Trang 4 của 4 Đầu tiênĐầu tiên ... 234
Kết quả 31 đến 39 của 39

Chủ đề: Sankyo !!!

  1. #31
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    349
    Thanks
    1
    Thanked 4 Times in 3 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi David

    Khóa Sankyo & Nykyo, trước kia tập mấy đòn này David không để ý tại sao khi khóa kết thúc Sankyo khác với Nykyo :isad: . Thầy dạy cũng không giải thích mà mình cũng không hỏi, không nghiên cứu thấu đáo. Nay post vấn đề này lên để hỏi các anh em. Mong nhận được sự chỉ giáo.

    Thân
    Hơn 10 năm trước có một người hỏi tôi về vấn đề nầy, bây giờ David là người thứ hai.
    Lý do rất đơn giản, khi dùng đúng khóa, chỉ có 1 động tác chuyển tay là vào khóa ngay (performance's reason). Bình thường, khi mới học khóa, võ sinh hay rề rà, cà kê dê ngổng, nên không thấy được sự khác nhau về bao nhiêu thao tác cần thiết. Khi khóa giỏi, lúc Uke té xuống, Uke bị khóa ngay tức khắc.

    Các anh em tự nghiên cứu lấy để xem làm sao chỉ cần chuyển tay 1 lần nếu dùng đúng khóa.

    Thân

  2. #32
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    11
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Dựa theo những tấm hình minh họa của anh Zen tôi thấy đòn Nikyo dùng để khóa khủy tay và đòn Sankyo dùng để khóa cổ tay. Cả hai thế, Nage đều phải giữ cánh tay của Uke sát vào người của mình để xiết (xoay theo thân mình) nhưng điều này rất hiếm, Uke thường bị "bẩy" nhiếu hơn!! và một điểm trong đòn Sankyo nếu tôi không lầm là Nage nắm bàn tay Uke chứ không phải là cổ tay.

    Thân,

  3. #33
    psi_ops2001
    Guest
    theo psiops nghĩ thì sankyo và nikyo khi khóa thì đều nhằm vào sương vai của uke chứ ko phải cổ tay đâu , sankyo thì quay vai ,còn nikyo thì dùng cả người vừa xoay vừa đè xuống !! uke nào chịu nổi 2 khóa này thì là chùm rồi :bigsmile:
    có gì mấy anh chỉ bảo em thêm nha
    Thân:bigsmile:

  4. #34
    NoSkirt
    Guest
    Trích dẫn Gửi bởi psi_ops2001
    !! uke nào chịu nổi 2 khóa này thì là chùm rồi :bigsmile:
    Thật sự mà nói không ai có thể chịu nổi các khóa này khi ta muốn bẻ cho gãy:madflame: Có điều em thấy nhiều ngưới khi thực hiện sankoy thường quên khá nhiều chi tiếc tạo cơ hội cho uke phản lại khi vô đòn :
    1. Với cách vô trực tiếp nage lại đứng quá cáo khi lòn wa tay uke, sẽ làm bản thân mất thân bằng cũng như uke rất dễ phản đòn vì quá gần mà uke chưa mất thăng bằng; ý kiến riêng của em là kéo uke ra khỏi trục làm mất thăng bằng đồng thời hạ thấp trọng tâm lòn qua tay uke.
    2 . Vai của nage gồng cứng : do đó tất cả các lực phát ra đều tồn ở vai làm vai nhô rất cao nhưng kô có tác dụng không chề uke;theo em thả lỏng vai , vẫn thấp trọng tâm đổng thời xoay trục chính của mình và giữ tay uke ở giữa tâm.
    2. Trong lúc cố đưa tay uke vào trục chính thì lại để cái đầu mình ngay cùi chỏ uke (nát gáo như chơi); nên giữ tay uke có khoảng cách tương đồi tránh đưa mặt hoặc đầu gẩn cùi chỏ uke.
    3. Không tập trung phát lực khống chế nơi cổ tay mà chỉ tập trung cố nâng tay uke lên mà thôi ; tập trung lực xoắn ốc theo phương chéo lên hướng ra sau lưng uke và tận dụng lực xoay trục của người và lực cổ tay .
    4. Khi kết thúc đòn đa số chỉ tập trung vào lực kéo xuống, hạ xuống mà thả lỏng lực khống chế ở cổ tay uke=>uke thoát khỏi kiểm soát và lấy lại thăng bằng ; nên kết thúc như mọi người nói giống chém kiếm xuống nhưng phải luôn duy trì lực khống chế ở cổ tay đồng thời tenkan lấy tay còn lại vào thế đè (tay phải thẳng dồn toàn bộ trọng lượng lên uke)để uke nằm ở vi trí mình muốn.
    5. Khi khóa lại quỳ cách xa uke nên uke có lể lăn ngang và bật dậy hoặc ngồi quá thấp so với đầu uke ; Khi khóa quỳ sát phần trên uke , một chân ở trị trí cổ uke sao cho vai uke ngay trục chính tâm nage và người luôn hướng về phía trước khoảng 10->15 độ .
    Ở đây là vài nhận xét cũng như góp ý của NoSkirt. Mong các đại sư ca cho nhận xét,góp ý cùng em, và các bạn mới tập hay đang tập nghiên cứu thêm.
    thânimp:

  5. #35
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi fourever
    Hơn 10 năm trước có một người hỏi tôi về vấn đề nầy, bây giờ David là người thứ hai.
    Lý do rất đơn giản, khi dùng đúng khóa, chỉ có 1 động tác chuyển tay là vào khóa ngay (performance's reason). Bình thường, khi mới học khóa, võ sinh hay rề rà, cà kê dê ngổng, nên không thấy được sự khác nhau về bao nhiêu thao tác cần thiết. Khi khóa giỏi, lúc Uke té xuống, Uke bị khóa ngay tức khắc.

    Các anh em tự nghiên cứu lấy để xem làm sao chỉ cần chuyển tay 1 lần nếu dùng đúng khóa.

    Thân
    Nếu vậy khóa Nikyo nên giống Sankyo. Bàn tay của Nage đang giữ bàn tay của Uke thì giữ lưôn cho rồi. Đổi làm chi cho mất công.

    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  6. #36
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    349
    Thanks
    1
    Thanked 4 Times in 3 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi NgDaLat
    Nếu vậy khóa Nikyo nên giống Sankyo. Bàn tay của Nage đang giữ bàn tay của Uke thì giữ lưôn cho rồi. Đổi làm chi cho mất công.
    Khi đánh đòn Nikkyo, nếu nhìn theo hình trên, bàn tay phải của Nage nắm vào bàn tay trái của Uke, lực xoắn tay nầy đủ để cho Uke ngả xuống đất, lúc vào khóa thì lực xoán tay đó đã đi hết đà (end of the stroke), nên Nage cần chuyển bàn tay trái của Uke sang cánh tay trái của mình. Nếu Nage muốn dùng khóa sankyo, thì phải thả tay trái của Uke ra để di chuyển bàn tay phải của mình vào vị trí mới để có thể khóa sankyo hiệu quả. Mổi khi thả tay Uke ra là mình tự tạo sự sơ hở và cơ hội cho Uke phản đòn.

  7. #37
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Saigon, Vietnam
    Bài viết
    331
    Thanks
    19
    Thanked 14 Times in 9 Posts
    Cũng như các môn võ thuật khác, khi thực hiện các kỹ thuật võ sinh phải tập trung từ lúc bắt đầu cho đến lúc kết thúc. Các khóa kết thúc của Sankyo và Nikyo có sự khác nhau do đòi hỏi có sự duy trì áp lực khống chế Uke cho đến khi kết thúc đòn, tránh sơ hở trong những thời điểm khóa.

    Nếu để ý kỹ khóa kết thúc Sankyo và Nikyo tạo tay của Uke ở những vị trí khác nhau:
    - Với Sankyo : Tay của Uke úp xuống mặt đất
    - Với Nikyo: Tay của Uke ngữa lên trời

    Như anh Fourever nói ở trên không thể dùng khóa kết thúc Sankyo cho Nikyo vì lúc đang khống chế Uke ở Nikyo để chuyển sang kết thúc giống khóa Sankyo (chuyển từ lòng bàn tay Uke từ ngữa sang úp) sẽ có 01 khoảng thời gian Nage không tạo được áp lực khống chế Uke do vậy sẽ sơ hở và dể bị phản đòn.

    Còn với khóa kết thúc Sankyo (như hình trên), khi chuyển tay phải sang tay trái để khóa áp lực khống chế Uke vẫn duy trì và chỉ kết thúc khi Uke "đập tay" chịu thua. Nếu ở đòn Sankyo mà sử dụng khóa kết thúc của Nikyo thì tay của Uke không bị khống chế (do bàn tay Uke úp xuống mặt đất, không bị tréo nên Uke rất dễ phản đòn).

    Túm lại theo em, do đặc thù khóa của mỗi đòn và yêu cầu duy trì áp lực khống chế Uke từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc đòn mà Nage phải dùng kỹ thuật khóa Nikyo, Sankyo cho từng đòn tương ứng.

  8. #38
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Cách đây không lâu, có đi seminar với thầy Chiba. Lần này thầy chỉ 1 số chi tiết về Sankyo. Những chi tiết này tuy đã biết nhưng cũng nên nhắc lại.

    Thường thường Sankyo thì rất nhiều người nắm tay và đứng như hình sau.





    Nếu mà nắm tay sankyo như hình trên thì với uke có kinh nghiệm, hay to con và khoẻ hơn Nage, sẽ rất dễ bị phàn đòn như sau :


    A- Uke quay và thọt cùi chỏ vô lưng Nage






    B- Hay hạ cùi chỏ tay bị nắm và dùng tay kia đầy vô mặt Nage và Uke có thể đánh Sankyo lại






    Dể tránh bị phản như vậy, thầy Chiba nhắc những chi tiết sau :



    1- lúc nắm tay, nên nắm ngón tay cái của Nage như hình sau








    2- cùi chỏ sát vào người, để tay ngay trước ngực chứ khg nên đưa ra quá xa hay quá cao... và vừa xoay hông ra phía sau, vừa xoay cổ tay và vừa bóp ngón tay cái .... bảo đảm uke sẽ ngoan ngoãn theo liền ....


    Nhớ là khi xoay thì uke phải xoay quanh Nage chứ Nage khg có di chuyển nhiều ...






    Clip sau là nhìn toàn diện cách đánh Sankyo của thầy Chiba





    Xin nhắc lại chớ nên đứng trước mặt uke như hình này vì có thể bị đá






    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  9. #39
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Saigon, Vietnam
    Bài viết
    331
    Thanks
    19
    Thanked 14 Times in 9 Posts
    Cám ơn anh Aiki nhiều.

Trang 4 của 4 Đầu tiênĐầu tiên ... 234

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •