Trang 3 của 6 Đầu tiênĐầu tiên 12345 ... CuốiCuối
Kết quả 21 đến 30 của 53

Chủ đề: Thắc mắc về Kokyuho

  1. #21
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    349
    Thanks
    1
    Thanked 4 Times in 3 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi aiki
    bây giờ Aiki mới hiểu lúc nói 2 người connect với nhau!
    Cái nguyên lý "connect" nầy rất đơn giản, nhưng rất nhiều aikidoka trình độ đến 6 dan vẩn chưa hiểu. Cái suy nghỉ bình thường, khi gọi connect là mình nắm chặc tay của người khác hoặc tay mình bám vào tay của Uke. Tùy theo trình độ của Nage, ở cấp cao, Nage dùng mấy đầu ngón tay để có "feeling" cái KI của Uke khi cạnh bàn tay mình connect với Uke. Trong khi Nage ở trình độ thấp, bám víu vào được cánh tay của Uke là mừng lắm rồi (nên nhớ khi Uke tấn công với Karate strike - đánh nhanh, rút gọn)

  2. #22
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Bài viết
    290
    Thanks
    0
    Thanked 5 Times in 5 Posts
    Nếu các bạn tập Kokyu ho dosa đúng đắn, biết cách làm cho 2 thân thể trở thành 1. Đó là cái nguyên lý căn bản của Aikido. Uke có thể làm bất cứ hành động gì, Nage vẩn thực hiện được chiêu thức
    mấy hôm nay nghĩ về bài của chú fourever, có mấy điều này cứ lấp lửng trong đầu aikikai nhưng không thể hình dung làm sao. phải chăng đó chính là "hòa hợp" mà Sư Tổ thường hay nhắc tới? ta có thể áp dụng nguyên lý này cho tất cả các đòn kỹ thuật của aikido... và rồi nguyên lý "connect"....
    Practice Make Perfect

  3. #23
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Bài viết
    199
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 1 Post
    Cái sự hoa` hợp - liên kết nay`- hay con` gọi la` musubi. Trong Aikido ma` không có musubi thi` không thể gọi la` Aikido được nữa. Khi quan sát một ngươi` đánh Aikido, ngươi` nao` có cảm nhận va` hoa` hợp với uke hay thi` minh` sẽ nhận thấy ngay. Băng` không thi` đon` thế sẽ cứng nhắc, không tron` trịa, không trôi chảy (smooth).

    Dude lấy ví dụ điển hinh` la` Seigo Yamaguchi Sensei, va` Tamura Sensei. Hai thây` nay` cảm nhận va` hoa` hợp với uke hay tới nỗi không cân` di chuyển nhiêu` , chỉ đánh nhẹ nhang` ma` uke té ngay, ma` có đon` uke té cũng không kịp hay không biết.

    Ngoai` tập cảm nhận ra, Kokyu-dosa con` la` một cách hay để tập thả lỏng ngươi`, cui` chỏ, vai, một điêu` ma` nhiêu` ngươi` không lam`. Thả lỏng cơ thể, tay, cui` chỏ va` vai la` điêu` cân` thiết để đánh đon` kỹ thuật, đặc biệt la` Kokyu Nage.

    Nếu dude có thơi` gian, sẽ tập nhiêu` kokyu-dosa, Tai-no henko, va` suwari-waza:biggrin:


    "Aikido is Commitment and Perseverance"

  4. #24
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    349
    Thanks
    1
    Thanked 4 Times in 3 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi aikikai

    mấy hôm nay nghĩ về bài của chú fourever, có mấy điều này cứ lấp lửng trong đầu aikikai nhưng không thể hình dung làm sao. phải chăng đó chính là "hòa hợp" mà Sư Tổ thường hay nhắc tới? ta có thể áp dụng nguyên lý này cho tất cả các đòn kỹ thuật của aikido... và rồi nguyên lý "connect"....
    Nguyên lý trong Aikido chỉ cần một tuần là đủ thời gian để nói ra hết, cái khó khăn là làm sao để áp dụng nguyên lý lên thực tế. Khi mình không biết áp dụng, mình không có khả năng để phân biệt cái nào đúng, và cái nào sai. Khi có ai chỉ hươu vẻ vượn, một thời gian thì mình sẻ tẩu hỏa nhập ma ngay. Chú có một vỏ sinh, anh nầy là 2 dan. Học với thầy Kanai từ năm 1986 cho đến nay vẩn tập ở NEAikikai. Anh nầy tên là Greg Dana (dân Do Thái). Lúc học thì mong muốn bắc chước theo người dạy, khi nào cũng hỏi thầy, làm Kanai sensei nhiều lúc nổi khùng lên luôn. Ở vỏ đường người ta hay nói giởn là tại anh nầy hỏi quá làm thầy Kanai chầu trời sớm. Vì không tập cách cảm nhận, nên chiêu thức Aikido trở nên giống như đi bài quyền, đánh khi có lực và lúc thì không. Bây giờ chú phải chỉ lại nguyên lý, chỉ nói anh nầy tập trung vào một vài chiêu thức để áp dụng nguyên tắc cảm nhận. Anh nầy đã trên 50 tuổi rồi, đi không thiếu cái seminar nào hết, nhưng học lại không tiến bộ. Do đó, khả năng cảm nhận sẻ đưa đến khả năng connect, nguyên lý nầy áp dụng cho mọi chiêu thức trong Aikido.
    Thí dụ trong kiếm đạo, nguyên lý nằm trong kiếm ý, sau đó là kiếm quyết, sau cùng là kiếm thế. Aikido rất tương tự như kiếm đạo, nhưng các thầy chỉ dạy chiêu thế, còn môn sinh phải tìm tòi ra nguyên lý chư không ai chỉ, vì một thơì gian ngắn là hết nghề ngay, nếu đi seminar để học chiêu thế, thì 30 năm sau, vẩn chưa học hết.
    Nói thì dể, thực hành mới khó.
    Có nhiều tiến sỉ giấy đói lên đói xuống, trong khi anh Bill Gates học dở dang chưa hết năm thứ 2 đại học mà lại giàu nhất thế giới. Anh Micheal Dell, học vừa xong năm thứ 1 là bỏ học rồi giàu chẳng thua ai.

  5. #25
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Connect là tiếng mẽo, Tiếng hán việt của ta gọi là niêm (dính). Tiếng Nhựt là .... là (hỏng biết). Nhờ connect (niêm) ta mới nghe được kinh lực cùa Uke để hoà hợp với Uke.

    Trích dẫn Gửi bởi 4ever
    Một thí dụ khác, một xe tải kéo theo một xe khác (trailer) phía sau, ngươì ta sẻ nối 2 chiếc xe với nhau bằng các tín hiệu điều khiển (control signals) để khi xe trước thắng lại, xe sau cũng thắng theo và đèn đỏ lên .... Như vậy, trong con ngươì, ta làm sao truyền các tín hiệu từ Nage xuyên qua Uke được?
    Có rất nhiều cách truyền và nghe tín hiệu. Trong ví dụ trên, cùng một muc đích nhưng có thể tín hiệu là thuỷ lực (fluid), điện (electric), hay điện tử (electronic). Trong võ học cũng vậy. Để nghe được Uke có rất nhiều cách khác nhau. Vì khác nhau như vậy nên mới có nhiều loại võ công và quyền pháp.

    Đa số chúng ta khi học võ chỉ học thuộc bài quyền mà không được đậy cái nguyên lý và kỹ thuật bên trong. Hoặc được dậy mà không nắm rõ. Vì vậy rõ ràng thụ giáo chính phái nhưng võ công dần dần trở thành ..... bàng môn.

    Cái kỹ thuật nghe kình, lưc và khí của Uke là những bí mật của đa số các môn phái. Chỉ học trò "chân truyền" mới được dậy kỹ. Hì hì Aikido chắc cũng không ngoại lệ đâu. Hai người cùng đánh một đòn giống nhau nhưng kỹ thuật nghe kình, sử khí có thể hoàn toàn khác nhau. Trong truyện kiếm hiệp mô tả quyền pháp Thanh Thành nhưng nội công Nga Mi là vậy.

    Nói dóc như vây nhiều quá rùi. Bây giờ trở lại đòn Kokyu-Dosa. Làm sao để connect với uke đây. Nói lý thuyêt thì dễ lắm nhưng cái kỹ thuật mới là quan trọng. Để gợi ý các ban vấn đề này tui xin các bạn thử môt vấn đềi:

    Khi ta cầm 1 cây dài khoảng 1- 2 thước bằng 1 tay để khều trái ổi trên cành. Góc độ của cái cây như thế nào với cánh tay trước

    Các bạn hãy thử xem sao



    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  6. #26
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Mấy bữa này làm mệt quá nên không đọc kỹ mấy bài kỹ thuật!

    Khi ta cầm 1 cây dài khoảng 1- 2 thước bằng 1 tay để khều trái ổi trên cành. Góc độ của cái cây như thế nào với cánh tay trước
    Câu này hay và đúng đấy! Cái hình tam giác trong aikido là ám chỉ cái Ngdalat nói đó! Tui theo kinh nghiệm mới tự khám phá ra sau 3-4 năm tập! :no1: :no1: :razz:
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  7. #27
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    349
    Thanks
    1
    Thanked 4 Times in 3 Posts
    Từ bài viết ở trên, tôi chưa nói rõ ràng cho lắm trong cái định nghĩa connect. Tôi không biết tiếng VN là gì.Từ ví dụ xe tải kéo theo cái xe trailer ở sau. Tôi chỉ mới nói nửa phần, đó là sự cảm nhận. Bây giờ xin nói phần kế tiếp, đó là áp dụng lực. Hảy tưởng tượng mình là tài xế xe tải với xe kéo ở sau, nhiệm vụ của mình là chạy lùi. Hai xe nối với nhau bằng một trục quay (hitch). Nếu bạn là tài xế kinh nghiệm lâu năm, lúc đó bạn mới có thể lái lùi và đem xe vào nhà chứa (garage) được.
    Nage cũng như vậy, nối nhau chỉ qua một điểm, nhưng muốn điều khiển Uke, cái lực của mình phải di chuyển tùy theo sự cảm nhận lực của toàn thân từ Uke chứ không phải cánh tay của Uke mà thôi. Do đó cái từ connect tôi dùng ở đây là hai chiều (duplex), Nage phải biết cảm nhận (như anh Dalat nói về thính kình, rồi dùng các dử kiện đó để "phát kình" vào Uke ở một góc độ và lực cần thiết (không dư hoặc không thiếu).

    Khi võ sinh tập Iaido với Iaito (thank kiếm tập). Trong vị trí chém jodan, trọng tâm của thanh kiếm nên ở ngay trọng tâm của võ sinh. Do đó võ sinh phải cảm nhận được trọng tâm của thanh kiếm ở đâu để hai tay nắm và đưa lên ở vị trí đúng. Tôi kèm theo cái hình trên net, các anh nầy chắc mới tập, nên không cầm đúng cho lắm.



    Trong câu hỏi của anh Dalat, người cầm Jo đó phải cảm nhận được trọng lương và trọng tâm của thanh Jo, lúc đó mình mới tìm cách nắm thích hợp tạo cho sự cân bằng giưa cánh tay và thanh Jo. Khi có sự cân bằng rồi, mình mới có thể điều khiển nó. Do đó không thể có câu trả lời xác đáng khi không có đủ dử kiện. Mục đích chính ở đây là sự điều khiển (mới có thể khèo ổi được :iwink: ), nên mình có một nhánh cây nhẹ, lúc duổi thẳng ra 90 độ mình vẩn có thăng bằng. Khi có cái thiền tượng của mấy thầy chùa, đôi khi mình phải cầm hai tay, và chỉ có thể cầm thẳng đứng để khèo ổi.
    Tóm lại, từ sự cảm nhận, đưa đến hành động thích hợp xuyên qua một điểm nối để điều khiển Uke, đó gọi là CONNECT

  8. #28
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Bài viết
    290
    Thanks
    0
    Thanked 5 Times in 5 Posts
    xin cho aikikai nói lạc đề một chút. aikikai chưa khều ổi bắng cái cây dài 1 hay 2m. mấy hôm trước về hái xoài ở nhà nội, cầm cái cây dài đến 5,6m. lúc đó, để tốn ít sức lực nhất thì cái cây khều gần như thẳng đứng và gốc độ của cánh tay với cây phải nhỏ.
    nếu trả lời lạc ý thì aikikai xin lỗi nhé !
    Practice Make Perfect

  9. #29
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Bài viết
    290
    Thanks
    0
    Thanked 5 Times in 5 Posts
    To chú Fourever: aikikai hiểu được một phần ý của chú. để hiểu rõ hơn thì phải có thời gian tập và cảm nhận. Mong rắng aikikai không đi lạc hướng như ông Greg Dana.
    Practice Make Perfect

  10. #30
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    11
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    NgDaLat Quote:
    Khi ta cầm 1 cây dài khoảng 1- 2 thước bằng 1 tay để khều trái ổi trên cành

    Theo câu hỏi này, ngoài những người có cổ tay khỏe thì không kể, họ có thể nắm gần đầu gậy và dùng sức cổ tay để hất nhánh quả ổi. Bình thường ra, ta phải tì đầu gậy vào cánh tay hoặc khuỷu tay để hất, đè, kéo, hoặc gạt. Như thế góc độ giữa cây gậy với cánh tay trước là số không. Như thế, ta phải liên kết cánh tay với cây gậy thì mới có thể hái ổi. Nhưng không thể bằng anh Aiki được, anh ấy có những 4 năm kinh nghiệm khều ổi cơ. Ha! Ha! Ha....

Trang 3 của 6 Đầu tiênĐầu tiên 12345 ... CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •