YABUSAME


Từ trước tới giờ, ai cũng biết nước Nhật là 1 nước đầy truyển thống. 1 trong những truyển thống ít nghe nói tới nhưng đầy mầu sắc là lễ Yabusame, đó là lễ "cưỡi ngựa bắn tên".

Lể này có từ hơn 5000 năm và được duy trì, khg 1 tý thay đổi cho tới bây giờ. Nếu đi ngược thời gian, những dấu tích đầu tiên về Kỹ thuật Yakusame bắt nguồn từ thế kỷ thứ 6, vào khoảng năm 530, dưới đời hoàng đế thứ 29 của Nhật bản (Kinmei).

Vào thời kỳ Kamakura (1192-1333), Yabusame đã trở thành 1 nghi lễ thiêng liêng của những kiếm sĩ, được tổ chức tại chùa và lăng miếu để cầu xin chiến thắng. Vì thế, nghi lễ này đã đựợc coi như 1 đạo lễ ở khắp xứ Nhật.

Yabusame là 1 nghi lễ của nghệ thuật bắn tên vào 1 tấm bia khi cưỡi ngựa.


Theo cổ tích, Hoàng đế dã cưỡi ngựa và bắn 3 nhát tên vào 3 cái bia khác nhau, 1 nghi lễ để được Trời phù hộ giang sơn trong thời kỳ rối loạn. 3 tấm bia đó, (sanKan) tượng trưng cho 3 vương quốc Cao ly (Đại hàn).







Bên Nhật, Cung tên, cũng như kiếm, được coi là biểu tượng của uy thế và chính quyền. Hiệp sĩ đạo (Bushido) cũng còn được gọi là Kyuba no michi (Mã và cung đạo). Những cây cung cổ kiếm thấy được bên Nhật có từ hơn 6000 năm. Lúc đầu, cung được dùng bởi những thợ săn và lính bộ, nhưng từ từ được áp dụng cho kỵ binh vào khoảng thế kỷ thứ 4.


Từ thế kỷ thứ 10 trở đi, nhiều trận độ sức bằng cung tên đã bắt đầu giữa kỵ binh. Mỗi địch thủ bắn 3 phát. Nghi lễ này bị quên bãng trong thời kỳ binh lửa Muromachi (1334-1573). Tới thế kỷ thứ 16, với sự hiện diện của súng đạn nhập cảng từ Bồ đào Nha, cung tên trở thành vô dụng và khg được sử dụng ngoài chiến địa nữa.



Tới thế kỷ thứ 17, trong giai đoạn hoà bình của vương quốc Nhật, dưới sự thúc đẩy của Shogun Tokugawa Yoshimune, thầy Ogasawara Heibei Tsuneharu phổ biến lại phong trào này. Dụng ý của Shogun T. Yoshimune là có 1 chương trình đào tạo kỹ năng tập trung tư tưởng, kỷ luật và sự tinh tế cho những samourai trong thời bình.






Cung của Nhật bản, cũng như cây Katana, là 1 vũ khí duy nhất, khác hẳn những loại cung ở mấy nơi khác. Cây cung rất lớn và hoàn toàn khg đối xứng. Nơi nắm cung khá thấp nên vũ khí đó rất khó dùng.

Nghi lễ dùng cung, khi đứng dưới đất (Kyudo) hay khi cưỡi ngựa (Yabusame) là 1 truyển thống rất thanh lịch và thanh tao, bắt nguồn từ đạo Zen.





Chiến tranh Genpei (1180-1185) giữa 2 thị tộc Heike và Genji có rất nhiều sự kiện oai hùng còn tồn tại tới ngày nay. Trong trận đánh Yashima, phái Heike thua trận và phải rút quân bằng đường bể. Trong khi chờ gío suôi chiều, phái Heiki phải đương đầu với kỵ bing Genji ở trên bờ. Trong 1 cuộc thách thức hào hiệp, nhóm Heike đã cột 1 cái quạt giấy làm bia và cheo lên đầu cột buồm.


Kiếm sĩ Nasu Yoichi nhận sự thách thức đó và phi ngựa xuống biển để bắn cái bia quạt đang lắc lư theo nhịp sóng. Tên của hắn đã trúng đích và 1 tiếng reo hò vang lên từ cả 2 phe. Sau đó kiếm sĩ đó được thưởng và lên chức quan (Daimyo. Daimyo là những quan có thu nhập hơn 50.000 bị gạo).






Trường phái Yabusame


Có 2 trường phái chính trong lịch sử Yabusame. Takeda ryu và Ogasawara Ryu.

Trường phái Takeda ryu là trường phái lâu đời nhất, được Minamoto Yoshiari thành lập vào thế kỷ thứ 9 dưới sự lãnh đạo của vua Uda.

Trường phái kia, Ogasawara Ryu, được Ogasawara Nagakiyo thành lập vào thế kỷ thứ 12 dưới sự chỉ dạy của shogun Minamoto Yoritomo.

Cho tới giờ, 2 trường phái này vẫn còn " ganh " nhau và bên nào cũng nói mình là chính gốc.





Trường phái Takeda ryu dạy Kyuaba-jutsu, kỹ thuật cưỡi ngựa bắn tên. Ngoài kỹ thuật này ra, takeda ryu cũng chỉ cách dùng thương Naginata và kiếm khi cưỡi ngựa. Phái này đã cộng tác với rất nhiều hãng phim và chương trình truyền hình. Mấy phim nổi ting nhất, nên ghi nhận " 7 samourai " và " Kagemusha " của Akira Kurosawa.


Tài tử diện ảnh Toshiro Mifune, cũng là 1 học trò của phái này.



1 nghi lễ đầy mầu sắc



Kỹ thuật cưỡi ngựa bắn tên

Thật ra kỹ thuật cưỡi ngựa bắn tên này được truyền từ thời xưa tới nay trong trường phái Takeda ryu bao gồm 3 kỹ thuật: Yabusame, Kasakage và Inuoumono.

Takeda ryu là trường duy nhất dạy 3 kỹ thuật theo truyền thống và có tính chất lịch sử này của thời kỳ Yorimoto.

Yabusame được coi như 1 nghi lễ long trọng từ thời kỳ Kamakura và Muromachi. 2 kỹ thuật kia bớt nghi thức hơn và được "thực chíên" hơn.

Nghệ thuật Kasagake khó hơn Yabusame. Nhiều người gọi Kasagake là " bắn nón tre ". Những tấm bia bị che bởi 1 hàng rào tre và người kỵ binh chỉ có thể nhả tên khi hắn thẳng góc với tấm bia. Khi phi ngựa, thời gian để bắn chỉ là một tích tắc.

Tại sao Kasakage lại khó như vậy và tại sao lại gọi là bắn nón tre? Hồi xưa, lính mặc giáp che hết cơ thể. Chỉ có 1 chỗ hở duy nhất là mặt và đầu cũng đội nón. Chính vì vậy người dùng tên chỉ có 1 thời gian rất ngắn để nhắm và bắn vô mặt, ngay dưới non (Mabisashi)








Để tập Kasakage, trường Takeda có nhiều cách tập. Bia đủ cỡ được gắn khắp mọi nơi chứ khg phải ở 1 độ cao nhất định.

Theo lịch sử Nhật, nghệ thuật bắn cung của Nhật được rèn luyện rất chu đáo và bắn rất chính xác. Trong 1 trận chiến quanh hồ Biwa, kiếm sĩ Yoshinaka Kiso đã bị bắn ngay giữa 2 mắt khi ông quay đầu sang nói chuyện với nguyên xoái Kanehira Imai. Xạ thủ là 1 chuyên gia về Kasagake. Sự tích này đã được vẽ lại trên 1 tấm màn. 1 nhân vật nổi tiếng khác, Yoshisada Nitta cũng qua đời trong 1 trường hợp tương tự trên 1 cánh đồng ở Hokuriku.

Kỹ thuật Inuoumono bây giờ khg còn được tập nữa vì quá dã man. Thời xưa, kỹ thuật này là thực chiến nhất vì người kỵ binh vừa phải cưỡi ngựa và bắn địch quân đang di động. Trong kỹ thuật này người xử dụng cung phải bắn tên vào 1 số bia di động ở mọi hướng, trước, sau, phải, trái. Chỉ có 1 hướng khg bắn được là góc 90 độ với tay cầm tên.

Hồi xưa khi tập Inuoumono, các kỵ binh thả cỡ 10 con chó ra và rượt bắn mấy con chó đó. Lúc đầu thì họ bắn chết chó, nhưng về sau họ "nhân đạo" hơn nên khg dùng tên với mũi nhọn mà dùng tên với mũi tròn và cũng mặc "giáp" cho chó. "Giáp" này là mấy cái áo vải độn rơm cho chó đỡ đau ...




Những Samourai của thời thượng cổ cũng rất thích săn bắn. Đối với họ, khi bắn trúng 1 con mồi như nai, heo rừng cũng khg khác gì giết 1 địch thù. Thử thách của họ khg phải chỉ bắn chết 1 con thú rừng khg, nhưng phải bắn ngay chỗ hiểm.



Tuy khg còn thi đua nữa nhưng kỹ thuật này vẫn còn được dạy ở trường phái Takeda ryu.





Nghi lễ


Có nhiều nghi lễ Yabusame, nhưng cái chính là nghi lễ của phái Takeda ryu được tổ chức mỗi năm vào tháng 4 ở Kamakura, trong đền của phái Minamoto. Đền này được xây vào năm 1063 cho " thần chiến tranh " (war god).

Khg ai biết rõ những lý do đã đem tới những nghi lễ này. Có nguồn thì nói là để khuyến khích samourai xử dụng cung, người khác thì nói là để kỷ niệm ngày Minamoto được thăng chức Shogun.

Nghi lễ Yabusame cũng như nghi lễ Sumo, có 1 truyền thống bắt nguồn từ nghi lễ Shinto. Nghi lễ này rất tỷ mỉ và có mục đích để được sữ che trở, phù hộ của các thần thánh. Hiện tại, hầu như chỉ còn những người chú giải mới hiểu được ý nghĩa những nghi thức phải làm trước và sau khi bắn cung. Những người đi coi thì chĩ tới với mục đích chiêm ngưỡng cái vẻ huy hoàng của nghi lễ.



Nghi lễ đại thần


Từ sáng sớm, người ta thấy mấy giáo sĩ Shinto làm đủ mọi nghi lễ. Tới khoảng 10g sáng, những kỵ binh bắt đầu tập dượt. Họ phi ngựa trên trường đua dài từ 208 đến 255m, xong từ từ họ bỏ dây cương ra và làm bộ bắn cung với tay khg, xong với cây cung nhưng khg có tên.





Sau 2g tập như vậy thì họ ngừng để nghỉ mệt trong vòng 1 tiếng để ăn trưa và cho ngựa nghỉ. Lúc này là lúc du khách bắt đầu tấp nập tới coi nghi lễ chính thức.





Tới khoảng 1g trưa, giáo sĩ chính bắt đầu nghi lễ bằng cách dẫn chưởng môn Takeda ryu và tất cả những thí sinh (ite) dự thi hôm đó đi khắp trường đua ngựa.





Tất cả nghi thúc, trang phục thanh lịch và phong nhã cũng như cung sử dụng thời nay khg thay đổi so với nghi lễ đầu tiên vào năm 1187. Nghi lễ thật là đẹp mắt. Những thí sinh, trong bộ võ phục với Hakama, kiếm Katana đeo ở eo, tượng trưng cho những thế hệ hiệp sĩ đã lư truyền nghệ thuật này.





3 tấm bia gỗ, Shiki no mato, được gắn dọc theo trường đua. Những tấm bia đó được gắn ở cao độ tượng trưng cho1 yếu huyệt của một kỵ binh, : đầu hay mắt, khoảng 2m trên mặt đất, ngay dưới nón. Bia đầu tiên được gắn 30m từ lúc khởi đầu của trường đua, bia thứ hai, 75m sau bia đầu và tấm bia chót cũng 75m sau tấm bia thứ 2.





Trong nghi lễ của trường phái Takeda ryu, những bia đó được bao bởi 1 bó hoa gỉa. Lý do rất giản dị.




Thời xưa, được tham dự vô nghi lễ Yabusame là cả 1 vinh dự. Những người được mời tham dự toàn là dũng sĩ, và thất bại trong cuộc đua này đối với họ là một điều nhục nhã mà chỉ cò harakiri mới có thể tảy sạch.

Để tránh việc tự sát, những bó hoa đó đã được gắn chung quanh tấm bia, và trúng hoa cũng được coi như là trúng bia.




Một truyền thống tỉ mỉ với cả ngàn chi tiết


Người kỵ sĩ sẽ cho ngưạ phi nhanh 1 lần và khi vòng lại, lúc đó họ mới bắn. 3 mũi tên được bắn liên tiếp và khi mũi tên chót vửa bắn ra xong họ thắng ngựa ngay. Khoảng cách chỉ vỏn vẹn 208-255m. Từ lúc phi ngựa tới lúc bắn xong 3 mũi tên, thời gian khg quá 20 giây.


Mỗi nhóm thi gồm 5 kỵ binh. họ thay phiên nhau phi ngựa và bắn, mỗi người phi 3 lần. Sau 3 lần đó, bia sẽ nhỏ gấp đôi và họ lại thi 3 lần nữa cho tới khi tấm bia chỉ còn là 1 cái đĩa đất với đường kính là 9cm. Khi xong hết, mọi người xếp hàng 1 cưỡi ngựa đi về.





Mỗi lần 1 tấm bia bị bắn trúng và vỡ nát, khán gỉa nhiệt tình ủng hộ. Tuy khg biết gì nhiều về phong tục nhưng họ biết là khg dễ. Những người kỵ sĩ này khg nhét chân vào bàn đạp ở yên ngựa mà chỉ đặt chăn lên đó thôi.






Họ làm vậy vì hồi xưa, họ nhiểu khi phải nhẩy xuống ngựa để tiếp tục chiên đấy với kiếm. Họ điều khiển ngựa với đầu gối ngay từ lúc đầu, và tác xạ cung của họ phải rất chính xác. Vì câu cung dài nên khi bắn, họ phải làm 1 động tác rộng, kéo tên tới tai và bắn trong 1 thời gian rất ngắn.


Như đã nói, chỉ những kỵ sỹ giỏi nhất mới được mời tham dự lễ này. Thời nay, nhũng người tham dự xứng đáng được mọi người kính trọng. Củng nên nhắc lại là loại ngựa được dùng bây giờ khg phải là ngựa thường mà là ngựa đua khi về hưu. Loài ngựa này khg dễ điều khiển tí nào hết.


Nghi lễ Yabusame thời nay thu hút tất cả mọi người. Từ dân thường cho tới quốc khách. Tổng thống Bush, hoàng tử Charles đều đã tham dự 1 buổi Yabusame.


Trường phái Osawagara thì làm lễ này vào khoảng tháng 11. Đạo lễ này, ngoài ý nghĩa cầu xin chiến thắng, cũng là lễ được mùa, tương đương với thanksgiving bên Mỹ.

Đạo lễ này khg có 1 ngày chính thức và được tổ chức tại nhiêu nơi với nhiều ngày khác nhau. Nhửng lễ này là 1 dịp để mọi người đi ngược thời gian và trở lại quá khứ. Tuy được tổ chức tại nhiều nơi với nhiều ngày khác nhau, buổi lễ chính thức là lễ do trường phái Takeda ryu tổ chức.





Ngày nay, Yabusame đã mở cửa cho phái nữ. Có khá nhiều "của quí" tham dự những giải đó.






Cung

Cung dùng trong những kỹ thuật này là cung dùng ngoại trận địa (Daikyu). Cung được làm từ nhiều mảnh gỗ hoặc tre cột và dán lại với nhau và được cột chặt lại với cây mây cho chắc, và dài từ 2.20 tới 2.70m. Để khg bị thấm nước, cậy cung được sơn mài.





Sợi dây của cây cùng được làm từ sơ của cây gai dầu hay cây gai và chộn chung với chất sáp. Những sợ dây cung này được làm bởi 1 số người chuyên nghiệp và có đủ loại hạng: mềm, cứng, dãn ...Có ca dẩy cung làm bằng chỉ tơ nữa, nhưng loại này chỉ để dùng trong nghi lễ.





Tùy theo nguyên liệu dùng để làm cây cung, sưc ép khi giăng cung vào khoảng 35-90 lbs nên người bắn cũng phải có chút sức mới dùng được.


Môn võ cưỡi ngựa bắn cung này thật ra có nhiều kỹ thuật hơn 3 kỹ thuật đã nêu. Những kỹ thuật khác gồm có:


Uchimari: được coi như là nguồn của trò chơi Polo bên Anh
Sukuimari: 1 trò chơi giống đá banh nhưng dùng ngựa và trái banh bằng vải và phải thẩy vô gôn.
Bajyouyari, Naginata, Tachi-uchi : 2 người cưỡi ngựa song song và dùng vũ khí đánh nhau. Những loại vũ khí được dùng gồm có: kiếm, thương (Yari) và naginata


Yari




Naginata