Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 19

Chủ đề: kanai sensei

  1. #1
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Tui biên bài này cho sư phụ tui, 1 người rât điềm đạm và ít nói. Tui rất kính nể sư phụ, không phải chỉ vì ông ấy gioỉ võ, nhưng vì nhân phẩm và đạo đức. Ông ấy đã qua đời vào năm 2004, trong khi cho seminar tại Toronto Canada.

    Kanai sensei sinh năm 1939 tại Mãn Châu. Ba ông ấy làm quân cảnh cho công ty hỏa xa Mãn Châu. Sau chiến tranh, ông ấy cùng gia đình về Nhật lại. Sau khi về xứ, cha ông đã giải ngũ và trở thành 1 thầy dậy biên chữ nho (calligraphy).

    Từ thuở nhỏ, ông ấy đã rất ham mê võ thuật. Theo lời kể cuả Chiba Shihan, 1 người bạn thân từ nhỏ với Kanai sensei, 2 người này sau đã rủ nhau ra ngoài đồng ruộng tập Judo sau khi lượm được 1 cuốn sách nói về môn võ đó.

    Lúc mười mấy tuôỉ, Kanai sensei bắt đầu học Judo 1 cách chính thức, tại võ đường Rokugo nhưng sensei cảm thấy trong Judo ''vẫn thiếu 1 điều gì đó''.

    Sau khi xong trung học, sensei đi làm cho 1 hãng đánh máy, ban đêm đi học thêm về Triết lý. Sư phụ rất thích học về cổ học và nhất là về tiếng Nhật thời xưa với mục đích để tìm hiêủ rõ hơn về những tài liệu võ học xưa. Sư phụ vừa làm vừa học trong vòng vài năm và tự nhiên 1 hôm, ông tự hỏi xem là mình thích làm gì trong tương lai. Sau cùng ông đã lựa Budo làm nếp sống nhưng chưa quyết định rõ là nếp sống đó sẽ ra sao.

    Sư phụ hồi trẻ rất ''chung thuỷ'' với môn võ Judo ổng học và tự ái cũng rất cao. Khi Chiba sensei bỏ Judo để qua Aikido thì sư phụ không chấp nhận và không ''chơi'' với Chiba sensei nữa. Sư phụ coi Chiba sensei như người ''phản môn''. :-? 8) :lol:

    Chiba sensei bỏ Judo sau 1 cuộc thua đấu kiếm thảm bại. Sensei đã bị hạ 1 cách thê thảm mà không kịp đụng tới người địch thủ. Sau sự việc đó, Chiba sensei mới phân biệt được võ thuật (budo) và thể thao (Judo) và lấy quyết định như đã nói.

    Lúc 10 hay 11 tuổi, sư phụ đã tình cờ coi 1 màn biểu diễn Aikido trên đài chuyền hình với sư tổ và Tamura sensei làm Uke. Những hình ảnh Tamura sensei bị sư tổ quăng tứ phía như 1 chiếc lá mùa thu đã in trong đầu óc sư phụ.

    Năm 17 tuôỉ, cuốn sách ''Aikido'' do Đạo chủ Kisshomaru biên đã gây 1 ấn tượng rất lớn với sư phụ. Sư phụ coi đó là 1 ''kiệt tác''. Cũng trong thời gian đó, một số sư huynh và sư đệ trong võ đường Judo của sư phụ cũng đã qua tập với gia đình Ueshiba. Sau 1 thời gian đắn đo giữa trung thủy với judo và lựa sống với nếp sống Budo, sư phụ đã lấy quyết định là môn võ của mình sẽ là Aikido.

    Quyết định đã lấy, sư phụ xin nghỉ việc và lên Hombu dojo xin làm đệ tử nội trú (ushideshi) và người đầu tiên mà sư phụ gặp ở cửa Hombu dojo lại là .... Chiba sensei. :lol: :lol: Theo lời kể lại của Chiba sensei, thì sư phụ ''không cần'' sự giúp đỡ của Chiba sensei. Nhưng rủi thay, thời gian đó vì kinh tế khó khăn và cũng vì không được người giới thiệu, gia đình Ueshiba đã không đón nhận thêm đệ tử nội trú và sư phụ bị đuôỉ về.

    Tuy bị khước từ nhưng sư phụ rất kiên trì và ráng lấy lòng tất cả những người trong Hombu dojo. Mỗi sáng, sư phụ lấy xe lửa lên Hombu dojo dọn dẹp, quét sạch võ đường trước khi những đệ tử nội trú dậy. Sau khi hết tiền đi xe lửa, sư phụ đã đi bộ lên võ đường để làm ''công ích''. Sau 1 thời gian, với lòng kiên trì, sư phụ đã được sư tổ nhận làm đệ tử và học chung với sư tổ trong vòng 8 năm. Người chỉ sư phụ nhiều nhất là mấy sư huynh, nhất là Tohei sensei.





    (còn tiếp ...)
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  2. #2
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Mấy năm đầu thì sư phụ là đệ tử nội trú nhưng sau vài năm, khi Aikido bắt đầu thịnh hành thì đã được sư phụ gửi đi dậy võ ở nhiều chỗ khác nhau. Lúc bấy giờ, những nơi nào muốn dậy HKD thì biên thư lên Hombu dojo, yêu cầu Hombu gửi HLV xuống nơi đó. Hombu dojo lấy quyết định trên số võ sinh đã được ước lượng trong thư.

    Cùng lúc đó, rất nhiều cơ sở, công ty, Đại Học và CLB đã làm đơn xin Hombu gởi HLV tới. Quân đội Mỹ, quân đội Nhật cũng có những khóa võ Aikido. Những học trò được gửi đi dậy tùy theo khả năng sinh ngữ của mình : Yamada thì đi dậy cho Không quân Mỹ, Tohei thì được cử sang Hawai, đai đen mà còn là học sinh thì trong ĐH v.v... Thời đó, HLV được trả tiền sau mỗi lớp học và các HLV đều phải đem tiền về nộp cho Hombu.

    Trong lúc học Aikido, sư phụ cũng tự học Kendo và Iaido. Ông được 1 số võ sư nổi tíêng, bạn của sư tổ trong giới kiếm học, chỉ. Đối với sensei, những thầy kiếm đó là những Samourai thời nay. Sensei tập kiếm trong giờ nghỉ, không học 1 cách chính thức vì vấn đề tài chánh.

    Sư phụ học ''ké'' của những kiếm sỹ nôỉ tiếng và cũng được sư tổ chỉ thêm Bokken. Sư phụ đã ghi tên tham dự 1 số giải Kendo và hầu như thắng hết. Sư phụ chỉ nói là thắng nhờ sư tổ chỉ ''mánh''. Dân Kendo thiệt rất tức khi bị 1 tên ''vô danh tiêủ tốt'' hạ, và nhục hơn nữa khi tên vô danh tiêủ tốt đó không phải là võ sinh của 1 trường kendo chính thức nào hết. :P :P

    Vào thập niên 60, Aikido bành trướng rất nhanh. Yamada sensei đã được gửi sang New York, Chiba sensei sang Anh, Tamura sensei sang Pháp, v..v... Khỏang 64-65, Hombu dojo có nhận được 1 bức thư từ ''chủ tịch Aikido Boston'' (Hoa kỳ) yêu cầu Hombu Dojo gửi 1 HLV sang đó. Theo thư thì võ đường có hơn 60 võ sinh và sẵn sàng bao chi phí di chuỷên, cung cấp nhà ở và sẽ trả lương cho HLV.

    Năm sau, khi Đạo chủ viếng thăm Yamada sensei tại New York, ông đã ghé lên Boston coi hư thực ra sao. Trong buổi ghé thăm đó, đạo chủ thấy tuy võ đường hơi nhỏ nhưng có cỡ 50-60 võ sinh và chấp nhận sẽ gửi 1 HLV sang. Kanai sensei là người được gửi đi.

    (phần 2)

    Chuyến du hành Tokyo-Boston của Shihan là 1 chuyện hi hữu. Sư phụ lúc đó không biết 1 chữ tiếng anh nên rất lo lắng. Để tránh mọi bất trắc, Yamada sensei cũng đã từ New York lên Boston đón sư đệ. Yamada sensei cũng đã biên thư, ghi trước cách thức, giờ tới phi trường, và tất cả những chi tiết cần thiết cho sư phụ, để khỏi lạc.

    Chuyện vui đầu tiên bắt xẩy ra từ lúc này. Hôm tới phi trường Boston, sư phụ nhất định không chịu xuống máy bay. Trong thư Yamada sensei gửi, Yamada sensei đã nói trước giờ tới như đã ghi trên vé. Khổ nỗi là máy bay thời đó cũng hay trễ naĩ và chuyện vui nhất là Yamada sensei đã ghi giờ nhưng không nói là giờ địa phương. Kanai sensei thì vẫn theo giờ Nhật nên vì sợ lạc và không rành ngoại ngữ nên nhất định ngồi ì, không xuống máy bay .... Vì chưa phải gìơ ....

    Sau khi thấy ai cũng xuống hết và chỉ còn 1 ''tràng trai trẻ'' Á đông có vẻ ''quê mùa'' cứ ngồi ôm hành lý sách tay, phi hành đoàn tưởng ''tràng trai trẻ'' đó bị chuyện gì và ra xem. Vì bất đồng ngôn ngữ nên chả ai hiêủ ai và 2 bên cứ ... mấy mắt nhìn nhau mà không sao ''bầy tỏ''... Trong lúc đó, Yamada sensei thì đứng ngoài phi trường chờ xuốt cả ruột, đâm ra lo, và cuối cùng tự nhiên nghe trên loa hỏi có ai biết nói tiếng Nhật xin liên lạc gấp với nhân viên phi trường ...

    Cuối cùng thì Yamada được dẫn lên maý bay để thông dịch và cả 2 người đều mừng rỡ khi gặp nhau.



    (còn tiếp ...)
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  3. #3
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    (phần 3)


    Khi tới võ đường Boston thì 1 sự ngạc nhiên nữa chờ đón sư phụ. Thay vì số 60 võ sinh, võ đường đó chỉ có 6 võ sinh thôi. Con số 0 nó lọt đâu mất tiêu, và 6 võ sinh này là ban chấp hành của CLB đó. Khi đạo chủ ghé thăm năm trứơc, chủ tịch Aikido Boston đã ''gom góp'' tất cả những ai có biết chút xíu võ hoặc có 1 bộ võ phục, và mời tới võ đường khi đạo chủ ghé thăm để ''bầy hàng''.

    Cái chỗ ở đã hứa thì chỉ là 1 căn phòng nhỏ ở trên 1 nhà máy và lương bổng thì cũng không có luôn. Lúc bấy giờ thì Hombu dojo gửi HLV đi để đem tiền về cho Hombu chứ đâu có vụ gửi tiền đi. Thế là trong vòng mấy tháng và năm sau đó, sư phụ chỉ có bánh mì và khoai lang tây để lót lòng. Ông ấy cũng bán luôn cái vé maý bay đi về để có ít tiền túi.

    Trên thư mời thì sư phụ sẽ được lương là 50$/tuần. Tuy sư phụ dạy 7/7, sau vài tháng sư phụ vẫn không 1 cắc nào hết. Cùng lúc đó, có 1 du học sinh nhật tại mỹ tới ghi tên. Sư phụ như bắt phải vàng, gọi 1 cuộc họp với ban trị sự và nhờ người du học sinh đó hỏi dùm sự việc. Lúc đó mới lòi ra là ban trị sư đã bầu không cần trả lương cho sư phụ. Thế là sư phụ đuôỉ hết số võ sinh đó đi (ban trị sự). (cái này không biết ai đuôỉ ai ...)

    Lúc đó bên này hầu như chả ai biết võ là gì, nếu biết thì may ra là judo, huống chi nói tới aikido. Sinh ngữ kém, cách duy nhất để có học trò là chứng minh Aikido là võ thứ thiệt. Sư phụ đã phải ra tay khá thực tế với những người Mỹ to con hơn mình trong vaì cuộc bửu diễn để chứng minh điều đó. Từ lúc đó trở đi, võ đường cũng bắt đầu có thêm người ghi tên.

    Cũng trong thời gian đó, có 1 cô mỹ biết Judo, đã giúp sư phụ vô dậy Aikido ở Wellesley College. Đây là những đồng tiền đầu tiên sư phụ lãnh được trên đất Mỹ.

    Vì không có vốn và đỡ phí tổn, sư phụ mở võ đường đầu tiên ở khu ''ăn chơi'', gần phố tầu trong thành phố Boston. Võ đường đó nằm trên lầu chỗ ''nhâỷ go-go'' với mọi thành phần bất hảo sống quanh khu đó. Sau khi võ đường bị ăn trộm viếng, sư phụ dọn vô ở trong võ đường luôn và đã bắt được 1 vài tên. Sư phụ không nói là đã làm gì với tụi nó, nhưng từ khi đó trở đi, chả ăn chộm nào dám ''ghé thăm'' võ đường đó nữa.

    Sau 1 năm, sư phụ đã dọn võ đường đi sang khu khác , đôỉ luôn cả tiêủ bang nhưng sau cùng cũng về lại Boston. Số học sinh vẫn không hơn 10 người. Với kinh nghiện dạy bên Nhật, 1 võ đường cần 3 năm mới sống. Ý định của sư phụ là sang Mỹ 3 năm xong về với sư tổ và nguyện vọng là mời sư tổ sang Mỹ để cho học trò sư phụ thấy tận mắt sư tổ. Nhưng nguyện vọng chưa thành thì sư tổ qua đời

    Ở Boston sư phụ đã dời võ đường 5-6 lần để tăng số võ sinh. Những người đã mê Aikido thì đi theo sư phụ bất kể võ đường dọn đi đâu. Từ từ thì sư phụ cũng thâu nhập thêm võ sinh, tuy không nhiều nhưng cũng tạm sống qua ngày, và phaỉ tới năm 1979 thì sư phụ mới có hơn 30 học sinh. Tiêu chuẩn dậy võ của sư phụ rấy cao : Trong vòng 11 năm đầu, sư phụ chỉ đào tạo có 11 đai đen... Võ đường sư phụ lấy tên là NewEngland Aikikai hay NEAikikai.


    (còn tiếp ...)
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  4. #4
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts

    Tới năm 1985 thì số võ sinh lên tới 120 và con số này vẫn tồn tại cho tới ngày sư phụ qua đời. Sư phụ đã đào tạo rất nhiều võ sinh giỏi, nhưng 1 số võ sinh ấy đã tách ra lập võ đường riêng và nhập với hệ phái (American Aikido Association) hay (Aikido School of Ueshiba) vì họ không chấp nhận cách quản lý của (US Aikido Federation). Tuy tách ra nhưng họ vẫn mến phục sư phụ với tư cách võ sư.

    Năm 1967, tới mùa hè, sư phụ tổ chức cho võ sinh của mình 1 tuần học liên tiếp, rồi từ từ với thời gian, từ 1972 trở đi, tuần học võ này đã trở thành 1 trại hè (summer camp) cho tất cả võ sinh Aikido với ít nhất 3 shihan tham dự. Doshu cũng đã ghé thăm tại trại hè này mấy lần.

    Trong 38 năm sau, đã có hơn 6000 đã ghi tên và học với sư phụ. Sư phụ cũng được mời cho Seminar ở nam Mỹ, Pháp và Canada. HLV chính của võ đường tui đã quen sư phụ vào thập niên 70 và tuy chỗ tui ở cách võ đường sư phụ cỡ 600Km, mỗi cuối tuần HLV lái xe sang đó, ngủ tại võ đường và tập võ và kiếm với sư phụ.

    Trước khi ông qua đời, sư phụ đã đề đơn lên Hombu dojo thăng cho HLV chính của tui chính thức trở thành Shihan và được lên 7 đẳng. Ông ấy cũng công bố là HLV tui là người ''nối ngôi'' ông ấy khi ông qua đời. Không biết những gì ông ấy làm có phải là linh cảm không?

    Ngoài dạy Aikido ra, Sư phụ vẫn học và dạy iaido (hệ phái Muso Shinden Ryu ). Ông ấy rất ham mê kiếm nhật, sưu tầm sách báo, cách làm kiếm, và thế kiếm của từng phái (Ryu). Trong thời gian rảnh, sư phụ cũng ghi chữ nho (callygraphy), làm kiếm và làm ''tsuba'' (không biết tiếng Việt gọi là gì, cái đỡ ở trước chuôi kiếm). Tuy xa Nhật từ lâu nhưng sensei vẫn giữ liên lạc với 1 số hệ phái (ryu) Iaido. Sư phụ cũng mua và làm kiếm riêng cho mình. phía sau võ đường, sư phụ có 1 cái lò rèn sắt.

    Khi ghé thăm võ đường, nhiều khi khách hay nghe thấy tiếng búa đập của người thợ rèn mài sắt. Sư phụ đã cho HLV tui 1 Katana (kiếm dài của Samurai) từ thế kỷ 18 và 1 lưỡi dao Naginata thật mà sư phụ đả biến chế để làm thành 1 cây kiếm nhỏ.

    Sự hiểu biết về kiếm của sư phụ đã tới trình độ cao, viện bảo tàng Boston đã mời sư phụ cố vấn và mượn luôn kiếm và 1 số dụng cụ của sư phụ khi họ làm triền lãm về vũ khí Samourai và văn hoá Nhật. :P :P

    1 lần một võ sinh đã hỏi thầy tại sao thầy mê kiếm tới mức đó thì thầy trả lời rằng ''chỉ có thép của 1 bảo kiếm mới nói lên được sự thật''....

    Ngoài võ và kiếm ra, sư phụ cũng rất thích câu cá. Sư phụ không câu cá bằng cần hay lưới mà đi câu bằng .... lao. Sư phụ thích ''đương đầu'' với cá chứ không muốn câu kiểu thường.

    Có 1 lần trong 1 seminar với khá nhiều shihan, tui có hỏi Yamada shihan là đòn nào trong aikido hữu hiệu nhất. Yamada shihan không trả lời thẳng và nói tui hoỉ sư phụ tui đi vì sư phụ tui là người áp dụng võ nhiều nhất ....

    Khi hỏi thì sư phụ nói là Iriminage. Đánh Iriminage xong là địch thủ hết đứng dậy. Vẹo cổ là xong, to tới mấy cũng chịu thua .... Mấy đòn kia tuy cũng xài được nhưng sau khi quăng, địch vẫn đứng dậy được. Gặp dân say rượu hay lúc hăng tiết lên thì họ không biết đau là gì nữa. Theo tui nghĩ, những lời này là kinh nghiệm nói ...

    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  5. #5
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Trong 1 cuộc du ngoạn với sư phụ khi sư phụ trở về Nhật, 1 người bạn tui đã đi theo sư phụ. Khi về quê, dân làng (những người lớn tuôỉ) tiếp đón sư phụ 1 cách khác thường. Sau này mới hay là hồi trẻ, sư phụ đả giúp làng đó ''loại bỏ'' vài nhóm du đãng hoàng hành ở làng đó. Khi hỏi thì sư phụ chỉ cười thôi, không nói gì hết.

    Kỹ thuật của sư phụ cũng khá khác các shihan khác. Sư phụ dùng atemi, tấn đinh nhiều, nhất là khi quăng Uke (ảnh hưởng của kiếm thuật ??). Đòn sư phụ đi vòng tròn nhỏ, khá trực tiếp và rất mạnh. Khi quăng, sư phụ chiếm đan điền, chỗ đứng của Uke làm uke bắt buộc phải té nổ và hay quăng uke ra khá xa, ít nhất 2-3 thước, áp dụng rất tốt khi làm randori.

    Sư phụ nói rất ít, bên này chừng nào nghe sư phụ nói ''thanh you very much'' là cũng như nghe ông đọc diễn văn rồi. Vả lại, tuy ở đây gần 40 năm và có vợ Mỹ, nhưng anh văn của sư phụ rất kém. Nhiều khi tui cũng không hiểu ông ấy nói gì. Sư phụ thì rất thích đồ ăn VN, nhất là cá kho tộ. Ở NEAikikai có anh Vũ, 4 đẳng, hay đem biếu sư phụ món này lắm. Ông ấy cũng hâủ hạt bí và thích 1 loại trái cây giống tầm duộc.

    Sensei giống sư tổ, chỉ thích võ, còn về chuyện khác thì người khác lo. Tiền bạc võ đường thì vợ lo (kế toán mà), chính trị aikido thì Yamada sensei. Ông chỉ là Giám đốc kỹ thuật, tất cả những gì tới đòn thế là ông lo.

    Ông ấy ít khi to tiếng. Ông là người mê kiếm đạo và như Samourai, cây kiếm được coi trọng như linh hồn hay mạng sống của mình. Thầy có 3 cây kiếm quí, 1 cây cho HLV tui, còn 2 cây cho ổng. Nhửng cây kiếm này là kiếm thật từ thế kỷ thứ 18. 1 lần có 1 học trò quên kiếm, ông đã cho mượn cây kiếm quý. Vì phòng tập có 1 chỗ trần nhà hơi thấp nên học trò của ông (cảnh sát Mỹ cao gần 2 m) lúc chém đã đụng trần và làm gẫy cây kiếm đó. Sensei vẫn thản nhiên và chỉ nói " it''s OK ". Cây kiếm đó bây giờ vô giá vì rất ít người làm kiếm như thời xưa. Câu chuyện này đã được ''thủ phạm'' đích thân kể lại hôm đưa đám thầy.

    Kanai sensei là 1 trong số rất ít võ sư Nhật, sống ỏ ngoại quốc, xuất nguồn từ 1 môi trường võ thuật truyền thống, mà vẫn giữ 1 lối tập thuần túy : nhấn mạnh sự luyện tập trên căn bản kỹ thuật và triết lý, không lo đến lợi tức kinh doanh. Aikido là thế giới của ổng. Cả đời, lúc nào ông cũng suy tâm và suy nghĩ làm sao cho những đòn thế aikido tinh tế hơn. Ông khắt khe với đệ tử cao cấp và rất kiên nhẫn với tân môn sinh.

    Ông cũng hay khuyên những học sinh có cha mẹ lớn tuổi nên bỏ thì gìơ lo cho cha mẹ hơn là hoc võ, và sau khi ông ấy có con, cũng hay nhắc nhở 1 số học sinh đã lớn tuổi nên ổn định đời sống và lo nghĩ tới con cái để không ''mất mát'' 1 điều quan trọng mà về sau có thể hối tiếc. Chính vì những lời khuyên đó mà hầu như ai đã biết sư phụ đều mến trọng ông và đã trở thành 1 nguồn cảm hứng cho 1 số đông võ sinh HKD.

    Sư phụ qua đời đêm thứ 7 sang chủ nhật 28 tháng 3 2004. Hôm đó seminar ở Toronto, xong cả đám kéo nhau đi ăn. Sư phụ về Hotel ngủ và như thường lệ, hẹn nhau sáng CN đi ăn sáng sớm trước khi cho lớp Iaido. Sau khi không thấy thầy xuống và gọi điện không ai trả lời, HLV tui đành nhờ người quản lý khách sạn lên mở cửa phòng thì thấy thầy nằm trên giường. Thầy đã đi trong giấc ngủ, để lại 1 vợ 2 con (12,14t) và vô số người luyến tiếc, hưởng thọ 65t.

    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  6. The Following User Says Thank You to aiki For This Useful Post:


  7. #6
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Vaì tấm hình về sư phụ tui

    Lúc trẻ






    Hiệp sỹ









    Đời sống 'bình thường'








    Khi ra chiêu (ảnh hưởng của kiếm đạo - lưng, tấn)





    Mấy năm chót






    Để tưởng nhớ

    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  8. #7
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Mơi kiếm ra 1 clip của thầy Kanai. Quay chắc cũng lâu, nhưng cách đánh đúng là của thầy ... Coi nguyên phút chót, toàn là koshinage khg :laugh: :laugh:

    Bên tui tập và đánh kiểu đó! Cường độ như vậy luôn nên 1g tập xong ra là êm người liền ...

    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  9. #8
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Hình hình thấy thầy chiu chơi quá hen. Nhất là mái tóc trước xõa bồng bềnh.

    Cách đánh của thầy giống như xe sang số. Từ từ bắt tay uke là số một, sang số hai dẫn Uke đi, kết thúc bằng số 3 rất nhanh và gắt. Uke nào mà bay không kịp thì gẫy tay như chơi.
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  10. #9
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Cái Ngdalat ví như xe sang số rất là hay ...

    Cái tui phục nhất của thầy là lúc thầy vô 'số 1' :laugh: :laugh: , thầy làm uke vừa đủ mất thăng bằng nhưng vẫn còn tưởng là tự chủ được. Nhìn clip thì khg thấy, nhưng 1 vài lần khi thầy chỉ, tui tưởng bở là có thể tấn công thầy với tay kia nhưng thật ra là khg thể làm được.

    Cái hay của thầy là chỗ đó. Khi làm vậy thì uke cứ tưởng bở và nếu nắm tay sẽ khg bỏ tay ra như anh CMKCD nói trong bài phá đòn. Ai mà nghĩ là tới 'số 2' có thể đấm thì thì quá trễ rồi vì vừa xong số 2 thầy đã sang số 3 và ... ầm ... đo đất rồi ...:laugh: :laugh: :laugh:
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  11. #10
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Khi coi biểu diển, nhiều khi khó biết ai giỏi hay dỡ. Nhiều người giỏi thấy họ đánh sao buồn ngủ quá chừng. Còn có người đánh ác liệt luôn.

    Bây giờ tui mới nhân ra là mấy kiểu đánh lờ đờ coi vậy mà nguy hiểm hơn nhiều. Thầy càng giỏi biểu diễn nhiều khi thấy chán lắm.
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  12. The Following User Says Thank You to NgDaLat For This Useful Post:


Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •