Trang 1 của 4 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 38

Chủ đề: Võ và Đạo

  1. #1
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Mấy bữa nay đi lòng vòng thấy người ta nói về võ đạo nhiều quá. Muốn nhẩy vô bàn cho vui nhưng ... sợ. Sợ nói lung tung bi người ta đánh chạy không kịp. Dù sao HKD cũng nhiều ngưởi quen hơn nên mới dám mang ra bàn. Bàn mà cũng còn sợ sợ nên mang vô góc này để ai log in vô mới coi được.

    Vấn đề được đặt ra là một số bạn quan niệm võ là võ, Đạo là đạo. võ thì không có tình thương vớ vẩn gì hết. Đại diện cho nhóm đó có anh aiki, anh levan là các vi trưởng thượng của HKD. Còn một số người quan niêm trong võ có đạo hay trong đạo có võ gì đó. Đai diện cho nhóm đó là anh TYI, ông vo sư Chu Tất Tiến của Việt Báo.... và cuối cùng là O-Sensei.

    Tui đang đứng giữa và phân vân không biết nên hùa theo ai. Hùa theo O-Sensei sơ vô đây bị anh Aiki anh Levan đỉi`. Hùa theo anh aiki thì không lẽ O-Sensei nói ... dóc nên mang ra đây bàn luận.

    Trước khi bàn thì ta phải hiểu những vấn đề ta đang bàn là gì. Ở đây chỉ có hai chữ. Chữ Võ và chữ Đạo

    Võ: Võ thì hầu như ai cũng mường tượng là gì. Đó là tập hơp các chiêu thức để khống chế hay đả thương người khác....

    Đạo: Vậy đạo là gì? Đạo có phải là đạo giáo như đạo Khổng, Phât, Chúa, Hindu..... Hay Đạo là mấy chữ Nhân, Lễ , Nghĩa, Trí, tín như ông võ sư Chu Tất Tiến nói.

    Xin các ban góp ý.
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  2. #2
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    NgDalat hiểu lầm tui và anh Levan rùi đó nhe! Biên kiểu như vậy thì người khác tưởng tui là dân vũ phu rồi đó:blink: :blink: :focus: :focus:

    Khi tui nó "võ là võ chứ khg có võ tình thương gì hết" là tui muốn nói tập 1 cách thực tế và nếu phải xài thì khg nương tay gì hết. Việc này khg có dính líu gì tới Đạo hết. Tập võ mà cứ nghĩ làm người ta đau thì sẽ chả học được gì hết!!! :laugh: :laugh: :huh: :huh: Ra ngoài đường, lỡ phải dùng võ mà còn kiểu nương tay hay sợ người ta đau là bị đánh phù mỏ đó! Kinh nghiệm cá nhân tui nói là khg ra tay thì thôi, khi ra tay là phải hạ gục địch thủ càng sớm càng tốt. Muốn hạ gục địch thủ mà khg tập đàng hoàng thì là chuyện thiên đường ... :focus: :focus: Chuyện này là 1 chủ đề khác, khg nên bàn ở đây ...

    Võ mà khg có Đạo thì rất nguy. Đạo ở đây đối với tui là 1 con đường, 1 lối đi, và với thời gian cái định nghĩa đó sẽ theo đổi theo từng cá nhân. Nói chung Đạo ở đây là đạo đức, hiền lành, điềm đạm ... và có thể nói là 1 nếp/lề lối sống luôn ... Theo tui thì gần Nhân, nghĩa, lễ, chí tín hơn ...

    Tới đây thì "bí" rồi ... mai mốt nhớ tới gì khác thì post tiếp ...
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  3. #3
    thoda
    Guest
    Ủng hộ aiki hai tay, đầu tiên là võ sau đó là đạo , hai cái phải quyện vào nhau, bổ trợ cho nhau, làm hài hòa nhau.

  4. #4
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi NgDalat
    Vấn đề được đặt ra là một số bạn quan niệm võ là võ, Đạo là đạo. võ thì không có tình thương vớ vẩn gì hết. Đại diện cho nhóm đó có anh aiki, anh levan ....
    Trích dẫn Gửi bởi aiki
    Khi tui nó "võ là võ chứ khg có võ tình thương gì hết" là tui muốn nói tập 1 cách thực tế và nếu phải xài thì khg nương tay gì hết. Việc này khg có dính líu gì tới Đạo hết.
    Không hiểu lầm đâu anh aiki ui. Dĩ nhiên mỗi người học võ ngoài việc rèn luyện kỹ thuật còn phải rèn luyện về mặt đạo đức nữa chớ. Nhưng hình như tui đặt vấn đề ở trên không được rõ lắm. Bây giờ xin đặt lai vấn đề cho rõ hơn.

    1/ Quan niêm 1: Võ là võ, Đạo là đạo đó là hai vấn đề hoàn toàn khác khau. Đây là quan niệm của đa số người tây phương nên người ta dịch các môn võ là martial art. Võ chì là một nghệ thuật.
    2/ Quan niêm 2: Võ chính là đạo. Đó là 2 mặt khác nhau của một bản thể. Hai mặt đó không thể tách rời. Khi ta luyện võ cũng chính là lúc thực hành đạo. Đạo càng cao thì võ càng thâm và ngược lại. Quan niệm này của người đông phương nên các môn võ được gán cho chữ đạo. Nhu đạo, Hiêp khí đạo, thậm chí Trà đạo .v.v...

    Tui có người bạn do thái tập môn Paqua (bát quái chưởng). Tâp một thời gian thì anh ta phải bỏ. Anh ta nói tâp Bát Quái ngược lại với niềm tin tôn giáo anh ta đang theo nên anh ta phải bỏ. Đây chính là ví dụ điển hình của quan niêm "võ chính là đạo"

    Các ban nghĩ sao?
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  5. #5
    Senior Member
    Ngày tham gia
    May 2006
    Bài viết
    250
    Thanks
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    :biggrin: Ủng hộ bác NgDalat cả hai tay luôn!
    VÕ CHÍNH LÀ Đ O. Điều này không cần bàn cãi. Thường thì sau khi luyện tập cóa được một số kinh nghiệm nhất định, Khất cảm thấy mình tự tin hơn khi đối diện với những tình huống bất ngờ mà trước đây khiến bản thân "nóng mặt" thì nay, cái "sự nóng" ấy đã không còn mà thay vào đó là một vẻ bình thản lạ kỳ (mà ngay cả đương sự cũng sững sờ vì cái hành vi ứng xử của Khất...). Bởi vậy, Khất cũng mạn phép nói cùng các Quý Anh/Chị/Em rằng : Đạo chính là Sức mạnh của Người tập Võ!

    Thân chúc ACE vui vẻ!

    AM
    Riêng tư ta chẳng có gì
    Xác đi "vay" Mẹ, Hồn về "mượn" Cha...
    "Biết Người biết Ta, trăm trận (bị) Đánh (mà) trăm trận (vưỡn)... Hoà!"

  6. #6
    nhhung
    Guest
    Theo ý kiến của riêng tôi về mới quan hệ võ và đạo thì thế nầy. Võ trước tiên là võ thuật cái đã, có nghĩa là võ phải có khả năng sử dụng dược, và phải có "linh hồn" của người tập cái đã.
    Còn "đạo" trong võ đạo, thì tôi nghiên về quan điểm "đạo" trong "võ đạo" không phải mang tinh chất tôn giáo. Mà theo tôi "đạo" ở đây nó có nghĩa là một cách thức, một phương pháp. Nó luôn biến đổi một cách linh hoạt, không khô cứng. Cái tinh túy cuối cùng trong một môn võ mà người tập thì đó gọi là "đạo"
    Và tôi lý giải chữ "đạo" theo "Đạo đức kinh" của Lão Tử : Đạo là những gì thuận với trời đất, đức là biểu hiện của Đạo.

  7. #7
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Cám ơn các bạn đã góp ý. Bây giờ tui xin phân tích chút xíu cho vui. Chỉ cho vui thôi nhá.

    Ngày xưa tui được học Đao là con đường (the way). Ví vậy tui chĩ màng màng hiểu Hiêp Khí đạo là con đường Hiêp Khí hay là phương cách Hiêp khí. Như vậy chữ Đạo mà tui hiểu cũng không có liên quan gì đến Đao đức gì hết cũng không liên quan gì tới tôn giáo hết trơn. Con đường đó cũng chính là trường phái nghệ thuật. Cho đến môt ngày tui gặp một người. Người đó nói với tui như vầy:
    --Khi mà ta càng thương người thì võ của ta càng cao
    Nếu ai đó mà nói vời tui như vây thì tui sẽ cười vào mặt người đó liền. Đã là võ mà còn có chuyện thương với xót vô đây nà trời. Mình không đánh nó thì nó đánh mình xặc máu. Nhưng mà người phát biểu câu đó quá giỏi. Chắc giỏi cỡ O-Sensei cho nên tui cũng làm tui ghi nhân lai và suy nghĩ.
    (còn tiếp ... buồn ngủ quá)
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  8. #8
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    258
    Thanks
    4
    Thanked 5 Times in 3 Posts
    Đề tài này "hot" quá, tiểu đệ cũng xin nhảy vào góp vài ý kiến cho xôm tụ.

    Tui xin theo quan niệm của anh Aiki, võ là võ mà đạo là đạo. "Võ" chính là cách phát huy những khả năng tiềm tàng của con người đã được thiên nhiên ban tặng, còn "đạo" là cách để đưa những bản năng đó vào "lý luận" hay là những tiêu chuẩn về "đạo" mà con người đặt ra như Khổng giáo, Nho giáo, Phật giáo ... Đạo của Võ có vài đặc thù riêng như không ỷ mạnh hiếp yếu, xả thân vì nghĩa, không khuất phục cường quyền...
    Có thể nói Võ chính là phần nền còn Đạo là phần nâng cao, có Đạo thì Võ mới có thể sánh ngang với hàng tôn giáo, không có đạo thì võ chỉ là "thuật" người tập võ là "võ phu", ví dụ cụ thể là ở VN có những võ sư trở thành tướng cướp.

    Chúc mọi người cuối tuần vui vẻ.
    Hiệp khí vi thượng sách.

  9. #9
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Bài viết
    290
    Thanks
    0
    Thanked 5 Times in 5 Posts
    Aikikai theo Thevegrant nhào vô tí cho xôm tụ. nhưng khái niệm võ và đạo còn hơi mù mờ đối với aikikai. Ở đây xin post 1 bài báo ít nhiều liên quan đến đề tài này để ACM cùng tham khảo và bàn luận thuận :

    Thanh kiếm và võ đạo


    TTCN - Án tử hình cho cựu võ sư Nguyễn Văn Vạn trong phiên xử phúc thẩm của Tòa án nhân dân tối cao đã khép lại "vụ án giết người tại quán cà phê Linda quận 4".

    Một vụ án gây xôn xao dư luận cả nước, có thời gian điều tra, truy tố, xét xử kéo dài qua hai thế kỷ, từ 1996 - 2004.

    Từ mâu thuẫn của người thân với một quán cà phê đã dẫn đến việc ông Vạn tay cầm kiếm Nhật, hùng hổ kéo thêm người đi giải quyết ân oán! Sau trận loạn đả bằng dao kiếm, đối thủ có người gục chết, người bị thương, còn cha con ông Vạn thì vào tù.

    Nhưng điểm gây bàng hoàng dư luận của vụ án này là ở chỗ: kẻ thủ ác lại là một võ sư tên tuổi từng đảm nhiệm trọng trách huấn luyện viên trưởng đội tuyển taekwondo quốc gia VN, đã rèn luyện nhiều thế hệ, tên tuổi võ sĩ vinh dự bước lên đài quốc tế. Nguyễn Văn Vạn kháng án chung thân của tòa sơ thẩm, nhưng tòa phúc thẩm lại tăng lên khung cao nhất.

    Nấm mồ của nạn nhân nay đã qua bao mùa cỏ xanh, tàn. Kẻ gây ác cũng chuẩn bị đền tội. Nhưng dư luận chung vẫn khó quên một nhân vật như vậy lại hành xử côn đồ để phải nhận kết cục bi thảm! Còn giới hành võ thì ám ảnh chuyện một vị võ sư lừng danh tay cầm kiếm Nhật, kéo con cháu (phần lớn biết võ) đi chém người yếu thế.

    Pháp luật đã lý giải theo pháp luật, nhưng võ cũng có cách lý giải của mình. Trong sâu xa võ có hai phần: thuật và đạo. Thuật chỉ đủ để giúp người ta biết võ. Còn đạo mới đưa người ta đến tận cùng của cái biết võ mà hành võ. Đạo chính là đẳng cấp cao nhất mà người tập võ chân chính phải phấn đấu đạt đến.

    Có ai bước vào nghề võ mà không vài lần nghe thầy dạy bảo: "Khi mới học võ, tôi chỉ có mong muốn là nắm được đòn thế cao siêu. Lên được đai đen, đai đỏ, tôi lại muốn mình phải thật giỏi để đánh thắng người khác. Nhưng bây giờ, mục đích lớn nhất của tôi chính là phải chiến thắng chính bản thân mình".

    Trên các bức tường của võ đường hay treo đại tự "Nhẫn". Bởi chính đó là nền tảng hun đúc nên tinh thần thượng võ. Chuyện võ kể rằng: Có một đại cung thủ đã đạt đến mức độ thượng thừa có thể "bách bộ xuyên dương", đi trăm bước ngoảnh đầu lại bắn trúng lá liễu. Cả đời cung thủ này chỉ có một tâm nguyện duy nhất là tìm người để được thua.

    Ngày kia, theo lời chỉ dẫn của giới võ lâm, anh quyết lên ngọn Hoa sơn thi thố tài năng với một đại sư lừng danh đã ẩn tu. Vị đại sư đồng ý cùng anh leo lên một mỏm đá cheo leo cao nhất. Giữa cuồng phong gào rít, cung thủ chỉ đứng không đã muốn té, nói gì giương cung, lắp tên thi bắn đại bàng. Cuối cùng anh chịu thua và chuyển cung cho vị đại sư trổ tài.

    Thật bất ngờ, đại sư lại vứt cung xuống vực rồi bình thản nói: "Tôi đã bỏ tiền ra mua được một con đại bàng thật đẹp, thì khổ chi phải leo lên tận đây chịu nguy hiểm để bắn nữa...". Như tuyết rơi giữa mùa hè. Như tia chớp lóe sáng ngay buổi bình minh. Đầu óc cuồng mê bất bại của cung thủ ngỡ ngàng đại ngộ! Anh lặng lẽ xuống núi, bẻ cung, ngồi thiền và viết ra dòng chữ "Dụng ý bất dụng lực".

    40 năm trước, võ sư Watanabe (Hiệp khí đạo và Nhu đạo) trả lời một đệ tử đòi ông dạy thêm vài miếng karate để phòng thân: "Tam thập lục chước, không gì bằng bỏ chạy. Bởi thế Hiệp khí đạo cốt yếu là bộ sariwaza giúp người ta an toàn thoát thân trong danh dự. Đấy, anh cứ đánh tôi đi xem có đánh trúng được hay không!".

    Xưa nay các môn võ phương Đông dù khác nhau ở chiêu thức, nhưng đều có điểm giống nhau ở môn qui: không phản môn, phản thầy; không khoe tài, không ỷ lực hiếp người; không háo sắc, loạn dâm; không thắng vui, thua buồn... Tuy nhiên, người đạt đến đạo của võ chắc không cần phải nhớ những điều cụ thể này nữa bởi họ đã hiểu tận cùng chữ "nhẫn" của nhà võ, và tự nó bao trùm tất cả.

    Ngộ được chữ "nhẫn" còn hơn mọi đòn thế. Mục đích lớn nhất của võ chính là vừa giúp mình, vừa cứu cả đối thủ, trong khi tránh được bao rắc rối nảy sinh sau đó. Cao hơn nữa đó là sự khuất phục đối thủ, chứ không chỉ dừng lại ở việc thắng người.

    Ngày nay nhiều môn võ được đưa ra thi đấu quốc tế tranh hơn thua. Mặt tích cực của nó là giúp người luyện võ tinh thần phấn đấu, rèn luyện sức khỏe, võ thuật. Nhưng nếu chỉ chú tâm vào chiến tích thấy được, e dễ rơi vào cuồng vọng thắng người mà quên mất phải tự thắng chính mình, sự chiến thắng thượng thừa nhất của người luyện võ.

    Kiếm và võ không có tội. Chỉ người dùng nó có tội, một khi chỉ biết và sử dụng một nửa trần trụi, đơn giản nhất của võ! Thuật và đạo đều nằm trong con đường luyện võ, nhưng không phải ai cũng lĩnh ngộ được tất cả...

    Có khi bản án lớn nhất trong trường hợp này không hẳn đã là án tử hình, mà chính là bản án chung thân để đương sự ngày ngày đối diện với chữ "nhẫn" mà lẽ ra phải ngộ được từ lâu rồi!

    QUỐC VIỆT
    Practice Make Perfect

  10. #10
    tkdkid
    Guest
    Các huynh có đọc tập sách nhan đề "Dokkodo" (Độc Hành Đạo) được người xem là cẩm nang của giới Samurai Nhạt Bản hay chưa ?. Tập sách nói về bổn phận của người hiệp sĩ phải sống cuộc đời nhà võ và phải đạt được 21 điểm của "Đ O". Sách viết gồm 21 chương có nội dung tóm lược như sau:

    Đạt "Đạ"o trong Hiệp Sĩ Đạo Phù Tang, bạn phải:

    1. Không chống lại những truyền thống đạo đức xã hội.

    2. Không sống theo dục vọng cá nhân.

    3. Trong mọi sự việc ở đời, phải giữ thế quân bình.

    4. Nghĩ ít về mình, nhưng nghĩ nhiều về người.

    5. Trong đời mình đừng có những ham muốn lớn.

    6. Không làm điều gì để phải hối tiếc cho mình.

    7. Không ganh tị với sự thành công của kẻ khác.

    8. Không buồn khi biệt ly.

    9. Không oán giận kẻ khác.

    10. Không ưa thích quá mức.

    11. Không nuôi lòng thù ghét.

    12. Không xây nhà quá đẹp, quá lớn.

    13. Không nên ăn uống ê hề, nhất là các món cao lương mỹ vị.

    14. Không nên có nhiều quần áo, không ăn mặc lộng lẫy, không trang sức xa hoa.

    15. Không mê tín dị đoan.

    16. Không tiêu xài tiền bạc phung phí, trừ việc tối cần như mua kiếm báu chẳng hạn.

    17. Không sợ chết khi phục vụ chủ nhân hoặc giúp đỡ người khác.

    18. Không nên có nhiều tiền bạc.

    19. Kính trọng Trời, Phật nhưng không ỷ lại vào Trời, Phật.

    20. Giữ danh dự, không sợ chết.

    21. Không khi nào được quên cái Đạo của võ sĩ.

    Tuy nhiên làm thế nào để "tự đánh giá" mình đã đắc "Đạo" hay chưa? Chúng ta, các vị võ sư cũng như những người thuộc các giới khác, có thể xét mình theo bảy điểm sau đây:

    1. Không mệt mỏi, chán nản.

    2. Ngon ăn; ăn gì cũng thấy ngon, dù món ăn hết sức đạm bạc.

    3. Ngủ ngon giấc và thức dậy đúng giờ đã định.

    4. Trí nhớ tốt, nhất là nhớ ơn.

    5. Luôn luôn hớn hở vui tươi, dù gặp cảnh khó khăn.

    6. Phán đoán và hành động nhanh chóng, chính xác.

    7. Chân thật, yêu thương và tin tưởng lẽ công bằng của Trật Tự Vũ Trụ.

    Tuy nhiên ! Đọc xong thấy cha Võ sĩ đạo Nhật nào sống được mấy chục cái "Đ O" này thì chắc thành nhà tu mẹ nó rồi ! chứ đánh đấm gì ai nữa mà Võ sĩ với không võ sĩ !

Trang 1 của 4 123 ... CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •