Trang 2 của 4 Đầu tiênĐầu tiên 1234 CuốiCuối
Kết quả 11 đến 20 của 39

Chủ đề: Aikido và các định luật Cơ học,Vật lý,phản xạ của con người

  1. #11
    Member
    Ngày tham gia
    Jun 2007
    Bài viết
    74
    Thanks
    3
    Thanked 3 Times in 2 Posts
    Aikido với các định luật Cơ học ,Vật lý và Phản xạ của con người .
    4/ Thế té Jumpo Ukemi
    Thế té này là Ukemi sau khi bay qua chướng ngạI vật,chỉ thực hành thế té này sau khi đã có thực hành các động tác nóng ngườI,mình đã thấy có vài ngườI mớI học ,vào sớm khi chưa có HLV trên sân,tự tập té vớI nhau và kết quả là 1 ngườI phảI vào nhà thương vì gãy xương vai,
    Và cũng thấy 1 trường hợp có ngườI, thường ngày cũng phóng qua được 1 , 2, hoặc 3 ngườI ,nhưng hôm đó ngườI này lúc té qua có 1 ngườI và bị chúi đầu ,căm vai xuống nệm,cũng may là không sao,hỏI ra thì là ngườI này lúc đang tập té ,có nghĩ về tin một cái máy bay bị rơi, đọc trên báo.
    Qua sự việc trên,mình thấy rằng , đốI vớI các bạn mớI tập,viếc té qua chướng ngạI vật rất là không an toàn vì các lý do sau:
    a/ Khi mớI tập,Ukemi chưa tròn,chưa nhanh,nhưng thây các bạn khác phóng bay qua nhiều ngườI dễ dàng nên cũng muốn bay thử.
    b/ Phản xạ tiếp đất chưa chính xác,dễ bị chấn thương vai hoặc nguy hiểm hơn là chấn thương cổ,hoặc xương sống.
    c/ Không có sự tập trung khi bắt đầu chạy để lấy đà, dễ bị rơi nửa chừng trên lưng bạn
    d/ Không xử lý được tình huống nếu gặp ngườI khom lưng cho bay qua bỗng dưng đứng dậy
    Và để có sự an toàn trong khi tập phóng bay qua chướng ngạI vật thì cần hộI đủ các điều kiện sau:
    A/ Cần tập Ukemi thành thục cả hai bên mặt và bên trái trước,tăng dần tốc độ Ukemi trên thảm tập,(mỗI buổI tập tăng một chút),hoàn thiện việc cuốn tròn sao cho lăn nhanh mà vẫn êm.xen kẽ vớI việc tập té Ukemi gần + vớI tập Ukemi phóng xa,sau đó xen kẽ phóng xa vớI phóng cao,mỗI ngày tăng một chút thôi
    B/ Lúc dã qua phần A rồI thì tập té bay qua 1 ngườI cúi thấp trước,luyện cho phản xạ tiếp đất mỗI ngày chính xác hơn, êm hơn ,từ thấp tớI cao dần.,từ ít ngườI đến nhiều người.
    C/ Sự tập trung tinh thần trước khi chạy lấy đà để phóng bay qua chướng ngạI vật là rất cần thiết . Đây chính là lúc ta có cơ hộI thực hành áp dụng 1 trong những phương pháp luyện Ki của ĐạI sư Tohei.
    Các bạn có thể nghĩ đến các điều tích cực ,tương tự như sau:
    "Tập trung nghĩ rằng mình sẽ chạy nhanh lấy đà,bay qua ,tiếp đất chính xác,lăn tròn nhẹ nhàng và đứng lên dễ dàng."
    D/ Cần chú ý không để các võ sinh trẻ em nhỏ tuổI, đứng gần nợI đang tập té này,và không để các võ sinh mớI vào tập, đứng khom lưng cho các bạn mớI tập té bay qua,họ có thể mỏI chân,bất ngờ ngồI xuống hoăc đứng lên không báo trứơc.






  2. #12
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Cái nhìn của tôi khác hẳn mấy bạn bên VN ... Lúc đầu tui cũng nhìn như mấy bạn, nhất là khi còn học Yoseikan.

    Tui khg dám bình luận hay nói nhiều vì ... văn VN tui dỏm, :huh: :huh: khg có đủ ngữ vựng/ ''từ'' để miêu tả hết được .....hmy: hmy:

    Sau khi chuyển sang Aikido, tui nhìn 1 cách bình dân hơn. Khi làm ukemi, tui chỉ nghĩ sao cho khg đau và khg bị thương, nhất là khi tui thấy cách té bên aikikai bên tui rất khác cách tui học bên Yoseikan. :biggrin: :biggrin: Khi học Yoseikan, tui chỉ có học lăn đằng trước, lăn đằng sau và 1 ít té nổ.

    Sang Aikido, có mae ukemi (lăn đằng trước), ushiro ukemi (lăn đằng sau), yoko ukemi, và mỗi cách té còn có nhiều dạng khác nhau tùy theo mình đang đứng trong tư thế nào....


    Khi ra đòn, tui cũng khg nghĩ tới như Tyi hay DH đã nêu. Tui chỉ nghĩ tới những điều căn bản mà tui đã nói tới giờ như di chuyển nguyên khối, giữ khoảng cách, hướng nhìn/ đan điền / chân tay cùng 1 hướng, chiếm đan điền v.v...

    Tui ráng cảm nhận và biết mình đánh đúng đòn khi thấy uke bay 1 cách nhẹ nhàng và mình khg cần dùng sức nhiều.

    Tui tuy chưa có dịp làm uke cho mấy thầy VN nhưng tui đã có dịp làm uke cho 1 số thầy Nhật và 1 số thầy địa phương và phục người này hay người khác chỉ bằng cảm nhận thôi. Diễn tả cảm nhận qua văn rất là khó vì mỗi người hiểu 1 từ 1 cách khác nhau.

    Vả lại, tui cảm thấy là cảm nhận sẽ thay đổi theo thời gian và kinh nghiệm cá nhân. Ví dụ như cảm nhận khi làm uke cho thầy Tamura cách đây 10 năm và năm ngoái hoàn toàn khác nhau.

    1 ví dụ khác là Tyi nói là thầy hoàn toàn khg ra lực, nhưng đối với tui (theo cảm nhận của tui) là các thầy khg gồng và thả lỏng cơ thể (vai, tay ...) chứ khg phải khg ra lực. Thầy có dùng lực, nhưng lực của các thầy là qua khí chứ khg phải lực cơ bắp.

    Khi Tyi nói tới ''nguyên tắc nhất thế'' hay ''Uke Tori là một'' thì đối với tôi là cách di chuyển (né hay vô đòn) của thầy và cách ''chiếm đan điền'' uke.

    Có thể cách nhìn của tui quá ''bình dân''/ giản dị và khg có cái nhìn ''triết hay khoa học'' (philosphy / sciences), nhưng tui thấy có thể vì vậy mà tui hiểu được nhiều.

    Vài hàng góp ý kiến với ACE, mong rằng mấy người khg nghĩ là tui ''phá đám'' ....

    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  3. #13
    Member
    Ngày tham gia
    Jun 2007
    Bài viết
    74
    Thanks
    3
    Thanked 3 Times in 2 Posts
    Aikido với các định luật Cơ học ,Vật lý và Phản xạ của con người .-
    5/ momen quán tính của 1 sự quay xung quanh 1 trục và kỹ thuật đòn Iriminage
    Có nhiều bạn mớI tập Aikido ,khi tập tớI đòn Iriminage,thường thì Nage rất khó làm Uke xoay theo trục trong những trường hợp như Uke nặng hơn mình,hoặc Uke hơi gượng lạI,Uke có chiều cao hơn mình và ngay cả khi Nage muốn Uke xoay nhanh hơn thì Nage lạI mất thăng bằng trước.
    Thực ra thì đòn Iriminage rất khó thực hiện trong trường hợp trên khi mà Nage và Uke chưa hợp thành 1,và theo thói quen ,thường tập theo cách thoả thuận: Uke nhường Nage một chút để Nage có thể đánh được đòn,nói đúng ra là để Nage quen dần vớI các động tác của đòn mớI, để nhớ tên đòn mà thôi.còn ra đòn thì chẳng có lực tác động thực tế gì cả.
    Nhưng khi nói đến võ thụât thì cần điều gì đó thực tế hơn,chúng ta không thể viện ra các lý lẽ để đòi hỏI sự hợp tác của Uke theo kiểu trên trong khi tập luyện.
    Khi chúng ta xem các bậc thầy của Aikido quăng các Uke to lớn một cách dễ dàng,không gì ngăn cản mong muôn chúng ta sẽ tập luyện để đạt được như vậy.

    Trong bài này,mình nói về đòn Iriminage Tenkan dành cho các bạn mớI tập vớI mong muốn để các bạn có thể tập đòn này một cách thực tế hơn.

    Chúng ta hãy tạm quên đi các cách đánh,và nói đến một thực nghiệm như sau:
    Các bạn và tôi ,có lẽ mọI ngườI đều xem qua các chương trình trượt băng nghệ thuât.
    Các vận động viên trượt băng đã quay tròn một cách đẹp mắt và vững vàng trên độI giày trượt băng,nhưng các bạn hãy chú ý đến động tác quay tròn từ chậm đến rất nhanh của họ,trong khi đang quay,chỉ vớI 1 động tác co hai tay hoặc để hai tay từ vị trí giơ thẳng nằm ngang,buông xuôi xuống sát thân ngườI,tốc độ quay tăng một cách đáng kể. Có thể có bạn cho rằng không phảI như vậy,mà đó là do đôI chân điêu luyện của họ tác động lên tốc độ đó chứ,còn 2 cánh tay chỉ là để giữ thăng bằng mà thôi,quan điểm này của bạn rất đúng khi ta đang trượt trên băng.
    Sự xoay tròn của các cặp vận động viên múa đôi cũng tương tự,trong khi cả hai nắm tay nhau ,như là sự liên kết thành 1,thì tốc độ xoay chung của hai ngườI cũng thay đổI tùy thuộc vào khoảng cách của hai ngườI này,khi gần nhau thì tốc độ quay tăng,khi xa thì tốc độ quay giảm

    Giờ đây chúng ta cùng làm thêm 1 thực nghiệm dễ nữa ,vớI một cái ghế xoay, điều này mọI ngườI đều biết từ lâu,khi ta ngồI trên 1 cái ghế xoay,ta đẩy tay vào cạnh bàn để làm cho ta xoay tròn trên ghế ,sau đó giang hai tay và nhấc 2 chân lên để ta có thể xoay tròn trên ghế không đụng vào đâu cả,trong trường hợp này,ta có muốn quăng tay,hay chân theo vòng tròn trong không khí cũng không thể làm cho ta xoay nhanh hay xoay chậm hơn được.nhưng chỉ vớI động tác thu 2 tay (hoặc 2 chân vào hứong trục quay trong ngườI ta,tốc độ xoay tăng một cách đáng kinh ngạc.
    Loài ngườI, từ lâu đã phát hiện ra rất nhiều định luật thiên nhiên trong các chuyển động tương tự như trên, đó là những định luật cơ học ,vật lý,phản xạ mà chúng ta từng học qua từ ghế nhà trường hoặc trong sách vở,trong thực tế hàng ngày.

    Và mình nghĩ O-sensei Morihei Uyeshiba quả là một thiên tài, đã đi trước nhân loạI hàng trăm năm khi ông thực hiện được một hệ thống đòn thế Aikido, ẩn chứa các định luật của thiên nhiên,làm phương tiện tập luyện để con ngườI có thể hoà hợp vớI khí của vũ trụ. MỗI kỹ thuật đòn trong Aikido vẫn còn ẩn chứa những điều mà chúng ta cần khám phá và không ngừng luyện tập.
    Trở lạI đòn Iriminage tenkan
    Và điều gì làm cho Uke xoay theo trục của Nage mỗI lúc một nhanh khi mà Nage trong thờI điểm này chỉ cần có động tác đưa phần đầu Uke mỗI lúc mỗI gần trục xoay của mình một cách nhẹ nhàng và êm ái,
    Uke không thể cưỡng lạI sự xoay càng lúc càng nhanh vì định luật của thiên nhiên ,vì chính trọng lượng nặng ký của Uke,và cũng vì tốc độ tấn công ban đầu của Uke.
    Chúc các bạn những ngày tập luyện vui vẻ.


  4. #14
    tyi
    Guest

    Tui tuy chưa có dịp làm uke cho mấy thầy VN nhưng tui đã có dịp làm uke cho 1 số thầy Nhật và 1 số thầy địa phương và phục người này hay người khác chỉ bằng cảm nhận thôi. Diễn tả cảm nhận qua văn rất là khó vì mỗi người hiểu 1 từ 1 cách khác nhau.
    Tôi rất đồng ý với anh Aiki, cảm nhận mang tính cảm tính rất cao, và nó tùy thuộc ở chính mỗi con người. Cảm nhận ở từng người luôn mang sự khác biệt và thể hiện đặc điểm của chính người đó. Chia sẻ sự cảm nhận, cũng chính là bổ sung và cải thiện góc nhìn của mình về một vấn đề nào đó.

    ví dụ khác là Tyi nói là thầy hoàn toàn khg ra lực, nhưng đối với tui (theo cảm nhận của tui) là các thầy khg gồng và thả lỏng cơ thể (vai, tay ...) chứ khg phải khg ra lực. Thầy có dùng lực, nhưng lực của các thầy là qua khí chứ khg phải lực cơ bắp.
    Thật ra là Tyi viết là: chỉ hai cánh tay của thầy không ra lực thôi, còn bản thân thầy, đúng như anh Aiki nói, là ra lực. Lực này sẽ truyền từ người của thầy sang Uke. Với kiểu truyền "lực" như thế này, Uke có không muốn ngã, cũng phải ngã, không muốn nằm xuống cũng nằm xuống, và cảm nhận của uke lúc đó là chỉ biết tự hỏi " sao tui lại bị như vậy he?, sao kỳ vậy?." Đây chính là điểm rất thú vị trong Aikido, và ai cũng muốn đạt được điều này.

    Trở lại với ý của anh Aiki viết ""lực của các thầy là qua khí chứ khg phải lực cơ bắp", rất tôn trọng cách viết và cảm nhận của anh.
    Còn cảm nhận của tôi là không dám nghĩ nó là khí, nhưng nói là lực thì lực này chỉ 3/4 thôi, còn 1/4 còn lại chả biết giải thích nó là cái gì nữa. Lực này chỉ có uke là người cảm nhận rõ nét nhất, vì nó không phải là "xô, đẩy, ấn" như bình thường, hoặc có thể cương, giữ lại như bình thường. Người Uke chỉ có cảm nhận nó như một cơn sóng ập đến, quét và cuốn cả người đó đi.. xuống đất hoặc văng toàn thân ra xa. Cố gắng gượng lại chỉ chuốc thêm té "nặng nề" hơn, "đau hơn" và "đo đất" nhanh hơn.

    Một cảm nhận cá nhân khác nữa là khi đánh, phát lực, tôi không nghĩ là mình sẽ đánh vào uke (hix, cái này trừu tượng quá, nhưng chả biết giải thích làm sao, (cao nhân nào giúp với !!! :focus: :focus: ), cái này thì tui chịu, chưa nghĩ được, nhưng có một vị thể hiện được bằng hình ảnh rất rõ ràng, đó là Sansei Olsen, khi ông thể hiện các đòn bị uke nắm với cây kiếm trong tay, có thể nói tập trung vào kiếm thay vì tập trung vào người, sau đó hãy bỏ kiếm, và đánh với người, nhưng hãy tưởng tượng là có kiếm ! :laugh: )
    Mún tìm cái clip olsen "cầm kiếm đánh người" để minh họa, nhưng trên google không có, bạn nào ở HN có xin up dùng. cảm ơn trước


    Thật ra thì mỗi người đều có con đường của riêng minh, và đường nào thì cũng đến đích, chỉ có điều những gì mình cảm nhận nên thực nghiệm trước (có sự phê bình và góp ý của các bạn tập hoặc của đàn anh thì càng tốt), như vậy mới không rơi vào "tà đạo". (hì hì, viết đến đây thì nghĩ đến bài "Võ và đạo" của NGDalat, định hôm nào rảnh sẽ viết 1 bài, @ NGdalat: hix, Tà cũng có Đạo nữa đó nha, :biggrin: ).

    Mong các bạn cùng chia sẻ cảm nhận của mình, tui nghĩ chia sẻ sẽ giúp nhau cùng xây dựng và tiến bộ !


  5. #15
    tyi
    Guest
    Do đường truyền trục trặc, mình "gúc" chưa ra hết, gúc lại thì tìm được kết quả sau:

    Bổ sung Links về "Dùng kiếm đánh người"

    Link 1

    http://video.google.com/videoplay?docid=-7463566894480085622&q=tenshinkai+aikido&total=2&st art=0&num=10&so=0&type=search&plindex=1
    Link 2:

    http://video.google.com/videoplay?docid=-7463566894480085622&q=tenshinkai+aikido&total=2&st art=0&num=10&so=0&type=search&plindex=1

  6. #16
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    435
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    http://youtube.com/results?search_query=aikido+ha+noi&search=Search

    Link ở trên em mở không ra, em gửi link này bên youtube

    Việc cầm kiếm giúp giữ trục và cánh tay ở trong trạng thái unbendable arm nên nhờ đó thực hiện đc tốt hơn ( theo em nghĩ là zi )

    Thầy Olsen bên cạnh tập Aikido cũng hay thích tập Chi Kung, hình như dạng Thái Cực Quyền thì phải, hình này ổng tập Trạm Trang Công, nhìn cứ nhớ tới bài tập với cái Lu của anh NgDaLat



    Xem clip của thầy Olsen, thấy rõ việc truyền lực của ổng từ cả toàn thân ra tay, cái chân rất bám đất
    KCT không phải là ngón tay, cũng không phải là mặt trăng, KCT là con đường nằm giữa hai thứ đó

    http://www.khongchieuthuc.net

  7. #17
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Sep 2006
    Bài viết
    115
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Đây là 1 clip nhỏ và ngắn về olsen "cầm kiếm đánh người" để minh họa cho bài viết của anh tyi:

    http://youtube.com/watch?v=mOcipcN79KU&mode=related&search=
    Càng học càng kém, không học không kém!!!

  8. #18
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    349
    Thanks
    1
    Thanked 4 Times in 3 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi DUCHUY
    Và mình nghĩ O-sensei Morihei Uyeshiba quả là một thiên tài, đã đi trước nhân loạI hàng trăm năm khi ông thực hiện được một hệ thống đòn thế Aikido, ẩn chứa các định luật của thiên nhiên,làm phương tiện tập luyện để con ngườI có thể hoà hợp vớI khí của vũ trụ. MỗI kỹ thuật đòn trong Aikido vẫn còn ẩn chứa những điều mà chúng ta cần khám phá và không ngừng luyện tập.
    Môn võ Aikido hiện nay, đến từ Aiki-jujutsu có gần ngàn năm qua. Hệ thống võ Aiki là bí truyền chỉ dành cho giai cấp lãnh đạo Samurai, sự truyền bá của nó rất giới hạn.
    Sensei Ueshiba gạn lọc và loại bỏ khoảng 20% các chiêu thế hiểm ác, các loại khóa cả người làm bại liệt tay chân, các phương cách cột toàn thân con người không cần một sợi giây. Khi muốn thả nạn nhân, thì mình đến mở "khóa" v..v..Aiki-jujutsu là kỹ thuật cho Võ sỉ đạo (Bushido) của đăng cấp Samurai. Qua thế kỷ 20, không còn Samurai nửa, nên Sensei Ueshiba sau khi có chứng chỉ giãng dạy từ sensei Takeda, đã gọi môn võ nầy là Aiki-Budo (Hiệp Khí võ đạo). Qua thập niên 40s mới gọi là Aikido (tên gọi Aikido thật ra không phải đến từ Sensei Ueshiba).
    Tiến trình nầy cũng tương tự như Judo, với gốc nguồn là Jujutsu (Nhu thuật) rất phổ biến trong dân gian, không có các chiêu thức thần bí như Aiki-Jujutsu. Sensei Kano chọn lọc và sắp xếp Jujutsu lại để nó trở thành môn thể thao trước sensei Ueshiba khoảng 25 năm.
    Aikido hay các môn võ khác là "quà tặng" của thượng đế cho con người (từ sự phát triển của trí óc, qua hằng trăm thế hệ để hoàn bị các kỹ thuật trên). Do đó nhân loại phải biết ơn và tận dụng, không thành vấn đề bước đầu nó xuất phát từ phương trời nào :smile:
    Anh Aiki và một số bạn khác có viết nhiều bài về nguồn gốc của Aikido ở trong forum nầy, anh có dịp nên tham khảo rồi góp thêm ý kiến để kho tàng chúng ta được hoàn thiện hơn :friends:

  9. #19
    Member
    Ngày tham gia
    Jun 2007
    Bài viết
    74
    Thanks
    3
    Thanked 3 Times in 2 Posts
    rất cám ơn anh fourever đã cho biết thêm về nguồn gốc sâu xa của Aikido,đây là 1 dịp để em học hỏi thêm.

  10. #20
    Member
    Ngày tham gia
    Jun 2007
    Bài viết
    74
    Thanks
    3
    Thanked 3 Times in 2 Posts
    Aikido với các định luật Cơ học ,Vật lý và Phản xạ của con người .

    Các bạn mớI học Aikido thừờng hỏI : Ki là gì?
    Đây là một câu hỏI cần có của các Aikidoka ,nhưng để trả lờI câu hỏI Ki là gì ,thật sự không dễ dàng trình bày qua ngôn ngữ.
    Tuy nhiên, ĐạI sư Koichi Tohei đã hé mở cho chúng ta có một chút manh mốI, khái niệm về Ki và những phương pháp tập luyện của ông để làm sao ta có thể cảm nhận được Ki là gì, qua cuốn sách nổI tiếng "Hiệp khí Đạo trong đờI sống hàng ngày" và cuốn"Bốn nguyên tắc căn bản về khí"
    Và để tìm câu trả lờI Ki là gì?các bạn mớI học cần đọc 2 cuốn trên.
    Chúng ta hãy tạm quên câu hỏI trên.và cũng cần có thờI gian để đọc sách .

    : 6/ bí mật của sự chuyển động theo đường xoắn ốc

    Chuyển động theo đường xoắn ốc, điều này không mớI mẻ gì,Từ xa xưa chuyển động theo hình xoắn ốc đã có từ các hành tinh trong vũ trụ, có trong thiên nhiên,các cành lá thừờng mọc lên theo hình xoắn ốc quanh thân cây,và nhiều lắm trong các chuyển động của các cơn lốc của gió,của biển,năng lựông tích tụ từ các chuyển động xoắn ốc này rất là to lớn mà ai cũng công nhận là có thực.

    . Giờ đây,các bạn và tôi hãy làm một thử nghiệm nhỏ về chuyển động theo đường xoắn ốc
    từ hai cánh tay của mình như sau.
    Từ tư thế đứng hay ngồI cũng được,tốt nhất là tư thế quì Kesa thì dẽ tập trung hơn,Hai bàn tay nắm vào nhau (không đan xen các ngón tay) hai cùi chỏ nâng lên đê hai cánh tay ở vị trí nằm ngang nhau, ở vị trí này,các bạn dùng lực cơ bắp để ép hai bàn tay của mình lạI từ 2 hướng ngược nhau,như vậy là cân bằng,hai bàn tay ở vị trí giữa gần ngực.
    rồI thứ tự làm theo các động tác sau đậy

    a Bạn hãy tập trung tinh thần vào cả hai tay để ép hai tay vào nhau

    b Vẫn giữ sự tập trung như ở giai đoạn a trên và thêm sự tập trung vào tay trái đẩy về hướng tay phảI,
    ở giai đoạn này,nếu bạn làm đúng thì thấy tay trai và hai bàn tay chỉ hơi nhích về bên phảI 1 chút xíu họăc hai bàn tay không nhúc nhích gì cả vì lực hai bên vẫn cân bằng vớI nhau-
    c/ Vẫn giữ sự tập trung như ở giai đoạn b và thêm chuyển động sao cho bàn tay trái vừa đẩy qua phảI vừa xoay bàn tay theo đường xóăn ốc( hướng có thể xoay được cả hai bà tay),bạn sẽ thấy bàn tay trái đẩy qua phảI một cách dễ dàng.
    d/ vớI sự tập trung vào tay phảI đẩy sang bên trái theo hình xoắn ốc cũng vậy

    Chúng ta hãy tìm câu trả lờI bằng kiểm nghiệm thưc tế. Và nếu bạn tập trung được tinh thân qua 4 giai đoạn trên tức là bạn đã có thể phát lực theo ý thông qua chuyển động xoắn ốc rồI đó.
    Khi bạn đã nắm vững cách tập trung tinh thần đẩy tay ra theo hình xoắn ốc (vừa đẩy và vừa xoay bàn tay) như thử nghiệm trên,
    Hãy thử nghiệm vớI một bạn học to lớn hơn mình, hai ngườI quỳ Kesa đốI diện nhau ,hai tay Uke nắm 2 tay bạn nợI cổ tay ,và bạn hãy thử đẩy 1 cách bình thường,và sau đó đẩy theo hình xoắn ốc,Hãy nghĩ tớI sức mạnh của 1 cơn lốc xoáy trước khi đẩy tay,nếu anh bạn bị đẩy lui,có nghĩa rằng bạn đã cảm nhận được,vấn đề còn lạI là luyện tập thích nghi tuỳ trường hợp và tùy mộI đòn thế khác nhau, Kokyu là cách tập Ki hiệu quả của Aikido mà chúng ta thường tập.Các động tác khác khi ngồI tập đẩy Ki sao cho đúng như là thả lỏng cơ thể ,không gồng cứng,tập trung vào Đan điền ,cách thở,cũng không kém phần quan trọng,những điều này cần sự chĩ dẫn trực tiếp của thày ,hoăc HLV tạI lớp.
    Câu chuyện về những chuyển động theo hình xúan ốc mớI chỉ là bắt đầu,vẫn còn nhiều điều chúng ta cần khám phá.






Trang 2 của 4 Đầu tiênĐầu tiên 1234 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •