Trang 1 của 4 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 39

Chủ đề: Aikido và các định luật Cơ học,Vật lý,phản xạ của con người

  1. #1
    Member
    Ngày tham gia
    Jun 2007
    Bài viết
    74
    Thanks
    3
    Thanked 3 Times in 2 Posts
    Aikido với các định luật Cơ học ,Vật lý và Phản xạ của con người .
    Trong bài này,mặc dù các kỹ thuật đòn thế chỉ là 1 trong các phương tiện phụ giúp 1 Aikidoka đạt tớI các mục tiêu cao hơn trong con đường hoà hợp vớI khí của Vũ Trụ mà Osensei đã khởI xướng.
    Bạn và tôi thử phân tích sự liên quan của các định luật cơ học vật lý trong thiên nhiên vớI từng kỹ thuật trong Aikido như thế nào ,vớI muc đích tìm ra một phương pháp tập luyện sao cho đạt được kết quả tốI ưu.
    Có lẽ chúng ta bắt đầu từ thế Ukemi,lăn tròn phía trước .
    Ngay bản thân tên của thế té này cũng đã cho biết Ukemi liên quan tớI 1 dạng vật thể hình cầu ,là một hình thể có nộI lực hoàn hảo ,căng đều từ tâm ra mọI hướng bằng nhau,hình cầu có thể lăn dễ dàng trên một mặt phẳng chỉ vớI 1 sức đẩy khởI đầu rất nhỏ so vớI các hình thể khác như hình hộp ,lập phương,hình nón ,hình trụ dựng đứng có cùng trọng lượng v..v..
    Trên sân tập thực tế,vớI sự hướng dẫn trực tiếp thày hoặc của HLV,các bạn mớI tập sẽ dần cảm nhận được Ukemi,lăn tròn ,vớI lực căng của cơ thể theo dạng hình cầu là như thế nào ,để đạt tớI sự lăn tròn một cách êm ái,không gây tiếng động,lăn càng êm,nộI lực phảI càng cao và phát đều ra mọI hướng trong khi lăn,và để cơ thể cuốn lạI sao cho có thể nằm gọn trong 1 hình cầu ,thì điều này phảI luyện tập hàng ngày.,và các động tác khởI động là cần thiết,các tư thế chuẩn bị khi bắt đầu lăn,cũng góp phần không nhỏ trong việc thực hành Ukem

  2. #2
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Topic này nghe có vẻ hấp dẫn và quá rộng. Nói đến khi nào cho hết được.

    Nếu có thể ban DucHuy trình bày vô chi tiết được thì hay quá.
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  3. #3
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    435
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    He, chủ để này khá giống với chủ đề "Vật lý và võ thuật" bên TTvnol.com :

    http://www8.ttvnol.com/forum/vothuat/955380.ttvn

    Xin trích một bài viết của anh Aikijujitsuhcmc bên ttvn : "Theo tôi có - chúng ta biết chân mạnh hơn tay nhiều - vậy có thể lợi dụng điều này như sau: khi chân tác động lực F xuống mặt đất thì cơ thể sẽ nhận phản lực F1=F. Nếu cơ thể relax giống như vật dẫn lực và có độ xoay quanh trục hợp lý thì hoàn toàn có thể truyền lực này ra tay F2 <F1. Vấn đề F2 bằng bao nhiêu % F1 phụ thuộc vào phương pháp luyện tập.
    Cơ chế: chân-đất-thân người - tay."

    Vậy cái này có là cơ chế của Funekogi Undo trong bài tập Aiki taiso ? CC có thử và theo hiểu biết cho đến bây h ( tất nhiên là hơi bị kém rùi ) , thì Funekogi Undo là một cơ chế truyển lực từ chân ra tay rất là tốt, CC tập Funekogi thì chuyển tấn lên trước hay ra sau thì sự di chuyển của trọng tâm là sự di chuển trên hình sin (Cái này chôm theo ý của anh Xcope bên aikido vjcc ) vì CC nghĩ phải có sự lên xuống thế thì mới có sự truyển lực tốt từ chân lên thân wa tay, và tay là vật truyền lực nên phải có sự thả lỏng, tuy nhiên cánh tay phải ở trạng thái ko bị gập quá, cũng không phải căng quá, lưng chừng xuân ( nói xạo nữa rồi, hic hic ). Nếu trọng tâm di chuyển chỉ trên một mặt phẳng thì lực truyền đó ko tốt lắm

    Xin mượn một hình từ website http://www.iay.org.uk/internal-strength :


    ---> Nói gì thì nói, CC cũng thích việc phân tích vật lý trong Võ Thuật lắm, nhưng theo ý kiến một người bên ttvnol mà CC đã đọc và thấy rất đúng, là cần có hiểu biết về hướng vật lý - sinh học , đi liền với nhau, bởi đơn giản phản ứng của Uke đâu chỉ đứng yên để ta thực hiện kỹ thuật đó, việc đem tay Uke hay một phần cơ thể nào đó của Uke đến điểm mất thăng bằng, lý thuyết rất dễ và hiểu vì sao, nhưng có ai đọc và làm được liền !???

    Ví dụ như đòn Ikkyo của thầy Tamura, CC rất thích đòn này của thầy, ko biết vì sao, thầy cứ nhẹ nhàng nhẹ nhàng mà Uke cứ phải theo:

    http://video.google.com/videoplay?docid=-8104719944022529180&q=tamura01+tamura&total=2&star t=0&num=10&so=0&type=search&plindex=0

    Các anh, các chú coi và giải thích thêm nha, cũng là nguyên lý thế đó, nhưng sao người làm đc, người ko làm đc !??? Hic hic hu hu

    p/s: CC thấy vẫn thấy có Funekogi trong đòn Ikkyo của thầy, hổng biết có phải ko, hay là nhìn gà hóa cuốc ???
    KCT không phải là ngón tay, cũng không phải là mặt trăng, KCT là con đường nằm giữa hai thứ đó

    http://www.khongchieuthuc.net

  4. #4
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    435
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Copy from TTvonol.com, mục Vật lý và Võ Thuật

    "Trong đề tài sau tôi xin được bàn về thời gian phản xạ và tốc độ ra đòn.
    Để mở đầu các bạn thử làm thí nghiệm sau:
    http://psi.webzone.ru/test/time/test.htm
    Thí nghiệm gồm 3 bước:
    Bước 1: Khi có hình vuông màu đỏ bạn bấm số 1.
    Bước 2:Bấm số 1 khi có bất kỳ hình vuông nào hiên ra.
    Bước 3: Sô 1: Màu đỏ, số 2 - màu xanh.
    (Để nhanh xin dùng bàn phím)"
    KCT không phải là ngón tay, cũng không phải là mặt trăng, KCT là con đường nằm giữa hai thứ đó

    http://www.khongchieuthuc.net

  5. #5
    Member
    Ngày tham gia
    Jun 2007
    Bài viết
    74
    Thanks
    3
    Thanked 3 Times in 2 Posts
    Cám ơn các bạn đã quan tâm trong vấn đề này,mình hy vọng sẽ có nhiều sự đóng góp của các bạn về việc phân tích các đòn thế trong Aikido,từ hình ảnh của các video clip,sách vở và nhất là từ kinh nghiêm thực tế trong Aikido của các bạn.
    @ nguoiDalat,@cc
    Mình cũng đang suy nghĩ về cách vần lu của bạn,một cách tập công phu rất hay.
    Và hình vẽ của cc gởI lên rất dễ hiểu.

  6. #6
    Member
    Ngày tham gia
    Jun 2007
    Bài viết
    74
    Thanks
    3
    Thanked 3 Times in 2 Posts
    Aikido với các định luật Cơ học ,Vật lý và Phản xạ của con người .
    2 / Thế té ngửa ra phía sau, và lăn tròn ra phía sau (Ma Ukemi).

    Ngay cả khi đã làm các động tác nóng ngườI,một ngườI mớI tập té ra phía sau cũng có thể bị chấn thương vùng cổ,cần phân biệt té ngửa phía sau bên trái,bên phảI và chính giữa,
    được biết thì hiện nay trong Aikido thường áp dụng té ngửa phía sau về 1 bên trái hoặc bên phảI để tránh bị chấn thương vùng cổ,(khi Tori ra đòn quá mạnh và nhanh),BởI chính tư thế cuộn tròn ra sau về 1 bên sẽ làm Uke hóa giảI được lực tấn công,Uke lăn tròn và lộn ngược ra phía sau về 1 bên,do đó, đầu và cổ Uke không bị ảnh hưởng.
    Không như động tác Ukemi về phía trước, Té 1 bên về phía sau trong trường hợp làm Uke ,thường là phảI té nổ phía sau ,trước khi lăn ra phía sau.
    3/ Té nổ phía trước
    Té nổ là té có động tác đâp tay (và chân) đúng lúc xuống nệm tập để giảm áp lực vào nộI tạng trong cơ thể ,khi phần lưng và hông rơi xuống nệm,toàn bộ áp lực sẽ chia đều ra tay hoặc chân,nơi mà có thể chịu nhiều va chạm nặng hơn mà không bị chấn thương.
    Trong các thề té thì thế té nổ tự do là một thế té áp dụng định luật về momen quán tính quay của 1 vật để tăng tốc độ cuốn thân ngườI kịp lúc,tránh sự cắm đầu hoặc vai xuống nệm.
    ,Bài này mình không chi tiết nhiều về các công thức vì không cần thiết.(trong các sách giáo khoa vật lý đều có đủ )

    Nhưng vói 1 thí nghiệm nhỏ (hình 3a và hình 3b),chúng ta cũng có thể nhận ra rằng khi ta buộc một vật có trọng lượng(ví dụ như cái Mobilphone) vớI 1 sợI dây mềm và chắc,và đầu kia sợI dây cách khỏang 20cm vào đầu 1 cây viết,khi ta cầm cây viết quay nhẹ cho cái Mobiphone quay tròn xung quanh trục cây viết , thì đầu tiên nó quay chậm,sợI dây nốI càng quấn vào cây viết nhiều vòng,nó càng quay nhanh,ngay cả khi ta để cây viết đứng yên.-/làm lạI thí nghiệm vớI việc quay cây viết theo truc nằm ngang (hình 3c,),kết quả cũng tương tự như vậy.
    Nếu coi toàn bộ cây viết,sợI dây và cái mobiphone là một vật, truc cây viết là trung tâm của hệ thống quay ,chiều dài sợI dây là bán kính quay , thì ta thấy rằng hình dạng chung của khốI quay có bán kính quay càng nhỏ (sợI dây càng ngắn ) thì vật quay quanh truc càng nhanh),
    Và nếu từ vị trí chiếc mobilphone đã được quấn nhiều vòng vào cây viết,và cho nó quay theo hướng làm sợI dây dài ra thì sẽ thấy sợI dây càng dài ra thì sự quay càng chậm lại.


    Trong khi tập té nổ(ví dụ té nổ bên trái),vì lúc bắt đầu lấy đà ,thì lực nâng ngườI là 1 lực thẳng hướng nghiêng tớI trước 45 độ so vớI mặt đất,và chỉ vớI 1 cánh tay trái từ vị trí duỗI thẳng hướng tớI trước ,trong khi cả thân ngườI lơ lửng trên không,co vòng tay lạI ,hướng vào bụng.
    Khi ta dùng chân trái búng ngườI lên về phía trứoc , đồng thờI nâng bàn chân phảI cao vòng từ phía sau lên thì toàn bộ cơ thể ta ở trên không và có một sự cuốn tròn yếu về phía trước(theo truc cây viết nằm ngang),vì sự cuốn tròn này quay không đủ nhanh,vớI động tác thu cánh tay,bàn tay vào bụng,(tương tự như cái mobilphone bị sợI dây kéo vào gần trục của cây viết),làm cơ thể tự động xoay nhanh hơn,giúp cho việc té nổ được trọn vẹn,tránh được sự cắm đầu ,vai xuống nệm. đó là khi Uke té tự do,nếu Uke té khi Tori ra đòn, thì Tori chủ động kéo nhẹ tay áo hoặc tay Uke theo chiều xoay của cơ thẻ uke rồI rút thảng về phía sau sẽ làm uke té nổ dễ dàng.
    ĐốI vớI các bạn mớI tập Aikido thì cần có sự tập té Ukemi thành thạo trước khi tập té nổ,và cũng cần có sự giám sát của các HLV của phòng tập.
    Ở mức độ thành thạo hơn, động tác co hai cánh tay ,hai bàn tay ,hai chân cùng một lúc vào bụng (cuốn tròn ngườI lạI trong khi cơ thể đang lao về phía trước ở trên không)của động tác té nổ cân bằng về phía trước , làm cơ thể xoay nhanh hơn,hai chân có thể tiếp đất,thay vì lưng , Khi bung hai chân ra để tiếp đất,tốc độ quay của cơ thể sẽ tự động chậm lạI (tương tự như việc nớI dài sợI dây để cái mobilphone xa trục quay),nhưng nói gì thì cũng phảI tập luyện.
    Để tập được động tác trên thì cầu nhảy tạI hồ bơi là nơi thuận tiện nhất,mặt nước linh động,có thể triệt tiệu mọI va chạm khi rơi xuống từ 1 nơi không quá cao,không sợ bị chấn thương trong những lần tập nhào lộn đầu tiên ,và dĩ nhiên là cũng cần biết bơi..


  7. #7
    tyi
    Guest
    ---> Nói gì thì nói, CC cũng thích việc phân tích vật lý trong Võ Thuật lắm, nhưng theo ý kiến một người bên ttvnol mà CC đã đọc và thấy rất đúng, là cần có hiểu biết về hướng vật lý - sinh học , đi liền với nhau, bởi đơn giản phản ứng của Uke đâu chỉ đứng yên để ta thực hiện kỹ thuật đó, việc đem tay Uke hay một phần cơ thể nào đó của Uke đến điểm mất thăng bằng, lý thuyết rất dễ và hiểu vì sao, nhưng có ai đọc và làm được liền !???

    Ví dụ như đòn Ikkyo của thầy Tamura, CC rất thích đòn này của thầy, ko biết vì sao, thầy cứ nhẹ nhàng nhẹ nhàng mà Uke cứ phải theo:

    http://video.google.com/videoplay?docid=-8104719944022529180&q=tamura01+tamura&total=2&star t=0&num=10&so=0&type=search&plindex=0

    Các anh, các chú coi và giải thích thêm nha, cũng là nguyên lý thế đó, nhưng sao người làm đc, người ko làm đc !??? Hic hic hu hu

    Hu hu hic hix ! Coi xong chỗ này thì muốn khóc theo bạn luôn! Tui từng có thời gian rất dài, rất dài để nẫm nghĩ về chuyện này !

    Các thầy làm nhẹ nhàng được là nhờ ở chỗ đã thấp nhuần nguyên tắc "Hòa hợp".

    Nguyên tắc hòa hợp này là gì? hãy xem kỹ tất cả các đòn Ikkyo của Thầy Tamura, hay nhiều thầy khác, điểm quan trọng nhất bạn phải để ý, đó chính là hai cánh tay của các Thầy ấy HOÀN TOÀN KHÔNG RA LỰC ! bạn có thể xem đi xem lại hàng trăm lần, hàng ngàn lần để thấy rõ điều này!

    Nguyên lý hòa hợp chính là , nói một cách nôm na, sự kết hợp hay hòa hợp với Uke làm một, và điều khiển Uke theo ý muốn.
    Đây chính là nguyên lý rất quan trọng:focus:

    Nhưng tập nó không dễ dàng chút nào ! Muốn tập nó phải biết kết hợp và nghĩ xa xa hơn một chút những gì mình đã nghĩ !

    Tôi có nhớ trong hội thảo do Hội Aikido TP tổ chức từng bàn về nguyên tắc Vật lý. Tiến sĩ Nguyễn Thiện Tống phân tích khá kỹ về động năng và thế năng, và các nguyên tắc vật lý khác ( Tiến sĩ Tống là thầy tui trong giảng đường Đại học, nhưng trong Aikido thì ông phải là đàn em tui thôi (tại tui học trước TS Tống hơn chục năm có lẻ!!! hì hì, nghĩ cũng vui !), nhưng bao nhiêu đó chỉ là điều kiện cần mà thôi. Nó còn có một điều kiện đủ khác nữa, đúng như một bạn đã phân tích, phải có vật lý cộng sinh học ở đây nữa ! Ở đây theo tui là cái phản xạ đã thành thói quen mất rồi.

    Đúng là phải đưa lực được từ Tori (F1) sang Uke (F2 ). Nhưng trong quá trình đó, Uke và TORI phải là MỘT. Những bạn nào đã từng có dịp làm Uke cho các thầy sang tập huấn, hoặc đánh với các vị cao thủ sang VN du lịch kiêm giao lưu, bạn ấy sẽ thấy mình bị té một cách "thảm thương", "té nguyên con" dù đã cố gắng gượng lại. Rất nhiều bạn cũng thực hành rất nhiều, nhưng chưa đạt tới điều này được, vì khi tác động lực từ Uke sang Tori, các bạn í lại "vô tình" phạm phải hai yếu tố cấm kị trong Aikdio:

    1. Dùng tay ấn, đè vào Tori: Điều này là phản xạ tự nhiên, và cũng phần nào bắt nguồn từ phản xạ đã ăn theo người từ nhỏ, rằng " phải đè, ấn thì nó (uke) mới xuống !" Từ bỏ cái điều này phải mất nhiều thời gian, thông thường ít hay nhiều thì không biết, nhưng đại loại thì thời gian chuyển sử dụng "ấn đè" lâu bao nhiêu thì thời gian sửa bỏ nó cũng bằng từ phân nữa hoặc tương đương bấy nhiêu!

    2. CHưa hiểu đầy đủ về nguyên tắc nhất thể: Nhất thể không chỉ có ta, mà có cả Uke nữa ! Vũ trụ nhất gia, khi đánh hai người thì cả hai phải là nhất gia! cái này ai cũng biết, nhưng khi phát lực (thực tế) thì chỉ tự mình phát cho đến giới hạn thân mình thì hết mà thôi (đầu cánh tay tiếp xúc với uke), do vậy chỉ có 1/2 cái "nhất gia" mà thôi. Chính vì lý do này, nói thì dễ, nhưng tập để đươc như vậy thì rất khó. !!

    Có lẽ dễ dàng hình dung thì phải tập cách vần lu, xách nước, cách niêm, dính trước, thậm chí cả cưỡi ngựa gỗ rodeo nữa !. Những cái này rất căn bản (kinh nghiệm cá nhân thôi nha)

    Vài điều thiển cận trong suy nghĩ, nhưng muốn chia sẽ cùng anh em.

    (lưu ý : những gì tui viết chỉ là suy nghĩ của mình, theo kinh nghiệm của riêng mình, nhưng thấy cũng có ép phê nên mạo muộn nêu lên! mong anh em hoặc hoặc bậc cao nhân nào đó thấy thiếu thì chỉ điểm thêm, hoặc có "múa rìu qua mắt thợ" thì cũng xin được dạy dỗ!)

    Trân trọng!




    :friends:

  8. #8
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Saigon, Vietnam
    Bài viết
    331
    Thanks
    19
    Thanked 14 Times in 9 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi cucat
    Vậy cái này có là cơ chế của Funekogi Undo trong bài tập Aiki taiso ? CC có thử và theo hiểu biết cho đến bây h ( tất nhiên là hơi bị kém rùi ) , thì Funekogi Undo là một cơ chế truyển lực từ chân ra tay rất là tốt, CC tập Funekogi thì chuyển tấn lên trước hay ra sau thì sự di chuyển của trọng tâm là sự di chuển trên hình sin (Cái này chôm theo ý của anh Xcope bên aikido vjcc ) vì CC nghĩ phải có sự lên xuống thế thì mới có sự truyển lực tốt từ chân lên thân wa tay, và tay là vật truyền lực nên phải có sự thả lỏng, tuy nhiên cánh tay phải ở trạng thái ko bị gập quá, cũng không phải căng quá, lưng chừng xuân ( nói xạo nữa rồi, hic hic ). Nếu trọng tâm di chuyển chỉ trên một mặt phẳng thì lực truyền đó ko tốt lắm
    .......

    p/s: CC thấy vẫn thấy có Funekogi trong đòn Ikkyo của thầy, hổng biết có phải ko, hay là nhìn gà hóa cuốc ???
    Funekogi undo, Menuchi ikkyo undo - là những bài tập trong đó có tác dụng tập di chuyển trọng tâm trên một đường thẳng (ngoài ra còn có những tác dụng khác : như mở khớp ...). những động tác này trong đòn thế Aikido đều có nhưng ít người (ở Vn) thấy. CC thấy là hay đó nhưng trong đòn Ikkyo thì Funekogi undo áp dụng lúc cuối khi di chuyển làm Uke té. Còn động tác ban đầu là Men Uchi Ikkyo undo.

    "Nếu trọng tâm di chuyển chỉ trên một mặt phẳng thì lực truyền đó ko tốt lắm" : Không đúng đâu nhe CC. Để kéo 01 xe hơi chết máy, trước nhất người ta phải nối với 01 xe hơi khác bằng một thanh sắt để tạo tất cả thành một khối . Nếu xe kéo chạy trên một mặt phẳng thì ít hao tốn năng lượng hơn xe phải kéo lên dốc.

    Muốn đánh được đòn như thầy Tamura thì cần biết thêm nguyên lý "Đường chính tâm " đồng thời tập đến khi bằng tuổi của thầy đòn đánh không nhẹ nhàng cũng lạ :focus: .

    Trong các đòn thế của Aikido, phần lớn đều phải theo những nguyên lý sau:

    1. Né tránh lực đạo tấn công
    2. Connect với Uke để thành 01 khối
    3. Làm Uke mất thăng bằng
    4. Kết thúc đòn bằng các khoá

    Nhưng cũng có những đòn không cần phải tạo thành "nhất thể" , Uke vừa tấn công vào là bay . Lúc đó đòn lại dùng nguyên lý khác:

    1. Né tránh lực đạo tấn công
    2. Hiệp về mặt thời gian
    3. Làm Uke mất thăng bằng

    Ở những đòn này sẽ sử dụng nhiều lực đẩy của chân sau, di chuyển trọng tâm để làm Uke mất thăng bằng.

    Như vậy đòn thế Aikido không chỉ tập Niêm ,dính cơ thể mà còn phải hiệp về mặt thời gian, về ý.

    Hê hê hê, nói dóc quá trời . Xin mấy anh chỉ giáo thêm .


  9. #9
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Theo tui hiểu thì áp dụng nhuần nhuyễn được các nguyên tắc vật lý cơ học trong võ thuât thì đạt được trình độ sơ cấp của võ thuật (2-3 đằng). Kết hơp được phần sinh lý nữa thì đạt được trình độ trung cấp. Khi ba phần Tâm lý, Sinh lý, Co học kết hợp nhuần nhuyển được với nhau thỉ đạt được trình độ cở O-sensei. Nghĩ đến đây tui mới giựt mình. Như vậy thì tập đến bao giờ mới giỏi. Không sao, nếu gặp thầy giỏi và tập đúng thì chỉ vài năm đã thành cao thủ. Còn không thì 30 năm cũng còn loay hoay mày mò phân tích. (bây giờ tui cũng còn đang kiếm thầy để học đây)

    Tui biết thầy Tống. Ổng cũng là thầy tui. Bây giờ tui cũng còn nợ môn Fluid Mechanic của ổng chưa trả được và có lẽ xù luôn. Cái ông gì mà tối ngày mang sách mẽo ra dậy trong khi thư viện chỉ có sách dich cùa liên xô.

    Cái bịnh của mấy người giỏi về cơ học là chỉ biết nhìn võ thuật đơn giản chỉ là lực và lực trong khi võ học cấp cao rất it dùng đến lực. Vì vậy nhiều khi người càng đơn giản (người ta goi là ngu đó) lai dễ đạt trình độ cao hơn người có mấy luận án tiến sĩ Aikido nhưng khi ra đòn lai không tới đâu.

    Nói dóc như vậy cũng nhiều rồi bây giờ bàn vô vấn đề. Câu hỏi được đặt ra là mỗi môn võ thường lấy một mô hình vât lý để làm căn bản cho môn võ của mình. Hầu quyền xài mô hình con khỉ, Đường Lang xài mô hình con bọ ngựa. Thái Boxing xài mô hình loài chim. Như vậy Aikido thì xài mô hình nào?

    Xin các ban góp ý.
    ----------------------------------
    Trích dẫn Gửi bởi cucat
    Vậy cái này có là cơ chế của Funekogi Undo trong bài tập Aiki taiso ? CC có thử và theo hiểu biết cho đến bây h ( tất nhiên là hơi bị kém rùi ) , thì Funekogi Undo là một cơ chế truyển lực từ chân ra tay rất là tốt, CC tập Funekogi thì chuyển tấn lên trước hay ra sau thì sự di chuyển của trọng tâm là sự di chuển trên hình sin (Cái này chôm theo ý của anh Xcope bên aikido vjcc ) vì CC nghĩ phải có sự lên xuống thế thì mới có sự truyển lực tốt từ chân lên thân wa tay, và tay là vật truyền lực nên phải có sự thả lỏng, tuy nhiên cánh tay phải ở trạng thái ko bị gập quá, cũng không phải căng quá, lưng chừng xuân ( nói xạo nữa rồi, hic hic ). Nếu trọng tâm di chuyển chỉ trên một mặt phẳng thì lực truyền đó ko tốt lắm
    Trích dẫn Gửi bởi David
    "Nếu trọng tâm di chuyển chỉ trên một mặt phẳng thì lực truyền đó ko tốt lắm" : Không đúng đâu nhe CC. Để kéo 01 xe hơi chết máy, trước nhất người ta phải nối với 01 xe hơi khác bằng một thanh sắt để tạo tất cả thành một khối . Nếu xe kéo chạy trên một mặt phẳng thì ít hao tốn năng lượng hơn xe phải kéo lên dốc.
    Hình như anh David hiểu sai ý của CC rồi nên "ông nói gà, bà nói vịt."
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  10. #10
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    435
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    He, :biggrin: :biggrin:

    KCT không phải là ngón tay, cũng không phải là mặt trăng, KCT là con đường nằm giữa hai thứ đó

    http://www.khongchieuthuc.net

Trang 1 của 4 123 ... CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •