Kết quả 1 đến 5 của 5

Chủ đề: LÀM QUEN VỚI THIỀN T I KYOTO

Hybrid View

  1. #1
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    1,053
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Lời nói đầu


    Nếu quỳ Seiza được coi như Thiền ngồi - Thiền tĩnh , Kyudo là Thiền đứng - Thiền nhịp cầu ... thì Aikido là Thiền động - Phân tách như vậy âu cũng chỉ là tương đối nhưng có một điều được khẳng định với các loại hình văn hóa truyền thống Nhật Bản - Thiền chính là cơ sở , là nền tảng của chúng . Vậy tại sao ta không cùng tìm hiểu Zazen tại kinh đô của Thiền - Kyoto . Bài viết sau như một lời gợi mở nho nhỏ hay một hướng chỉ lối đơn sơ - hãy bắt đầu .



    ****************


    LÀM QUEN VỚI THIỀN T I KYOTO

    Bài : Mick Corliss
    Ảnh : Omori Hiroyuki
    Nipponia chân thành cảm ơn sự cộng tác của chùa Daihonzan Myoshin-ji
    Tạp chí Nipponia



    Hàng năm có khoảng 42 triệu du khách trong và ngoài Nhật Bản đến thăm Kyoto . Thành phố này có nhiều Thiền tự hơn bất cứ nơi nào khác ở Nhật Bản , nhiều ngôi có vườn xinh đẹp và những tòa nhà gây ấn tượng sâu sắc , lớn có , nhỏ có . Một số chùa thường xuyên có những khóa huấn luyện rất nghiêm khắc về Thiền . Trong bài viết này , chúng ta sẽ theo chân một phóng viên người Mỹ trong thời gian anh ở lại trong một ngôi Thiền tự hai ngày một đêm để tập Thiền ( Zazen ) và học đôi điều về văn hóa Thiền .


    -------------------------------------------------




    Ngay sau khi đến Kyoto , Mick Corliss đến ngay đền Tenryu-ji , một di sản văn hóa có tên trong danh sách Di sản văn hóa Thế giới . Nếu khuôn mặt anh trông có vẻ hơi lo lắng , thì có thể đó là do vì anh sắp bắt đầu buổi tọa Thiền ( Zazen ) đầu tiên trong đời anh .


    -------------------------------------------------




    Ảnh trái : Tòa nhà nguy nga này ở chùa Tenryu-ji là nơi ở ( Kuri ) của những tu sĩ Phật giáo .
    Ảnh phải : Các vị tăng trẻ đang rời khỏi chùa Tenryu-ji ( Thiên Long Tự ) để đi khất thực .

    --------------------------------------------------





    Buổi tọa Thiền ( Zazen ) buổi sáng ở phía trong Hatto ( Pháp đường ) của chùa Myoshin-ji ( Diệu Tâm Tự ) . Người ta cho rằng con rồng được vẽ trên trần là rồng để bảo vệ Phật pháp . Ở đây , hình như nó đang nhìn trừng trừng xuống những người đang tập Thiền , để giúp cho đầu óc họ không suy nghĩ mông lung .
    Thiên giang hữu thủy thiên giang nguyệt
    Vạn lý vô vân vạn lý thiên

    ___________________

    Ngàn sông tràn nước ngàn trăng sông
    Vạn dặm không mây trời mênh mông

  2. #2
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    1,053
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    LÀM QUEN VỚI THIỀN T I KYOTO ( Tiếp theo )


    Chỉ một đoạn ngắn từ trung tâm thành phố Kyoto về hướng tây bắc là quận Hanazono . Khu vực yên tĩnh này là nơi có những đền chùa tương tự như Kinkaku-ji ( Kim Các Tự ) , Ryoan-ji , với những đền chùa vườn cảnh nổi tiếng khác . Một trong số đó là Myoshin-ji , một ngôi chùa chính của Thiền phái Rinzai ( Thiền phái Lâm tế tông ) . Bước vào phía trong những cánh cổng là một thế giới khác , nơi những vị thầy tu đầu cạo mới tinh rảo bước quanh những cụm nhà bằng gỗ trang nhã .

    " Kyoto là trung tâm của Thiền học ở Nhật Bản . Ở đây đã có một số nơi sẵn lòng đón nhận người nước ngoài vào tu tập , một điều không có cách đây 20 năm " , Jeff Shore , một giáo sư Thiền học quốc tế của trường đại học Hanazono và là tăng sĩ thực tập tại chùa Myoshin-ji cho biết như vậy .

    Tối đến để tìm hiểu về Thiền - cái truyền thống tinh thần khó miêu tả đã có một ảnh hưởng vô lường trên nền văn hóa Nhật Bản từ nhiều thế kỷ qua - ở Kyoto , một môi trường lý tưởng . Chỉ sau khi đến , tối mới biết rằng Myoshin-ji là Thiền tự có chương trình " Thiền phổ biến " cho công chúng nghiêm khắc nhất . Nhưng điều này chỉ làm tăng sự kỳ vọng của tôi hơn . Mặc một bộ tăng y Samue bắt buộc , tối đến dự buổi hướng dẫn đầu tiên . Ở đây , vị thầy hướng dẫn chính cho buổi tập cuối tuần , thầy Ishida Shingyo , dạy khoảng chục người chúng tôi , tất cả đều mới nhập môn , bằng giọng Kansai ấm áp của ông . Ông hướng dẫn chúng tôi những điều căn bản về cách ngồi , tư thế và cách hít thở . Ông nói một cách chắc nịch , " Đêm nay chúng ta sẽ ngồi Thiền suốt cả đêm " , rồi cười tinh quái . May thay đó chỉ là chút hài hước của thầy tu mà thôi .................................



    ---------------------------------------------




    Trong khi bạn đang cố Thiền , thì sẽ có những ý nghĩ như , " Tôi đã Thiền đủ rồi " và " Không , tôi còn phải tiếp tục thiền " chợt đến trong đầu


    ---------------------------------------------





    Cổng Nanso-mon ( Nam tổng môn ) tại chùa Myoshin-ji . Buổi tập Thiền bắt đầu ngay khi bạn bước vào cổng .


    ---------------------------------------------





    Sau khi đánh nhẹ sau vai bằng một cây Keisaku , vị thầy tu và người tập sinh cúi đầu sâu xuống chào nhau .


    ----------------------------------------------





    Cây gậy Keisaku chỉ dùng để khuyến khích , nhưng cho dù vậy ......
    Thiên giang hữu thủy thiên giang nguyệt
    Vạn lý vô vân vạn lý thiên

    ___________________

    Ngàn sông tràn nước ngàn trăng sông
    Vạn dặm không mây trời mênh mông

  3. #3
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    1,053
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    LÀM QUEN VỚI THIỀN T I KYOTO ( Tiếp theo )



    Chẳng bao lâu sau , chúng tôi được dẫn đến Thiền đường . Cả người mới lẫn người cũ đều ngồi thiền trong im lặng . Mắt khép hờ , tối cố chống lại những suy nghĩ vẩn vơ , nhưng chúng cứ quanh quẩn bên tôi . Sau vài phút , hai chân tôi tê cứng . Dù sao , tôi cũng cố hoàn thành ba , bốn lần tọa Thiền , mỗi lần kéo dài khoảng 30 phút .

    Trong suốt buổi Thiền , một vị thầy tu đi lòng vòng có mục đích quanh sảnh đường , với một miếng ván mỏng trong tay . " Chát ! " Âm thanh của miếng ván đập vào vai vọng ra khắp Thiền đường . Miếng ván này gọi là Keisaku , một thanh cây dùng để giúp những người đang tập thiền vượt qua được sự mỏi mệt hoặc sửa lại tư thế cho đúng . Đôi khi cú đánh được người tập tự nguyện yêu cầu , đôi khi không. Để có được một kinh nghiệm Thiền thực sự , tôi cho rằng cú đánh là một sự nghiêm khắc cần thiết , nên tôi xin được đánh . Ối ! Nhưng thay vì giúp tôi xua đuổi những ý nghĩ vẩn vơ ra khỏi đầu , cú đánh lại đưa tôi đến với hàng loạt những ý nghĩ khác . Đem nay , một vị lão sư đột ngột đến thăm Thiền đường . Ông khuyến khích chúng tôi cố gắng hết sức để ý thức về bản ngã của mình trong từng giây từng phút . Lúc 10 giờ đêm , đèn tắt hết . Chỗ ngủ của tôi là một tấm chiếu Tatami . Tôi cuộn mình vào trong bộ chăn nêm Futon .

    Buổi sáng ở chùa đến sớm . Mắt tôi bừng mở vào lúc 5 giờ sáng với ba hồi chuông lanh lảnh . Mười lăm phút sau , tất cả chúng tôi lê chân về phía Thiền đường lớn . Như một cầu vồng bằng vải bao phủ trung tâm Thiền đường , những bức màn với những màu sắc khác nhau được thả xuống từ trần nhà . Hình một con rồng khổng lồ trừng trừng nhìn xuống chúng tôi . Trong cái yên tĩnh của buổi sáng , chúng tôi lại vào Thiền .

    Cuộc sống ở chùa thật đơn giản . Các thầy di chuyển như gió thoảng , không hề có một cử chỉ thừa thãi hay một âm thanh không cần thiết nào . Trong bữa ăn sáng sau buổi Thiền , chúng tôi được nhắc nhở là phải ăn với lòng biết ơn , đừng bỏ thừa thức ăn và đừng tạo ra bất cứ một âm thanh không cần thiết nào . Khi chúng tôi ăn xong , chúng tôi được yêu cầu tráng chén ăn bằng trà và một miếng củ cải muối . Sau đó , chúng tôi trở lại Thiền đường để lau chùi . Tác phong còn thiếu thuần thục và khả năng lau chùi vụng về của tôi là điều đáng suy nghĩ . Mới có 8 giờ sáng , chúng tôi đã thiền xong .

    Chúng tôi , những người tập luyện Thiền cuối tuần , tụ tạp lại để suy ngẫm về kinh nghiệm của mình .Ở đây tôi nhận ra rằng , người ta đến với Thiền vì nhiều lý do khác nhau - một số người đến để tự xem lại chính mình , một số khác đến vì có nhân thân vừa qua đời . Thầy Ishida nói : " Khi thiền , một phần trong quý vị đau khổ và muốn từ bỏ . Nhưng có một phần khác của quý vị lại muốn kiên nhẫn luyện tập . Khi cả hai phần này hợp nhất , lúc đó quý vị mới thực sự là chính mình Có thể sẽ rất khó khăn , nhưng đây là cách để quý vị đạt đến thế giới của sự giác ngộ " .

    Sau chùa Myoshin-ji , tôi đến thăm một số cổ tự tuyệt đẹp nằm rải rác trên khắp Kyoto . Những cái cổng cao chót vót của chùa Nanzen-ji ( Nam Thiền Tự ) và cái ao êm ả ở chùa Tenryu-ji ( Thiên Long Tự ) khắc sâu trong tâm trí tôi mãi mãi . Thiền viện Ryogen-in ( Long Nguyên Viện ) và những khu vườn của nó , dường như muốn nói lên đềi gì đó về vũ trụ và Thiền , tất cả đều không thể nào quên được . Từ những cái nhỏ nhặt , cho đến khói hương , bầu không khí và cảm giác đau đớn . Kinh nghiệm về Thiền quả là không thể nào tả được bằng lời . Tôi thực sự khuyên bạn nên đến với nó nếu bạn muốn đạt đến chõ sâu thẳm của văn hóa Nhạt Bản ở Kyoto .


    ---------------------------------------------





    Đi theo hàng một đến nơi tập Thiền buổi sáng . Vị thầy tu đi trước liên tục lắc một cái chuông inkin nhỏ .


    Thiên giang hữu thủy thiên giang nguyệt
    Vạn lý vô vân vạn lý thiên

    ___________________

    Ngàn sông tràn nước ngàn trăng sông
    Vạn dặm không mây trời mênh mông

  4. #4
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    1,053
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    ---------------------------------------------





    Chuông inkin ( bên trái ) và những cái taku ( cái lách cách ) bằng gỗ . Hai vật tạo ra tiếng kêu này báo hiệu các bước phải thực hiện trong buổi tập Thiền ở đại sảnh hoặc nơi phòng ăn , những nơi bắt buộc phải im lặng .


    ---------------------------------------------





    Dongeshitsu , vị Hòa thượng trong bức ảnh này , chăm chú theo dõi mọi người để chắc chắn là họ đề ngồi đúng tư thế đúng trong khi tập Thiền tại đại sảnh của Thiền tự .


    ---------------------------------------------




    Ảnh trái : Ở Thiền tự , bữa ăn sáng được gọi là Shukuza . Thời gian dường như im lặng trong suốt bữa ăn yên lặng .
    Ảnh phải : Bữa ăn sáng - từ trái qua phải - cháo trắng ( o-kayu ) ; măng tre kho với rong biển kombu ; mơ dầm chua Nhật Bản ( ume ) và củ cải daikon muối .
    Thiên giang hữu thủy thiên giang nguyệt
    Vạn lý vô vân vạn lý thiên

    ___________________

    Ngàn sông tràn nước ngàn trăng sông
    Vạn dặm không mây trời mênh mông

  5. #5
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    1,053
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    LÀM QUEN VỚI THIỀN T I KYOTO ( Tiếp theo )






    Vườn ở viện Ryogen-in , một trong những chùa nhỏ của Daitoku-ji ( Đại đức tự ) . Khu vườn đá phía trước khu nhà ở của vị sư chủ trì (2) - được gọi là isshidan , trong khi ngôi vườn đá nhỏ nhất ở Nhật Bản (1) được gọi là Totekiko . (3) Vào sáng sớm , một vị sư quét dọn phía trước cổng bên trong khuôn viên chùa Daitoku-ji
    Thiên giang hữu thủy thiên giang nguyệt
    Vạn lý vô vân vạn lý thiên

    ___________________

    Ngàn sông tràn nước ngàn trăng sông
    Vạn dặm không mây trời mênh mông

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •