Kết quả 1 đến 9 của 9

Chủ đề: Judo Katame Waza (Ne Waza)

  1. #1
    Mi'conuong
    Guest
    Hì, hôm trước hứa xong rồi bận rộn quá, Mi' "lặn" luôn tới giờ (dù vẫn rất thường xuyên vào đọc hkd.com), hôm nay nhận được tin nhắn của anh aiki, ráng tranh thủ vào đóng góp 1 bài vậy :laugh: .
    Anh aiki muốn Mi' viết về phần kỹ thuật bẻ-khóa-siết của Judo, vốn là "sở đoản" của Mi' (Mi' thích phần kỹ thuật ném-quật hơn), nhưng thôi kệ, về lý thuyết mà nói thì cũng "chơi" được :unsure: ...

    **********

    Các kỹ thuật trong Judo chia làm 2 nhánh chính: Nage Waza (Kỹ thuật ném, quật) và Katame Waza (Kỹ thuật bẻ tay, đè khóa và siết cổ).
    Trong Katame Waza lại chia làm 3 nhóm:

    - Osaekomi Waza nghĩa là đòn đè, với mục đích làm đối phương hết... nhúc nhích. Trong thi đấu Judo, nếu bạn kiểm soát được đối phương (phần lưng hoặc ít nhất là 2 vai chạm đất) trong vòng 25 giây mà đối phương không lật sấp lại được thì bạn được tính là thắng Ippon (thắng tuyệt đối, như knock-out trong quyền anh), trận đấu được dừng lại ngay.

    - Shime Waza nghĩa là đòn siết cổ, trong thi đấu nếu bạn vào được đòn siết cổ và đối phương đập tay xin thua thì bạn cũng được tính là thắng tuyệt đối.

    - Kansetsu Waza nghĩa là đòn khóa tay, trong Judo chỉ được phép sử dụng đòn khóa khuỷu tay, những thế khóa cổ tay, vai, đầu gối, mắt cá... như trong Jujitsu đều bị cấm. Cũng như Shime Waza, nếu đối thủ đập tay xin thua thì bạn được tính là thắng Ippon tuyệt đối.

  2. #2
    Mi'conuong
    Guest
    Osaekomi Waza

    Trong Osaekomi Waza có 2 tư thế chính: tư thế "Kesa", nghĩa là "chéo" (thường các đòn thuộc dạng "Kesa", Tori khóa xéo ngang người Uke) và tư thế "Shiho", nghĩa là "4 điểm" (2 khuỷu tay và 2 đầu gối của Tori làm thành 4 điểm bao quanh người Uke, với 4 điểm tựa đó, Tori dùng ngực của mình đè lên người Uke)

    Kesa Gatame




    Kami Shiho Gatame




    Kata Gatame




    Yoko Shiho Gatame




    Kuzure Kesa Gatame




    Kuzure Kami Shiho Gatame


  3. #3
    Mi'conuong
    Guest
    Shime Waza

    Kỹ thuật siết cổ trong Judo có 2 loại: loại thứ nhất chặn khí quản (như các đòn Kata Ha Jime hay Hadaka Jime), loại thứ 2 chặn 2 động mạch chủ đưa máu lên não (như đòn Okuri Eri Jime, Sankaku Jime). Loại thứ nhất làm nghẹt thở, loại thứ 2 có thể gây bất tỉnh do não bị thiếu oxi.

    Kata Ha Jime






    Kata Juji Jime






    Nami Juji Jime






    Kata Te Jime






    Sankaku Jime






    Hadaka Jime














    Okuri Eri Jime







  4. #4
    Mi'conuong
    Guest
    Kansetsu Waza

    Các kỹ thuật khóa khuỷu tay trong Judo cũng được chia ra làm 2 loại: vặn xoắn khớp (như Ude Garami) hoặc bẻ căng khớp ra (như Waki Gatame, Juji Gatame).


    Ude Hishigi Waki Gatame








    Ude Hishigi Ude Gatame








    Ude Garami






    Ude Hishigi Juji Gatame






    Ude Hishigi Hiza Gatame






    Ude Hishigi Hara Gatame


  5. #5
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    1,053
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Chào mừng chị Miconuong post bài về Judo - :friends: Rất vui đượ biết chị
    Thiên giang hữu thủy thiên giang nguyệt
    Vạn lý vô vân vạn lý thiên

    ___________________

    Ngàn sông tràn nước ngàn trăng sông
    Vạn dặm không mây trời mênh mông

  6. #6
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Cám ơn Mícônung đã post bài về kỹ thuật xiết cỏ6 và khóa tay của Judo. Bên aikido cũng có vài đòn giống như Judo.

    waki gatame thì đánh hơi khác và gọi là Rokkyo hay hijishime





    Kata Ha jime, hadaka jime, cũng hay dùng



    Kesa Gatame thì bên Yoseikan có luôn. Khg ;ạ vì thầy Mochizuki là học trò ruột của sư tổ Kano mà! :biggrin: :biggrin:



    Xin hỏi Mi đòn ude híhigi jụi gatame đánh sao cho đúng? có cách nào để dễ vô đòn khg? Mi' bật mí đuuộc khg? :laugh: :laugh: :friends: :friends:

    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  7. #7
    Mi'conuong
    Guest
    @hagakure: Hì, Mi' "vốn liếng" chỉ có chút lý thuyết về Judo thôi, chứ Mi' đâu dám "phát biểu" về Aikido, ở đây cao thủ trùng trùng, không múa rìu qua mắt thợ được :laugh: ...

    @ Anh aiki: Juji Gatame (hic, các bác admin có thể chỉnh lại bộ gõ không? Cứ gõ mấy từ tiếng nước ngoài là nó tự động chuyển thành dấu tiếng Việt >.<) là đòn khóa (khủyu) tay chứ không phải đòn đè đâu anh.
    Juji Gatame là một trong những đòn thuộc loại phổ biến nhất mà các vận động viên Judo áp dụng khi thi đấu. Về cơ bản (nghĩ là cách tập lần đầu tiên cho đai trắng để hiểu đòn, Uke nằm sẵn để Tori vô đòn, khi thi đấu, không có ai "điên" đến mức nằm kiểu đó để "mời" người ta vô đè/khỏa/siết mình hết :laugh: ), Tori nắm tay Uke, sao cho ngón tay út hướng về chiều mình sẽ bẻ (trong trường hợp "cơ bản" này là ngón tay út hướng về phía ngực Tori), sau đó, một chân đặt dưới lưng Uke, đồng thời dùng cẳng chân tì vào sườn Uke để lấy đà vắt chân kia ngang cổ Uke (có 1 số cách thực hiện vắt cả 2 chân ngang cổ Uke cũng đúng, không thành vấn đề) và từ từ nằm ngửa ra phía sau, sao cho người sát với Uke hết mức có thể. Tiếp đó Tori sẽ khép chặt đầu gối của mình để khóa cho phần khủyu tay Uke cố định rồi tiếp tục bẻ ngược tay Uke theo hướng ngón tay út Uke về phía người mình, nếu gặp Uke dẻo phần khớp khủyu tay, Tori có thể vừa bẻ vừa nâng phần hông của mình lên. Nguyên lý của đòn này hoàn toàn dựa trên nguyên tắc đòn bẩy. Đây là kiểu Judo, nghĩa là nằm dưới luật lệ thi đấu thể thao, còn Jiji Gatame trong Jijitsu, để tránh Uke phản ứng bằng chiêu "cẩu xực", Tori có thể "dấu" chân mình bằng cách vắt chéo đồng thời siết cổ Uke luôn.
    Hic, nói ra thì dài dòng, anh xem hình minh họa vậy :laugh: :

    - Vắt chéo 1 chân căn bản:











    -Vắt chéo 2 chân:






  8. #8
    Mi'conuong
    Guest
    Trong thi đấu thì phức tạp hơn nhiều, thường Juji Gatame sẽ được áp dụng trong những trường hợp sau: Tori thực hiện đòn đứng nhưng không ăn điểm tuyệt đối, Uke thủ dưới đất và Tori tìm cách "chụp" cho được cánh tay của Uke để bẻ; Uke thực hiện đòn đứng nhưng không thành công (khi đánh quì hoặc đánh hy sinh chẳng hạn) và cũng bị ở thế thủ dưới đất; Tori cố tình thực hiện liên đòn đứng-đè khóa, nghĩa là ra đòn đứng chỉ là "hư chiêu" để sau đó "lôi" Uke xuống cho mình bẻ tay. Vào đòn dễ hay không là do mức độ thuần thục cùng với kinh nghiệm của Tori và "trình độ" thủ của Uke nữa. (để "gỡ" tay của Uke ra, bác Mike Swain, cựu vô địch Judo thế giới hạng cân -73kg người Mỹ có làm hẳn 1 phim minh họa tới... 40 phút lận :blink: )

    Một số hình minh họa:























  9. #9
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    cám ơn Mi'! tả rõ lắm!:friends: :friends:

    Bên HKD, nhiều người hay làm sơ hở khi ra đòn nên dễ bị uke chụp chân đem xuống đất! Chính vì lý do đó mà tui nhờ Mi' giúp với bài này!

    Phiền Mi' có thể chỉ luôn Hiza gatame và hara gatame được luôn khg?

    Merci beaucoup!
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •