Kết quả 1 đến 10 của 10

Chủ đề: Phương pháp tập thở A, Ê, I, Ô, Ư

  1. #1
    Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    32
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Đây là bài viết của Sensei Horizoe Katsumi mà Kumo rất tâm đắc. 5 phương pháp thở này ứng với 5 đường khí ứng ra 5 ngón tay, các phương pháp này được đặt tên theo 5 nguyên âm trong tiếng Nhật là A Ê I Ô và Ư. (bài viết này đã được Kumo post bên Forum AVS)



    Phương pháp tập thở A, Ê, I, Ô, Ư


    Ai cũng biết rằng đối với sự sống không có gì quan trọng bằng việc hô hấp. Nhưng vì đó là việc quá đương nhiên nên nó rất dễ bị xem nhẹ. Vì thế, người ta nói rằng ngày nay con người thường hô hấp không sâu nên hay ở trong trạng thái bị thiếu oxy.

    Người ta sống được là nhờ việc hít thở, đồng thời hít thở sâu cũng sẽ giúp xoa bóp các cơ quan nội tạng cần thiết.

    Phương pháp hô hấp bắt nguồn từ phương pháp hô hấp Yoga, và cho tới nay đã có hàng ngàn hàng vạn phương pháp hô hấp. Nhưng dù nắm được nhiều kiến thức mà chưa thực hành thì chúng sẽ vẫn bị coi như là chưa biết.

    Ở đây do thời gian có hạn, tôi chỉ xin trình bày 5 phương pháp để các bạn có thể thực hành. Giống như việc chúng ta có 5 ngón tay, sự hô hấp cũng thông qua 5 tuyến của cơ thể.

    Khi hô hấp, việc sử dụng trí tưởng tượng là đặc trưng của 5 phương pháp thở A, Ê, I, Ô, Ư này:

    1. Hô hấp A
    Giơ cao hai tay lên trời, vừa nói A vừa thở ra một cách nhẹ nhàng. Khi đó tưởng tượng nguồn "Khí" năng lượng tự nhiên từ trên trời đang truyền vào hai lòng bàn tay.

    2. Hô hấp Ê
    Hai lòng bàn tay úp xuống, duỗi thẳng ngang hông, rồi từ từ đưa tay ra phía trước. Đồng thời vừa tưởng tượng nguồn năng lượng từ đất đang được hút vào hai lòng bàn tay, vừa thở ra cùng với phát âm Ê.

    3. Hô hấp I
    Lòng hai bàn tay úp, vừa duỗi thẳng tay xuống với cảm giác như đang ấn tay xuống đất, vừa cố hết sức đưa gót chân lên. Lúc này, bạn hãy tưởng tượng bạn như một con chim đại bàng bay vút lên từ tảng đá, rồi hãy thở ra một hơi dài cùng với phát âm I.

    4. Hô hấp Ô
    Giang rộng hai tay, tưởng tượng như nước đang tuôn trào từ hai tay bạn, và thở ra cùng với tiếng Ô. Đồng thời, hãy tưởng tượng đầu ngón tay bạn đang kéo dài ra khoảng 100m để dù người khác muốn bẻ cong cũng không thể bẻ được. Khi đó nguồn khí trong bạn sẽ dần dần mạnh nên một cách không ngờ.

    5. Hô hấp Ư
    Hãy tưởng tượng trước mặt bạn có một quả bóng bay, đặt hai tay lên quả bóng đó (ngang tầm mắt), rồi vừa nhẹ nhàng ấn xuống phía dưới, vừa thở ra với tiếng Ư.

    Cuối cùng, đặt hai bàn tay ngang hông, nắm lại giống như chim ưng đang cắp cành cây, sau đó lật lòng bàn tay lại, rồi vừa đưa căng tay ra phía trước, vừa thở ra với tiếng UM

    (Tác giả: Horizoe Katsumi, Thầy sáng lập Aikido VJCC Shudokan.
    Trích "Aikido - Hiệp Khí Đạo" Chương 3, tr36)

  2. #2
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Bài này hay lắm Kumo

    Theo tui hiểu thì 5 âm thanh đó giống như là 5 âm thanh của 5 con vật nên cũng có bài tập gọi là ngũ cầm hí.

    5 âm thanh đó có âm lượng và tần sô đặc biệt để dao động 5 cơ quan tang phủ con người.

    Tuy nhiên để thực hành đúng các bài tập như trên phải có thầy hướng dẫn và rất khó học qua sách vở.

    Nếu Kumo không ngại. Bài này nên dời qua phần Khí đạo
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  3. #3
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Cách này mới nghe lần đầu và hay đấy!

    Có vài thắc mắc Kumo? Thầy không nói tới khi nào hít vô vậy? không dồn xuống đan điền? Cách Kumo nói đúng là 'dẫn khí bằng trí'!

    Cái này chắc là từ Yoga ra thật rồi! Vì chưa tập Yoga nên tui không hiểu thấu!:ihmm:

    Nhiều khi quá giản dị đâm ra khó hiểu. Để hôm nào gặp bà chị nuôi bên Mỹ hỏi thử coi. Bà ấy dạy Yoga!

    Không biết có 'thiền sư' nào là thành viên không, xin dẫn giải dùm! (nói nghiêm túc đó)

    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  4. #4
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Bài viết
    290
    Thanks
    0
    Thanked 5 Times in 5 Posts
    Tuy nhiên để thực hành đúng các bài tập như trên phải có thầy hướng dẫn và rất khó học qua sách vở.
    đúng là phải cần có thầy hướng dẫn, ít ra có người đứng kế bên để người ta biết là mình đang học hít thở. Chứ đứng một mình như aikikai ở nhà mà cứ A, Ê, I, Ô, Ư
    ---> bị chửi là khùng rùi đó
    :laugh:

    ..có kinh nghiệm gì nhớ chỉ tụi này nhe bé Kumo:iwink:
    Practice Make Perfect

  5. #5
    Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    32
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Kumo post qua hình minh họa cách thở A E I O U nhé. (Cái cô này chỉ đứng làm ngừoi mẫu thôi chứ tập Aikido có 1 tháng ah)





    Đứng vào tư thế giống như trong hình. Sau đó hít sâu rồi thở ra từ từ cùng với việc phát âm các chữ A E I O U một cách nhẹ nhàng. Phát âm nhỏ nhỏ để mình nghe thấy thôi ah (khỏi lo người khác tưởng mình bị đơ:tongue0: ). Mỗi khi thực hiện thì học cách tưởng tượng, thầy ko có nói là dẫn khí vào đan điền ra sao nhưng thầy nói là cảm giác khí (năng lượng) dồn về đan điền và giữ vững trọng tâm. Kumo vẫn tập cách thở này và thấy cũng được lắm.


    Có ai tốt bụng giúp Kumo chuyển bài qua bên khí đạo ko vậy ....hi hi hi Kumo ko biết làm
    :redface:

  6. #6
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Thì ra là cái này! Nghe Kumo tả bằng văn đã đoán là như vậy, bây giờ thấy hình thì chắc 100%.

    Bên tui cuối giờ cũng tập như vậy và cá nhân tui thì thở 4 nhịp, thấy khí nó chạy đầy người, nóng cả chân tay!

    Cám ơn Kumo post hình nhe!
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  7. #7
    Moderator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    65
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    mỗi lần là 1 lần hay có thể tiếp tục lại 1 chu kỳ vậy kumo?
    Sẽ ko có Aikido nếu Aikido chỉ là những đòn thế đơn giản

  8. #8
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    5
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    @ Kumo,
    Trong các hình tập thở của Kumo post lên thì hình minh họa thở Ô bị sai rồi (đúng là tập 1 tháng xong rồi nghỉ):bigsmile:. 2 cánh tay lúc này vươn sang 2 bên người và cạnh tay vuông góc với mặt đấy chứ không phải ngửa ra và thu gọn vào người như thế kia, khi đấy mới tưởng tượng là cánh tay vươn xa 100m được chứ. 1 lưu ý nữa trong quá trình thở đó là luôn có ý thức kéo cơ ở Hậu môn để tránh thoát khí, đồng thời cũng tránh bị "lòi....zom" trong quá trình luyện tập:biggrin:.

    Thường thì phương pháp này dùng khi kết thúc buổi tập, khi đấy võ sinh dùng để điều hòa và ổn định khí vì thế không tập theo chu kì mà chỉ làm 1 lần, tuy nhiên, nếu muốn tập theo chu kì chúng ta có thể tách động tác ra để tập. Trong 5 động tác này, 4 động tác thở A,E,I,O được coi là động tác tập luyện sự tập trung tư tưởng và thả lỏng nên có thể tập ở đầu buổi tập. Động tác thở U được coi là động tác hô hấp chủ đạo về hít thở và nén khí, vì thế động tác này có thể coi là động tác tập riêng để luyện hô hấp hoặc kết hợp thở nhiều lần trong tổ hợp 5 động tác thở trên. Cách thực hiện như sau: bạn tập hết 4 động tác kia, sau khi kết thúc động tác thứ 5 là U, bạn lại tiếp tục rút đều 2 tay lên trước mặt, vẫn ở tư thế bàn tay úp, tưởng tượng là quả bóng vừa xịt kia lại được bơm đầy hơi và đẩy cánh tay bạn đang đặt trên đấy lên, trong khi đó bạn sẽ hít thở theo nhịp đi lên của tay thông qua mũi, hãy tưởng tượng chúng ta đang hít 1 làn khói mỏng qua mũi, 2 kỹ thuật này được thực hiện nhiều lần phụ thuộc vào thời gian của bạn. Kết thúc 5 động tác thở, động tác UM sẽ kết thúc bài tập với mục đích nén khí chúng ta đã luyện tập ở Đan điền, vì thế bàn tay ngửa lên được úp xuống và thu sát vào 2 bên hông kèm theo hơi thở UM!.

    1 chút kinh nghiệm cá nhân đem chia sẻ với mọi người, hi vọng có ích!

  9. #9
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Chào bạn Iriminage mới vô diễn đàn!

    Cám ơn bạn chia sẻ kinh nghiệm với mọi người! Cách bạn nói thì rất đúng cho ai quen và biết cách nén hơi (đan điền, khép và mở hậu môn). Cái này là tùy theo cá nhân hay tùy CLB. Rất nhiều nơi chỉ chỉ cách hít thở dưỡng sinh nên không đả động tới nén khí và những cách thở đó không bắt buộc phải làm lúc khởi động hay cuối lớp!

    Thầy Tamura là 1 trong những thầy Nhật mà hay chú trọng tới cách thở, thầy làm những cách thở đó lúc khởi động cuối lớp luôn, chứ khg có phân biệt cách thở nào lúc đầu hay lúc cuối. Thầy Nhật ít khi nói tới nén khí hay mở/khép hậu môn lắm. Cá nhân tui chỉ thấy những người học võ ta hay tầu nhắc nhở tới chi tiết đó thôi.

    Cái mà hay được nhắc là khi

    1- hít hơi vô thì bàn tay mở lên,
    2- khi thở ra thì úp bàn tay xuống,
    3- Hít vô thì hít thật xâu và dài
    4- Thở ra thì thở hắt cho CO2 ra hết ...

    Mấy cái còn lại là hoàn toàn tùy vào kinh nghiệm của HLV, CLB ....

    Vài lời chia sẻ với mọi người!

    Thân

    :drinks: :drinks:
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  10. #10
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    5
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    @ anh aiki,

    Đúng là cách thở trên không giới hạn ở đầu buổi hay cuối buổi và những thông tin trên chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân từ sự hướng dẫn của Horizoe sensei, bao gồm cả việc nén khí và khép cơ hậu môn trong khi tập thở. Những thông tin trên dù sao cũng mang tính chất cục bộ của AVS, nhưng tôi nghĩ là những thông tin thú vị nên chia sẻ với mọi người cùng tham khảo. Có 1 điều nữa đó là cả trong động tác A,E,I mặc dù khác nhau ở tay úp và ngửa nhưng đều là động tác tưởng tượng thu khí qua lòng bàn tay, hơi khác với cách tư duy thở thông thường đúng không a?. Cái hay trong phương pháp thở này là người tập không cần hiểu quá sâu xa về đường dẫn khí theo cách tư duy của võ học Trung Quốc và thông thường, người tập chỉ cần hiểu và thực hiện những tưởng tượng dường như khá đơn giản để làm quen dần với cách tập khí. Cách triết lí thở này gần gũi với cách thở trong Yoga hơn thì phải:bigsmile:

    Thân

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •