Tôi thấy chủ đề này rất hay khi có rất nhiều bạn tham ra với nhiều ý kiến trái triều. Tôi xin phép đưa ra ý kiến của mình:

Tôi xin giới thiệu là tôi tập karate hồi cấp 2 được nửa năm, thì lên cấp 3 tôi chuyển sang TKD và luyện 3 năm liền. Sở dĩ chuyển sang TKD vì rất ngưỡng mộ các đòn đá của môn này.( Vì xem thi đấu nhiều mà.) Và kinh nghiệm thi đấu của tôi trong bộ môn nà là không ít. Có lúc thắng, lúc thua là thường. Thua là vì chiến thuật mình chưa bằng người ta hoặc mình không nhanh bằng người ta. Điều quan trọng nhất là đêm TKD ra ngoài đời thực chiến cũng cực kì khó khăn. Trong thực chiến ngoài đời, người ta càng dùng ít đòng chân càng tốt vì khi bạn đá chích là lúc bạn sơ hở và thiếu cân bằng nhất, dễ ngã nhất và ngoài đời chiến đấu mà đề đo đất coi như bạn mất hết thượng phong.

Trong thời gian tôi đi du học Ấn Độ thì cũng xảy ra nhiều những đụng độ (sinh viên mà) và cũng có lần tôi bị hạ đo ván bởi một tay boxing mới tập được nửa năm. Tôi bị đôi phương đấm một móc vào bụng, lúc đây quả là khí huyết nhộn nhạo, không tài nào thở nổi. Tôi gục xuống và mất hết sức chiến đấu. Vậy theo một số bạn TKD thua Boxing sao??? Khi một người luyện TKD đến hơn 3 năm thua một người luyện boxing mới nửa năm bằng một cú Knockout. Tôi cũng xin trả lời cái thua của tôi chính là không biết dùng võ và không biết nên dùng vào lúc nào hay nói đúng hơn là học chưa đến nơi đến chốn. Nếu trong chiến đấu xáp lá cà thì dùng chân khác gì tự xát. Đòn chân của TKD nhất là những đòn đá vòng cầu chỉ uy lực khi có một khoảng cách nhất định. Khi khoảng cách rút ngắn ta phải biết thực hiện những đòn đánh bằng tay, bằng vai, bằng đầu và bằng kinh nghiệm.

Bẳn thân mỗi môn võ đều có sở trường và sở đoản và người giỏi võ phải biết lợi dụng sở trường trong chiến đấu. Nếu như thấy đối phương vung chân từ xa đá thì đừng ngu gì lao vào bắt chân người ta. Những đòn như vậy khác gì các bác lấy cương để đỡ cương.

Đánh đấm mà không suy nghĩ, không hiểu hết cái nguyên lý võ học. Một số bác ở đây luyện Aikido lâu năm mà vẫn bị karate cho ăn đòn là vì các bác dở, các bác thiếu kinh nghiệm và các bác học kém. Tôi thấy Aikido sở trường chiến đấu cận chiến ở những khoảng cách gần. Nếu như bác nào dân Aikido mà gặp dân TKD như em thì đừng giữ khoảng cách, áp sát để đối thủ không đá được, hoạc lúc đối thủ thực hiện đòn đá cao như tolo hoặc đá xoay là lúc các bác lao vào tóm lấy người họ. Như vậy là về mặt khoảng cách các bác đã thắng khi rút ngắn cận chiến vậ thì quá lợi rồi còn gì. chưa kể đối thủ đá như vậy thằng bằng làm sao còn tốt nữa.
Tiếp. Phàm đã tập võ là phai tập luyện bài bàn kĩ càng. Biến đòn đánh thành một phần cơ thể mình. Tập luyện cần mẫn để các chiêu thức đó chỉ như là phản xạ, đến lúc có tình huống là tự bật ra thì mới là người có võ. Bởi vậy khônng có gì bù lại được cái chăm chỉ đó. Một võ sĩ Boxing chẳng hạn, tấp đấm liên tục trong vài tháng trời thì cú đấm của họ sẽ trở nên lợi hại và là vũ khí sở trường của họ. Động vào người họ là y như rằng cú đấm bật ra nhu lò xo, dính vào thì dù anh TKD đai đen, hay mấy anh Vinh Xuân cũng xịt mắu là bình thường. Đừng có nói môn nào hơn, môn nào kém.

Bản thân Lý Tiểu Long, môt môn đồ Vịnh Xuân khi sang Mỹ thì cũng từng thảm bại dưới tay các cao thủ Karate, Boxing... Không lẽ kết luận Vĩnh Xuấn kém các môn kia??? không áp dụng vào thực chiến????. Các bác đề cao TKD của em quá nhưng nói thực nếu trúng đòn của TKD thì cũng có thể knock out. Mà lỡ em đá trượt mà bị bác karate nào lao vào cho em một đấm vào cằm, vào hàm, vào bụng thì em cũng đi..... Nói tóm lại càng không thể áp dụng ngoài đời nếu như không luyện đến độ tinh thâm.

Quay trở lại với Aikido. Những ai đang luyện môn này thì đừng có nản. Nguyên lý chiến đấu của Aikido quả thật rất tàn khốc. Nếu như ai đã từng xem người ta luyện Aiki jutsu thì thấy, chấn thương là chuyện bình thường. Mà toàn là chấn thương khủng khiếp. CHính vì vậy vị tổ sử của môn Aikido ngày nay mới phải lược bớt những đòn tấn công nguy hiểm nhằm đưa cong người đến hướng thiện chứ không phải là trừng phạt tàn bạo. Các bác luyện Aikido nên chăm chỉ luyện đồng thời cả thể lực. Bất kì những cuộc thi đối kháng trực diện đều cần đến thể lực. Thể lực duy trì độ nhanh nhẹn, độ nhạy bén và phản xạ cũng như nhãn quan chiến thuật. Khi sảy ra xung đột ngoài đòn thế thì phải duy trì được thể lực tốt. Vì thế mới có câu" luyện võ mà không luyện công thì cũng bằng không". Tiếp đó phải biết dùng chiến thuật, chứ cứ lao như trâu húc mả vào tóm tay tóm chân người khác là coi như thua rồi. Ở đây tôi thấy bác SUtimi gì đó kếu là đấu với anh Karate mà bị oánh như thế thì kể bác đúng là người luyện võ mà không luyện công. Bác luyện như vậy kể như chỉ là luyện thể dục dụng cụ chứ không phải là luyện aikido . Đã vậy lại còn thách đâu khác gì bác đi ngược lại cái DO của Aikido . Tôi thấy qua một số bài viết thì tôi có thể nói bác không có cái "căn" của người học võ. Người học võ là phải chăm chỉ tập luyện, chịu khó nghiền ngẫm, thắng không kiêu, bại không nản, nghiền ngẫm, đào sâu. Đây vừa mới học 4 năm, chưa biết đến đâu đã quá tự tin. Đến lúc bị oánh thì lại thất bại thảm hại, suy xụp lòng tin. heheh. Bác không nên học võ nữa mà hãy học thiền đi.

To: Các bạn đang luyện aikido. Tôi muốn nói là mỗi môn võ là cả một công trình được đúc kết từ rất nhiều máu, mồ hôi của các vị tiền bối. Bởi vậy có thể nói đó là tinh hoa, nghệ thuật và cũng là cái đạo của nhân loại. Học khi nào nắm được cái hay, cái tinh hoa thì mới có thể áp dụng được. Đừng nghĩ mình thuộc bài là có thể chiến đấu được rồi. Thuộc bài, nghiền ngẫm, nhuần nhuyễn, biến nó thành phản xạ. Hơn nữa hãy nhân ái và đừng nghĩ đến chiến đấu nhiều quá . Một đòn khóa tay mà không biết điều phối lực dễ dẫn đến tàn phế một con người đó.

Chúc những ai luyện võ luôn có một tâm hồn thành thản. Hãy theo cái DO đến cùng cho đến khi bạn ngộ được.