Trang 4 của 4 Đầu tiênĐầu tiên ... 234
Kết quả 31 đến 39 của 39

Chủ đề: Aikido và các định luật Cơ học,Vật lý,phản xạ của con người

  1. #31
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Sep 2006
    Bài viết
    115
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi chithanh
    Trong clip trêncủa anh DUCHUY có đoạn sư tổ quỳ xuống, để 4 ông học trò đẩy mà ko ngã. Mọi người hãy chú ý đến hướng lưng của Tổ sư. Tổ sư để thân nhơi nghiêng đi, lưng của Tổ sư lúc này thẳng với phương của lực tác dụng bởi 4 ông học trò kia. Vì thế, lực đẩy của 4 ông kia lại đẩy trọng tâm thẳng vào chân đế chứ ko phải đẩy trọng tâm lệch khỏi chân đế. Như vậy thì sao mà làm Tổ sư ngã đc.
    Từ đó, ta có thể tìm ra cách hứng chịu lực đẩy của đối phương ntn để ko bị ngã.:biggrin: [/quote]

    Không đơn giản vậy đâu, lực của người đẩy không phải lúc nào cũng theo 1 phương đâu :unsure:
    Càng học càng kém, không học không kém!!!

  2. #32
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    435
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Do lực của Uke không bao h phát cố định một hướng nên ta phải làm sao khiến Uke phải phát lực vào một hướng ?!? Như thế nào nhỉ, chú DUCHUY reply nhé! HEhe :laugh:
    KCT không phải là ngón tay, cũng không phải là mặt trăng, KCT là con đường nằm giữa hai thứ đó

    http://www.khongchieuthuc.net

  3. #33
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    hay lắm chithanh, tiếp tục nữa đi. Nếu tìm hiểu được nguyên lý thì là 30% bước đi rồi. Số còn lại là áp dụng vô đòn thôi ...:biggrin: :biggrin:

    Cái clip anh DH hay quá. Tân mắt tui đã thấy thầy Tamura làm 1 điều như vậy nhưng chỉ với 3 người Mỹ thôi. Khi nắm gậy, họ khg đứng 1 bên như trong clip sư tổ mà đứng 2 bên và đối diện với thầy. 1 cách nhẹ nhàng thầy hất làm họ té. Uổng quá lúc đó khg quay phim.

    Có phim coi thì dễ phân tích hơn.
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  4. #34
    Member
    Ngày tham gia
    Jun 2007
    Bài viết
    74
    Thanks
    3
    Thanked 3 Times in 2 Posts

    Nguyên lý ròng rọc áp dụng trong Aikido

    Nguyên lý lực kéo của ròng rọc áp dụng trong kỹ thuật của Aikido - hoá giảI thế tấn công Rio kata tedori.

    Ròng rọc và những ứng dụng của nó đã được ngườI xưa phát minh từ cách nay hơn 2000 năm,.Các nhà khảo cổ học đã dựng lạI được phần nào lịch sử thờI cổ đạI,và cũng đã có những bằng chứng về việc các công trình vĩ đạI xây dựng tạI nhiều nơi trên thế giớI xa xưa,có sự ứng dụng lực kéo của các ròng rọc để nhân lực kéo trong viêc kéo hoặc nâng các vật nặng ,và cho đến hiện nay nguyên tắc dùng ròng rọc để nhân lực kéo vẫn còn áp dụng rộng rãi trong nghành xây dưng

    ,một ngườI ,nhờ nguyên tắc ròng rọc có thể kéo hoặc nâng một tảng đá nặng ngàn cân chỉ vớI 1 bộ phận Palăn dây xích kéo tay ,có kích thước bằng cái nón bảo hộ độI trên đầu.

    Trong Aikido ,các bạn cũng đều đã biết nguyên tắc ròng rọc , được áp dụng trong một vài chiêu thức hoá giảI trong thế tấn công khi bị uke chụp nắm vào tay nage ,đặc biệt là khi có 2 uke,mỗI ngườI dùng cả 2 tay nắm 2 tay của nage. đứng 2 bên

    Các bạn và tôi ,trước hết thử tìm ra những điểm tương đồng trong quy luật vật lý của ròng rọc vớI các kỹ thuật hoá giảI thế nắm Rio kata tetori.
    Trong kỹ thuật này,việc phân tích đầy đủ một kỹ thuật từ đầu tớI khi kết thúc kỹ thuật là không cần thiết và không thể ,vì lý do có nhiều kỹ thuật hoá giảI khác nhau, tuỳ theo chương trình tập,và cũng tuỳ thuộc do các HLV hướng dẫn trên sân tập.

    Và chúng ta chỉ xét về mặt vật lý của cái ròng rọc kép đơn giản.vớI sự áp dụng nguyên lý lực tác động trong giai đoạn đầu và ở vị trí tĩnh,Uke 2 tay nắm chặt 1 tay ở gần cổ tay nage và Uke đã trong trạng thái tĩnh,đứng yên.
    Ở trạng thái trên, thì việc Nage khởI đầu cho kỹ thuật hoá giảI sẽ không dễ như trường hợp Uke trong giai đoạn đang di chuyển tớI để thực hiện cú nắm bắt .
    Tuy nhiên,việc phân tích các lực tác động ở trang thái Uke đã đứng yên,sẽ cho ta thấy được sự khác biệt lớn trong việc dùng lực theo nguyên lý ròng rọc.

    Theo định nghĩa thông thường thì ròng rọc kép là gồm 2 hình tròn,có 2 rãnh bên ngòai để đặt dây vào kéo,ròng rọc kép có 2 hình tròn và 2 rãnh khác nhau, đường kính R1 và R2 ,kết nốI cứng vớI nhau trên cùng 1 tâm quay,hễ một cái có lực tác động vào làm quay 1 vòng thì cái kia cũng quay theo 1 vòng,nếu 1 cái quay 1 góc thì cái còn lạI cũng quay theo đúng 1 góc,

    Điểm Z,còn gọI là điểm zero,hoặc là điểm trung hoà các lực ,vị trí điểm Z nằm trên trục quay của ròng rọc.ở một góc nhìn thuận lợI,điểm Z là trùng vớI tâm quay của ròng rọc

    Nếu xác định đúng được điểm Z trung tính này,nơi mà cái ròng rọc kép quay quanh nó,tương ứng vớI nơi mà cánh tay của Nage đang bị 2 bàn tay của Uke nắm chặt cứng- quay quanh nó ,thì sẽ thực hiện kỹ thuật Aikido để hoá giảI dễ dàng ,như trở bàn tay.

    Thực hành trong tập luyện,các bạn nào mớI tập Aikido ,gặp phảI Uke dùng lực tay nắm cứng tay mình và đứng yên ,sẽ cần xác định điểm Z nói trên,ở thế nắm kata một tay nắm một tay,điểm Z thường là vị trí nằm đâu đó trên ngón cái của bàn tay Uke,nếu là 2 tay nắm 1 tay thì điểm Z ở vị trí khoảng giữa 2 bàn tay của Uke.Và vị trí cũng là tương đốI,khi thực hành chúng ta sẽ xác định được rõ ràng hơn.

    Trục quay sẽ được xác định có chứa điểm Z và thường có hướng trùng vớI trục xoay 1 cổ tay của Uke (trong trường hợp 1 tay nắm 1 tay) ,hoặc trùng vớI phương hướng trung bình 2 cánh tay Uke đang nắm bắt .

    Việc áp dụng nguyên lý ròng rọc sẽ cho chúng ta một lợI thế trong giai đoạn khởI đầu 1 kỹ thuật Aikido ở vị trí tĩnh,Nage chỉ cần xoay cánh tay đang bị nắm bắt quanh trục quay có chứa điểm trung tính Z, bàn tay Uke,cổ tay Uke tự nhiên xoay theo. (cần di chuyển chút ít cơ thể sao cho mặt phẳng xoay cánh tay ta càng thẳng góc vớI trục quay Z càng có hiệu quả)

    VớI quy luật R1 x F1(nage) = R2 x F2(uke)

    R1 là tương ứng vớI chiều dài từ điểm Z trung tính ( hay tâm quay) tớI cùi chỏ nage hoặc xa hơn nữa, tớI vai của nage

    R2 là tương ứng vớI nửa khoảng cách bề ngang bàn tay của Uke (trong trường hợp nắm 1 tay)
    hoặc tương đương vớI khoảng cách 2 bàn tay nắm của uke (trong trường hợp uke dùng 2 bàn tay nắm 1 tay nage nơi gần cổ tay),

    F1(nage) tương ứng vớI lực khi nage sử dụng trong chuyển động xoay cánh tay quanh truc Z, ở tình trạng thư giãn ,thì lực này có thể lớn tưong đương vớI trọng lượng của nage kết nốI llinh động khớp vai vớI cùi chỏ trong động tác này.

    F2(uke) tương ứng vớI lực nắm cứng của uke vào cổ tay nage cản trở sự chuyển động cánh tay của nage.

    Hiển nhiên ,R1 (chiều dài của cánh tay) luôn lớn hơn R2 ( bề ngang bàn tay),thường vào khoảng dài hơn từ 2 đến 2,5 lần,và theo công thức trên về momen lực tác động cân bằng,Nage chỉ cần dụng lực nhỏ hơn lực nắm cản của uke 2 đến 2,5 lần để xoay cánh tay

    Chúng ta có thể nhờ một ngườI thứ ba,đứng gần,dùng ngón tay cố định ,chỉ vào điểm Z,nếu nage xoay cánh tay 1 góc khoảng 90 độ (cùi chỏ nage hạ thấp trong khi bàn tay di chuyển lên )mà đồng thờI giữ được điểm Z ,trục z không xao động nhiều cũng như không di chuyển khỏI vị trí lúc đầu nơi ngón tay chỉ vào,coi như đã áp dụng được nguyên lý trên… vấn đề tiếp theo là chọn lựa 1 kỹ thuật hoá giảI tuỳ theo mỗI người.(ví dụ Koshi nage,Kokyu nage..v..v)

    Nguyên tắc ròng rọc trên có bao hàm dùng lực nhỏ kháng lạI lực lớn hơn,vì vậy chỉ sử dụng trong trường hợp khởI đầu làm cho uke chuyển động cơ thể,để triển khai 1 kỹ thuật Aikido tiếp theo hiệu quả.

    Tuy nhiên ,nguyên tắc ròng rọc trên vẫn có thể áp dụng trong trường hợp uke đang lao nhanh vào nắm bắt.hoặc trong trường hợp nage đang chủ động làm uke di chuyển, cả điểm Z trung tính và truc quay Z đều liên tục chuyển động,đổI hướng ,nhưng các lực tác động cân bằng theo nguyên lý ròng rọc trên vẫn có tác dụng.Vấn đề là chúng ta tập luyện sao cho có thể xác định điểm Z trung tính này,phương hướng trục xoay z này tạI mọI thờI điểm đang chuyển động phù hợp kỹ thuật Aikido ,vớI sự di chuyển ,và khoảng cách của cả hai người…

    Tài liệu tham khảo :
    1/ “Pulley principle”
    2/ “The hidden roots of Aikido ,tác giả Sokaku Takeda“
    3/ “động lực học và hệ quy chiếu tương đốI trong không gian”

    Chúc mọi người Tết vui vẻ.

  5. #35
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Hay quá! DH giải thích 1 cách rất khoa học!

    cái chính là làm sao biết điểm Z ở đâu và phải tập thật nhiều để khi ra đòn, là đúng ngay chỗ đó!
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  6. #36
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Saigon, Vietnam
    Bài viết
    331
    Thanks
    19
    Thanked 14 Times in 9 Posts
    Vấn đề ở đây là khi uke nắm chặt/uke khỏe hơn Nage thì làm sao Nage có thể "nage xoay cánh tay 1 góc khoảng 90 độ (cùi chỏ nage hạ thấp trong khi bàn tay di chuyển lên) ".

  7. #37
    Member
    Ngày tham gia
    Jun 2007
    Bài viết
    74
    Thanks
    3
    Thanked 3 Times in 2 Posts
    Cám ơn anh Aiki đã quan tâm tớI bài viết,có lẽ mình cần tập luyện thật nhiêu như anh Aiki nói,

    Câu hòi của anh David cũng là câu hỏI thực tế của tui cách đây khá lâu ,hồI đó ,tập tạI sân lầu 4 Đa Kao,uke tập vớI tui chỉ ngang sức ,khi nắm cả hai tay vào 1 tay ,tui không thể nào thực hiện 1 kỹ thuật nào cả, nói chi đến việc nâng cánh tay lên,và có hỏI thày ,thày chỉ nói “anh này khoẻ lắm”,đúng là hắn khoẻ thật,Uke này khoẻ thật,hắn thử nắm tay lần lượt vài ,ba ngườI,và không ai ra đòn được,lúc đó tui chỉ biết dùng Judo,vào đòn Osotogari để hoá giải.

    Nhưng sau này càng tập Aikido tui càng khám phá ra Aikido có nhiều nguyên lý dụng lực rất nhẹ nhàng và hiệu quả,

    Có 1 vài nữ võ sinh đã thử áp dụng nguyên lý ròng rọc nói trên và không còn bị khống chế bởI các nam võ sinh hay thử nắm cứng trong khi tập luyện.

    Và có lẽ nguyên lý nào cũng có hạn chế của nó, Nếu uke quá khoẻ thì nguyên lý ròng rọc không có hiệu quả,và phảI chăng các tài liệu trong Aikido không thể diễn đạt hết các bí mật của môn võ này,Hay là các bậc tiền bốI muốn phần còn lạI để chúng ta tự khám phá trong khi tập luyện.

  8. #38
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Saigon, Vietnam
    Bài viết
    331
    Thanks
    19
    Thanked 14 Times in 9 Posts
    Anh DUCHUY thử áp các ngón tay của anh vào cánh tay của uke sao cho lòng bàn tay hướng lên trời, rồi sau đó đẩy cùi chỏ mình về phía uke. Tay uke sẽ tự động bị nâng lên lúc đó uke mất thăng bằng và mình đánh tiếp đòn. Anh làm thử đi rồi sẽ nghiệm ra tại sao lại làm vậy. Aikido có nhiều tiểu tiết nếu mình không nghiên cứu thấu đáo thì chỉ ở giai đoạn "bắt chước". Đảm bảo với anh, khỏe cở nào (cân nặng khoảng gấp 1,5 Nage) anh DUCHUY dùng cách đó uke cũng chịu thua.
    Last edited by David; 01-10-2011 at 09:15 AM.

  9. #39
    Member
    Ngày tham gia
    Jun 2007
    Bài viết
    74
    Thanks
    3
    Thanked 3 Times in 2 Posts
    Cám ơn anh David ,tui sẽ làm thử theo cách anh chỉ dẫn…
    đang tìm trong sân uke bự để thử làm theo cách của anh.

Trang 4 của 4 Đầu tiênĐầu tiên ... 234

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •