Trang 1 của 3 123 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 23

Chủ đề: Morihei Usehiba qua hình ảnh

  1. #1
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Hình ảnh của sư tổ Morihei Ueshiba hầu như ai cũng biết, võ đường, đạo đường hay CLB nào cũng có tấm hình 1 ông cụ đầu hói, có râu và đôi mắt sáng chưng. Đó là hình ảnh của sư tổ khi về gìa.

    Bài này có ngụ ý đưa những đọc gỉa qua cuộc đời của sư tổ Morihei Ueshiba. Những hình được sắp theo thập niên và tất cả mọi người sẽ thấy ảnh hưởng của thời gian trên con người.

    Tui khg bảo đảm hình được chụp đúng năm đó nhưng chắc chắn là vào thập niên đó


    1900-1910 : Trong quân ngũ. Lúc này sư tổ chưa biết nhiều về võ.


    1904 : 21t




    1906 : Hình lúc 23t, hạ sĩ Ueshiba





    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  2. #2
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts


    1910-1920 : Thời trai tráng

    Trưởng làng Shirataki ở Hokkaido (1912). Trong thập niên này sư tổ gặp thầy Sokaku Takeda và bắt đầu học Aiki jijitsu





    Năm 1919 cũng là thời gian mà Sư tổ gặp giáo chủ Deguchi Onisaburo






    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  3. #3
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    1920-1930 : Phiêu lưu bên Mông cổ, thoát nạn tử thần, mở võ đường Kobikan và củng cố võ thuật
    Trong thập niên này, sư tổ tháp tùng gíao chủ Deguchi sang Mông cổ và thoát chết.


    1920 hay 1918 khg rõ




    Hình chụp khi bị bắt bên Mông cổ 1924



    Hình cũng cùng thời gian đó nhưng khg rõ trong trường hợp nào




    1921




    1925





    1926





    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  4. #4
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts

    1930-1940 : Thời trung niên


    1930 : trong bộ lễ phục chụp tại đạo đường Kobukan






    1933




    1935





    1936 : Khi dạy võ tại võ đường của nhật báo Ashahi (Noma dojo)





    1937 với phu nhân tại công viên




    1938 ở Kobukan nhân lúc viếng thăm của hoảng tử Mông cổ Teh Wang




    1939



    Ở phòng tập của Đại học Kenkoku với Tomiki kenji (Tomiki aikido)






    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  5. #5
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts


    1940 1950 : Sau thế chiến
    Thời gian này là thời gian ít hính nhất


    1940




    1941







    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  6. #6
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts

    1950-1960 : Thời gian HKD sống lại và nẩy nở



    Dầu thập niên 50 tại Iwama



    Với thầy Michio Hikitsuchi



    1952




    với thầy Mochizuki (Yoseikan)




    1953 với thầy Tohei




    1955





    1956




    1957




    Với nhóm ueshideshi




    Thầy Saito đẩy





    1958 : Quăng thầy Tada





    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  7. #7
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    1960-1969 : Hoàng hôn của cuộc đời


    1960 với học trò Mariye Takahashi




    1961 khi lần đầu tiên sư tổ sang Hawaii.






    1964 ở Ayabe





    1965 nhân ngày SN sư tổ với 1 số võ sinh ngoại quốc.







    1966




    1967 lúc đã yếu




    1968




    Với thầy Fujita




    1969 Năm cuối



    Tháng 2 1969
    Với thầy Nishio, vài tháng trước khi lìa đời




    Vài tháng trước khi ra đi, mỗi sáng sư tổ lên trên nóc của Hombu dojo và tụng niệm, hướng nhìn về núi Phú Sỹ




    26 tháng 4 1969 khi nằm xuống và vĩnh viễn ra đi




    Ngôi mội chính thức của sư tổ tại làng Tanabe trong nghĩa trang của chùa Kozanji.




    Và tấm bia mà đạo Omoto đã xây cho ngài ở ngoại ô thành phố Kyoto, trong nghĩa trang Ten Nou Taira của tỉnh Ayabe.




    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  8. #8
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    129
    Thanks
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Anh aiki kiếm đâu được mấy tấm hình lịch sử hay quá ? Khuôn mặt sư tổ lúc có râu và không râu nhìn rất khác nhau, bảo đảm nhiều người quen nhìn hình ST trong dojo sẽ không nhận ra hình ST lúc trẻ đâu, có bộ râu dài trông hiền lành hơn nhiều.
    ST có đệ tử ruột nào không phải người Nhật không anh aiki ? Nếu có anh cho xem hình nhé. Khó tính như ST mà kiếm được ông tây bà đầm nào chịu theo sát bên chắc cũng khó ...

  9. #9
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Danh sách ushideshi chính thức của ST. Hình hồi xưa khá ít anh Levan ơi, moi mãi mới kiếm ra 1 ít thôi.

    Đây là tên 1 số võ sinh và năm tập ở Hombu. Ushi-deshi chính thức thì hình như có 3 người thôi


    André Nocquet 1955 Mất 1999. Usideshi ngoại quốc muĩ lõ đầu tiên. Khi về pháp có xin phép ST mở võ lấy tên là aikibudo.



    1 trong 2 người sau là deshi mỹ đầu tiên của ST


    Bob Nadeau 1962





    Terry Dobson 1960 mất 1992





    Mấy người sau đây là có học ở Hombu và có nhìn thấy sư tổ ra đòn. Lúc đó HLV đứng lớp là ĐC kisshomaru và mấy shihan khác như Osawa cha ...




    Virginia Mayhew 1964 mất năm 2004. Virginia là sang lập viên của Aikikai hongkong trước khi Ken Cottier thay thế cô ấy. Khi rời Hombu cô này đã 2 dan rồi. Cô này có vài câu chuyện khá vui về 1 số HLV Nhật.




    Ken Cottier 1963-1964. Bây giờ là shihan ở Hongkong.







    Norm Miles
    ??? Khg thấy tin tức



    Henry Kono 1964 (Canada gốc Nhật). Có võ đường ở Toronto. Khi bên tui tổ chức seminar hay có 1 số võ sinh của thầy Kono tham dự. Ông này năm nay 81t rồi đó và mỗi năm hay sang Ái nhĩ lan cho semỉna với Alan Ruddock






    Alan Ruddock 1964. Học aikido với ST trong vòng 3 năm. Alan là gốc Irish, rất ham mê võ và bắt đầu học võ qua sách báo vì lúc đó khg có thầy nào nơi ông cư ngụ. Ông ấy bắt đầu học Karate Shotokan từ lúc 13t và học luôn cả Judo. Alan tiếp xúc với HKD qua lúc thi Karate !!!! HLV Karate của Alan cũng biết luôn HKD và có đánh cho Alan coi. Để học Aikido, Alan đã sang bên Nhật tập tại hombu.





    Bill Witt (1967). Bill Witt về sau đi theo thầy Saito và quảng bá Iwama qua bên Mỹ.








    Bob Frager, 1968-1969. Nghề chính là tâm lý học






    Mary Heiny 1968. Ở ttawa Canada. Tui có đi 1 seminar với Mary nhưng khg thích và khg hợp lối đánh của bà này lắm.





    Tấm hình sau chụp năm 1965 có 1 số võ sinh nêu trên



    Từ trái sang phải:
    Alan Ruddock, Henry Kono, Per Winter, Joanne Willard, Joe Deischer, ST, Joanne Shimamoto (vợ của thầy Tohei ở Chicago (đã qua đời)), Ken Cottier, xxx, Norman Miles, Terry Dobson




    Ngoài ra còn vô số người khác cũng nhận (họ hay học trò của họ) là học trò của sư tổ tuy họ chỉ có tập 1 vài tuần ở Hombu. Cũng có 1 số dân Mỹ/ Canada gốc Nhật cũng sang tập với sư tổ.

    Buồn cười nhất là ngay cả Steven Seagal cũng nói là đệ tử của ST!!!
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  10. #10
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Cuối tuần rồi có đi seminar của thầy Endo ở Toronto và tình cờ có gặp thầy Henry Kono. Chuyện thật là hữu duyên. Ở võ đường tui có 8 người xuống Toronto tham dư seminar. Trong số người đi, có 1 trong những cột trụ cũa võ đường, thầy Saad 6 dan đi cùng. Trong lúc tập sáng thứ 7, tình cờ quay ra nhìn mấy khán giả, thấy có 1 người nhìn quen quá, nhưng khg biết là ai.

    Tới giờ nghỉ trưa, khi vừa xếp Hakama xong và bước ra khỏi thảm, thầy Saad gọi tui và 2 -3 sư đệ tới và giới thiệu với Henry Kono. Lúc nói tên ra tui mới sực nhớ HK là ai vì vừa post 1 bài về các võ sinh ngoại quốc của Sư tổ mà anh Levan hỏi.

    Tui khg ngờ là mấy cột trụ của võ đường tui quen với thầy Kono từ hơn 30 năm nay và đã mất liên lạc hơn 10 năm rồi.

    Thế là trưa hôm đó nguyên nhóm rủ nhau đi ăn trưa và tui ngồi ăn cùng bàn với thầy Kono. Giờ nghỉ trưa chỉ có 2 tiếng và thì giờ làm quen với thầy quá ngắn nên chỉ nói chuyện qua loa thôi.

    Trong bữa ăn, tháp tùng thầy có 1 người bạn cũng khá lớn tuổi 60-70 đâu đó, cũng là dân aikido về hưu. Khi nói chuyện mới hay là 1 số hình ST trong aikdojournal là của thầy Kono chụp và họ đăng lên nhưng " khg nhắc tới nguồn ", y hệt như 1 số bài bị chép trên mạng vậy ....

    Nồi cùng bàn có 1 người hỏi thầy có phải là nhà báo khg tại vì thầy có quá nhiều hình ST. Lúc đó thầy bắt đầu kể chuyện lại khi thầy tập với sư tổ vào khoảng 1964-65 ra sao.



    Từ trái sang, bạn thầy Kono (Davis?? Quên tên rùi), thầy Kono. Từ phải sang, ng thứ 2 là thầy Saad, bạn thầy Kono.

    Sau đây là 1 số chuyện " phiá sau hội trường " của thầy Kono.

    Thầy Kono kể lúc thầy bắt đầu tập aikido thầy đã " gìa " so với mấy người võ sinh khác (băm mấy tuổi) và nhờ đã đi làm nên có tiền mua 1 cái máy hình. Thầy lúc nào cũng để cái máy hình trong chỗ thay đồ hết, và khi Sư tổ vô lớp hay khi thấy sư tổ ở đâu thì thầy lấy máy hình ra chụp liền. Lúc đó khg có luật cấm chụp hình gì hết ráo nên thầy khg bị ai ngăn cản hết.

    Thấy có tới mấy ngàn tấm hình lận nhưng hầu như bị mất hết.

    Tuy mới gặp thầy Kono lần đầu, nhưng tui có thể " đoán " ra tính tình của con người liền. Thầy K có vẻ rất vô tư, sống theo ý mình và như có vẻ khg lo xa, và như ít ngăn nắp (có thể nói là bừa bãi). Chính vì vậy mà thầy mất gần hết số hình thầy chụp.

    Thầy nói khá lâu sau khi sư tổ mất thầy mới nghĩ tới số hình mình chụp và lúc đó mới bắt đầu mò kiếm xem đã để đâu. Thầy chỉ còn vài trăm tấm và xếp vô 3 album hình.

    Tuy chỉ còn 3 album nhưng thầy cũng mất luôn 1, khg nhớ đã cho ai mượn nữa. Số hình còn lại, thầy đã nhờ 1 học trò scan và " chỉnh " lại. Hình thời bấy giờ, nếu ai lớn tuổi sẽ biết, rất nhỏ 3x5 cm đâu đó nên khi scan xong cũng khg thấy rõ. Học trò thầy chỉ scan khi có thì giờ rảnh thôi.

    Thầy cũng kể lại là thầy bị các Deshi Nhật ghét lắm. Thầy là người gốc Nhật, xinh tại Hawaii và sống bên Mỹ/Canada nhiều hơn là bên Nhật. Tuy thầy hiểu tiếng Nhật nhưng khg được người Nhật coi như là Nhật.

    Khi tập ở Hombu, thầy gần guĩ với võ sinh ngoại quốc nhiều hơn là các Ushi khác. Vì thầy hiểu và nói tiếng Nhật nên các võ sinh cứ xúi thầy lên hỏi sư tổ đủ chuyện hết.

    Bên Nhật thì phong tục dữ lắm. Võ sinh là khg được phép lên hỏi sư tổ gì hết, nếu ST muốn giải nghĩa gì thì sẽ tự nói ra chứ khg có kiểu học trò hỏi thầy. Nếu muốn yết kiến ST, phải qua văn phòng và xin phép đàng hoàng. Đa số là ngay tại văn phòng họ khg chấp nhận yêu cầu yết kiến ST.

    Thầy Kono làm như là khg biết " luật " đó nên cứ vô phòng làm việc của ST gõ cửa nói chuyện. ST rất niềm nở và ai hỏi gì thì trả lời nấy .... Nhưng có hiểu khg thì là chuyện khác. Thầy Kono nói là khg hiểu gì ráo, sư tổ nói HKD là là Ying Yang, là vũ trụ, là tùm lum hết. Nhiều khi thầy ngồi nói chuyện hơn 1 tiếng mà khg hiểu được 1 tý gì ...

    Mấy võ sinh ngoại quốc cũng hay " chơi kiểu khg biết luật " và gõ cửa vô nói chuyện với ST. ST vẫn gặp mấy người đó, và họ cũng khg hiểu gì ráo vì họ chỉ biết bập bẹ vài câu tiếng nhật thì làm sao mà hiểu được văn chương của ST???

    Giờ ăn qua quá lẹ và đã tới giờ trở lại tập. Hôm đó tui " đãi " mấy thầy để " lấy lòng ", mai mốt nếu có gặp thì còn " gò " chuyện nữa chứ.

    Thầy Saad đã lấy ĐT và sẽ về nói với HLC chính của võ đường tui mời thầy Kono lên cho seminar ở Montreal. Lúc đó tui sẽ ráng nói chuyện thêm.

    Thầy Kono bây giờ khg còn dạy võ nữa nhưng vẫn đi cho seminar. Tuần tới thầy sẽ sang Hoà lan vài ngày và tháng 7 sẽ sang Aí nhĩ Lan 1 tuần cho seminar với Alan Ruddock.

    Công nhận trái đất tròn, và cũng hên là thầy Saad thâm niên nên quen nhiều....


    Về seminar của thầy Endo tui sẽ post bài riêng trong box kỹ thuật. Seminar rất ấn tượng và đang làm tui suy nghĩ khá nhiều về cách nhìn HKD của tui. Chừng nào ý nghĩ tui ổn định thì sẽ post bài sau.
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

Trang 1 của 3 123 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •