Trang 1 của 6 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 59

Chủ đề: Trở về nguồn Daitoryu

  1. #1
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts

    Trở về nguồn Daitoryu

    Cách đây hơn 1 năm, tui đã đọc cuốn sách « Discovering Aiki, my 20 years with Yukiyoshi Sagawa sensei » do tác gỉa Tatsuo Kimura viết xong vào năm 2005. Cuốn sách này được dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Anh và Pháp vào khoảng 2008.



    Tác gỉa này hầu như khg ai biết tới, nhưng theo cá nhân tui, những gì thầy nói rất đúng. Những ai mà chỉ biết aikido chắc sẽ khg thích, nhưng ai mà thực tế chút xíu sẽ hiểu. Kimura bắt đầu học HKD nhưng sau 1 thời gian đã bỏ môn võ này và về nguồn với Daitoryu.

    Cái ý thầy là cách tập của HKD hiện tại khg thực tế. HKD khg có kháng cự ngay từ lúc đầu, và khi đã quen, nếu gặp 1 người mà kháng cự thì đa số sẽ khg biết làm sao. Ngược lại, trong Daitoryu, lúc đầu thì uke kháng cự và Nage phải dung moị thủ đoạn để ra đòn. Cách tập của Daitoryu có vẻ “thực tế” hơn.

    Thầy Kimura từ thuở nhỏ khá hên, người cha lúc nào cũng muốn con mình học hay giao thiệp với những thành phần “ưu tú” nhất trong tất cả mọi vấn đề.

    Khi thầy học lớp 3 trung học, thầy nghe 1 người bạn nói tới Aikido. Lúc đó, những môn võ được kết thúc với chữ “do”, thì thầy chỉ nghe nói tới Kendo và Judo mà thôi. Khi thầy hỏi Aikido là gì thì được ngưòi bạn nói là 1 môn võ do 1 “ông gìa lão luyện” về võ thuật dạy.


    Tatsuo Kimura

    Thầy tháp tùng người bạn tới coi “ông gìa” và từ đó trở đi, đã gắn bó với HKD. Mấy lần đâu tập té, xong tập Kokyu doza, thầy cảm nhận đuợc 1 cảm giác kỳ lạ từ thâm tâm thầy. Thầy khg biết cái thầy cảm nhận là gì và khg ngờ là thầy gắn bó tới võ xuốt cuộc đời luôn.

    Thời gian đó, bên Nhật, những ai tập kiếm đều phải tập luôn 1 số đòn tay khg. Thầy vốn khg thích Judo, nhưng từ khi bắt dầu tập HKD, thầy cảm nhận được 1 sự “rung chuyển” từ đáy long mà thầy khg biết từ đâu ra.

    1 thời gian sau, trong môn tôn giáo học, người giảng viên có nói là khi con người gần kề với định mệnh, người đó sẽ cảm nhận được sự rung chuyển từ đáy lòng. Lúc đó, thầy đâu có ngờ là sẽ dành cuộc đời cho Hiệp Khí !

    Thầy mê HKD đến nỗi mở luôn 1 aikido club ngay trường thầy học. Lúc đó, Hombu gửi thầy Yamaguchi tới dạy. Thầy tiếp tục vừa học võ, vừa học văn, và vẫn tiếp tục tập với thầy Yamaguchi ngay cả sau khi lên DH.

    Năm 1968, SV bên Nhật biểu tình và tất cả các lớp DH đều bị huỷ bỏ. Nhân dịp này, thầy nhất quyết tập HKD 1 cách nghiêm túc hơn, và quyết định ngừng tập Kendo để chú trọng tới HKD thôi. Tháng 10 năm dó, thầy có xem lần biểu diễn cuối cùng của ST và nhận thấy rằng ST hoàn toàn thay đổi so với lần thầy tập ở Hombu.

    Với ý chí đó, mỗi ngày thầy tập 4 lớp (8g tập) ở hombu với DC. Ngày 23 tháng4 1969, 3 ngày trước khi ST vĩnh viễn ra đi, thầy được thầy Yamaguchi thăng 2 Dan.

    Vì ham mê HKD, thầy lơ đãng việc học và vì vậy, điểm học của thầy cũng xuống dốc theo. Từ nhất lớp học trước khi tập HKD toàn thời gian, nay thầy gần như bét lớp. Thầy phải thi 2-3 lần mới đậu. Cũng hên cho thầy, vì DH khg muốn “mất mặt” với việc đình công và huỷ bỏ lớp học, nên họ đã khg đánh rớt ai và cho mọi người đậu tuốt.

    Sau năm đó thầy ghi tên học cao học về toán (master). Trong những năm cao học, thầy bắt đầu tập Kashimashinryu (ken justsu) với Minoru Inaba, 1 đàn anh trong trường (lớn hơn 3 tuổi) và cũng là 1 aikidoka.

    Mỗi ngày, thầy tập 30 phút môn kiếm này với sư huynh. Thầy Inaba rất khó và cách tập rất đòi hỏi. Thầy tập với kiếm thật và bắt buộc võ sinh phải tập trung tư tưởng. Người tấn công bằng kiếm phải tấn công thật tình với ý định như muốn giết chết địch thủ, và người bị tấn công chỉ né đòn ở giờ phút cuối. Cách tập này để tập kiên nhẫn và cách tập trung ý chí. Mãi về sau thầy mới thấy sự bổ ích với cách tập này.

    Kashimashinryu, ngoài tinh thần, cũng rèn luyện cơ thể thầy luôn. Giữa mùa đông, thầy phải làm “lễ tẩy uế” (purification ceremony) bằng cách chỉ mặc quần võ, thấm nước lạnh vô khắp cơ thể, và tập chém kiếm (kesagiri) cho tới khi người khô.

    Cũng trong thời gian này, thầy đã xử dụng võ trong 1 tình huống thật. Hôm đó, trên đường về nhà, thầy thấy 2 người đánh nhau. 1 người to và 1 người bé. Người to con quăng người bé xuống và ngồi trên ngưới bé đấm người kia. Thầy muốn can 2 người ra và nắm tay người bự con lại nhưng khg làm gì được gì vì thầy dung sức cơ bắp. Người to khoẻ vẫn đánh đấm người kia như thường cho tới khi thầy sực nhớ là phải dùng sự “mềm dẻo / thả lỏng”. Thế là thầy khg dung sức cơ bắp để cản mà “cuốn” lây cánh tay người kia … Thầy rất ngạc nhiên khi giữ được người kia như vậy cho tới khi cảnh sát tới. Thầy đã áp dụng những gì thây Inaba và Kashimashinruy đã dạy : “khi chiến đấu hay đánh nhau, sẵn sang chết cho trận chiến và ngay tại chỗ, và đừng quên, nếu chết thì phải đem địch thủ theo luôn về bên kia thế giới …”

    Thầy nghĩ là nếu thầy chỉ tập HKD, với cách tập thì thầy chắc khg thành công đâu. Với Kasimashinryu, thầy đã xoay sở được nhờ cách tập với kiếm thật, cách tập trung tư tưởng và cách tập thực tế.

    còn tiếp ...
    Last edited by aiki; 03-12-2012 at 08:56 AM.
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  2. #2
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Thầy còn nhớ tới 1 chuyện khó tin nhưng có thật về Sư tổ. Khi thầy mới bắt đầu học HKD, 1 hôm trong phòng tập với trên dưới 100 võ sinh, như đã nói trong 1 số bài đã post trên 4rum này, ST khi về già hay ghé các lớp và vô giảng “triết”.

    Hôm đó, ST vô lớp và nói với các tân môn sinh là các aikidoka phải “đoán được thân tâm” của bất cứ người nào mình muốn …. dù họ đứng trước mặt hay ở bất cứ nơi nào khác !!! Lúc đó, thầy Kimura tự nhủ thầm ‘nói nhiều quá, tới quăng mình 1 cái đi’. ST đang đứng nhìn ra cửa sổ, tự nhiên quay về phía thầy, từ từ đi tới, dơ tay phải ra như quăng thầy với đòn Iriminage và vừa ra đòn vừa la ‘Hei”….và thầy té ngửa ra sau.

    Thầy có cảm tưởng như ST đọc được ý của thầy …. Và có 1 súc mạnh / khí phi thường. 1 lần nữa, ST ghé thăm lớp của thầy Yamaguchi và dạy đòn Kotegaishi. ST nắm tay thầy Yamaguchi với 1 tay và tay kia để nhẹ lên tay thầy Yamaguchi. Thầy Yamaguchi lưỡng lự chút xíu và tự té xuống.

    ST đang vẩn vơ tự nhiên giận lên và la: “khg được tập như vậy, khg nghĩ trước là phải té kiển này khi bị đòn kiểu kia”. Giọng ST oang như sấm và thầy chưa bao giờ nghe 1 giọng như vậy.

    Thầy rất ấn tượng ST vì mỗi khi ST ra đòn, cái khg khí khác hẳn khi các HLV khác dạy. Nhìn tận mắt và coi video ST rất khác nhau. Video khg thể nào để lộ ra cái khí của ST. Phải nhìn thấy mới cảm nhận dược việc đó.

    Khi ST qua dời, thầy nghĩ là HKD sẽ “chết theo” vì khg có ai khác có thể có 1 aikido như ST. Thầy cũng nghỉ tập HKD trong vòng 1 thời gian.

    Với thời gian, rút cuộc thầy Kimura cũng đạt được bằng cử nhân về toán và đi làm ở nhiều xứ khác nhau (Pháp, Mỹ, Đức).

    Từ 1975 tới 1977, thầy sang làm việc tại DH Princeton bên Mỹ và được thầy Saotome nhờ dạy HKD tại NY, ở 1 CLB do Terry Dobson, 1 đệ tử nội trú Mỹ của ST mở.

    Cuối 1977, trên đường về Nhật, thầy được giaó sư Herbert Popp ở DH Manheim mời sang Đức. Tại đây, thầy cũng được người phụ trách HKD trong liên đoàn Judo Đức nhờ dạy HKD. Vì vậy cứ mỗi cuối tuần thầy đi cho seminar khắp mọi nơi bên Đức.

    Trong 1 seminar 2 ngày tại thành phố Lubeck với hơn 100 người tham dự, thầy gặp 1 aikidoka Đức “có vần đề”. Người này 2 đẳng, rất to con, cứ nói với những người chung quanh là cách dạy HKD của Nhật khg có hiệu quả, ai muốn biết thì tử tui nè…”

    Khi nghe nói vậy, thầy nổi máu lên và la cho người kia “đừng nói tầm bậy, tới đây coi”. Người kia liền lao vào thầy và thầy chỉ né và quăng hắn với bàn tay, vừa quăng vừa la “Hei” như ST lúc xưa.

    Người Đức bị té đậu đầu và bất tỉnh. Hôm sau, khi tỉnh dạy, hằn biết điều hơn, khg lố lăng nữa và tới xin lỗi thầy. Ngay thầy Kimura cũng khg ngờ là thầy có thể quăng 1 người to con như vậy với cánh tay mình, và về sau, khi muốn đánh lại đòn đó, khg thể nào làm lại với hiệu quả tương tự.

    Trong khi ở Đức, thầy cũng đưoơc nhièu lần mời sang Pháp cho seminar.

    Câu chuyện sau đây xẩy ra khi thầy tham dự 1 seminar ở Pháp. Lần đó thầy tham dự lớp HKD do thầy Tamura dạy, dành riêng cho HLV HKD mà thôi. Tất cả những người tham dự lớp đó đều rất hãnh diện vì họ đều là thầy / HLV hết. Trong lớp đó, hầu như ai cũng muốn cưỡng lại và chả ai chịu làm ukemi hết.

    Tới đòn Shihonage, uke thầy nói nhỏ với thầy là thầy chỉ cần yêu cầu hắn té thì hắn sẽ té ngay. Nói xong, hẳn hỏi lại là thầy có muốn “nhờ” hắn té khg? Thầy đâm ra bực mình và khg nhờ, nhưng cũng vì vậy mà thầy khg quăng được thằng Tây đó. Và khi tới lượt thầy làm uke, hắn cũng chẳng quăng được thầy nữa. từ hôm đó trở đi, thầy bắt đầu hoài nghi HKD …

    Khi thầy tiếp tục dạy HKD cho người Tây Âu, nhiều lúc thầy khg thực hiện được đòn như ý muốn thì thầy cảm thấy bưc tức vì thầy tự cho rằng thầy là người đại diện “võ học” Nhật. Thầy cũng nghĩ là thầy sẽ khg phản ứng như vậy nếu thầy khg thực hiện đòn với võ sinh Nhật.

    Thầy còn nhớ lời nói của ba thầy là khi học võ lâu năm, với địch thủ càng trẻ, càng mạnh và càng hung hăng thì càng dễ ra đòn. Nhưng thực tế thì khác hẳn những gì ba thầy đã nói. Thầy nhất dịnh phải kiếm ra “bí quyết” dó khi trở vè lại Nhật.

    Sau khi trở về lại Nhật, thầy ghé nhiều võ đường khác nhau, và ở tất cả mọi nơi, thầy cảm nhận được các đòn do các HLV chỉ, nhưng thầy vẫn hoài nghi là sẽ khg thể áp dụng với 1 người ngoại quốc to khoẻ hơn thầy nếu họ kháng cự và khg cộng tác, ngoại trừ người võ sĩ phải có 1 “cái gì” đặc biệt.

    Sokaku Takeda, gốc nguồn của HKD và Daitoryu, hồi xưa phiêu du mọi nơi và dạy võ để mưu sinh. Thầy Takeda “phải có 1 cái gì đặc biệt” vì thầy rất nhỏ con, và khi dạy, quăng hay kềm chế uke bự con cách mấy đi nữa, 1 cách dễ dàng. ST Ueshiba, theo lời kể của ông Takuma Hisa, khi đi dạy lúc nào cũng có 3-4 đồ đệ theo và dung họ để chỉ đòn …

    Thầy Kimura nghĩ là khi sư tổ Takeda chết đi, ông đã mang theo “bí quyết” đó. Với kinh nghiệm cá nhân với HKD khi thấy sự khác biệt rõ rệt giữa 1 đòn do ST Ueshiba và bất cứ 1 HLV nào khác dạy, thầy Kimura nhất định đi tìm học từ những đệ tử ‘ruột” của thầy Takeda.

    Với ý chí đó, thầy kiếm ra thầy Yukiyoshi Sagawa, 1 học trò ruột của Sokaku Takeda còn sống sót. Lúc đó, thầy Sagawa đã 76t và thầy Kimura khg nghĩ là “ông gìa” này còn có thể làm trò chống gì nữa.



    còn tiếp ...
    Last edited by aiki; 03-13-2012 at 07:39 AM.
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  3. #3
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts

    Thầy Sagawa

    Khi gặp thầy Sagawa lần đầu, thầy rất ấn tượng khi nghe võ sư bô lão nói “tôi khg cần danh mà chỉ muốn tiép tục tập võ suốt dời”. Sau khi nói chuyện với nhau, thầy Sagawa nió thầy Kimura hãy nắm chặt tay ông. Vì nể cụ gìa nên thầy chỉ nắm 1 cách nhẹ nhàng, ai ngờ “cụ gìa” pháng liền 1 câu “sức trai mà chỉ có vậy thôi hả” làm thầy hơi quê, đứng dạy và dùng 2 tay ghì chặt cánh tay thầy Sagawa xuống (morote).

    Khi 2 tay vừa bị nắm, thầy Sagawa nhấc nhẹ 2 tay lên và đứng dạy, hoan toàn kềm chế thầy Kimura và dẫn thầy đi trong phòng khách 1 cách dễ dàng. Tất cả mọi chuyện xẩy ra trong nháy mắt và thầy có cảm tưởng như nếu thầy Sagawa muốn, néu thầy chỉ dơ tay lên thêm 1 chút là thầy sẽ bị hất tung lên trời.

    Cái cảm giác của thầy rất là lạ. Hoàn toàn mất tự chủ, khg thể cưỡng bách lại được nhung thầy rất thấy là thoải mái. Trong HKD, khi làm uke MTB, thầy vẫn cảm nhận được sự kháng cự của uke.

    Sau đó thầy Sagawa nói thầy nắm áo, khi vửa nắm xong thì thầy đã nằm dưới đất. Thầy khg hiểu chuyện gì xẩy ra, chưa kịp nắm chặt thì đã té ngửa!!! Thầy yêu cầu thầy Sagawa làm lại và kỳ này thầy rang kháng cự, khg té, nhưng thầy Sagawa chỉ di chuyển chút xíu là thầy lại đo ván ngay.

    Thầy thử 5-6 lần và lần nào cũng xuống đất mà khg cảm thấy gì hết. Sau cùng thầy hỏi thây Sagawa là liệu học trò thầy có làm được như thầy khg?

    Và câu trả lời là “khg thể nào”….

    Thầy rất ngạc nhiên với câu trả lời thẳng thắng như vậy, mặc dù vậy thầy vẫn quì xụp xuống xin thầy Sagawa thu nhận làm đồ đệ. Và câu trả lời cũng là “KHÔNG” luôn.

    Sau hôm đó, thầy Kimura viết 1 lá thư cho thầy Sagawa xin phép tới thụ giáo tại nhà thầy. Câu trả lời cũng chỉ vỏn vẹn “muốn tới thí tới nhưng tôi sẽ khg dạy anh”.

    Đó là hoàn cảnh thầy Kimura trở thành học trò thầy Sagawa và cũng là hoàn cảnh 1 aikidoka trở về nguồn Daitoryu.

    Thầy Kimura cũng rất ngạc nhiên khi tập chung với những đệ tử mà thầy Sagawa kêu làm “dỏm”. Thầy Kimura chưa bao giờ thấy 1 võ đường nào mà võ sinh giỏi như nơi đây.

    Thầy Kimura tập được khoảng 15 lần thì phải sang Pháp và Đức vì việc làm trong vòng 1 năm. Trước khi đi xa, thầy hỏi thầy Sagawa thầy phải tập nhũng gì trong khi ở ngọại quốc. Thầy Sagawa chỉ nói là tập mỗi ngày 1000 lần động tác Shiko (động tác mà các Sumo hay làm, dạng chân ra, dơ lên cao và dạp đất khi mới lên đài). Thầy chỉ nói vậy thôi mà khg nói gì thêm hết.

    Thầy tập thử và sau khoảng 200 cái, thầy than là đau chân, đau háng, khg thể nào làm tới 1000 lần. Thầy Sagawa chì liếc thầy và nói “tao làm tới chết cũng khg thấy gì”. Thế là trong xuốt thời gian tại Châu Âu, mỗi ngày thầy Kimura cứ tập 1000 lần động tác shiko đó.


    Từ trước tới giờ, ai cũng nói HKD là 1 môn võ “tinh thần”. Thời xưa, khi nói tới võ thì ai cũng nói tới rèn luỵên thể xác. Khi tập với thầy Sagawa, thầy bị quăng tứ tung nhưng khg bao giờ thầy có cảm nhận là bị ném với sức cơ bắp. Ngươc lại khi tập HKD, thầy bị té vì bị người khác dung sức để quăng.

    Khi tập với thầy Sagawa, thầy bắt đầu hiểu và chú ý tới “hiệp khí” (aiki). Khi mới vô tập, thầy hay bị quăng xuống đất bởi 1 sư huynh hay sư đệ cỡ tuổi thầy mà họ chỉ dung 1 ngón tay. Thầy bị sốc khi thấy họ rat ay 1 cách nhẹ nhàng như vậy. Thầy bị sốc vì đã học HKD hơn 15 năm và đã lên tới 5 đẳng mả vẫn chưa hiểu được hiêp khí là gì. Thầy phân tích và nhận ra là sự khác biệt giữa HKD và Daitoryu của thầy Sagawa nằm trong cách dạy chứ khg phải khả năng võ sinh.

    Sau 3 năm tập vói thầy Sagawa, thầy bắt đầu ndùng sức cơ bắp để kháng cự lại cá huynh đệ đẻ khỏi bị quăng và sau 5 năm thì thầy có thể kháng cự mà khg dung tới sức cơ bắp 1 tí nào hết.

    Thầy chỉ có thể kháng cự với các huynh đệ, nhưng vơi thầy Sagawa, thì thầy chả làm dược gì. Mỗi lần thầy bị thầy Sagawa quăng, thầy có cảm tường như là thầy có thêm sinh khí. Khi bị quăng, thầy có cảm tường như là sống lại, thầy có cảm tường như đan điền thầy đầy tràn khí.

    Thầy tập với thầy Sagawa hơn 20 năm và chỉ cảm nhận dược “hiệp khí” sau 19 năm tập. Cái cảm nhận đó khg thể tả được, chỉ có thể nói là ngoài thể xác. Với thời gian, thầy từ từ hiểu chút xíu.

    Hơn 14 năm, thầy đã làm động tác Shiko ít nhất 1000 lần / ngày, nhiều khi thầy bỏ tới 4-5g để làm động tác đó. Khi tập như vậy, thầy khg phải tập sức cơ bắp mà rèn luyện “1 cái gì” rất gần đan điền. Đối với thầy, khg ai có thể giải thích “hiệp khí” qua văn nếu chưa chịu đựng cách tập shiko như đã nói.



    Thầy Sagawa đã qua đời và bây giờ thì thầy Kimura là người chính thức phụ trách “nhánh” Daitoryu này.


    Hết.
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  4. #4
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    349
    Thanks
    1
    Thanked 4 Times in 3 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi aiki Xem bài viết
    ... Thầy bị sốc vì đã học HKD hơn 15 năm và đã lên tới 5 đẳng mả vẫn chưa hiểu được hiêp khí là gì. Thầy phân tích và nhận ra là sự khác biệt giữa HKD và Daitoryu của thầy Sagawa nằm trong cách dạy chứ khg phải khả năng võ sinh.
    Câu bôi đậm trên chỉ đúng một nửa, đó là cách dạy.
    Aikido và Aiki-Jujutsu chỉ khác nhau ở phần triết lý (do Ueshiba sensei đưa vào Aikido). Về phần kỹ thuật, cả hai chỉ là một môn võ bí truyền của Samurai. Vấn đề là võ sinh may mắn để gặp được thầy có khã năng hay không?
    Thí dụ: gần như 99% võ sinh hay võ sư Aikido đều có một cảm nhận chung như sau: trong đòn Shomen Uchi Ikkyo, lối đánh Omote được dùng khi Nage phản ứng sớm và lối đánh Ura được dùng khi Nage phản ứng chậm (so sánh với Uke). Mọi người đều có cảm nhận như trên, vì bình thường khi luyện tập Omote, Uke đưa cánh tay lên rồi chờ Nage xông vào, hay với Ura, Uke đưa cánh tay ra, với bàn tay trước mặt Uke rồi chờ Nage bám lấy.
    Trong thực tế, khi Uke tấn công một cách thật sự. Nage sẽ dùng Omote, khi có phản ứng chậm hơn Uke, và dùng Ura khi mình có phản ứng nhanh hơn Uke.
    Tóm lại, khi kỹ thuật dựa trên tiền đề không đúng, tất cả những gì mình học hỏi bao nhiêu năm sẽ không còn bao nhiêu tác dụng. Thầy giáo giõi sẽ dựa vào tiền đề thực tế.

  5. #5
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Bài viết
    290
    Thanks
    0
    Thanked 5 Times in 5 Posts
    Thầy Sagawa chỉ nói là tập mỗi ngày 1000 lần động tác Shiko (động tác mà các Sumo hay làm, dạng chân ra, dơ lên cao và dạp đất khi mới lên đài). Thầy chỉ nói vậy thôi mà khg nói gì thêm hết.
    ngày mai có người ra sân tập thử Shiko. hahaha
    Practice Make Perfect

  6. #6
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Jul 2007
    Đang ở
    JP
    Bài viết
    138
    Thanks
    10
    Thanked 50 Times in 30 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi fourever Xem bài viết
    Trong thực tế, khi Uke tấn công một cách thật sự. Nage sẽ dùng Omote, khi có phản ứng chậm hơn Uke, và dùng Ura khi mình có phản ứng nhanh hơn Uke.
    Anh 4ever giải thích thêm đc không ạ? Nếu Nage chậm hơn thì sao dùng đc Omote nhỉ?

  7. #7
    Member
    Ngày tham gia
    Jan 2012
    Bài viết
    36
    Thanks
    0
    Thanked 34 Times in 29 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi fourever Xem bài viết
    Thí dụ: gần như 99% võ sinh hay võ sư Aikido đều có một cảm nhận chung như sau: trong đòn Shomen Uchi Ikkyo, lối đánh Omote được dùng khi Nage phản ứng sớm và lối đánh Ura được dùng khi Nage phản ứng chậm (so sánh với Uke). Mọi người đều có cảm nhận như trên, vì bình thường khi luyện tập Omote, Uke đưa cánh tay lên rồi chờ Nage xông vào, hay với Ura, Uke đưa cánh tay ra, với bàn tay trước mặt Uke rồi chờ Nage bám lấy.
    Trong thực tế, khi Uke tấn công một cách thật sự. Nage sẽ dùng Omote, khi có phản ứng chậm hơn Uke, và dùng Ura khi mình có phản ứng nhanh hơn Uke.
    Có 2 tình huống mà kiểu đánh ura rất hữu hiệu:

    1. Khi bị nhiều đối thủ cùng tấn công thì đánh ura cho phép dùng đối thủ phía trước làm vật đỡ và là vũ khí chống lại các đối thủ phía sau và phía bên.

    2. Khi đối thủ to lớn hơn ta nhiều thì đánh ura cho phép dùng chính sức lực của hắn để quật ngã hắn.

  8. #8
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    349
    Thanks
    1
    Thanked 4 Times in 3 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi chithanh Xem bài viết
    Anh 4ever giải thích thêm đc không ạ? Nếu Nage chậm hơn thì sao dùng đc Omote nhỉ?
    Tại các võ đường Aikido, võ sinh quen thuộc đòn Ikkyo với lối tấn công và chống đở trong phút đầu tiên trong clip sau:

    1- Uke chém "gió" cách xa Nage
    2- Nage phải tiến tới trước để kết nối với Uke, cho cả hai trường hợp Omote hay Ura

    Muốn thử nghiệm đòn Ikkyo, cần phải làm như sau:
    1- Uke đứng gần Nage (cánh tay của Uke khi đưa thẳng phải đụng tới lổ tai của Nage)
    2- Uke co tay lại rồi đấm (tsuki) hay chém (shomen) thẳng vào mặt Nage (khi chém, bàn tay của Uke ở trước đầu và không có đưa cao quá đầu). Cánh tay phải rút về sau khi đấm / chém xong.
    Uke có thể đấm hay chém từ tốn nhưng mạnh, rồi xem Nage có thể đánh Ikkyo như thế nào ?
    Có thể đánh Omote hay Ura như clip trên hay chăng ?

  9. #9
    Steven
    Guest
    Thực tế mình thấy ikkyo ko áp dụng được ngay lần đâu tiên (đánh tròn đòn- từ lúc nhập-> khoá). Thông thường ng ta dùng ikkyo để đỡ đòn và nén hoặc đẩy uke ra xa.
    Mà nếu nói các đòn khác cũng cùng hình thức như vậy, chỉ khi nào biết rõ thực chất của uke, thì mới áp dụng các đòn khóa được.
    Ste nghĩ vì ikkyo là bài học thức 1, chắc chắn phải có sự thiếu sót, và sự thiếu sót này là cần thiết để có được đòn 2-3v.v..
    Việc tập luyện ikkyo ste thấy khá nhiều trường phái, nhiều cách thức. Mỗi cái có cái hay riêng, thậm chí đôi khi mình nhìn thấy không hợp lý- sai nguyên tắc ... nhưng vẫn thực hiện được ikkyo vậy thì nó sai hay đúng? ai là ng phán xét?
    Thiết nghĩ, mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà, mỗi cảnh. Hãy xem đó là sự phong phú và đa dang của Aikido và cuộc sống. ^^

  10. #10
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    349
    Thanks
    1
    Thanked 4 Times in 3 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi BMTD Xem bài viết
    Có 2 tình huống mà kiểu đánh ura rất hữu hiệu:

    1. Khi bị nhiều đối thủ cùng tấn công thì đánh ura cho phép dùng đối thủ phía trước làm vật đỡ và là vũ khí chống lại các đối thủ phía sau và phía bên.

    2. Khi đối thủ to lớn hơn ta nhiều thì đánh ura cho phép dùng chính sức lực của hắn để quật ngã hắn.
    1- Đúng
    2- Kỹ thuật Hiệp-Khí dựa vào sức lực của Uke. Khi sữ dụng đúng đắn, Omote vẫn dùng sức lực của Uke, đôi khi còn tốt hơn Ura. Vì võ sinh chỉ quen thuộc vào lối đánh theo clip tôi đưa lên làm ví dụ, nên mọi người đều tin chỉ có Ura mới mượn lực từ Uke

Trang 1 của 6 123 ... CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •