Trang 6 của 16 Đầu tiênĐầu tiên ... 45678 ... CuốiCuối
Kết quả 51 đến 60 của 159

Chủ đề: Aikido không thực chiến

  1. #51
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi Fourever
    Aikido là môn võ dựa trên sự di chuyển toàn thân để tạo khí lực, tương tự như Thái cực quyền, Hình Ý quyền, và Bát Quái chưởng. Nếu tập các môn võ cương một vài năm, đến lúc tập Aikido, thân thể khó lòng té lộn, di chuyển vì các môn võ cương trong thời gian 20 năm đầu, thân thể luôn luôn giử vững.
    Em chưa hiểu lắm. Các môn võ cương không tâp di chuyển sao? Vovinam cũng bay lộn ào ào. Hình như TKD bây giờ cũng có lôn nữa (nghe anh DCH nói). Như vây các môn đó có gọi là cương.

    Di chuyển để tao ra khí lực? Vây các môn cương không biết di chuyển để tao khí lực?
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  2. #52
    TuanDam
    Guest
    Trích dẫn Gửi bởi NgDaLat
    Trích dẫn Gửi bởi Fourever
    Aikido là môn võ dựa trên sự di chuyển toàn thân để tạo khí lực, tương tự như Thái cực quyền, Hình Ý quyền, và Bát Quái chưởng. Nếu tập các môn võ cương một vài năm, đến lúc tập Aikido, thân thể khó lòng té lộn, di chuyển vì các môn võ cương trong thời gian 20 năm đầu, thân thể luôn luôn giử vững.
    Em chưa hiểu lắm. Các môn võ cương không tâp di chuyển sao? Vovinam cũng bay lộn ào ào. Hình như TKD bây giờ cũng có lôn nữa (nghe anh DCH nói). Như vây các môn đó có gọi là cương.

    Di chuyển để tao ra khí lực? Vây các môn cương không biết di chuyển để tao khí lực?
    Zời đất, võ nào mà chẳng phải di chuyển nhưng có điều cách di chuyển khác nhau thôi. Hi hi... khi đánh nhau có thể chấp 1 tay chứ không thể chấp 1 chân được. Hình như với bất kể môn thể thao nào, cứ chấn thương chân là :suicide: .

  3. #53
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    349
    Thanks
    1
    Thanked 4 Times in 3 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi NgDaLat
    Trích dẫn Gửi bởi Fourever
    Aikido là môn võ dựa trên sự di chuyển toàn thân để tạo khí lực, tương tự như Thái cực quyền, Hình Ý quyền, và Bát Quái chưởng. Nếu tập các môn võ cương một vài năm, đến lúc tập Aikido, thân thể khó lòng té lộn, di chuyển vì các môn võ cương trong thời gian 20 năm đầu, thân thể luôn luôn giử vững.
    Em chưa hiểu lắm. Các môn võ cương không tâp di chuyển sao? Vovinam cũng bay lộn ào ào. Hình như TKD bây giờ cũng có lôn nữa (nghe anh DCH nói). Như vây các môn đó có gọi là cương.

    Di chuyển để tao ra khí lực? Vây các môn cương không biết di chuyển để tao khí lực?
    Con người đều mong muốn học tập từ nhiều võ phái để nâng cao khả năng của chính mình. Do đó, trong thời đại truyền thông Internet, các môn võ cũng có các pha trộn lẩn nhau. Ý tôi nói ở đây, không có gì là tuyệt đối, vì một thế đá bay là sự di chuyển toàn thân để tạo lực. Nhưng đó không phải là căn bản của võ cương. Võ cương hầu hết dựa vào nắm đấm, chặt Atemi, đá ...võ sinh sẻ di chuyển đến vị trí thuận lợi, sau đó phần thân dưới sẻ bám chặc vào đất, và thân trên sẻ tạo lực để đấm hay chặt. Khi đá, thì một chân cần bám vào đất và chân thứ hai sử dụng lực của eo, bắp chân để phát lực. Tóm lại, hầu hết các trường hợp phát lực do một số bắp thịt tạo ra chứ ít khi dùng toàn thân. Khi tập thuần túy võ cương một thời gian, với một số thành tựu, hạ thể có khuynh hướng bám chặt vào đất để giử thăng bằng (second nature), nên khó học té lộn hơn bình thường. Nếu tập võ cương và nhu cùng một lúc có lẻ không bị như vậy. Lúc xưa, tôi tập TKD vừa mới có đai đen rồi mới học Aikido, thời gian đầu khá khó khăn khi tập lộn và té. Sau đó mất trên 5 năm sau mới có thể tạm hòa lẩn cương và nhu với nhau.

  4. #54
    tkdkid
    Guest
    Thời ITF (Liên Đoàn TKD Quốc tế) các món ăn chơi như té lộn được xem là hàng xa xí phẩm, không có trong chương trình chính thức từ Tổ sư Choi Hong Hi, ông chỉ đưa ra cương lĩnh té, nhào để đề phòng khi bị té, vấp v.v.. trong tập luyện.

    Nhưng sau năm 1973, khi Choi Hong Hi cùng 43 đồ đệ thân tín của ông làm cuộc viếng thăm Bác Hàn trong tình hữu nghị, liên bị báo giới Nam Hàn chụp cho cái mũ gọi là "kẻ phản bội" vá "bán đứng tổ quốc" thì ông buồn tình bỏ sang Canada tái lập Liên Đoàn ITF tại Montreal.

    Trong lúc đó Bắc Hàn liền tái thành lập các môn võ cổ truyền, nghị quyết 465B đưa Taekwondo (ITF) làm một trong những môn "quốc võ", tập luyện chính cho quân đội Triều Tiên.

    Chính phủ Nam Hàn tức tốc thay thế món ITF Taekwondo bằng cách thành lập ra WTF (Liên Đoàn TKD thế giới), sự thay thế này đã biến Taekwondo từ môn thuần cương sang cương-nhu (nhưng thiên về cương mảnh) như hiện nay. Tạo ra hàng loạt đoàn thế tự vệ mang kỹ thuật của YUDO (biến đổi từ Judo, Aikido của Nam Hàn), thành ra mọi món lộn, té có trong chương trình của WTF. Tuy nhiên nó chỉ là món ăn lót lòng, đồ chơi khá nhỏ bé so sánh với cách tập lộn của các bác Aikido, Judo, hay Vovinam.

    Nếu chúng ta vào youtube.com xem các cuộc demo của Taekwondo(WTF) hiện nay, các huynh sẽ thấy họ tập luyện đủ thứ các món ăn chơi, đòn hy sinh của Judo, Nikyo của Aikido, nhất là kiểu đòn chân Vovinam... Bản quyền đòn chân kẹp cổ của Vovinam Việt Nam hết còn là độc quyền của Việt Nam ta nửa rồi !

    Muốn tạo thành thói quen để break fall trong TKD chắc phải tốn ít nhất 5 năm - tương đương đai đen lộn còn không ra gì hết khi gặp trường hợp phải làm break fall, té trật cổ hoài.

    Rất đồng tình với ý kiến trên của anh Fourever.

    Kính.


  5. #55
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    129
    Thanks
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Trích dẫn Gửi bởi fourever
    Con người đều mong muốn học tập từ nhiều võ phái để nâng cao khả năng của chính mình. Do đó, trong thời đại truyền thông Internet, các môn võ cũng có các pha trộn lẩn nhau. Ý tôi nói ở đây, không có gì là tuyệt đối, vì một thế đá bay là sự di chuyển toàn thân để tạo lực. Nhưng đó không phải là căn bản của võ cương. Võ cương hầu hết dựa vào nắm đấm, chặt Atemi, đá ...võ sinh sẻ di chuyển đến vị trí thuận lợi, sau đó phần thân dưới sẻ bám chặc vào đất, và thân trên sẻ tạo lực để đấm hay chặt. Khi đá, thì một chân cần bám vào đất và chân thứ hai sử dụng lực của eo, bắp chân để phát lực. Tóm lại, hầu hết các trường hợp phát lực do một số bắp thịt tạo ra chứ ít khi dùng toàn thân. Khi tập thuần túy võ cương một thời gian, với một số thành tựu, hạ thể có khuynh hướng bám chặt vào đất để giử thăng bằng (second nature), nên khó học té lộn hơn bình thường. Nếu tập võ cương và nhu cùng một lúc có lẻ không bị như vậy. Lúc xưa, tôi tập TKD vừa mới có đai đen rồi mới học Aikido, thời gian đầu khá khó khăn khi tập lộn và té. Sau đó mất trên 5 năm sau mới có thể tạm hòa lẩn cương và nhu với nhau.
    Xin phép hỏi ý kiến anh Fourever thế này : Nếu bị một người giỏi võ cương tấn công (người đó có khả năng đấm đá nhanh mạnh chính xác, di chuyển nhanh và khôn khéo) thì một người tập aikido lâu năm sẽ có khuynh hướng tự vệ như thế nào ?

  6. #56
    TuanDam
    Guest
    Trích dẫn Gửi bởi fourever
    Võ cương hầu hết dựa vào nắm đấm, chặt Atemi, đá ...võ sinh sẻ di chuyển đến vị trí thuận lợi, sau đó phần thân dưới sẻ bám chặc vào đất, và thân trên sẻ tạo lực để đấm hay chặt. Khi đá, thì một chân cần bám vào đất và chân thứ hai sử dụng lực của eo, bắp chân để phát lực. Tóm lại, hầu hết các trường hợp phát lực do một số bắp thịt tạo ra chứ ít khi dùng toàn thân. Khi tập thuần túy võ cương một thời gian, với một số thành tựu, hạ thể có khuynh hướng bám chặt vào đất để giử thăng bằng (second nature), nên khó học té lộn hơn bình thường. Nếu tập võ cương và nhu cùng một lúc có lẻ không bị như vậy. Lúc xưa, tôi tập TKD vừa mới có đai đen rồi mới học Aikido, thời gian đầu khá khó khăn khi tập lộn và té. Sau đó mất trên 5 năm sau mới có thể tạm hòa lẩn cương và nhu với nhau.
    Lực do bắp thịt tạo ra thì OK nhưng theo em toàn thân đều tham gia vào đòn đánh ví dụ như đá bay sử dụng toàn bộ động năng của thân hình, lướt lên đấm hay đá cũng tương tự...

    Môn võ nào mà thân chẳng phải bám chặt vào đất!!!!! Nếu ai không bám được vào đát, người đó bị hạ đầu tiên (không tính đến nằm lăn quay ra đất nhé). Em nhớ không nhầm trong chuyện "Nanh trắng", bài học sống còn của con chó lai sói khi chiến đấu là phải luôn đứng vững, ngã ra đất là thua và đồng nghĩa với chết. Em thấy cái này hoàn toàn đúng với con người, hình như Thiếu Lâm có câu "Thân bất ly địa".

    Còn chuyện lộn vòng bay nhảy em tập Judo, aiki, kara cùng lúc thấy cũng đâu có vấn đề gì đâu. HLV cứ kêu gì em làm nấy.

  7. #57
    vodantoc
    Guest
    Chào anh Fourever, chắc anh hơn tuổi tôi (tôi năm nay 46 tuổi).
    Xin góp vài ý kiến về bài pot của anh(góp ý chân thành trên phương diện học thuật thôi ).
    -"Khi tập thuần túy võ cương một thời gian, với một số thành tựu, hạ thể có khuynh hướng bám chặt vào đất để giử thăng bằng (second nature)" : cái này đúng hơn với các môn "nhu quyền" chuyên về kỹ năng đánh mất thăng bằng đối phương như Judo,Aikido,Thái Cực Quyền... Rất đơn giản là vì nếu muốn đánh ngã người khác thì mình phải vững hơn họ.các môn cương quyền có xu hướng thích tấn công,khí lực thường dồn lên phần trên,hạ bàn yếu.
    -"Nếu tập võ cương và nhu cùng một lúc có lẻ không bị như vậy".
    Không nên tập như vậy,như vậy sẽ làm chậm tiến bộ của người tập vì các nguyên lý và phương pháp luyện tập khác hẳn nhau.Vừa xây vừa phá biết bao giờ mới xong thành Cổ Loa. VD:Vừa tập Karate vừa tập Thái Cực Quyền dứt khoát không tốt bằng chỉ tập Ka hoặc TCQ.
    -Khó tập té lộn :Té lộn là một game đặc trưng của Aikido và Judo,nhưng có lẽ chỉ quan trọng khi võ sinh ở giai đoạn tập luyện cơ bản thôi,các thầy Aikido cao đẳng ít bị té lắm.Một khi đã có "rễ",có cảm nhận toàn thân rồi thì khó làm người ta mất thăng bằng lắm.Hơn nữa té trên thảm khác té ngoài đường nhé, nhất là khi "loạn đả",Té xuống đường là không đứng dậy nổi đâu vì dầy,dép,ghế gộc,gạch đá ,đầu gối,cùi chỏ rớt xuống như mưa ngay.Theo quan điểm truyền thống của Võ ta trong chiến đấu thực sự,thì té xuống đất là thua rồi.
    - Về tình huống phải đối chọi với người võ cương đấm đá nhanh nhẹn,di chuyển linh hoạt (vd Quyền anh chẳng hạn) mà bạn TD đưa ra tôi thấy Judo đối phó tốt hơn là Aikido.Khéo léo áp sát,bám chặt,luôn làm họ mất thăng bằng,bốc,vật quyết liệt chấp nhận bị đòn,sinh tử thì không ngại gì.
    - Phát lực đột ngột,toàn thân một khối,chỉnh thể không mất trọng tâm thì cầm nã được là hơi khó.Aikido không nghiên cứu về phát lực thì là một thiếu sót.

  8. #58
    vodantoc
    Guest
    - Đánh cận chiến: Aikido không bằng Judo
    - Vừa di chuyển vừa đánh: Aikido không bằng Bát Quái Chưởng.
    - Đánh dưới đất : Aikido không bằng Jujitsu.
    - Đánh "loạn xà ngầu" trong địa hình hẹp,không thuận lợi: Aikido không bằng Quyền Anh, Vịnh Xuân.
    - Đánh hiền hoà,thuận hoá,xô đẩy mất thăng bằng đối thủ:Aikido không bằng Thái Cực Quyền.
    Trên đây là một số "ý kiến" riêng của tôi.Có thể là không đúng nên các bạn cứ tranh luận với tôi thoải mái.cá nhân tôi thấy Aikido nên tập bổ sung thêm một số kỹ năng nữa để tự hoàn thiện.Võ thuật một nhà không có định kiến,tự ngã thì sẽ tốt hơn nhiều.

  9. #59
    vodantoc
    Guest
    Trích dẫn Gửi bởi vodantoc
    Chào anh Fourever, chắc anh hơn tuổi tôi (tôi năm nay 46 tuổi).
    Xin góp vài ý kiến về bài pot của anh(góp ý chân thành trên phương diện học thuật thôi ).
    -"Khi tập thuần túy võ cương một thời gian, với một số thành tựu, hạ thể có khuynh hướng bám chặt vào đất để giử thăng bằng (second nature)" : cái này đúng hơn với các môn "nhu quyền" chuyên về kỹ năng đánh mất thăng bằng đối phương như Judo,Aikido,Thái Cực Quyền... Rất đơn giản là vì nếu muốn đánh ngã người khác thì mình phải vững hơn họ.các môn cương quyền có xu hướng thích tấn công,khí lực thường dồn lên phần trên,hạ bàn yếu.
    -"Nếu tập võ cương và nhu cùng một lúc có lẻ không bị như vậy".
    Không nên tập như vậy,như vậy sẽ làm chậm tiến bộ của người tập vì các nguyên lý và phương pháp luyện tập khác hẳn nhau.Vừa xây vừa phá biết bao giờ mới xong thành Cổ Loa. VD:Vừa tập Karate vừa tập Thái Cực Quyền dứt khoát không tốt bằng chỉ tập Ka hoặc TCQ.
    -Khó tập té lộn :Té lộn là một game đặc trưng của Aikido và Judo,nhưng có lẽ chỉ quan trọng khi võ sinh ở giai đoạn tập luyện cơ bản thôi,các thầy Aikido cao đẳng ít bị té lắm.Một khi đã có "rễ",có cảm nhận toàn thân rồi thì khó làm người ta mất thăng bằng lắm.Hơn nữa té trên thảm khác té ngoài đường nhé, nhất là khi "loạn đả",Té xuống đường là không đứng dậy nổi đâu vì dầy,dép,ghế gộc,gạch đá ,đầu gối,cùi chỏ rớt xuống như mưa ngay.Theo quan điểm truyền thống của Võ ta trong chiến đấu thực sự,thì té xuống đất là thua rồi.
    - Về tình huống phải đối chọi với người võ cương đấm đá nhanh nhẹn,di chuyển linh hoạt (vd Quyền anh chẳng hạn) mà bạn TD đưa ra tôi thấy Judo đối phó tốt hơn là Aikido.Khéo léo áp sát,bám chặt,luôn làm họ mất thăng bằng,bốc,vật quyết liệt chấp nhận bị đòn,sinh tử thì không ngại gì.
    - Phát lực đột ngột,toàn thân một khối,chỉnh thể không mất trọng tâm thì cầm nã được là hơi khó.Aikido không nghiên cứu về phát lực thì là một thiếu sót.
    "túc bất li địa" chứ không phải "thân bất li địa" bạn ạ

  10. #60
    tkdkid
    Guest
    Trích dẫn Gửi bởi vodantoc
    - Đánh cận chiến: Aikido không bằng Judo
    - Vừa di chuyển vừa đánh: Aikido không bằng Bát Quái Chưởng.
    - Đánh dưới đất : Aikido không bằng Jujitsu.
    - Đánh "loạn xà ngầu" trong địa hình hẹp,không thuận lợi: Aikido không bằng Quyền Anh, Vịnh Xuân.
    - Đánh hiền hoà,thuận hoá,xô đẩy mất thăng bằng đối thủ:Aikido không bằng Thái Cực Quyền.
    Trên đây là một số "ý kiến" riêng của tôi.Có thể là không đúng nên các bạn cứ tranh luận với tôi thoải mái.cá nhân tôi thấy Aikido nên tập bổ sung thêm một số kỹ năng nữa để tự hoàn thiện.Võ thuật một nhà không có định kiến,tự ngã thì sẽ tốt hơn nhiều.
    Tui là thằng đầu tiên xin được bất đồng ý kiến với anh bạn Vodantoc.

    - Trước khi nói đến 1 môn võ nào hay hơn võ nào ? Thì người nói phải thật sự am hiểu hay ít nhất tập luyện tin thông cả môn võ mình đem ra so sánh hay môn võ mình muốn so sánh. Trong võ thuật không bao giờ có chuyện tin thông hay hiểu hết cái tinh hoa của một môn võ để có thể làm một cuộc so sánh như anh bạn.

    - Yếu tố cá nhân vô cùng quan trọng trong chuyện tập luyện một môn võ, môn võ có thật sự hay và hửu dụng hay không tùy thuộc vào cá nhân người tập như là chế độ tập, thể lực, phương pháp tập v.v..

    - Anh bạn viết những ý trên làm mình nhớ đến 1 bài post của một thành viên rất yêu môn Taekwondo của anh ta, đã viết diễn đàn này cách đây 1 năm, rằng "Karate hay Taekwondo trong cấu thang máy, nhưng Taekwondo hơn hẳn Karate khi đứng ngoài đường"... Một so sánh khập khểnh, vô lý.

    Cám ơn những chia sẽ của anh, và mong sẽ nhận được lời phản ánh của anh Vodantoc.

    Thân mến.

Trang 6 của 16 Đầu tiênĐầu tiên ... 45678 ... CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •