Kết quả 1 đến 6 của 6

Chủ đề: Mất bao lâu để định hình kỷ thuật cá nhân?

  1. #1
    nhhung
    Guest
    Theo các bạn thì phải mất bao lâu để định hình kỷ thuật cá nhân trong Aikido (xét kỷ thuật cá nhân là một phong cánh của riêng người thực hiện)? Có người từng nói là 10 năm, nhưng tại sao các sensei như Mochizuki sensei, Shioda sensei,Toihel sensei lai mất ít thời gian hơn? Phải chăng là vị họ đã có một quá trình tập luyện võ thuật lâu dài trước khi đến với Aikido? Ý kiến của các ACE trong hiepkhidao.com thế nào? Xin cho biết với!

  2. #2
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Khg hiểu câu hỏi của nhhung!

    ý là muốn nói đúng kỹ thuật? nhhung nói rõ hơn được khg?
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  3. #3
    nhhung
    Guest
    Sorry anh Aiki, có lẽ tôi viết tối nghĩa quá. Theo quan điểm của tôi kỷ tuật sẽ có 2 đạng. Một là kỷ thuật chuẩn, 2 là kỷ thuật cá nhân.
    Kỷ thuật chuẩn căn bản là những kỷ thuật mang tinh bao quá, chung nhất ví dụ như các phương pháp làm mất thăng bằng của anh đã post lên đấy. lấy ví dụ các kỷ thuật chuẩn giống như là các vật liệu như gạch, sắt, thép, xi măng dùng để xây nhà. Khi một người mới bước chân học vào thì việc đầu tiên là phải dạy cho họ biết nhận biết, sử dụng các vật liệu ấy, dạy cho họ biết cách xây nhà thế nào, cho họ xem ngôi nhà mẩu để từ đó mà học cách xây.
    Nhưng một người thợ xây lâu năm dần dần họ sẽ tích lũy được vốn kiến thức riêng của họ về nhận biết sử dụng vật liệu, họ sẽ có cách xây nhà riêng của họ trên nền tảng những điều căn bản nhất. Đó cũng chính là quan điểm của tôi về kỷ thuật cá nhân (hoặc là phong cách cá nhân), đó chính là giai đọan một người sau khi đã thành thục những kỷ thuật căn bản rồi thì họ sử dụng những kỷ thuật đó theo một phong cách của riêng họ.
    Chủ đề nầy tôi muốn tham khảo đó là mất bao lâu để có thể bắt đầu thể hiện phong cách cá nhân đó?

  4. #4
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Tui nghĩ là cỡ 2-3 đẳng trở đi là định hình phong cách riêng của từng người tùy theo thể trạng, tâm tánh. Phong cách riêng cũng giống như quá trình trưởng thành của một người. Sanh ra, lớn lên, trưởng thành, già nua.... Phong cách đó còn tùy thuộc vào bao nhiêu sư cố trong đời của người đó nữa. Có khi giữa chừng qua Thái Lan giải phẫu đổi giới tính cũng chừng. :biggrin: :laugh:

    Mấy ông "đại sư" đó học sáng học tối thì mau hơn mình là phải rồi.
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  5. #5
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Có người từng nói là 10 năm, nhưng tại sao các sensei như Mochizuki sensei, Shioda sensei,Toihel sensei lai mất ít thời gian hơn? Phải chăng là vị họ đã có một quá trình tập luyện võ thuật lâu dài trước khi đến với Aikido?
    Đây là ý kiến cá nhân của tui, có thể có nhiều người khg đồng ý. Câu hỏi khó trả lời vì theo tui nghĩ, phải biết 1 ít lịch sử của HKD nói chung và sư tổ nói riêng thì sẽ thấy rõ hơn.


    Nếu đi ngược lại thời gian, các thầy mà Nhhung nêu đều bắt đầu tập HKD vào khoảng 193x. Lúc đó, xã hội Nhật nói chung rất còn bảo thủ.


    1- Các môn võ cũng rất ''kín! chứ chưa có mở ra cho mọi người như bây giờ. Những người dạy võ là chuyên nghiệp, sống về nghề võ. Muốn học võ với sư tổ phải có 2 người có tên tuổi bảo lãnh

    2- Bên Nhật lúc bấy giờ Judo và Kendo khá thịnh hành cũng như 1 số môn võ khác (ken jitsu, ju jitsu ...)

    3- Những học trò mà được nêu ra đều đã học những môn võ khác và đã có căn bản vững.

    4- Lúc bấy giờ thì chưa có võ tình thương gì hết. Tuy cách đánh có khác nhưng kết quả của đòn Aikido khg khác gì aikijujitsu của thầy Takeda, có nghĩa là địch thủ bị hạ đo ván. Võ lúc đó khg được coi như bây giờ: võ là 1 nếp sống, là 1 phần của cái thuyết võ sĩ đạo chứ khg phải là thể thao.

    5- Cái khái niệm MTB và võ tình thương thì chưa có. Những khái niệm này là từ đạo chủ đời 1 Kisshomaru đem tới. Lúc đầu sư tổ khg chấp nhận nhưng nhờ kiên trì và có thể vì già nên sư tổ mới đổi ý. (việc này sẽ dược đăng trong bài nói về thầy Chiba vì thầy là người đã nhắc tới việc này)

    6- Sư tổ có rất nhiểu, có thể nói cả ngàn học trò (học từ vài ngày tới cả năm), nhưng những người là 1 số rất ít võ sinh thiên phú đã nổi tiếng và trở thành 1 vài vị lãng đạo của 1 vài hệ phái.



    Chính vì những lý do nêu trên, chúng ta khg thể ví thời gian tập của các thầy thời đó với bây giờ.

    Yoshinkan của thầy Shioda nổi tiếng là "mạnh bạo" nếu so với Aikikai thời nay, nhưng nếu só với aikido thời sư tổ thì tui khg nghĩ là mạnh bạo gì hết. Nếu ai có dịp coi mấy clip của thầy Abe thì sẽ hiểu những gì tui nói.

    Yoseikan với thầy Mochizuki cũng tương tự. Thầy là học trò ruột của sáng lập viên Judo và cũng có học 1 số võ khác. Cách đánh của Yoseikan 196x và bây giờ khác rất nhiều. 196x (hiệp khí nhu thuật VN) thì mạnh bạo, atemi ... còn bây giờ thì nhẹ nhàng hơn.

    Khi đã có căn bản vững, các thầy với thời gian và cảm nghĩ sẽ chế ra đòn mới và đổi cách đánh. (đọc bài mà tui đã biên về thầy Muchizuki hay Yoseikan thì sẽ thấy) Khi càng lớn tuổi họ sẽ khg đánh như lúc còn trai tráng, nhưng hiệu quả thì chẳng kém, nhiều khi còn nguy hơn nữa.

    Đó là về phần so sánh với các thầy.



    sẽ trả lời tiếp sau. Hết gìơ nghĩ rùi, phải đi làm ...
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  6. #6
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Vừa ăn vừa trả lời :laugh: :laugh: :laugh:

    Theo các bạn thì phải mất bao lâu để định hình kỷ thuật cá nhân trong Aikido

    HKD bây giờ, bao lâu thì hiểu rõ căn bản? Việc này thì tùy cá nhân, tùy "lò"/ võ đường hệ phái và tùy từ ở xứ nào.

    Nếu muốn dùng HKD như võ cương kiểu như hiệp khí nhu thuật, thì cỡ 3-4 năm thì đủ. Người mà đã có căn bản võ rồi thì 1-2 năm cũng có thể. Đây là khg có khái niệm MTB gì hết. Đó cũng là thời gian của HKD để thuộc đòn.

    Tất cả là tùy võ sinh và HLV. Bên Nhật, ushideshi và võ sinh thường đều học cùng 1 đòn, nhưng cách chỉ dạy thì thật là khác. Cách chỉ cho 1 người để "truyền bá" môn võ sẽ khác 1 võ sinh ghi tên học như 1 môn thể thao (tui sẽ post 1 bài nói vể chuyện này trong giai thoại thầy Tissier).

    Tui khg muốn nói theo đai hay dan vì thời gian lấy Dan rất khác: trung bình bên VN hay Nhật khoảng 3-4 năm lên shodan, bên Mỹ thì 6-7 năm. Aikido kiểu MTB, cần thời gian nên tui nghĩ là nếu khg được tận tâm chỉ như với ushideshi thì lộ trình học sẽ như sau:

    - Bậc 1: 1-4 năm thuộc đòn và bắt đầu hiểu căn bản
    - Bậc 2: thêm 3+ năm nữa để áp dụng căn bản vô đòn, trình độ sơ đẳng. áp dụng còn nhiều sơ hở
    - Bậc 3: thêm 4+ năm nữa cho thấm vô máu: cảm nhận được mình đánh sai và khg cần suy nghĩ khi ra đòn.
    - Bậc 4: cuộc đời còn lại để làm cho nhuyễn

    Cái mộc là hiểu được căn bản và biết cảm nhận: Tới đó rồi thì sẽ tiến bộ nhanh. Những gì tui mới ghi này là kinh nghiệm cá nhân thôi và với điều kiện là võ sinh tập hoài. Cái khổ là rất nhiều người tới 1 lúc nào đó tưởng mình hiểu hết rồi và khg tập nữa.

    Chính vì vậy nhiều người đã tới cấp 3 hay 4 nhưng vì khg tập nên trở xuống cấp 2. Dao bén tới đâu thì sau 1 thời gian thì cũng sẽ cùn. Võ cũng vậy.

    Kinh nghiệm này rút trong lúc đi seminar và tập với nhiều người. Khi làm uke cho ai có căn bản vững, tuy họ khg mạnh tay nhưng mình sẽ cảm nhận cách đánh của họ liền. Có rất nhiều người mang 4-5-6 dan mà tui đã tập chung, nói thật là tui khg nể lắm. Họ quăng tui rầm rầm nhưng tui cảm nhận được nhiều sơ hở. Ngược lại có nhiểu người mang 2-3 dan nhưng tui rất phục.

    Phần MTB, có thầy nói, có người thì nín thinh. Có rất nhiều người khg thể cát nghĩa được, họ học khá lâu và đòn khá trôi chảy. Họ đánh rất đúng, khg thấy sơ hở, nhưng họ khg biết tại sao! chắc thiên phú quá ...

    Mấy bạn cho biết ý kiến, cho biết cảm nhận khi tập đi.
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •