Trang 2 của 6 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... CuốiCuối
Kết quả 11 đến 20 của 53

Chủ đề: Thắc mắc về Kokyuho

  1. #11
    Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    32
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Kumo wrote:
    Kumo được học cách thở sao cho đúng và phát khí.

    Kumo có thể trình bày điều Kumo học được không ?
    Thầy dậy Kumo đơn giản lắm (tại đơn giản mới ko hiểu hết). Khi chuẩn bị đẩy thì hít vào, khi đẩy thì thở ra từ từ. Vừa thở vừa tưởng tượng như khí trong người mình đi từ đan điền (trọng tâm) lên, chẩy vào 2 cánh tay 1 cách liên tục và mềm mại như 2 dòng sông. 2 dòng ki đó sẽ theo các ngón tay tuôn ra ngoài, hòa với ki của đối phương "hiệp khí", chính vì vậy ko được dùng sức để đối kháng. Cở thể phải thả lỏng và tập trung, hơi thở phải điều hòa. Thầy bảo là nếu để hiểu ngay khí là gì, di chuyển thế nào thì rất khó, mới đầu cần học cách tưởng tượng, về lâu dài sẽ cảm nhận được:flirt:

  2. #12
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Theo tui nghĩ thì đòn này là đòn căn bản khó nhất trong Aikido. Mình tập ngay từ lúc đầu nhưng rất khó biết là có tiến bộ hay không!

    Hồi xưa khi học Yoseikan, thầy VN thì nói đâỷ tay từ đan điền ra và Uke thì phải gượng lại tối đa. Cách này thì du di giữa cương gặp cương hay cương gặp nhu!


    Sang Aikido thì tùy thầy. Kumo đã cắt nghĩa cách thầy Horizoe chỉ. Bên tui thì mỗi thầy chỉ 1 cách khác. Có 2 điều mà hầu như thầy nào cũng đồng ý là

    1. người phải thả lỏng, không gồng ở vai vì nếu như vậy sẽ thành dùng sức cơ bắp.
    2. Hít hơi vào như Kumo nói và hai tay đưa lên mặt Uke, như là vuốt má 'đào'






    Tui đã tập và hỏi đòn này với các Shihan Yamada, Kanai và Tamura, trong nhiều seminar. Họ không nói gì hết, chỉ nói tui làm Uke, đẩy các thầy, và họ làm cho mình cảm nhận thôi!

    Cách chỉ ở võ đường tui là Uke phải đâỷ Nage, xong nage đánh ''lạc hướng'' sức đâỷ cuả Uke.





    Sau đó là tùy cá nhân. Cách tui làm là

    khi hít hơi vào thì dồn xuống đan điền để giữ trọng tâm thấp. như vậy thì mình sẽ như con lật đật, có cái móng chắc và phiá trên hoàn toàn thả lỏng

    mở đầu gối và ''nhấn'' đan điền về phía đan điền Uke. Tui có nghe nói (không nhớ là thầy nào) là khi muốn làm tốt, thì đan điền mình phải ''connect'' với đan điền Uke. Câu này thật là khó hiểu .... khi ngồi seiza, nhưng rất đúng trong đòn đứng Tachiwaza.





    Đâỷ tay lên mặt Uke (ngón tay như Kumo nói) và khi cảm thấy Uke yếu bên nào thì làm Uke mất thăng bằng bên đó. Cái ý khi đâỷ tay Uke lên mặt, là làm sao cho cùi chỏ Uke đưa lên,như vậy thì Uke sẽ phải dùng sức cơ bắp. Còn cánh tay thì từa tựa như phương cách ''unbendable arm''.


    Đâỷ vô mặt





    Có người thay vì đẩy lên mặt thì lại đẩy vô cùi chỏ như anh David nới

    ''Kokyu-Dosa là phương pháp tập cảm nhận lực, cách tập thu phát lực và cách trầm chỏ.''




    ''Có tài liệu ghi rằng " Đây là cách sử dụng hai cánh tay làm ống dẫn, để chuyển cử động của nữa thân dưới sang Uke để khống chế anh ta".

    Khi đem/quật Uke xuống thì phải thở ra và phải theo Uke, đè 1 chỏ ở ngực và tay kia đè cổ tay Uke. Cái khúc chót này nhiều người không/quên làm lắm. Bên tui nói làm như vậy thì Uke không ngồi dậy và phản công được.

    Đè thứ thiệt, kiểu tui






    Hình này có đè nhưng không đè ở ngực và không đè cổ tay.






    Và phải trên đầu ngón chân.




    Theo tui nghĩ thì đòn này là đòn căn bản có ảnh hưởng tới tất cả các đòn sau. Động tác 2 cánh tay dùng trong lúc này y hệt như lúc dùng trong thế thoát các đòn nắm, như anh david đã nói.

    Kokyu-Dosa là phương pháp tập cảm nhận lực, cách tập thu phát lực và cách trầm chỏ.
    Theo cách tả của Kumo thì có lẽ thầy Horizoe chỉ cách ''hiền'' trong khi bên tui là theo cách ''dữ''. hmy: hmy:

    Tui tập như vậy thôi, không biết có đúng không, nhưng thấy liên hệ giữa Kokyuho và các đòn khác. Chính vì vậy tui mới mở chủ đề naỳ.



    Còn cách nhìn, thì tùy theo hôm đó tui cảm thấy làm sao:

    1-Nếu có cảm hứng như ''võ của vũ trụ'' thì nhìn ra phiá sau hay nhắm mắt ... cách này thỉ cảm thấy rõ hơn hướng đẩy của Uke :funny: :funny:

    2-Nếu có cảm hứng võ giang hồ thì nhìn vô mắt Uke kiêủ ''4 mắt nhìn nhau trào máu họng'' ... :madflame: :madflame:

    3-Nếu có cảm hứng ''võ của tình thương'' thì .... Ôi thôi nhiều cách lắm :flirt: :flirt:

    a. Gặp tỷ tỷ hay muội muội mà đúng ý mình thì nhìn xuống dưới (cho có vẻ e lệ chút xíu .... Như anh DCH nói đó, cái gì mà ''bánh mì khg paté thì cứ như đàn ông khg thả dê). Chỉ nói nhìn xuống thôi chứ đừng hỏi là nhìn đâu đấy nhé ... :flirt: :no1:

    b. Hay ''mi gío'' 1 cái rồi đánh nhè nhẹ để lấy lòng .... :flirt: :skisses: :skisses:

    c. Còn cách chót này mới học được của 1 sư tỷ: ''nhỏen miệng cười rồi ... ''ùm'' uke. (Bí quyết này học của 1 VS nôỉ tiếng, mấy chục năm kinh nghiệm, áp dụng mỹ nhân kế đấy). :flirt: :flirt:



    Hôm bữa tự nhiên có cảm hứng ''võ tình thương'' nên áp dụng thử phương thức thứ 3c. Nhưng hôm đó chắc ra đường gặp gái hay sao, mà lại áp dụng phương thức ấy với sư huynh thay vì sư tỷ/muội.

    Chưa kịp ''ùm'' gì hết là đã bị sư huynh đè gần ngộp thở :nea: :nea: (sư huynh chỉ hơn 1m85 và hơn 90Kg thôi). Bị đè thôi thì không sao, wen rùi, nhưng cái nguy nhất là hắn tưởng mình ... nửa này nửa nọ ... mới chết ..... (anh DCH ơi, thả dê lộn chuồng giống anh rồi đấy)

    Thật cái tật nghe lời sư tỷ! Bây giờ mới thấy là aikido không phải chỉ tùy theo thể trạng mà còn tuỳ theo ''giới tính'' nữa chứ! Thêm 1 bài học ...


    :laugh: :laugh: :lol:
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  3. #13
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Bài viết
    290
    Thanks
    0
    Thanked 5 Times in 5 Posts
    Gần đây, aikikai mới phát hiện ra mình tập kokyu-ho không đúng phương pháp , phải tập lại từ đầu. Nguyên nhân một phần là do Uke không được hướng dẫn đúng cách để hỗ trợ cho Nage luyện tập(vd: cầm tay sai, gồng sức cản lại...) , một phần là do nhận thức của Nage chưa đúng(vd: cố đẩy cho uke té). Nhưng theo nhận xét của cá nhân aikikai, đây là cái sai của đa số CLB aikido TP.
    Thôi thì bây giờ aikikai sẽ trình bày những gì hổm rài mình tìm hiểu, mong rằng những kiến thức ít ỏi này sẽ giúp ích được cho những bạn mới bắt đầu tập kokyu-ho.
    (Vì aikikai thích cách diễn giải của Yamada sensei nên sẽ dùng clip của ông để trình bày)

    Trước hết, một vài "ứng dụng" từ kokyu-ho:
    Mượn lời của chú NgDalat : Theo tui hiểu tất cả các phương pháp làm mất cân bằng trong aikido đều từ kokyu-dosa. Nếu kokyu-dosa đánh không ngọt thì các đòn aikido đánh sẽ phải dùng sức nhiều





    Vào đề... kokyu-ho




    Một số lỗi của Uke:
    _Uke không cho Nage cơ hội để vào đòn...
    Dùng sức để cản lại


    _Làm lệch hướng đi của tay nage


    Hình trên cũng cho thấy một lỗi là uke nắm tay không chặt, lòng bàn tay không sát với cổ tay nage (lỗi này khá phổ biến)

    Thật ra,theo hướng dẫn của Yamada Sensei, uke nên cho nage một cơ hội để vào đòn



    Một số lỗi của Nage:

    Gồng tay, dùng sức


    Rút tay về quá sâu,



    Cùi chỏ ngang hay cao hơn vai



    (còn tiếp..)
    Practice Make Perfect

  4. #14
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Bài viết
    290
    Thanks
    0
    Thanked 5 Times in 5 Posts
    Và đây là kỹ thuật đối với từng tay:



    Lực xuất phát từ đan điền, tay hướng ra trước, đẩy cùi chỏ Uke hướng lên. (hình như bàn tay chuyển từ ngửa sang úp)



    Nage cũng có thể hạ thấp cùi chỏ xuống rồi mới đẩy lên.

    Chiếu chậm..




    Và khi kết thúc không nên cúi thấp người vào Uke



    Ngồi ở tư thế vững chắc..



    Và cuối cùng, một điều quan trọng: Không bao giờ được phép đối kháng hay dùng sức để đẩy đối phương ngã bằng mọi giá (mượn lời của Kumo).

    hết roài...:laugh:
    aikikai mới tìm hiểu xong, đang bắt đầu tập lại, xin mọi người cho thêm hướng dẫn..
    Practice Make Perfect

  5. #15
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Đúng rồi đó Aikikai! nhưng khi làm quen rùi thì Uke phải 'đẩy' mạnh hơn chút xíu!

    Có ai làm thử cái này với thầy Chiba chưa? Cầm tay thầy mà không đẩy hay không nắm chặt là ăn tát liền đó!:blink: :blink:
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  6. #16
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Bài viết
    199
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 1 Post
    Hết xẩy, aikikai. Nhin` vô la` thấy rõ khỏi chê luôn.

    @aiki: thôi, vậy chắc em khỏi nắm chắc ăn :lol:
    "Aikido is Commitment and Perseverance"

  7. #17
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Bài viết
    290
    Thanks
    0
    Thanked 5 Times in 5 Posts
    @ chú Aiki: sao ông Chiba ổng dzữ quá vậy? nhìn mấy cái clip ổng đánh thấy tội nghiệp cho Uke quá.



    Practice Make Perfect

  8. #18
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    349
    Thanks
    1
    Thanked 4 Times in 3 Posts
    Anh Aikikai bỏ công sức làm mấy Gif files nầy rất tốt :bigsmile: cho anh chị em trong đây. Tôi xin đóng góp một chút ít như sau.
    Kokyuho dosa là một trong các kỹ thuật quan trọng trong Aikido. Nó đào tạo khả năng cảm nhận cùng điều khiển lực từ Uke.
    Đây là phương pháp tôi hướng dẩn cho môn sinh từ 1st Kyu trở lên. Có lẻ nó khác với lối chỉ dẩn của Yamada sensei trong một số nguyên tắc, nhưng tôi viết ra để anh chị em tăng thêm kiến thức.
    Khi Uke nắm tay của Nage, đối với Nage hai thân thể dính liền sẻ trở nên là một. Trong một thân thể, ta muốn di chuyển bàn tay, ta có thể dùng vai, cùi chỏ, cổ tay để di chuyển Vấn đề ở đây, một thân thể khác lại nối vào cổ tay của ta. Như vậy, làm sao một thân thể di chuyển lại có thể điều khiển thân thể kia. Một thí dụ khác, một xe tải kéo theo một xe khác (trailer) phía sau, ngươì ta sẻ nối 2 chiếc xe với nhau bằng các tín hiệu điều khiển (control signals) để khi xe trước thắng lại, xe sau cũng thắng theo và đèn đỏ lên .... Như vậy, trong con ngươì, ta làm sao truyền các tín hiệu từ Nage xuyên qua Uke được?
    Phương thức áp dụng như sau
    Nage cảm nhận hướng di chuyển của Uke (bình thường đó là hướng từ khũy tay đến cổ tay của Uke). Nage sẻ phát lực hướng từ đan điền của mình, truyền qua cổ tay của Uke và điều chỉnh nó để lái cánh tay của Uke làm như thế nào cho khũy tay của Uke đưa lên trời. Lúc đó Uke mất thăng bằng, mọi việc sau đó sách nào cũng chỉ rõ.
    Nguyên tác phát lực: Eo lưng và hông là nơi phát lực (nhìn kỉ hình của Yamada sensei). Trong khi cánh tay ở vị trí không bẻ được (unbendable), nhiệm vụ của nó là điều khiển hướng đi của lực cho đúng với chiều của cánh tay Uke và nó di chuyển rất ít.


    Tóm lại đây là phương pháp học cách cảm nhận Uke. Do đó hai hình của Yamada sensei thực ra chỉ là 1, cánh tay của Uke có hạ xuống hay không là tùy theo hướng lực của Uke.
    Bình thường Uke chỉ kháng cự khỏang 50% để Nage có thể thực hiện, trong khi đó Uke học tập cách cảm nhận lực của Nage . Khi cần thử nghiệm khả năng, Uke di chuyển cánh tay để Nage không truyền lực được. Nage sẻ di chuyển thích ứng để thực hiện chiêu thức.

    Trong hình nầy Waite Donavan sensei là Nage, Yamada sensei là Uke, Uke nâng cánh tay của Nage lên. Nhiệm vụ của Nage là truyền lực của mình xuống theo chiều cánh tay của Uke để có sự nối liền (connect) sau đó mới di chuyển lên để nâng khủy tay của Uke.

    Trong trường hợp Uke ẩy lệch cánh tay của Nage qua một bên, vì Nage không biết truyền lực từ hướng đan điền của mình ra. Khi Uke nắm không có chắc, không thể than phiền với Uke, Nage dùng các đầu ngón tay của mình để nó chạm vào phần trong cánh tay của Uke rồi từ đó mà điều khiển lực.

    Nếu các bạn tập Kokyu ho dosa đúng đắn, biết cách làm cho 2 thân thể trở thành 1. Đó là cái nguyên lý căn bản của Aikido. Uke có thể làm bất cứ hành động gì, Nage vẩn thực hiện được chiêu thức.

  9. #19
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Bài viết
    290
    Thanks
    0
    Thanked 5 Times in 5 Posts
    hay quá chú Fourever ơi, Domo arigato gozamashita !!!:happytear
    Practice Make Perfect

  10. #20
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Hay lắm anh 4ver! bây giờ Aiki mới hiểu lúc nói 2 người connect với nhau!
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

Trang 2 của 6 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •