke. Uke có thể gần mất thăng bằng hay hơi mất thăng bằng thôi nhưng khi ta quay tenkan thì trọng tâm uke sẽ rớt ra ngoài chân đế cân bằng ngay


    Thường hơp 2: Trường hợp tân môn sinh.
    Bước vô quá sâu để đẩy uke mất thăng bằng. Nhưng khi quay tenkan lai trả cân bằng trở lai cho Uke

    Trường hợp 3: Đai Cao
    Trường hơp này là đai đã cao (có thể 3-4-5-6-7-8 đẳng) nhưng vẫn thiếu căn bản. Tuy đánh Uke ngã nhưng phải xài rất nhiều lực.

    Chính vì vây nên tui nghe thầy tui nói là:
    Saito Sensei có nói:
    --Bí mật của aikido là căn bản (basic)
    Cái căn bản về bước chân mà tui mới nói không phải tui chế ra. Cái căn bản đó do O-sensei và tui được học lại từ người thầy của tui


    Các ban thử xem các phim clip này xem và xin cho biết ý kiên về cách đánh của các vị đó:

    _shomen ikkyu ura -Yamada Shihan
    [youtube]http://www.youtube.com/watch?v=ATGp-_sfkPM[/youtube]

    _yokomen ikkyu ura- Doshu
    [youtube]http://www.youtube.com/watch?v=ThdPG1yCb6A[/youtube]

    _can canh yokomen ikkyu ura - Doshu
    [youtube]http://www.youtube.com/watch?v=ofupjrRToRE[/youtube]

    _can canh ikkyu ura- Doshu
    [youtube]http://www.youtube.com/watch?v=bws6tq4Wesw[/youtube]

    mune ikkyu ura- Doshu
    [youtube]http://www.youtube.com/watch?v=ywQ8FPuIUpA[/youtube]


    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

Trang 2 của 10 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •