Trang 2 của 2 Đầu tiênĐầu tiên 12
Kết quả 11 đến 14 của 14

Chủ đề: Christian Tissier

  1. #11
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    349
    Thanks
    1
    Thanked 4 Times in 3 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi aiki

    Koichi Tohe
    Thầy Tohei thật là đặc biệt. Bây giờ thầy Tissier mới hiểu và bây giờ mới muốn có dịp tập với thầy Tohei. Lúc xưa thầy Tissier khg thích những cách tập đó vì có cảm tưởng như vô ích.
    Thầy có đi lớp của thầy Tohei khi còn bên Nhật, nhưng khg hợp với cái kiểu tập " dương tay ra, bị gập lại, nhớ dùng khí thì tay khg bị gập ... " vì thầy khg hiểu chi ráo.
    Học võ tương tự như tôn giáo, nó có nhiều dòng tu. Từ sự cảm nhận của từng cá nhân khác nhau, họ sẽ tìm ra đường hướng thích hợp với mình trong khoảng thời gian nào đó. Đôi khi, hằng chục năm sau, họ mới cảm nhận được những gì họ cho là vô lý. Nếu hiện nay họ cứ cố gắng học hỏi cái họ tin rằng vô lý, kết quả có lẽ còn xấu hơn nửa, vì họ khó lòng tiến bộ :wacko:
    Lúc mới tập Aikido, tôi cố gắng theo lối thầy Tohei, nhưng cuối cùng không đến đâu, phải bỏ dở. Mười năm sau, mới thấy được cái hay của nó .

    Trích dẫn Gửi bởi aiki
    Sego Yamaguchi
    Thiên tài của tất cả bậc anh tài. 1 bậc đại trí khó ai bì kịp.
    Tôi rất thích lối đánh gọn và chắc của thầy Yamaguchi.

    Trích dẫn Gửi bởi aiki
    Mitsurugi Saotome
    Thầy đánh Kotegaishi với thế công Chudan Tsuki bằng chân ... và nhiều kiểu như vậy nữa !!!
    Đây là lối đánh lạ và chế biến của Saotome sensei lúc trẻ
    http://www.youtube.com/watch?v=xkdRMZjuUBs


  2. #12
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Kỷ niệm " ngộ " nhất của thầy.

    Thầy có nhiều lắm nhưng có 2 cái " ngoại lệ ". 1 lần, trong 1 cuộc biểu diễn, thầy và 1 vài người nữa phải làm Uke cho ĐC. Trong lúc chờ được gọi, thầy phải ngồi seiza. Sau khoảng 20 phút ngồi chờ, khi được ĐC gọi, thầy tính đứng lên nhưng tự nhiên ngã xập xuống ... Vì ngồi seiza quá lâu, máu khg xuống phần dưới chân nên thầy đứng lên khg được ....

    1 lần nữa, cũng trong 1 cuộc biểu diễn khác, có 1 thầy Nhật khá già. Kỳ đó thầy kia hơi xỉn và khi mặc Hakama vô, thầy kia để 2 chân trong 1 ống của Hakama ... và nguyên cuộc biểu diễn xẩy ra như vậy !

    Thầy Tissier cũng đã ra khá nhiều DVD về HKD. Trong đó có 1 bộ nói về cách " áp dụng " HKD. Cuốn DVD đó khác mấy băng HKD khác vì khg chỉ thế căn bản. Thầy muốn mọi người coi HKD với 1 cái nhìn mới.


    Về dĩa DVD chót của thầy

    Trong DVD đó có 1 phần nói về các đòn chống đòn chân như đá thẳng đàng trước (Mae geri), đá vòng cầu (mawashi geri) v.v... Thầy khg chỉ nhửng thế đỡ căn bản như chụp chân, mà thầy chỉ những cách né dựa trên trục đứng. Cái ý chính là chỉ cho aikidoka làm sao áp dụng những gì đã học để đối phó với những thế công thông thường của các võ khác, những thắc mắc mà ai cũng có nhưng ít khi được chỉ trong võ đường.

    Ví dụ như là với thế công đá thằng, quét chân trụ của đối phương bằng cách dùng atemi, và áp dụng Kotegaishi theo sử phản ứng của đối phương.

    Thầy ra dĩa đó vì trong lớp học ít có thì giờ để chỉ những đòn đó. Lớp học thường đư5ơc dùng để chỉ rõ căn bản, vả lại, muốn tập được những đòn đó thì võ sinh cũng phải tập những cú đá đó và có khá nhiều võ sinh HKD khg thích tập như vậy. Đĩa DVD đó là 1 dụng cụ để cho những aikido tìm hiểu xâu thêm về những khiá cạnh đó.


    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  3. #13
    Administrator
    Ngày tham gia
    Jun 2012
    Bài viết
    75
    Thanks
    24
    Thanked 74 Times in 41 Posts
    Thêm một bài phóng sự nữa của Guillaume Erard về thầy Tissier. Các bạn bật chế độ phụ đề tiếng Việt để xem


    Christian Tissier Shihan là một trong những vị thầy Aikido nổi bật trên thế giới và người không phải là người Nhật mang đẳng cấp cao. Sau hơn 8 năm kể từ lần đầu tiên phỏng vấn thầy, trong một những chuyến đi đến Châu Âu tôi đã có dịp đến thăm dojo của thầy Christian Tissier và thực hiện buổi phỏng vấn thứ hai với thầy. Tissier Shihan đã tập luyện Aikido hơn 50 năm và tôi nghĩ rằng đây là dịp tốt để nhìn lại sự nghiệp Aikido phong phú của thầy, trao đổi với thầy về thời thầy bắt đầu tập ở Paris, khoảng thời gian 7 năm thầy ở Nhật tập luyện với các thầy của Hombu Dojo, và những hoạt động giảng dạy của một huyền thoại sống như thầy.

    Guillaume Erard: Thầy đã bắt đầu Aikido như thế nào?

    Christian Tissier: Tôi bắt đầu tập Aikido ở Pháp, Paris với một ông thầy tên là Jean-Claude Tavernier. Đó là trường phái Aikido của Mochizuki do Hiroo Mochizuki, con trai của Minoru Mochizuki, dạy. Tôi tập ở đó khoảng một năm. Rồi chúng tôi gặp Nakazono Sensei, đến từ Marseille. Tôi như được khai sáng bởi Aikido của thầy rất khác. Nó thực sự là Aikido. Tôi theo Nakazono Sensei cho đến khi tôi lấy được hai Đẳng và khi tôi 18 tuổi, tôi quyết định đi Nhật để phát triển Aikido của mình. Kế hoạch của tôi là chỉ đi khoảng vài tháng. Tôi tính là tập Aikido khoảng 6 tháng ở Nhật Bản, hay chỉ là đặt chân đến Nhật là đủ. Nhưng mọi thứ hóa ra khác hẳn.

    Guillaume Erard: Cuộc sống ở Nhật lúc ấy thế nào?
    Christian Tissier: Tất cả những ai đã từng ở đầu đó điều biết ở đó thế nào, anh sẽ nhanh chóng bị cuốn vào nhịp sống của người Nhật, vì sự dễ chịu trong cuộc sống ở đó. Bây giờ cuộc sống ở Nhật có thể khác nhưng vào thời đó, thậm chí ngay cả khi không có việc làm, ở Nhật, các mối quan hệ khá đơn giản đối với một người trẻ tuổi và không có nhiều sự ràng buộc. Nếu một người ham học hỏi, cuộc sống sẽ nhanh chóng cảm thấy thoải mái ở đó.
    So với Paris, Tokyo đối với tôi dường như là một làng quê lớn. Những con đường nhỏ, những ngôi nhà nhỏ, không có những tòa nhà cao… Trong khu vực lân cận, thì Aikikai là tòa nhà cao nhất. Lúc đó mọi thứ vẫn rất giống như miền thôn quê. Tôi thích nhịp sống khi ấy, việc tập luyện, nhưng có một điều là không dễ để kết thân với người khác.

    Guillaume Erard: Ở Hombu Dojo thầy theo những thầy nào?
    Christian Tissier:
    Khi tôi tới, tôi tham gia tất cả các lớp từ sáng tới tối vì tôi không có gì để làm khi đó. Lúc đó thật thích vì có những thầy như thầy Saito dạy các lớp Chủ Nhật buổi sáng, thầy Tohei Koichi, thầy Tohei Akira người sau đó chuyển đến Mỹ...
    Tôi đến tất cả các lớp dù tôi có thích một số thầy hơn và thậm chí tôi không hiểu Aikido của các thầy. Lúc đó tôi không hiểu Aikido của Đạo Chủ. Nó quá khác so với những gì tôi đã được học. Tôi thậm chí còn nghi ngờ khả năng của Đạo Chủ. Tôi phải mất một thời gian để nhận ra là tôi đã sai. Nó không giống với những gì tôi đã học nên dĩ nhiên, trong mắt của tôi, nó không hay.

    Guillaume Erard: Thái độ của các thầy như thế nào khi thầy tới Hombu Dojo?
    Christian Tissier:
    Thật tức cười. Các thầy thắc mắc tôi là ai, đặc biệt là Đạo Chủ. Thầy Yamaguchi biết vì thầy nhận được thư từ thầy Nakazono. Lúc đó không có nhiều người nước ngoài và Đạo Chủ thắc mắc thằng nhóc 18 tuổi kia là ai nên ông chỉ quan sát tôi từ đằng xa. Đạo Chủ là người rụt rè nhưng một ngày ông đến nói chuyện với tôi. Tôi không thể nói tiếng Nhật nên việc nói chuyện không dễ dàng nhưng từng chút từng chút, mối quan hệ được hình thành. Tôi bằng tuổi với con trai Đạo Chủ, tức là Đạo Chủ hiện giờ, lúc đó ông mới mang đai trắng và chưa mặc hakama, chúng tôi thường tập luyện với nhau. Dần dần, Đạo Chủ bắt đầu kêu tôi là uke và ông thực sự trở thành một trong những người thầy của tôi. Tôi theo lớp của Đạo Chủ mỗi buổi sáng trong nhiều năm. Thêm vào đó, tôi chủ yếu theo lớp thầy Yamaguchi. không chỉ ở Hombu Dojo mà còn ở dojo của thầy ở Shimokitasawa và ở Meiji vào các sáng thứ Năm. Mối quan hệ ấy giống như quan hệ cha con. Thầy che chở tôi và tôi thường đến chỗ của thầy. Các thầy khác mà tôi cũng thân là thầy Saotome và thầy Masuda. Chúng tôi thường đi chơi với nhau.

    Guillaume Erard: Lúc đó thầy Saotome và thầy Masuda đã đang dạy rồi ạ?
    Christian Tissier:
    Lúc đó, thầy Endo mới được 4 Đẳng, cả thầy Suganuma nữa, các thầy ấy bắt đầu dạy ở Aikikai nhưng không phải lớp trên lầu. Thầy Saotome thì đã 6 Đẳng và ông thường dạy lớp 3 giờ các chiều thứ Tư. Tôi thường luyện tập với mọi người, kể cả thầy Watanabe và vì mọi người thường xuyên thấy tôi, tôi là một phần của dojo.

    Guillaume Erard: Các võ sinh Hombu Dojo thường cảm thấy rối vì có quá nhiều thầy. Thầy có gặp khó khăn tương tự?
    Christian Tissier:
    Thú thật, tôi chưa bao giờ gặp vấn đề này. Tôi không bao giờ cố gắng bắt chước thầy Yamaguchi chí ít trong lối đánh phóng khoáng của thầy.Lối đánh của thầy không phóng khoáng, nó thuần khiết, nhưng anh thấy sự thái quá trong một số học trò của thầy. Thầy Yasuno không như thế, nhưng một vài, kể cả một vài người ngoại quốc như thế và ai bắt chước theo hình. Chúng ta thường bắt chước cái dễ nhất, nếu thầy vuốt tóc, chúng ta cũng vuốt tóc. Người ta bắt chước cái giống như là tác phong của thầy thậm chí thầy phải như vậy, cách tập của thầy như chơi đùa với bạn tập nhưng thật chất thầy không thích đùa cợt với với bạn tập. Thầy thường nói "Waki ga nai"; nghĩa là "không được để lộ sơ hở". Cái thầy thích ở tôi là tôi chân thật và tôi đánh Aikido của tôi, thậm chí dù khi thầy dạy, tôi luôn cố gắng hết sức để thực hiện cái thầy vừa chỉ vì đó là cái tôi muốn tập. Nhưng khi tôi đến lớp của thầy Osawa người có Aikido hoàn toàn khác, tôi cố gắng thực hiện theo Aikido của thầy Osawa. Nên tôi nghĩ rằng tôi không bao giờ có những vấn đề về sự thích nghi.
    Bây giờ bên ngoài có người có thể nghĩ rằng tôi có vấn đề nhưng tất cả các thầy đều lấy tôi là uke, thậm chí thầy Tada khi trở về Nhật vào năm 1974 hay 75. Thầy thường dạy các ngày thứ Ba và tôi rất thường xuyên làm uke cho thầy dù Aikido của chúng tôi hoàn toàn khác nhau. Điều quan trọng là trong Aikido phải có căn bản, đó là lý do thật sự quan trọng phải đến lớp của Đạo Chủ. Không phải là một Aikido chính thức nhưng đó là cái gì đó mà bạn không thể tranh cãi được. Nếu anh muốn những người mới tập có một ngôn ngữ chung, tốt nhất là dạy shomenuchi là tránh khỏi đường tấn công của đối phương và sau đó nhập lại, vân vân... đối với đòn ikkyo, nikyo, sankyo, yonkyo. Và rồi tùy theo cảm nhận mỗi người, thêm vào các khác biệt. Nếu một người muốn đi theo kiểu nhập vào trực tiếp, hoặc như thầy Endo, đưa tay về sau một ít, vân vân... Nhưng nếu một người không có căn bản và một ngôn ngữ chung, người đó sẽ không dễ dàng tập cho dù là ở đâu. Khi một người gặp một thầy mới, quan trọng phải thấy một cách tổng thể, bỏ đi những cái mình đã biết, và tập trung vào cái mình thấy khác. Ở Aikikai, mọi người đều có cái nền tảng căn bản giống nhau.

    Guillaume Erard: Thầy đã nắm vững được hết các căn bản như vậy chưa khi thầy đặt chân đến Nhật Bản?
    Christian Tissier:
    Chưa, khi tôi đến Nhật Bản, Tôi không biết đâu là điểm khác giữa nikyo omote và ura. Đối với chúng tôi, nikyo luôn luôn là như thế này vì trình độ ukemi không cao. Khi một thầy Nhật đến giới thiệu Aikido, làm uke chúng tôi không biết nhưng yêu cầu khi làm uke như là phải đổi tay, vân vân nên các thầy phải cho thấy thực tế áp dụng thế nào. Dễ hơn vơi các thầy là cho thấy nikyo như thế đó, và "aaaa, đau quá", sankyo... Không có omote và ura vào thời điểm đó.
    Khi tôi đến Nhật Bản, tôi khám phá ra cấu trúc mà Đạo Chủ đã đặt ra. Cách biên soạn như thế là một khám phá vĩ đại. Tôi phải nói rằng lúc đó ở Pháp, chúng tôi tập Aikido ứng dụng nhiều hơn.

    Guillaume Erard: Có phải vì người Pháp muốn tập trung vào các kỹ thuật có thể ứng dụng trên đường phố?
    Christian Tissier:
    Không phải, nó là vì trình độ lúc đó không đủ. Tôi đã đi vòng quanh thế giới, nếu bạn tới một đạo đường mà họ chỉ tập có kokyunage, đó có nghĩa là thầy ở đó không giỏi. Bời vì các kỹ thuật ném và té bay là dễ. Nếu bạn thực sự muốn dạy katatedori ikkyo, nikyo, sankyo, yonkyo, với cách đổi tay đúng, đó là hoàn toàn kỹ thuật và mất thời gian để tìm hiểu, có một lôgic ở đó. Các thầy phải hiểu lôgic này, mà không phải thầy nào cũng hiểu. Bây giờ tình trạng đó vẫn vậy.
    Nếu anh hỏi ai đó "Tại sao chúng ta làm như vậy" anh sẽ nhận câu trả lời là "bời vì đó là cách chúng tôi tập". Có ai suy nghĩ về điều đó không? Có vài thầy có, thầy Yamaguchi có suy nghĩ về điều đó. Mỗi khi anh đặt một câu hỏi, anh có câu trả lời. Có những kỹ thuật thầy không muốn thực hiện. Thầy không bao giờ chỉ aihanmi katatedori, có lẽ chỉ với nikyo ura nhưng với thầy đó không phải là đòn nắm thực sự. Trong hanmi handachi, ngoại trừ shihonage hay kaitennage trực tiếp, thầy không bao giờ chỉ shomenuchi iriminage. Với thầy, nó vô nghĩa. Thầy có thể có hỏi trong lúc thi nhưng khi dạy, là một người 8 hay 9 Đẳng bản thân thầy không muốn thực hiện kỹ thuật như thế.
    Đối với tôi cũng vậy, bây giờ có những kỹ thuật tôi không muốn thực hiện nữa. Tôi không còn muốn dạy tachidori vì nó dường như nó không phù hợp lắm. Tôi có một vài kinh nghiệm trong các môn võ khác và trong kiếm thuật. Tôi nề hà phải chỉ môt vài thế trong hệ thống giảng dạy nhưng tôi không còn tin vào nó. Đối với dao, nó cũng như vậy. Dĩ nhiên đó là một yêu cầu cho các kỳ thi, cho nên đó là điều quan trọng mà các phụ tá tôi phải dạy. Kỹ thuật với vũ khí ở đây không phải là để dạy cách tự bảo vệ mình chống lại một con dao, các kỹ thuật ở đây để nhấn mạnh cái gì là quan trọng. Khi có dao, thậm chí là dao gỗ, có những cái quan trọng sẽ xuất hiện trong kỹ thuật. Nếu anh thực hiện kỹ thuật shihonage mà không có dao, tốt hơn là anh để tay gần với cơ thể. Nhưng với dao anh không thể làm thế vì như thế là nguy hiểm. Nhấn mạnh cái gì là quan trọng hơn trong hành động như là một "gia vị" thêm vào việc luyện tập. Nhưng thật ra, kỹ thuật đó vô dụng. Trong tự vệ, kỹ thuật đó không hiệu quả. Đó là kỹ thuật đẹp mà các thầy 3 đến 6 Đẳng trình diễn, nhưng với phần đời còn lại ít ỏi để dạy Aikido và sống, gắn với thông điệp mà tôi có thể truyền tải… thậm chì dù rằng tôi không giỏi hơn ai cả, nếu người ta thích kỹ thuật của tôi, thì tôi nên cho họ thấy cái mà khiến tôi quan tâm hiện tai hơn cái mà tôi không còn tin vào.

    Guillaume Erard: Tôi nghĩ là với các buổi tập huấn, học viên không có cơ hội tiếp cận được với thầy như lẽ ra phải vậy...
    Christian Tissier:
    Vâng, nó là sự kết hợp của nhiều thứ. Trong cuộc sống của một võ sinh Aikido, có nhiều giai đoạn. Anh cũng là một người tập Aikido, anh trẻ hơn tôi và tại một vài thời điểm, anh muốn tập cái gì đó khác. Đối với tôi đó là đấm bốc, bắt đầu với thầy Saotome, chúng tôi mang đồ bảo hộ và tôi đóng vai trò như bao cát. Chuyện ấy cho bạn một số kinh nghiệm và sau đó bạn phải sắp xếp lại tất cả.
    Vấn đề của Aikido là Aikido rất mênh mông và rồi, nó cô đọng lại thành một điểm duy nhất. Chúng ta luôn tập các động tác giống nhau trong Aikido, nó luôn luôn là cảm giác giống nhau, cho dù là kỹ thuật gì. Kỹ thuật như một cái quạt, anh mở nó ra và học tất cả các thế. Nó có gì đó giống kiếm thuật hay các kata trong karate. Anh học tất cả những gì có thể.... Tất cả kỹ thuật có sử dụng một ngày nào đó nhưng chuyện đó cũng có thể không bao xảy ra... Anh học mọi thứ nhưng chỉ có một cái nền duy nhất, và sau một thời gian, anh cần xếp quạt lại và chỉ có duy nhất một kỹ thuật còn lại.
    Lúc ban đầu anh tập với yokomenuchi ikkyo, anh tập trong tư thế tĩnh trước vì anh đang học. Anh cần di chuyển sang một bên sau rồi di chuyển trở lại Sau đó, anh có động tác mà dẫn đối phương di chuyển một chút bằng cách nhập hai tay lại. Tiếp đó, anh tiến thêm bước nữa trong kỹ thuật, là nhắm tới điểm ở phía sau. Rồi anh thực hiện kỹ thuật ikkyo cũng giống như vậy và sau một thời gian, anh nhận ra rằng nếu anh thực hiện đúng, cho dù nó là yokomen hay shomen, anh có thể thực hiện chính xác cùng một động tác bởi vì điều quan trọng không phải là ở bàn tay, nó là điểm ở phía sau và với sự cảm nhận trước anh đã vào điểm đó. Anh nhận ra rằng anh cần tập tất cả các kỹ thuật này đây để hiểu được một điều duy nhất. Ví dụ, ngay bây giờ, tôi đang tập ryotedori kokyuho. Tôi nhận ra rằng tôi phải mất 50 năm để hiểu ra rằng thực hiện kỹ thuật như thế này sẽ dễ hơn. Lý do là nó là cùng một nguyên lý, bởi vì các nguyên lý tự nhiên thì rất đơn giản.

    Guillaume Erard: các kỹ thuật chỉ là công cụ để tìm hiểu các nguyên lý…
    Christian Tissier:
    Anh hoàn toàn chính xác nhưng luôn có cái gì đó khác nữa. Người ta tập Aikido cho nhiều năm, 10 năm hay hơn nữa, và họ tập vì một lý do cụ thể nào đó, cho dù đó là gì, nhưng thực tế, họ thường hay bị lầm lạc vào đó bởi vì các lý do thực sự sẽ tự thân xuất hiện sau đó. Anh nhận ra rằng sau một thời gian rằng anh đang tập kỹ thuật đó nhưng nó khác xa rất nhiều so với cái ban đầu anh cảm nhận hay muốn nó như thế nào. Chí ít trong trường hợp của tôi là như vậy.

    Guillaume Erard: Mục tiêu của thầy có thay đổi?
    Christian Tissier:
    Có, bời vì sau một thời gian anh nhận ra rằng anh tiếp tục mở ra các cánh cửa mà có khi nó rộng hơn hay hẹp đi. Khi đó là cánh cửa rộng, anh tiếp tục trở nên thích thú với những điều mới, và khi đó là cửa hẹp, anh nhận ra rằng anh đang tập trên cái đúng và anh không nên để vuột mất. Đây là những quan điểm khác nhau. Đó là cái mà việc luyện tập hướng tới, nếu không, anh sẽ chán. Nếu ai đó đạt tới 4 hay 5 Đẳng với một trình độ kỹ thuật tốt (ikkyo, nikyo, sankyo, yonkyo,) và không bị chấn thương, nhưng thực hiện cùng một thứ giống nhau sau 30 năm, điều đó có nghĩa là ông ta đã thiếu đi cái gì đó trong luyện tập. Ông ta có thể luôn thực hiện cái của ông ta và thực hiện được tất cả các kỹ thuật, giả dụ rằng ông ta vẫn có thể quỳ được... Nếu ai đó bảo tôi thực hiện lại các kỹ thuật căn bản giống với các kỹ thuật của uchi deshi của Aikikai, tôi có thể đánh giống y họ nhưng đó là cái mà tôi đã tập 40 năm trước, và bây giờ đây tôi có cảm nhận khác. Có khi anh cũng bị lạc hướng một cách tạm thời.
    Ví dụ, bây giờ tôi chơi golf, tôi chơi không giỏi nhưng tôi thấy có sự tương đồng lớn với cái tôi tập trong Aikido. Thỉnh thoảng, nếu tôi chơi ăn gian một chút, tôi có thể đánh quả bóng tốt hơn, nhưng thầy bảo tôi "không, động tác của anh không đúng, dùng tay của anh như thế có hiệu quả trong một vài tháng, nhưng dần dần nó sẽ làm chậm sự tiến bộ của anh" bởi đó là cái gì đó nằm ngoài các nguyên tắc.

    Guillaume Erard: Dù gì đây là những lỗi mà thầy phải đi qua...
    Christian Tissier:
    Dĩ nhiên anh sẽ phạm lỗi nhưng anh cần phải thành thật về nó. Bất cứ Aikidoka nào cũng biết anh ta có thể dung sức mạnh và bỏ qua động tác nhưng nếu anh ta thành thật với bản thân mình, anh ta sẽ biết điều đó. Khi anh ăn gian anh biết điều đó.

    Guillaume Erard: Thật sự sẽ có vấn đề khi anh không biết rằng anh đang ăn gian.
    Christian Tissier:
    Aikido của thầy Yamaguchi rất sắc bén. Các động tác và cách sử dụng tay của thầy dựa trên động tác chém kiếm. Thầy đã nghiên cứu nhiều trường phái vũ khí. Thầy có đam mê vũ khí cho dù thầy không dạy vũ khí. Không có lớp vũ khí ở Aikikai vì O sensei không tán đồng nên việc đó không rõ ràng và dẫn tới nhiều người đã tìm học nhiều trường phái vũ khí khác nhau. Thời điểm đó, chúng tôi chỉ biết về Katori, Musoshinden-ryu (trường phái Katori, Musoshinden), một vài trường phái Iai. Bây giờ mọi người học Kashima nhưng thời đó, không ai biết trường phái đó.
    Tôi khám phá ra Kashima trong một buổi tối ở nhà thầy Yamaguchi. Lúc đó thầy Inaba chưa phải là Inaba sensei mà chỉ là Inaba kun (kun là cách gọi thân mật mà thầy Yamaguchi dùng để gọi người nhỏ hơn). Tôi đã xem màn biểu diễn và cảm thấy nó thú vị cho nên thầy đã đề nghị giới thiệu tôi với thầy Inaba. Thầy Inaba lúc đó là một học trò của thầy Yamaguchi. Thầy đã giởi thiệu tôi với Inaba Sensei và thầy Inaba hỏi liệu tôi có muốn học không nhưng thầy Inaba lúc đó không dạy, thầy lúc đó là một võ sinh. Thầy đã học một ít từ Thầy Kuni.

    Guillaume Erard: Lúc đó thầy vẫn là một thành viên của Kashima Shin-ryu khi thầy gặp thầy ấy?
    Christian Tissier:
    Vâng còn, mặc dù tôi không nhớ lúc đó liệu thầy Kuni còn sống hay không. Phải một thời gian lâu sau thầy Inaba mới bảo tôi rằng thầy chưa bao giờ dạy tôi. Ông ấy đã dạy tôi theo một nghĩa nào đó, thông qua việc tập luyện cùng với nhau.

    Guillaume Erard: một cách không chính thức...
    Christian Tissier:
    Một cách không chính thức. Chúng tôi thường đi tập 3 lần trong tuần cộng thêm 4 hay 5 tiếng sáng Chủ Nhật. Đôi lúc, chúng tôi tập kesagiri 4 tiếng không nghỉ. và sau đó ông ấy làm uke cho các đòn kỹ thuật. Tôi như một đứa trẻ và ông ấy như thầy của tôi nhưng ông ấy không lớn hơn tôi mấy. Đó là lúc chúng tôi gặp nhau vài năm trước và ông ấy bảo tôi "Chúng ta chỉ tập với nhau". Nhưng thực là, ông ấy đã dạy tôi.
    Tôi đã học được từ Kashima cái gì đó phù hợp với cá tính của tôi: tính trực diện. Cái tôi không thích trong một vài thế kiếm mà các người tập Aikido đó là sự tiêu cực. Ví dụ, đi lùi và chém kiếm trong taisabaki. Tôi thích chém rồi mới đi lùi hơn. Điều đó không quan trọng, nó chỉ là cái hình. Nếu mọi người thích tập như vậy thì cũng ổn. Theo tôi, cách đánh trực diện trong những thế của Kashima cách mà anh đi trực tiếp thẳng vào bên dưới đòn tấn công là hết sức quan trọng. Sau này tôi cũng khám phá cái đó trong môn kickboxing. Đó là như vậy, khi đòn phát ra và anh đã ở đó. Trong Aikido, irimi cũng có nghĩa là như vậy, không phải di chuyển nhiều nhưng đòn tấn công sẽ trượt đi. Tôi thích tốc độ nhanh như chớp của Kashima nên tôi đã học các bài kata. Tôi cũng đã tập môt ít Iai và kendo.

    Guillaume Erard: Có phải thầy chỉ tập kiếm của Kashima Shin-ryu theo trường phái cổ?
    Christian Tissier:
    Không, chúng tôi cũng tập yari (thương) và jo (gậy), nhưng rất ít. Một ít yari awase, jo chống ken, và batto-jutsu nữa.
    Tôi đã tập batto-jutsu rất nhiều nhưng giờ không còn tập nữa. Kể từ khi tôi phẫu thuật cùi chỏ, tôi không còn duỗi tay thẳng được nên tôi đã phải thay đổi tất cả các tư thế mà trước đây tôi đã học được. Thẳng thẳng một chút, tôi không còn thích nó nữa.

    Guillaume Erard: Thầy có học các kỹ thuật tay không của Kashima không?
    Christian Tissier:
    Vào thời điểm đó, thầy Inaba không dạy chúng nhưng cũng vài lần, tôi đã đến lớp của thầy Tanaka khi thầy Inaba vắng mặt. Tanaka Sensei từ Yoshinkan. Các kỹ thuật tay không của thầy khác nên tôi cũng tập theo.

    Guillaume Erard: Nhưng các kỹ thuật này không phải là kỹ thuật của Kashima Shin-ryu...
    Christian Tissier:
    Không, nó là kiểu Aikido khác nhưng vẫn là Aikido. Tôi đã xem Aikido của thầy Inaba và nó thật sự rất thả lỏng thoải mái và trơn tru nhưng nó hoàn toàn không nằm trong sự nghiên cứu của tôi. Nó là cái gì đó khác.

    Guillaume Erard: Một môn võ cổ như Kashima Shin-ryu có mối liên hệ như thế nào với một môn võ hiện đại như Aikido?
    Christian Tissier:
    Tôi cần phải làm rõ điều này. Tôi không dạy Kashima Shin-ryu. Tôi không có thẩm quyền dạy nó thậm chí dù khi tôi trở về từ Nhật Bản, tôi đã nghĩ rằng mình có khả năng. Theo như tin đồn, thầy Inaba cũng không còn dạy Kashima Shin-ryu nữa. Từ lâu rồi tôi đã quyết định tôi chỉ giữ lại các thế kiếm hữu dụng cho Aikido của tôi. Có thể có những kata rất thú vị nhưng nó không mang lại cái gì cả cho Aikido của tôi. Một ngày nọ, khi tôi đang xem một video của soke (người sáng lập) của Kashima Shin-ryu, ví dụ như trong thế men tachi zuke, họ chặn tay rất sát với tsuba (hộ thủ), tôi có thể hiểu điều này vì nó có lẽ mạnh hơn nhiều,nhưng nó không làm tôi quan tâm vì đó không phải là cách tôi đánh ikkyo. Tôi thích thực hiện động tác ở gần mũi kiếm hơn.
    Tôi không thay đổi trường phái đó, Tôi chỉ bắt đầu từ cái nền và giữ lại những thế mà hữu dụng cho các võ sinh Aikido của tôi. Cho nên những thứ như là bàn chân mở là các thứ thế thông thường trong Aikido. Tôi chỉ dạy ken một lần một tuần ở đây nhưng nó vào lúc 11 giờ sáng, nên không có nhiều người bởi người ta đi làm và trình độ thì không quá cao. Tôi dạy ken và jo cho những kỳ tập huấn dài. Nếu đó là kỳ tập huấn 1 tuần, tôi sẽ dạy 1 giờ một ngày, nó làm cho mọi người thoải mái, và thích thú, và họ ít mệt hơn là khi họ chỉ toàn tập Aikido.
    Với jo, tôi tập nhiều với thầy Saotome. Thầy đã dạy tôi mọi thứ. Các thế jo mà tôi học với thầy Inaba giống hệt thế ken, chỉ khác đó là cây jo. Trong các thế jo của thầy Saotome và thầy Saito, có nhiều thế hasso gaeshi nên nó thú vị. đó là kỹ thuật mà toàn bộ cơ thể phải làm việc và có khía cạnh vui đùa khiến cho mọi người thích. Nhưng tôi không phải người chuyên dạy vũ khí.
    Last edited by wago; 11-05-2015 at 06:25 PM.

  4. #14
    Administrator
    Ngày tham gia
    Jun 2012
    Bài viết
    75
    Thanks
    24
    Thanked 74 Times in 41 Posts
    Guillaume Erard: Ở trình độ của thầy, thầy có cảm thấy mình có trách nhiệm hay buộc phải thay đổi cái gì mà mình đã học không?
    Christian Tissier:
    Tôi đã 64 tuổi, tôi càng lúc càng tôn trọng nhiều người hơn, nhiều hơn nhiều so với khi tôi còn trẻ, bởi vì tôi hiểu biết hơn và ôn hòa hơn trong nhiều chuyện. Tôi không cảm thấy mình lấn chiếm vị trí ai đó hay ăn cắp cái gì. Nếu tôi định giới thiệu cái gì khác hay nguyên lý khác trong Aikido, tôi sẽ gọi nó với cái tên khác hay tôi có thể lập ra môn phái mới, nhưng đó không phải là cái tôi muốn làm.
    Có người nói rằng họ tập Aikido theo kiểu Tissier, nhưng tôi không có kiểu riêng. Kiểu của tôi là Aikikai. Aikido của tôi không khác nhiều so với thầy Yasuno, Miyamoto, Kanazawa hay Endo. Anh có thể nói là có trường phái Tissier, nếu như anh muốn gọi nó như vậy thì cũng giống như là anh nói về Birankai hay cái gì khác nữa. Aikido của tôi là Aikido của Aikikai. Nó chỉ là hình dáng của tôi. Tôi không nghĩ là tôi đang phản bội lại cái mà tôi đã học, như mọi người bảo tôi như thế.
    Chắc rồi, nhiều người rất khó chịu... Thầy Fujita, người tôi quen rất thân thường nói tôi là nghệ sĩ biểu diễn. Đó có thể là vì những gì tôi biểu diễn ở Bercy nhưng phải có người nào làm việc đó và sẽ có người làm việc đó. Tôi không thích biểu diễn Bercy, tôi đã không tham dự 4 hay 5 năm rồi. Tôi gửi học trò mình như là Bruno bời vì tôi không còn quan tâm nữa. Đó không phải là cái tôi muốn làm. Cái tôi muốn làm hiện giờ thiên về những cái tôi đã làm ở Combat Games. Lúc đó tôi đang phục hồi chấn thương và tôi muốn thể hiện nó chậm rãi nhưng tôi cũng bị chỉ trích về việc đó. "Ông ấy đang chững lại" Tôi muốn cho mọi người thấy từng bước di chuyển nhưng người ta phàn nàn về chuyện đó. Mặt khác, Ito từ Aikikai đã gọi cho tôi và nói màn biểu diễn rất tuyệt nhưng dĩ nhiên, nếu anh làm như vậy ở Bercy, anh sẽ nhận tiếng la ó bởi có những môn như kravmaga hay kyokushin. Tuy nhiên, tôi có hàng trăm người đã nói với tôi rằng họ bắt đầu tập Aikido vì họ xem tôi biểu diễn. Có lẽ tôi là một nghệ sĩ, nhưng đó là tôi phải làm.

    Guillaume Erard: Thầy đã biểu diễn ở Bercy vì muốn lấp vào chỗ trống ở đó, vậy đối với Combat Games có phải cũng là lý do tương tự?
    Christian Tissier:
    Tổ chức IAF là một vấn đề phức tạp. Aikikai thì cần có sự công nhận. Tôi không biết tại sao nhưng dường như điều đó quan trọng đối với Aikikai. Đạo Chủ muốn được Ủy ban Olympic công nhận và là một phần của các tổ chức quốc tế. Họ có mong muốn này nhưng đồng thời lại không muốn đi theo hướng đó. IAF càng lúc càng có tổ chức hơn, và họ xứng đáng với gì những họ đáng có. Có nhiều người than phiền là sẽ có thi đấu nhưng chưa bao giờ có vấn đề thi đấu hay thi điểm. Mục tiêu, cái mà tôi thích, là ngừng giới thiệu những ông già mà những người trẻ dưới 35 và đã đạt đến 4 Đẳng, cả nam, nữ, và các thanh niên, trình diễn Aikido cũng như thế.
    Tôi với thầy Miyamoto được yêu cầu giám sát trong lần tổ chức trước. Nhiều người đến, họ biểu diễn cho chúng tôi xem và chúng tôi đưa cho họ vài lời khuyên. Có người có kỹ thuật rất tốt, số khác không tốt lắm, điều đó tùy thuộc vào sự phát triển mỗi nước và vào kinh nghiệm mỗi người, nhưng chúng tôi cố gắng làm cái gì đó. Ở Combat Games lần thứ nhất thì mọi thứ cũng bình thường nhưng chất lượng Combat Games ở St. Petersburg thì khá tốt. Đó là những hình ảnh đẹp của Aikido. Nhưng dĩ nhiên, luôn có người chỉ trích và nó đó không phải là Aikido. Tôi muốn những người đó cho tôi thấy Aikido của họ thế nào, và có sự dũng cảm để thể hiện nó và chấp nhận những lời chỉ trích. Tôi đến đó vì tôi được yêu cầu, nhưng nó có thể là người nào khác. Thành thật mà nói, tôi không mặn mà mấy đến việc đi nhưng tôi phải làm nhiệm vụ.
    Cuộc họp của IAF vừa rồi ở Cluj tháng Chín vừa rồi. Waka Sensei (Thiếu Chủ) cũng ở đó với một vài uchi-deshi nhưng tôi lẽ ra đã không phải đi. Tôi đã không được yêu cầu và tôi đã dự kiến có một seminar vào ngày đó. Aikikai có đôi chút lo lắng và thầy Tani đã gửi thư yêu cầu sự hiện diện của tôi.

    Guillaume Erard: Thầy dường như có mặt ở mọi nơi và thầy giao tiếp giỏi, thầy đã có kế hoạch cho nghiệp của mình sớm như thế nào?
    Christian Tissier:
    Không hề có kế hoạch trước, thật sự, chưa bao giờ. Mọi thứ tự nhiên đến. Tôi chưa bao giờ lên kế hoạch gì cả, nó cứ thế diễn ra từng chút từng chút một. Có người nói tôi có nó trong tiềm thức nhưng tôi chưa bao giờ có mục tiêu đó. Tôi đã dạy tiếng Pháp ở viện Pháp Nhật, việc đó diễn ra khá tốt vì tôi giỏi tiếng Pháp mà. Tôi cũng xuất hiện trên TV ở Nhật, lúc đó tôi là người mẫu. Những cuộc phỏng vấn đầu tiên ở Pháp diễn ra tốt đẹp vì tôi trả lời không vấp. Mấy người trong hãng truyền hình nói với tôi rằng điều đó khác so với các vận động viên khác. Tôi chưa bao giờ gọi đó là truyền hình hay phóng sự. Cứ hỏi tạp chí Karate Bushido, chính họ liên tục yêu cầu tôi.

    Guillaume Erard: Nếu thầy có thể quay ngược thời gian, thầy có muốn thay đổi gì không?
    Christian Tissier:
    Tôi không nghĩ mình sẽ thay đổi cái gì. Không có gì là hoàn hảo cả.
    Guillaume Erard: Có những điều người ta hiểu lầm?
    Christian Tissier:
    Luôn có những hiểu lầm, tôi đồng ý nhưng nó diễn ra mỗi ngày. Chắc chắn, có những mối quan hệ mà tôi không nên có, đó là điều tôi hối tiếc. Nhưng đó không quan trọng lắm. Tôi thỉnh thoảng giữ thái độ cứng rắn với một vài người và không nhận ra điều đó đã ảnh hưởng tới cá nhân họ tới mức họ bỏ hẳn Aikido. Tôi không phải, tôi đã không đủ cởi mở tiếp thu, nhưng rồi, người đó cũng có lẽ không hiểu được ý của tôi. Những việc như vậy xảy ra mỗi ngày. Có lẽ tôi đã làm việc gì đó thật tệ, nhưng không phải trong trường hợp này.

    Guillaume Erard:Thầy từng nói về chấn thương đầu gối của thầy trước đây, nó có làm thầy phải thay đổi Aikido của mình không?
    Christian Tissier:
    Tôi cảm thấy ổn, và đầu gối tôi cũng chẳng khá hơn theo thời gian. Tôi hối tiếc vì tôi đã phạm sai lầm khi đầu gối tôi mới bị gẫy. Đó là thời gian mà giữa tôi, thầy Shibata và thầy Miyamoto có sự cạnh tranh. Sụn chân tụi bị vỡ nhưng tôi vẫn đi tập và quỳ seiza một tiếng trên sàn gỗ, cố chịu đau. Đó là sự ngu ngốc nhưng tôi đã tỏ ra mình như là một samurai trẻ tuổi vậy. Nhiều năm sau tôi phẫu thuật và tối hôm sau, tôi đã lên thảm, và ngày kế đó là seminar ở Dijon. Đó thật ngu xuẩn.
    Nó đã thay đổi tôi theo cách là khi tôi thấy ai đó với đầu gối không tốt tôi bảo họ rằng cơ thể mình là quan trọng. Nó nhắc tôi nhớ chuyện mà thầy Endo thường kể. Khi tôi gặp thầy Endo, thầy khá rắn và bạo lực. Một ngày nọ thầy gãy vai trong buổi biểu diễn với Đạo Chủ. và thầy Yamaguchi nói với thầy ấy là "anh định tiếp tục như thế nào với cái vai bị gãy ở vào tuổi anh?"
    "Nếu đó là Aikido, nên dừng lại vì bây giờ anh vô dụng rồi." Nên thầy bắt đầu suy nghĩ và từ đó thầy đã thay đổi Aikido của mình. Trong trường hợp tôi, nó đã không làm thay đổi Aikido của tôi, tôi vẫn muốn được tập luyện với cái đầu gối của mình. Thật là khó chịu khi phải giải thích cái gì đó mà bạn không thể làm được. Nhưng đầu gối tôi không tốt nên tôi phải yêu cầu ai đó thực hiện động tác và tôi chỉ dạy bằng lời nhưng điều đó làm tôi khó chịu. Tôi khó chịu vì tôi không hạ thấp được, đầu gối tôi không thể gập lại nữa. Tôi hay thực hiện ikkyo và nikyo cùng một bên mà gối tôi có thể quỳ xuống được.
    Ngoài việc đó ra, Aikido hỗ trợ tôi rất nhiều.Tôi có nhiều niềm vui trong luyện tập. Tôi vẫn có thể đánh những kỹ thuật tôi muốn trong tư thế đứng nhưng một ngày khi tôi không còn khả năng, tôi sẽ ngừng chỉ dạy. Tôi cảm thấy không phù hợp khi chỉ dạy những người trẻ tuổi và những người còn có sức khỏe thực hiện những thứ mà bản thân mình thì không làm được.

    Guillaume Erard: Khi thầy nhìn các học trò mình ngày hôm nay, thầy có thấy cái mà thầy đang hy vọng khi truyền dạy?
    Christian Tissier:
    Đó là điều mà tôi suy nghĩ tới gần đây, thật thú vị. Tôi đã có nhiều thế hệ học trò. Tôi đã dạy phần lớn các thầy trong Hiệp Hội của Pháp, cũng như một vài người trên thế giới. Thế hệ đầu tiên như là Gérard Dumont mà dạo gần đây có phần đứng ra bên ngoài. Sau đó thì có Patrick Bénézi và Bernard Palmier, sau là Philippe Gouttard, rồi tới những người như Pascal Norbelly, người hầu như bên Nhật ít biết tới. Hai thế hệ gần đây như là Bachraty, Gonzales, Pascal Guillemin thì có sự nghiệp rất tuyệt vời.Bây giờ tôi có Fabrice Croizé người vừa được thăng 5 Đẳng với Hélène [Doué], và một vài người trẻ mà anh có thể gặp gỡ sau này, những người 3 Đẳng thực sự muốn tập luyện.

    Guillaume Erard: Là một người thầy, thầy có những kỳ vọng gì với những học trò ruột của mình?
    Christian Tissier:
    Tôi không đòi hỏi, tôi chỉ dạy những ai muốn học. Chừng nào họ còn ở đây, tôi sẽ làm hết sức mình để có mặt và dạy càng nhiều càng tốt. Tôi không cần sự đền đáp, tôi không phải tỏ ra là Thầy, tôi không yêu cầu họ phải mang túi cho tôi. Tôi chưa bao giờ đòi hỏi bất cứ gì. Lý do là cuộc sống tôi đẹp đẽ, nó không thể tốt hơn, gia đình tôi, con tôi, tôi yêu thích cái mình làm, tôi chẳng có vấn đề gì cả. Tôi không hiểu tại sao tôi phải đòi hỏi cái gì. Nếu tôi có thể giúp đỡ người khác bất cứ cái gì, tôi sẽ cố giúp nhưng tôi không đòi họ phải trả ơn tôi.
    Tôi để ý một số thầy dạy Aikido luôn giữ chặt học trò mình. điều đó làm học trò họ ở lại, có thể là vì lợi ích gì đó hay vì sự tiến cử. Tôi không giống như vậy. Do đó, tôi có nhiều học trò cũ mà tôi vẫn giữ liên lạc với họ dù tôi rất ít khi gặp. Họ có võ đường riêng, Họ đã 50, 55, họ có con, nên họ thỉnh thoảng mới tới đây. Họ đánh tốt, nhưng không phải giống cái tôi đánh bây giờ.

    Guillaume Erard: Họ không đi theo sự phát triển của thầy...
    Christian Tissier:
    Họ đã không theo nhưng họ có sự phát triển của riêng mình. Tôi không có gì phản đối việc đó cả. Tuy nhiên, nếu họ đến lớp của tôi bây giờ, họ sẽ cảm thấy lạc lõng, họ cảm thấy họ không làm được. Đôi lúc việc ấy khiến họ trở nên xa cách, nên chúng tôi gặp nhau thưa dần. Đây là tại sao khi tôi trở về từ Nhật những năm 1976 hay 77, tôi vẫn trở lại Nhật Bản 2 lần mỗi năm, mỗi năm khoảng 4 tháng, trong vòng 10 năm để giữ mối liên hệ với với thầy Yamaguchi. Thầy cũng tới Pháp 2 lần mỗi năm và tôi ở Nhật 2 tháng vào mùa đông và 2 tháng mùa hè trong 10 năm. Sau đó, con trai tôi ra đời năm 82 và khi anh 5 Đẳng hay 6 Đẳng, anh không đi Nhật theo cách như trước nữa. Quan trọng là giữ sự liên kết với thầy Yamaguchi quan trọng vì Aikido của thầy thay đổi mỗi 3 tháng. Các nguyên lý vẫn giữ nguyên nhưng nó khác, nên giữ mối liên kết đó thật quan trọng.
    Last edited by wago; 11-05-2015 at 06:15 PM.

Trang 2 của 2 Đầu tiênĐầu tiên 12

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •