Trang 3 của 4 Đầu tiênĐầu tiên 1234 CuốiCuối
Kết quả 21 đến 30 của 39

Chủ đề: Aikido và các định luật Cơ học,Vật lý,phản xạ của con người

  1. #21
    Member
    Ngày tham gia
    Jun 2007
    Bài viết
    74
    Thanks
    3
    Thanked 3 Times in 2 Posts
    Aikido với các định luật Cơ học ,Vật lý và Phản xạ của con người 7/ Hình nón tròn xoay và hợp lực tạI đỉnh:

    Hình nón tròn xoay là 1 hình mà chúng ta có thể áp dụng vào việc tập trung lực trong các đòn thế của Aikido,bài này nói về áp dụng phương pháp hình chóp nón tròn xoay vào kỹ thuật đòn Ikkyo.
    Như các bạn đều biết :
    Nếu xét trên quan điểm cơ học,vật lý thì điểm nhọn của hình chóp nón và bề mặt đáy có 1 sự chênh lệch rất lớn về áp suất, điều này đã từng được áp dụng trong sinh hoạt hàng ngày ,như đầu nhọn của 1 cái đinh khi đang được cái búa đóng vào gỗ chẳng hạn.
    Trong động lực học ,thì nguyên nhân làm cho 1vật thể chuyển động theo vòng tròn có thể phân tích thành 2 vec tơ có hướng vuông góc vói nhau, 1 là vectơ tiếp tuyến (hay vận tốc), và 1 là vectơ hướng tâm (gia tốc hướng tâm) cả 2 vectơ trên đều nằm trong mặt phẳng của hình tròn,tạI mỗI thờI điêm trong quá trình vật thể chuỷển động.l
    .
    Tương tự như chuyển động theo hình xoắn ốc ,chuyển động và phát lực theo hình nón là 1 tổ hợp các lực trong không gian 3 chiều và ở mức tổng quát hơn trong việc tập trung lực từ nhiều hướng dọc theo từ đáy tớI đỉnh,các lực này là tổng hợp các lực theo thờI gian từ lúc khởI đầu đến khi kết thúc 1 vòng chuyển động (hoặc 1 phần cung tròn ) đáy và luôn hướng về đỉnh của hình nón

    Các bạn nào mớI tập đòn Ikkyo,khi gặp Uke nặng ký hơn mình,không dễ dàng làm Uke chuyển động theo để kết thúc đòn,Uke chỉ cần hơi gượng lạI là Nage không thể nào mang cánh tay Uke xuống nệm tập.

    Trở lạI vật thể hình nón ,giả sử có 1 hình nón tròn xoay,chiều cao bằng 1 sảI tay, đường kính đáy bằng khoảng cách bề ngang của vai ,ta sẽ dùng hai bàn tay cầm ở đáy hình nón này và hướng đỉnh nhọn ra ngoài,khi ta xoay đáy của hình nón, đồng nghĩa vớI việc hai bàn tay xoay theo chu vi hình tròn của đáy,nếu ta thêm một lực thứ 3 nữa (vectơ gia tốc hướng tớI đỉnh của hình nón)là 2 tay vừa xoay vừa đẩy ra hướng tớI đỉnh của hình nón (tương tự như vừa xoay tay lái xe hơi,vừa đẩy tay lái hướng theo trục quay tay lái ra xa vậy).

    Trong trường hợp áp dụng vào đòn Ikkyo ,các bạn hãy thử chuyển động kết hợp vớI sự phát lực theo hình nón tròn xoay như trên,bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy mình có thể đánh đòn Ikkyo một cách dễ dàng ,ngay cả khi hình nón mớI chỉ xoay một góc vòng tròn (nhưng cần nhớ là luôn luôn phảI có thêm 1 gia tốc thứ 2 hướng tớI đỉnh của hình nón thì mớI hiệu quả),
    sự gượng lạI và trọng lượng của Uke không còn là vấn đề,sự áp dụng chuyển động và phát lực theo hình nón tròn xoay sẽ nhân lực của bạn lên nhiều lần và tác động lên cánh tay của Uke trong quá trình chuyển động của bạn,trọng tâm của Uke bị cuốn hút kéo theo bởI lực này ,sự kết thúc đòn là tùy thuộc bạn hứong đỉnh của hình nón tớI đâu mà thôi.
    .


  2. #22
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    435
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Xin cảm ơn chú DUCHUY đã post các kiến thức này lên diễn đàn, con thấy rất hay và hữu ích! :laugh: :laugh: .

    Chúc chú một ngày vui! :laugh:
    KCT không phải là ngón tay, cũng không phải là mặt trăng, KCT là con đường nằm giữa hai thứ đó

    http://www.khongchieuthuc.net

  3. #23
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Saigon, Vietnam
    Bài viết
    331
    Thanks
    19
    Thanked 14 Times in 9 Posts
    Cám ơn anh DUCHUY đã giới thiệu và phân tích về "hình chóp nó tròn vào trong kỹ thuật Ikkyo" ura, theo sự hiểu biết của tui thì đòn thế Aikido có rất nhiều tiểu tiết mà chúng ta cần chú ý. Vd: Đòn Ikkyo ura, 01 kỷ thuật khống chế Uke với bằng 01 cánh tay của Uke. Theo cách đánh căn bản mình còn phải khóa vai Uke rồi mới điều khiển được uke, Bộ pháp của Nage cũng rất quan trọng sẽ giúp Nage ít tốn sức hơn trong khi kéo ngã Uke:Đòn không chì dùng hình chóp tròn mà còn kết hơp với sự di chuyển trục theo đường thẳng, rồi sự kết hợp lực tấn công của Uke. Túm lại để thực hiện 01 đòn hoàn hảo quả là khó đòi hỏi sự tập luyện, cảm nhận (và nghiên cứu) lâu dài.

  4. #24
    Member
    Ngày tham gia
    Jun 2007
    Bài viết
    74
    Thanks
    3
    Thanked 3 Times in 2 Posts
    Anh David nói đúng đó,có nhiều đòn thế Aikido có nhiếu chi tiết ,chỉ có thể tập luyện thường xuyên dưới sự giám sát trực tiếp của thầy hoặc HLV thì mới có kết quả và cảm nhận được.

    @cucat
    chờ bài nói về phản xạ của cucat sao không thấy nhỉ.

  5. #25
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Hay lắm DH! Cách nhìn của DH là đúng theo võ học (Sciences)!:smile: :smile:

    Cách nhìn của tui là theo võ thuật (art)! Tiếp tục nữa đi ...:friends: :friends:
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  6. #26
    Member
    Ngày tham gia
    Jun 2007
    Bài viết
    74
    Thanks
    3
    Thanked 3 Times in 2 Posts
    @ anh Aiki
    cám ơn anh Aiki và các bạn đã quan tâm tới bài viết,nếu có gì thíêu sót hoặc chưa đúng thì nhờ các bạn bổ sung giùm.thank:biggrin:

  7. #27
    Member
    Ngày tham gia
    Jun 2007
    Bài viết
    74
    Thanks
    3
    Thanked 3 Times in 2 Posts
    Aikido với các định luật Cơ học ,Vật lý và Phản xạ của con người .
    8/ Sự chuyển động của con quay hồI chuyển (Gyroscop) và đòn Tenchinage.

    Các bạn và tôi kể từ khi mớI tập Aikido, có lẽ nhiều ngườI đã từng đọc qua câu truyện kể về ĐạI Sư KoichiTohei,ngườI có tám đẳng Judo,khi xem tổ sư Uyeshiba thi triền võ công Aikido vớI các đệ tử , khi thấy các đệ tử bị Tổ sư Uyeshiba ném một cách quá dễ dàng,Đại sư cho rằng các thế ném của ,các đòn thế Aikido chỉ là sự biểu diễn có qui ước trước,Tổ sư Uyeshiba đã biết ,và đã để ĐạI sư tự kiểm chứng những sự hoài nghi trong tâm trí vớI mình.và kết quả là Tổ sư đã thâu nhận thếm 1 đệ tử vào môn phái Aikido vớI đẳng câp cao nhất (chỉ sau ngườI kế nghiệp trong gia đình 1 bậc),

    Điều gì đã khiến một ngườI có tám đẳng Judo gia nhập môn phái Aikido ?,Các bạn nào đã từng giao đấu trong Judo đều có kinh nghiệm về việc làm mất thăng bằng và quật ngã đốI thủ không phảI là điều dễ dàng ,một khi cả hai bên đều ngang sức ,ngang tài, đều có ý chí quyết thắng,muốn làm đốI thủ mình đo ván. Có thể trong số các bạn và tôi cũng có đôI chút hoài nghi khi xem một vài Video clip biểu diễn về Aikido,Vậy chúng ta thử tìm hiểu xem những thế ném nhẹ nhàng (nhìn từ bên ngoài),có thật sự hiệu quả không đốI vốI 1 Uke to lớn hơn và luôn đốI kháng lạI.

    Chúng ta hãy tạm gác sự trả lờI cho những hoài nghi trên,và tìm hiểu vê một thiết bị đã xuất hiện từ năm 1817, được làm bởI 1 ngườI tên Johann Bohnenberger, đó là Gyroscop,tạm gọI là con quay hồI chuyển,các định luật cơ học liên quan đến Gyroscop đã từng được loài ngườI áp dụng trong phi thuyề n,máy bay,tàu biển,robot v..v..,trong việc định hướng,cũng như giữ thăng bằng là chính.
    Trong bài này tôi không đề cập đến các công thức cũng như chi tiết của các định luật liên quan đến Gyroscop,chúng ta hãy xem 1 vài đoạn Video về Gyroscop theo đường link sau
    http://www.gyroscopes.org/1974lecture.asp

    Có 1 trong những clip này chúng ta hãy chú ý:lúc cô bé hoc trò bước lên bục giảng,dùng tay đẩy nhẹ một bên Gyroscop về 1 phía,kết quả là cái con quay không nghiêng theo phía đẩy mà lạI ngã về một hướng khác,(theo một qui luật thiên nhiên của nó )
    Để có thể nắm bắt các quy luật chuyển động khác hướng vớI lực tác động bên ngoài của Gyroscop,có lẽ các bạn và tôi sẽ cần đến một thiết bị tương tự như vậy trong tay để có thể xác định thực sự giữa hướng của lực tác động và hướng của lực kết quả khác nhau như thế nào. Điều này không khó đốI vớI các bạn ở nước ngoài, đốI vớI các bạn ở VN thì việc tìm kiếm 1 thiết bị Gyroscop không đơn giản,tuy nhiên ,chúng ta có thể thử nghiệm vớI 1 Uke to lớn hơn mình tai ngay nơi mà chúng ta đang tập luyện, khi tập luyện đòn Tenchi nage,lý do tôi chọn đòn này để kiểm chứng vì có tư thế hai tay Uke nắm hai tay Tori. dễ thực hiện đốI vớI những ai mớI học Aikido
    Khi Uke từ xa lao tớI,dùng hai bàn tay nắm hai cổ tay Tori,Tori chỉ cần nương theo lực,lui 1chân vòng ra sau để Uke hơi xoay một góc quanh trục (trục của Uke).Hãy chú ý lúc này:khi Uke đang quay quanh truc là lúc Uke đang ở trạng thái của 1 Gyroscop quay chậm(nhưng trọng lượng đáng kể của Uke sẽ ảnh hưởng rất lớn trong quy luật chuyển động của 1 Gyroscop),ta chỉ cần đưa một bàn tay trầm xuống thấp và một bàn tay lên vị trí cao hơn vớI một ý định ,tác động là làm cho trục quay của Uke nghiêng về 1 phía(phía phảI hoặc trái của Uke ,tuỳ theo sự thuận tiện của ta),Uke sẽ ngã ngửa hoặc ngã sấp theo quy luật của Gyroscop,Uke càng to,nặng ,xoay nhanh, càng dễ ngã,nhìn từ bên ngoài sẽ có cảm tưởng Uke lao tớI và Tori chỉ đưa 1 tay xuống thấp và đưa 1 tay lên cao ,rồI Uke ngã ngửa (hoặc ngã Ukemi về phía trước tuỳ trường hợp),Tori không hề sử dụng một lực trực tiếp nào cả để làm Uke ngã,Uke ngã ngữa hay sâp là theo qui luật cơ học của Gyroscop,hướng Uke ngã hoàn toàn kh ác vớI hướng lực tác động của Tori.,Uek ngã và không hiểu vì sao bị ngã.
    Trạng thái Gyroscop của Uke cũng có thể áp dụng trong những đòn thế khác của Aikido khi mà Tori chỉ sử dụng 1 tay nắm hoặc chém Tori,hoặc các thế nắm hai tay từ phía sau v..v...
    Khi Tổ sư Uyeshiba lập nên môn phái Aikido, Ông đã sáng tác những đòn thế theo hướng có những chuyển động hợp vớI các qui luật của vũ trụ.
    Còn Johann Bohnenberger làm 1 cái Gyroscop đầu tiên,Hai phương trờI cách biệt , nhưng qui luật của Vũ tru thì ở đâu cũng có những sự tương đồng,
    Hi v ọng rằng các bạn và t ôi sẽ t ìm được những câu trả lờI về hiệu quả thực sự của các thế ném trong Aikido .Những thế ném trông thật nhẹ nhàng nhưng chứa đựng nhiều sức hấp dân của các qui luật tự nhiên trong vũ trụ.



  8. #28
    Member
    Ngày tham gia
    Jun 2007
    Bài viết
    74
    Thanks
    3
    Thanked 3 Times in 2 Posts
    AIKIDO VỚI CÁC ĐỊNH LUẬT C HỌC VÀ PHẢN X CỦA CON NGƯỜI
    9/ Mức độ phản xạ của 1 ngườI đốI vớI các lực tác động từ bên ngòai.Não bộ con ngườI còn nhiều điều mà khoa học hiện đạI chưa thấu hiểu tường tận,có nhiều nghiên cứu về hoạt động não bộ của con ngườI hiên nay cũng chỉ dừng lạI ở mức gián tiếp hoặc nộI suy từ những phản hồI các xung điện truyền vào não,rồI suy luận về các vùng hoạt động theo chức năng mà thôi,
    Trong bài này
    ,các bạn và tôi sẽ cùng nghiên cứu về sự phản xạ ,có liên quan tớI một nguyên lý quan trọng của Aikido,mà O sensei Ueshiba đã từng truyền đạt lạI cho các thế hệ sau.
    Chúng ta hãy cùng giải mã sự truyền đạt đó của O Sensei qua đoạn video clip sau
    http://youtube.com/watch?v=yxxb2ctulEs
    Hãy chú ý đến đoạn Tổ Sư để 4 ngườI cầm giữ 1 cây gậy ở 1 phía,phía còn lại O Sensei chỉ dùng 1 tay giữ gậy,và chỉ trong tích tắc,4 ngườI kia té nhào.
    Vậy điều gì đã làm cả 4 ngườI không giữ nổI 1 cây gậy ,khi O sensei chỉ dùng 1 tay phát lực ? Trong chúng ta đây,có lẽ các bạn đã có người từng thử làm điều này ,và có thể đúc kết thành một nguyên lý tổng quát ẩn chứa trong các kỹ thuật Aikido không ?Tôi nghĩ đoạn video clip của Osensei trên là một bài học rất quan trọng và quý giá,liên quan tớI một điều bí ẩn trong sự hoá giải được các lực (kể cả khi Uke mạnh,dùng sức nắm thật chắc)
    Các bạn và tôi hãy cùng khám phá điều bí ẩn thú vị trên.
    Aikido thật tuyệt vời
    :biggrin: :biggrin: :biggrin:

  9. #29
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    1,053
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Bài viết của anh DucHuy đơn giản là rất tuyệt vời - hy vọng một ngày gặp mặt cùng chia sẻ với anh những chủ đề tương tự - Cảm ơn anh :friends:
    Thiên giang hữu thủy thiên giang nguyệt
    Vạn lý vô vân vạn lý thiên

    ___________________

    Ngàn sông tràn nước ngàn trăng sông
    Vạn dặm không mây trời mênh mông

  10. #30
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Jul 2007
    Đang ở
    JP
    Bài viết
    138
    Thanks
    10
    Thanked 50 Times in 30 Posts
    Em xin bốc phét 1 chút về thăng bằng
    Vật sẽ đứng cân bằng chừng nào chân đường vuông góc kẻ từ trọng tâm của vật còn nằm trong phần diện tích của chân đế của vật. Cái tháp nghiêng Pisa ko đổ vì đường vuông góc kẻ từ trọng tậm của nó vẫn còn nằm trong phạm vi chân đế."Một người đang đứng chỉ ko ngã khi đường vuông góc kẻ từ trọng tâm người ấy còn nằm trong phần diện tích giới hạn bởi đg` viền quanh 2 bàn chân họ". Ta thấy khó đứng trên 1 chân hoặc đi trên dây vì khi đó, diện tích chân đế rất nhỏ, chân đường vuông góc kẻ từ trọng tâm rất dễ rơi ra ngoài chân đế => MTB.
    Khi trọng tâm bị đẩy lệch khỏi chân đế, có 3 trường hợp có thể xảy ra. Một là người đó phải di chuyển chân đế để "hứng" lấy trọng tâm ( bằng cách bước chân). Nếu trọng tâm ko bị lệch nh` thì có thể điều chỉnh bằng cách nghiêng người.Nếu ko kịp điều chỉnh thì sẽ ngã.
    Từ đó, chúng ta thấy bản chất của việc đẩy ngã 1 người là đẩy trọng tâm của người ấy ra khỏi chân đế và làm cách nào đó để người ấy ko kịp điều chỉnh lại ( VD như ngáng chân chẳng hạn).
    Chúng ta hãy cùng giải mã sự truyền đạt đó của O Sensei qua đoạn video clip sau
    http://youtube.com/watch?v=yxxb2ctulEs
    Trong clip trêncủa anh DUCHUY có đoạn sư tổ quỳ xuống, để 4 ông học trò đẩy mà ko ngã. Mọi người hãy chú ý đến hướng lưng của Tổ sư. Tổ sư để thân nhơi nghiêng đi, lưng của Tổ sư lúc này thẳng với phương của lực tác dụng bởi 4 ông học trò kia. Vì thế, lực đẩy của 4 ông kia lại đẩy trọng tâm thẳng vào chân đế chứ ko phải đẩy trọng tâm lệch khỏi chân đế. Như vậy thì sao mà làm Tổ sư ngã đc.
    Từ đó, ta có thể tìm ra cách hứng chịu lực đẩy của đối phương ntn để ko bị ngã.:biggrin:

Trang 3 của 4 Đầu tiênĐầu tiên 1234 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •